Đại học Flinders tạo ra vật liệu loại bỏ thủy ngân trong nước và đất bằng vỏ cam quýt

bk9sw
20/10/2015 18:56Phản hồi: 22
Đại học Flinders tạo ra vật liệu loại bỏ thủy ngân trong nước và đất bằng vỏ cam quýt
Các nhà khoa học đến từ đại học Flinders, Úc đã phát hiện ra một phương pháp đơn giản để loại bỏ thủy ngân khỏi môi trường sống bằng việc sử dụng một loại vật liệu được làm từ vỏ cam quýt bỏ đi.

Như đã biết ô nhiễm thủy ngân xuất phát từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Thủy ngân được thải ra môi trường, xâm nhập vào sông ngòi, đại dương và kết quả là nhiều loài động vật ăn thịt mang hàm lượng thủy ngân cao và đặc biệt là những loài cá ăn được sống trong nguồn nước ô nhiễm thường chứa neurotoxin - một loại độc chất gây tổn thương hoặc phá hủy mô trong hệ thần kinh.

Việc loại bỏ thủy ngân từ quá trình xử lý quặng công nghiệp thường đòi hỏi những cỗ máy lớn, phức tạp với hiệu suất khó có thể đạt tối đa và đặc biệt là không phù hợp với môi trường thủy sinh. Giải pháp của đại học Flinders đơn giản hơn, họ tạo ra một chất có thể loại bỏ thủy ngân từ đất lẫn nước và nó được làm từ rác thải hữu cơ tái chế tái sử dụng. Do đó, phương thức này được cho là hiệu quả và bền bỉ hơn để có thể liên tục xử lý ô nhiễm thủy ngân trong môi trường.

Sulfur_limonen.jpg
Sulfur-limonene polysulphide được các nhà khoa học đổ khuôn thành khối gạch Lego.

Chìa khóa của vật liệu mới là sulfur-limonene polysulphide - đây là một loại polymer được tạo ra từ sulfur (lưu huỳnh) và limonene - một chất chiết xuất từ vỏ dầu của cam quýt. Cả 2 thành phần này thường là sản phẩm phụ thải bỏ từ các nhà máy sản xuất dầu và trái cây với số lượng hàng chục triệu tấn mỗi năm.


Để khai thác các sản phẩm phụ này, nhóm nghiên cứu đã tìm cách tạo ra nhiều loại polymer chẳng hạn như sơn, nhựa và lớp phủ từ chúng, giảm thiểu việc phụ thuộc vào dầu lửa. Và dựa trên quy trình tái chế và kết hợp chất thải công nghiệp thành sản phẩm hay nguồn năng lượng hữu ích, họ đã dùng sulfur và limonene để tạo ra loại polymer mới nói trên.

Điều ngạc nhiên là vật liệu mà họ tạo ra dường như liên kết rất tốt với các kim loại nặng nhờ ái lực của kim loại. Bằng những hiểu biết của mình, nhóm nghiên cứu đã tìm cách liên kết thủy ngân với chất mới và chỉ trong một lần xử lý, 50% thủy ngân trong nước ô nhiễm đã được loại bỏ. Theo nhóm nghiên cứu, việc xử lý liên tục có thể giảm nồng độ thủy ngân xuống mức cho phép trong nước, có thể uống được.

Một ưu điểm đáng ngạc nhiên nữa khi sử dụng sulfur-limonene polysulphide để hấp thụ thủy ngân là vật liệu này tự thay đổi màu sắc khi nó tiếp xúc với thủy ngân. Điều này có nghĩa, vật liệu có đặc tính tạo màu (chromogenic) và có thể được dùng như một công thụ phát hiện ô nhiễm thủy ngân.

Hiện tại, đại học Flinders đang tìm cách thương mại hóa công nghệ này và họ hy vọng sử dụng vật liệu nói trên để lọc thủy ngân từ đất và nước ngầm cũng như có thể nghiên cứu ứng dụng nó trong các hệ thống lọc nước di động.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng muốn hợp tác với các tổ chức công nghiệp và môi trường để tạo ra vật liệu với số lượng lớn để sử dụng cho các dự án làm sạch ô nhiễm thủy ngân quy mô lớn hơn. Đồng thời, họ cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư để thành lập một công ty riêng.

22 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

99v9.9999
TÍCH CỰC
8 năm
thủy ngân nhìn rất đẹp nha
@99v9.9999 uống cũng rất ngon nữa
99v9.9999
TÍCH CỰC
8 năm
@dangchitrung mùi cũng thơm nữa
@dangchitrung ăn thì dai dòn sựt sựt
mvtmobile
ĐẠI BÀNG
8 năm
"Điều ngạc nhiên là vật liệu mà họ tạo ra dường như liên kết rất tốt với các kim loại nặng nhờ áp lực của kim loại" (ái=>áp)
Không sử dụng phản ứng hóa học sao? cái này ngoài tầm hiểu biết của mình rồi.
Giờ làm sao lọc đc kim loại nặng trong nước nữa thì tuyệt.
lukhach123
ĐẠI BÀNG
8 năm
@mvtmobile Ý nghĩa của từ ái lực là gì:

ái lực nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 3 ý nghĩa của từ ái lực. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa ái lực mình


1.
1 lên,1 xuống
ái lực

Sức, khả năng kết hợp với chất khác. | : '''''Ái lực''' của ô-xi với sắt.''
Nguồn: vi.wiktionary.org


2.
1 lên,1 xuống
ái lực

dt. Sức, khả năng kết hợp với chất khác: ái lực của ô-xi với sắt.
Nguồn: vdict.com


3.
1 lên,1 xuống
ái lực

dt. Sức, khả năng kết hợp với chất khác: ái lực của ô-xi với sắt.
Nguồn: informatik.uni-leipzig.de
Ái lực khác nghĩa hoàn toàn với áp lực bạn nhé
thế Đại học bên ấy có mấy Giáo sư - Tiến sĩ rồi :rolleyes:
chưa đủ thì lo mà bổ sung đi, ở đó mà bày đặt phát minh...
supersheep
TÍCH CỰC
8 năm
@Tú art Xàm lớn rồi thì lo có cái tư duy độc lập đi, toàn báo vớ vẩn viết câu view, tụi nó kể cả báo chính thống hay vtv giờ cũng vậy thôi. VN không thiếu người giỏi nhưng người VN không quen kinh doanh và đầu tư, dẫn đến không có ai đỡ đầu nghiên cứu, nghiên cứu k có tiền đi tới cùng hoặc không được tung ra thị trường. TÔi biết các giáo sư tiến sĩ thậm chí thạc sĩ phát minh rất nhiều nhưng họ cũng không đem đi đăng ký vì tốn tiền duy trì bằng sáng chế cả mà tiền đâu mà duy trì khi không có lợi nhuận? ở các nước phát triển người ta tài trợ nghiên cứu, đến khi bán sản phẩm lại được ăn chia nên các giáo sư tiến sĩ khá giàu và có tiền tái nghiên cứu. Ngoài ra số bằng phát minh bằng 0 là thống kê của trung tâm đăng ký phát minh ở MỸ chứ ko phải trung tâm của VN hay trung tâm chung thế giới nhé. MẤy đứa nít ranh chưa làm gì cho đời, mấy đứa trí thức thấp đi đâu cũng bô bô cái kiểu trên trong khi nhìn lại mình xem thu nhập vượt quá 1000 úd chưa mà đòi chê người ta.
@supersheep Bạn nhạy cảm quá thì phải. Tôi không nhớ là mình có đả động gì đến tài năng của các vị GS-TS o_O
Nếu họ phát minh nhiều như thế, mà như bạn nói, không có tiền viện trợ nghiên cứu... thì phải đổ lỗi cho ai cũng biết là ai đấy chứ nhỉ?
Còn nữa, tranh luận không công kích cá nhân nhé.
supersheep
TÍCH CỰC
8 năm
@Tú art dDỔ lỗi cho tư nhân ấy, đừng chờ cơ chế. Kinh tế thj trường chờ nhà nướ làm gì? Nông dân mất mùa đi hỏi bộ trưởng, cha nó chứ trồng cây gì như thế nào tự đi học mà làm, nông dân mỹ có bao giờ cần bộ nào quản lý đâu, tự tìm hiểu thị trường, tự đi mua giống mới mà trồng, tự tìm đầu ra, đây có cái kiểu "cả nước mua ủng hộ". Nói chung tư duy kém quyết định nhiều thứ. Bạn chưa tưởng tượng được mối quan hệ kinh doanh, sx vn nó sơ khai thế nào đâu.
nhớ lúc trước xem bộ phim kinh dị mấy đứa chết do bị nhiễm thủy ngân nhìn các tế bào bị phá vỡ nhìn rất kinh khủng,từ đó mới tìm hiểu về thủy ngân mới biết là thủy ngân vô cùng độc hại.
đơn giản thế nhỉ? còn giá thành
hồi xưa Tần Thủy Hoàng sử dụng cả thủy ngân với hy vọng mang lại sự bất tử cơ mà @@
Thay vì cứ mọc tiến sĩ ầm ầm ta nên mua những sáng chế như thế này vào áp dụng nước ta giống như bên sin
Nếu các bác có tìm hiểu kĩ hơn thì đa số GS-TS của nước ta không phải là nhà khoa học tự nhiên, đa số là khoa học xã hội và kinh tế.
Mình là ng học Môi trường. Ông thầy đang dạy mình là 1 GS mới đc phong, về lĩnh vực đất, khoa học đất chứ không phải quản lý đất, cả cuộc đời ông ấy đã ở trên phòng thí nghiệm của trường để thực hiện các đề tài của mình và viết sách dạy sinh viên.
Đúng là có những đề tài Tiến sĩ rất nhảm, ví dụ 1 ông ở bên bộ môn Hóa khoa mình, tính thực tiễn rất ít. Và đúng là ông ta bị 1 ông thầy khác (giỏi nhưng hơi hấp) coi khinh khỉnh luôn :3
Muốn nhìn nhận chung thì các bác nên nhìn chung ra, ở đâu cũng có cái sai cái tốt, có cái cần phủ nhận và được công nhận, đừng nên phủ nhận hoàn toàn và đả kích như thế. (Chú ý lại dòng 1 của em)
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
8 năm
hồi bé có lần làm vỡ cái cặp nhiệt độ, nhìn xuống sàn nhà để nhặt mảnh vỡ lên thì thấy thủy ngân rơi ra (nhìn thủy ngân tròn tròn đẹp đẹp tưởng là bi sắt vì lúc đấy có biết thủy ngân là cái gì đâu).
thấy nó đẹp thì định nhặt nó lên nhưng cứ chạm vào nó là nó lại vỡ nhỏ ra thành 3 , 4 viên nhỏ hơn, chả biết nó là cái gì, cứ thế dí ngón tay vào nó là nó cứ vỡ ra thành những viên bé li ti thì thôi. chạm vào nó mấy lần ko biết là cái gì nên đành ra lấy chổi quét mảnh vỡ với đám bi" li ti " kia đi, 😕
ko biết là chạm tay vào thủy ngân như vậy có bị ảnh hưởng gì ko. nghe bảo sẽ bị vô sinh😔
lukhach123
ĐẠI BÀNG
8 năm
@fu09fjtnhj Tối bác thử vài chỗ xem..gần thág sau bít liền..
mikamehi
ĐẠI BÀNG
8 năm
@fu09fjtnhj Thuỷ ngân kim loại không nguy hiểm khi tiếp xúc qua da, thậm chí đường ăn uống trực tiếp. Chỉ dạng oxít và muối thuỷ ngân mới nguy hiểm. Thuỷ ngân bay hơi nên lúc bạn ngồi bốc hạt nước thuỷ ngân thì sẽ hít vào phổi một ít thuỷ ngân nó sẽ bị oxy hoá thành oxít thuỷ ngân, đã cư trú trong cơ thể bạn tới tận hôm nay đó. Dạng nguy hiểm nhất của thuỷ ngân là muối thuỷ ngân hữu cơ (ví dụ dimethylmercury), chỉ cần tiếp xúc rất ít qua da, qua ăn uống thì cũng cầm chắc cái chết.
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
8 năm
@mikamehi Oái. kinh khủng cỡ đấy cơ à, mà lượng thủy ngân ở trong cặp nhiệt độ có ít thôi mà. nó có nguy hiểm ko vậy
Có lần đọc ở đâu đó thấy bảo chị em gái lờ-ích ngày xưa bên Tàu còn uống cả thủy ngân để ngừa thai mới kinh chứ 😔....đương nhiên là chỉ với liều lượng nhỏ thôi
Kim loại lỏng duy nhất 😃
Kami Tori
ĐẠI BÀNG
8 năm
@sontinh1911 Sai rồi nhe bạn. Kim loại lỏng duy nhất ở nhiệt độ phòng thôi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019