Đại học Monash tìm cách khắc phục đặc tính dễ ăn mòn của magiê

bk9sw
29/8/2013 15:52Phản hồi: 49
Đại học Monash tìm cách khắc phục đặc tính dễ ăn mòn của magiê
Nikon_D800_magie.jpg
Khung Nikon D800 bằng hợp kim magiê.

Hợp kim magiê (Magesium - Mg) là một vật liệu thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi khả năng chịu lực tốt. Magiê có độ bền chịu lực riêng rất cao, nhẹ hơn nhôm và đặc biệt được ưa chuông vì dễ gia công bằng máy và khả năng đúc khuông thành dạng lưới. Tuy nhiên, hợp kim magiê lại dễ bị ăn mòn. Vì vậy, một nhóm các nhà nghiên cứu tại đại học Monash (Úc) mới đây đã nghĩ ra một ý tưởng độc đáo và tiềm năng có thể giải quyết được vấn đề cố hữu của hợp kim magiê. Theo đó, họ sẽ làm nhiễm độc các phản ứng hóa học gây ăn mòn hợp kim magiê bằng cách bổ sung nguyên tố Asen (Arsenic - As).

Hợp kim magiê được xem là một giải pháp thay thế trọng lượng nhẹ đối với các thành phần bằng nhôm, titan và thép trong nhiều ứng dụng vận tải và hàng không. Tuy nhiên, hợp kim này dễ bị mòn và thường không thể được thay thế cho những kim loại không ăn mòn trong các ứng dụng đòi hỏi độ tin cậy cao với nhiều điều kiện môi trường. Kết quả là hợp kim magiê chỉ được sản xuất khoảng 1 triệu tấn mỗi năm so với con số hơn 50 triệu tấn hợp kim nhôm.

Những nghiên cứu được thực hiện trong thập kỷ trước đã giải quyết một số vấn đề nhất định của hợp kim magiê. Scandi (Scandium - Sc) và gadolini (Gadolinium - Gd) đã được bổ sung giúp kìm hãm khuynh hướng tăng nhiệt của magiê và đặc tính dễ cháy cũng được giảm thiểu bằng cách thêm canxi (Ca) vào hỗn hợp.

Thế nhưng, khả năng chống ăn mòn của magiê hợp kim vẫn không được cải thiện nhiều. Theo các nhà nghiên cứu, sự hiện diện của sắt (Fe), nickel (Ni), đồng (Cu) và coban (Co) trong hợp kim magiê kích hoạt mạnh mẽ quá trình ăn mòn. Các kim loại này có giới hạn hòa tan rắn (có nghĩa trên một tỉ lệ rất nhỏ, chúng kết tủa như các hợp chất liên kết kim loại ngay bên trong cấu trúc hợp kim) và trên thực tế, chúng có đặc tính điện hóa phù hợp để hoạt động như các cathode hoạt hóa, làm mất nước và lượng magiê từ hợp kim.

Nếu hợp kim magiê có lượng các kim loại trên ít hơn, nó sẽ được cải thiện khả năng chống ăn mòn. Sự hiện diện của sắt có thể được giải quyết bằng cách thêm nhiều mangan (Manganese - Mn) vào hợp kim. Tuy nhiên, việc duy trì tỉ lệ chính xác các kim loại trong cấu trúc hợp kim magiê lại làm tăng giá trị vật liệu và không thật sự giải quyết được vấn đề ăn mòn.

magiê_chống_ăn_mòn.jpg

Nhóm nghiên cứu tại đại học Monash dẫn đầu bởi giáo sư Nick Birbilis đã tìm cách bổ sung một loại chất gây ngộ độc cathode vào hợp kim magiê. Các chất ngộ độc cathode làm cản trở phản ứng khử cực âm, chiếm giữ nguyên tử hydro bên trong cấu trúc của một kim loại. Điều này ngăn cản sự hình thành của khí hydro tự do cần có để cân bằng quá trình ăn mòn hóa học. Những chất độc cathode gây ức chế phản ứng khử cực âm có thể kể đến như asen (As), antimon (Stibium - Sb), lưu huỳnh (S), selen (Selenium - Se) và telua (Tellurium - Te). Kết quả là khi thêm asen ở tỉ lệ 1/3% vào hợp kim magiê, tỉ lệ ăn mòn của hợp kim trong dung dịch muối đã giảm xuống gần 1/10.

Nghiên cứu đầu tiên của giáo sư Birbilis nhằm mục đích chứng minh nguyên lý của việc sử dụng chất ngộ độc cathode. Phòng thí nghiệm của giáo sư Birbilis hiện tại đang làm việc với các nhà tài trợ để phát triển một loạt các hợp kim magiê không gỉ có thể thương mại hóa.

Birbilis nói: "Đây là một phát hiện quan trọng và kịp thời. Trong một thời đại khi yếu tố trọng lượng nhẹ góp phần làm giảm mức tiêu hao nhiên liệu và khí thải, nhu cầu về các hợp kim magiê được sử dụng trong mọi thứ từ thiết bị điện tử cầm tay đến phương tiện vận tải hàng không và đường bộ ngày một tăng. Các sản phẩm magiê nhanh chóng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp nhưng vẫn gặp phải trở ngại bởi tỉ lệ ăn mòn cao. Phương pháp sử dụng asen mà chúng tôi khám phá giờ đây đang được thử nghiệm như một chất phụ gia chức năng bổ sung vào các hợp kim thương mại hiện có. Phát hiện của chúng tôi sẽ giúp phát triển thế hệ sản phẩm từ magiê tiếp theo với đặc tính không gỉ cao hơn."

Mặc dù thép không gỉ đang được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta nhưng magiê không gỉ rõ ràng vẫn có tiềm năng thay đổi cục diện.

Song song với đại học Monash, đại học Wales và CSIRO cũng tham gia vào quá trình nghiêm cứu. Một báo cáo về nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Electrochemistry Communications.

P/S: Hợp kim magiê được sử dụng khá phổ biến trong thế giới thiết bị số. Rất nhiều dòng laptop doanh nhân/doanh nghiệp với phần vỏ được làm bằng magiê. Toshiba Portege, HP EliteBook, Dell ATG và Panasonic ToughBook là những cái tên điển hình. Ngoài ra, các nhà sản xuất máy ảnh như Nikon, Canon, Pentax cũng thường sử dụng hợp kim magiê để chế tạo khung, vỏ máy để tăng khả năng chống va đập.

Quảng cáo

49 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

xkhoax
TÍCH CỰC
11 năm
TUyệt, mà sao body của mình xưa này đâu có dễ mòn như bài viết, thường mua xong xài bán nó vẫn y chang như ban đầu
Mr.Die!
ĐẠI BÀNG
11 năm
@xkhoax Body máy ảnh bằng magie thường được bọc da hoặc xu ở tay cầm, những vùng khác được phủ sơn ...
hay nhỉ
mới cầm con surface làm bằng hợp kim magie ! rất nhẹ ấn tượng thật !
Magie là kim loại kiềm thổ hoạt động hoá học khá mạnh, lớp oixit lại ko bền
ko có hợp kim nào cứng hơn Cacbua Vonfam 😁 , bí mật của mỹ , dc chiếu trên discovery !
puppygoody
ĐẠI BÀNG
11 năm
@thienbao_0949964724 Bác nguy hiểm quá.
@puppygoody quá khen 😁 nhưng quá nguy hiểm em mới chịu :D
topol1990
TÍCH CỰC
11 năm
@thienbao_0949964724 chuẩn luôn, nhưng mà em vẫn chưa hểu nó cứng thế mà bọn Mỹ nó không chế tạo vào con Abrams mà lại toàn dùng Uranium nghèo vào chế vỏ xe với đầu đạn HE nhỉ, bác có biết tại sao không?
Makoto81
TÍCH CỰC
11 năm
@thienbao_0949964724
Nếu tính theo thang độ cứng Mohs, thậm chí Kim cương chưa phải là cứng nhất.

Trong thang này: Kim cương có độ cứng là 10

Trên Kim cương có một loại kim cương nhân tạo (siêu kim cương - hyperdiamond - Aggregated diamond nanorods) là chất cứng nhất hiện nay, được dùng để thử độ cứng của kim loại, và Rhenium diboride (ReBo2) là vật chất tổng hợp siêu cứng. Cả hai thứ này có độ cứng lớn hơn 10 và có thể cắt kim cương và đều ko phải kim loại.

Sau Kim cương trong thang độ cứng, cũng chưa phải kim loại, mà là fullerite ở thể rắn, cùng nguồn gốc từ Carbon như kim cương, độ cứng gần bằng 10, có thể so sánh với kim cương.

Tiếp theo, độ cứng từ 9 tới 9,5 là Carborundum (SiC) hay còn gọi là Silic Carbic, hiển nhiên ko phải kim loại.

Độ cứng 9 là Corundum - tên quen thuộc hơn là Aluminium Oxyde (Al2O3), đây là ô xít kim loại chứ chưa phải hợp kim ;)

Nguon: http://en.wikipedia.org/wiki/Mohs_scale_of_mineral_hardness
@Makoto81 Bạn lên mạng copy về....thế bạn giải thích như thế nào về Graphen!?
ủa chất gì mà mod gi là " coban" ( Co ) vậy?
có phải cacbon không vậy?
@ok ivn Cacbon ký hiệu là C nhé bạn.
Còn Coban là kim loại màu sáng bạc nha bạn
@ok ivn Co đọc là Cô ban, có màu trắng bạc, kim loại có từ tính như sắt, tức nam châm hút dc.

Có gì sai cao nhân chỉ giáo, đừng chém nhé.
duckh4nh
ĐẠI BÀNG
11 năm
@ok ivn
:eek:
Sony và Apple rất quan tâm đến vấn đề này....!
SamSung không quan tâm đến vấn đề này....! 😁

Coban là 1 nguyên tố kim loại bác...đâu liên quan gì đến phi kim Carbon...!;)
....lại có liên quan Hoá Học 😕 môn này không phải sở trường của em 😔
thôi em bấm nút 🆒 =>> đi ra :p😁




>> Có khi nào trên dòng đời tấp nập , ta vô tình vấp phải cục...iPhone 5 <<
tình hình là bà con nào có con nhỏ hay gặm đồ hi-tech nên bọc ốp vào nhé.

Sắp sửa bơm Arsen vào magnesium rồi :-<
và sau đó cái hợp kim này dùng để làm gì, làm cảnh à, ai dám sử dụng một sản phẩm có tới 3% asen trong nhà @@
Người ta thì đang giảm các chất gây độc hại cho con người ra khỏi sản phẩm, đằng này lại cho chất gây ngộ độc vào. Đi ngược đời thế?
@Nguyễn Vũ Việt Anh Cái này gọi là: Dĩ độc trị độc
Kite742
ĐẠI BÀNG
11 năm
@Nguyễn Vũ Việt Anh Pha lê vốn cũng chứa chì, tuy nhiên pha lê ko độc vì chì nằm trong mạng tinh thể chứ ko phải đơn chất riêng lẻ. Cái này cũng vậy.
@Nguyễn Vũ Việt Anh vai cả trình độ skip .......
Thực ra anh em chơi máy ảnh giữ máy như giữ mả tổ, có đém ra gió mưa gì đâu nên không lo ăn mòn. Lo là mấy anh phóng viên chụp wildlife hoặc phóng viên chiến trường kia !
cái em không hiểu là sao con DSLR cao cấp nào cũng dc đúc thân máy bằng hợp kim magie nhỉ ? sao không phải là thép cho nó cứng
@nguyenthanhhieuthanson Định vừa chụp vừa tập tạ hả
colujcb
ĐẠI BÀNG
11 năm
@nguyenthanhhieuthanson Thế bác thích cái máy ảnh đeo trên cổ nặng mấy cân?? :eek:
@nguyenthanhhieuthanson Thép nặng, khó gia công, giá thành đắt, bền,..
Còn Hợp kim Magiê dễ gia công, giá thành rẻ, dễ ăn mòn...
Bài viết này nói về cách giải wiết dùng lượng asen để khống chế sự ăn mòn oxy hoá của HK Magiê...(nhưng ko nhẳc tới dùng thế có độc hại ko?)
lovel403
ĐẠI BÀNG
11 năm
Đã dốt hoá còn đọc bài viết này, kết quả là giờ em đang vừa cmt vừa uống thuốc 😁
terran
TÍCH CỰC
11 năm
Bài viết của bạn rất hay, tuy nhiên còn một số lỗi chính tả. Ngoài ra theo mình thì ở đoạn đầu không nên dịch "specific strenght" hay "strength-to-weight ratio" từ nguyên bản thành "cường độ chịu lực riêng" mà nên là "độ bền vật liệu riêng" hoặc "độ bền chịu lực" riêng.
sáng kiến hay . . .1 like
Khoa học cơ bản là quan trọng nhất của mỗi quốc gia....đáng tiếc là VN giáo sư tiến sĩ toàn làm quản lý ,bao giờ khá nổi đây.
simca
ĐẠI BÀNG
11 năm
Monash là 1 trường top nổi tiếng ở Úc, hồi trước mình học ở Mel cũng đến trường này vài lần nhưng khi ở đó thấy phần School of business có vẻ nổi hơn. Không ngờ technology của họ cũng có những nghiên cứu cơ bản đỉnh cao thế này.

Ngưỡng mộ thật
andreytran
ĐẠI BÀNG
11 năm
Không biết có ảnh hưởng gì tới con người ko? Dù thạch tín (Asen) cũng nguy hiểm với con người 😔
@andreytran Ko hẳn là vậy đâu bạn!
Nhiễm độc Asen thường wa nguồn nước nhiều hơn nhưng ở mức độ lâu dài...
Asen có nhiều ứng dụng lắm, có hại cũng có, có lợi cũng có...nhưng thuộc dạng hợp chất nào đó!
Thường thì nghiên cứu ngta biết mình dùng chất gì độc và cũng sẽ có cách khắc phục mà....
http://vi.m.wikipedia.org/wiki/Asen

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019