Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Đánh giá Black Mirror: Bandersnatch - Xem phim chọn lối đi cho nhân vật, chẳng khác gì chơi game

P.W
30/12/2018 9:19Phản hồi: 32
Đánh giá Black Mirror: Bandersnatch - Xem phim chọn lối đi cho nhân vật, chẳng khác gì chơi game
Black Mirror: Bandersnatch là một dạng phim tương tác mới lần đầu tiên có mặt trên Netflix. Về cơ bản, nó không khác chút gì so với những game trước đó mình từng chơi như Late Shift hay nổi tiếng hơn thì là Detroit: Become Human. Anh em sẽ không chỉ ngồi trước màn hình xem phim, thưởng thức cốt truyện mà còn được can thiệp cả vào cốt truyện nữa. Đến một khúc ngoặt, anh em sẽ được chọn hành động của nhân vật chính, và hệ quả tiếp diễn cũng như kết thúc phim sẽ phụ thuộc vào lựa chọn của chính người xem.


Cách khai thác nội dung theo kiểu tương tác như thế này khiến cho tập phim Bandersnatch trở nên vô cùng hấp dẫn, và vài ngày qua kể từ lúc nó lên sóng, tập phim này đã trở thành chủ đề bàn luận rất nóng hổi trên mạng xã hội cũng như các diễn đàn. Tuy nhiên đối với những tay mơ, chưa xem phim kiểu này bao giờ thì thấy nó lạ, chứ với mình, các nhà làm phim hình như quên mất chọn con đường riêng cho Bandersnatch, dẫn đến thực tế là thưởng thức thì vui nhưng không thực sự ấn tượng như nhiều anh em chia sẻ.

Tinhte_Bandersnatch1.jpg

Phim lấy bối cảnh năm 1984, nơi anh chàng 19 tuổi Stefan Butler cố gắng làm ra một trò chơi, mỉa mai thay, có cơ chế lựa chọn hành động cho nhân vật y hệt như chính tập phim Bandersnatch. Sau khi được một hãng phần mềm lớn ở Anh thuê hoàn thành trò chơi trước Giáng Sinh, cậu chìm vào cuốn sách cùng tên của một tác giả phát điên vì “lựa chọn của mỗi con người”. Khi Stefan dần trở nên lạc lối và mụ mị vì nội dung cuốn sách và deadline ngày một tới gần, Bandersnatch lộ rõ bản chất là một tập phim Black Mirror đích thực, khi nhân vật chính tự vấn bản thân về lựa chọn của mình (vốn bị người xem ép buộc).

Tinhte_Bandersnatch2.jpg

Black Mirror trước giờ luôn là một series hack não. Bandersnatch cũng không phải ngoại lệ. Một tập phim thưởng thức như một trò chơi, nơi chúng ta điều khiển một nhân vật đang thực hiện một trò chơi, để đến lúc giật mình nhận ra không biết ai đang điều khiển ai ở cuối tập phim, phụ thuộc vào những lựa chọn trước đó anh em đã đưa ra, từ nghe nhạc gì, ăn sáng bằng ngũ cốc nào, vân vân và mây mây…

Đến một lúc khoảng gần cuối tập phim, Stefan nhận ra những lựa chọn của anh chàng đều xuất phát từ “một ai đó khác” (vâng chính là anh em xem phim đấy không phải ai khác đâu), anh dần phát điên và người xem cũng giật mình nhận ra mình không chỉ đang thưởng thức một tác phẩm tương tác để biết lựa chọn của mình đi đến đâu, mà còn phát hiện ra rằng, chính bàn tay mình trên con chuột máy tính hoặc ngón tay lựa chọn phương án trên màn hình cảm ứng điện thoại đang dần hủy hoại nhân vật chính.

Tinhte_Bandersnatch3.jpg

Và đến đây, điểm yếu cố hữu của game phi tuyến tính lộ rõ, và cả Bandersnatch cũng không phải ngoại lệ. Nửa đầu phim, anh em có không ít lựa chọn, nhưng chúng đều chỉ đóng vai trò mở màn cho anh em làm quen với cách giải quyết tình huống của phim, chứ chẳng có chút ảnh hưởng gì đến cái kết của tập phim này cả. Thế nhưng đến nửa sau của phim, chỉ cần một cú click nhầm là phim có thể kết thúc một cách vô cùng bất ngờ, khiến anh em phải cẩn trọng trong từng lựa chọn, hoặc đơn giản hơn là bấm bừa tua nhanh để xem hết các kết quả.

Tinhte_Bandersnatch4.jpg

Từ câu chuyện làm game vất vả của thanh niên 19 tuổi, phim chỉ sau 20 phút bỗng chốc như khiến người xem hóa điên với những chủ đề đúng kiểu thuyết âm mưu, du hành xuyên thời gian, thế giới song song và cả tội ác nữa. Cái hay của tập phim này là nếu anh em đạt được đến cái đích theo điều kiện có sẵn, thì thay vì bắt anh em xem lại từ đầu để chọn hướng đi khác, phim cho phép anh em tua ngược lại và đi theo con đường hoàn toàn mới để khám phá hết các kết quả, vừa nhanh vừa không gây nản chí.

Tinhte_Bandersnatch5.jpg

Quảng cáo


Nhưng, mô tả dài dòng như vậy, câu hỏi là Bandersnatch có đáng thưởng thức hay không? Đối với mình, Bandersnatch vẫn là một trải nghiệm “mind-blowing” đúng nghĩa, nhưng nếu xét về giá trị của một tác phẩm giải trí tương tác, thì nó mới chỉ là phép thử để Netflix nhận định xem có nên tiếp tục khai thác phong cách phim như thế này hay không. Nếu nói về phim tương tác, mình mong anh em thử qua hai cái tên rất hay là Her Story và Late Shift, cũng có cách thưởng thức y hệt nhưng cuốn hút hơn nhiều, nếu là một fan của điện ảnh.

Một điểm trừ khác của Bandersnatch là, nó không hoạt động trên vài thiết bị như Chromecast và Apple TV, thế là anh em phải xem bằng PC, Mac hoặc điện thoại mới thưởng thức được toàn bộ tác phẩm.

Dù sao đi chăng nữa, Black Mirror cũng là một series gây nhiều tranh cãi về việc đâu là thật, đâu là ảo, cũng như giá trị con người trong thời đại kỹ thuật số, và Bandersnatch là một trong những tập phim mô tả hoàn hảo nhất phong cách làm phim hack não của toàn bộ series nổi tiếng này.

Mời anh em thưởng thức tập phim rất độc đáo này tại đây: https://www.netflix.com/watch/80988062
32 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Quy Le Anh
TÍCH CỰC
5 năm
Netflix đẩy thể loại tương tác này lên seri Black Mirror phải nói là rất mạnh dạn. Không biết season 5 có làm theo kiểu này không nhưng chưa gì đã tốn rất nhiều giấy mực của báo giới rồi.

Mặc dù cốt truyện Bandersnatch chưa thực sự cuốn hút lắm nhưng mà vẫn mang chất riêng của Black Mirror. Xem xong bao giờ cũng có một cái gì đó lấn cấn trong đầu.

Update: Có Easter egg cho bác bào có tàu khoản Netflix.

https://www.thewrap.com/black-mirror-bandersnatch-post-credits-scene-secret-ending-easter-egg-tuckersoft-zx-spectrum-bus/


https://www.tuckersoft.net/ealing20541/
Mình mới xem, thấy cũng tạm, lúc đầu mình chọn đồng ý ở lại làm game, lúc sau chọn không
Tò mò quá có khi sẽ xài thử cái km 30 ngày free
sao xem ở phimbathu ko chọn dc nhỉ 😆
@Thực Tế uk
t_u___n_g
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thực Tế Chỉ có xem trên Netflix mới được thôi bác. Lậu thì chỉ được 1 cốt truyện
Black Mirror xem hại não lắm
như game the walking dead ko ae 😁:D:D
Thanh niên kia nay để tóc trắng nhìn chất vãi
@tobeymaguire Best joker
WUBU
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tobeymaguire Đã chọn đi theo Colin rồi đưa ra hai lựa chọn thằng nào nhảy lầu.....rất bất lực
@Lê Hoàng Huynh Joker trong Gotham là Jerome Valeska, còn thanh niên này là Will Poulter trong Gia đình bá đạo-We are the Millers và Giải mã mê cung- Maze Runner.
JAV đê... có cho lựa ko !!!!
@Bão Sài Gòn Chắc chắn sẽ có, có 18+ hay không, với ai sẽ do người xem quyết định.
huyk12t3
ĐẠI BÀNG
5 năm
Đang coi phần timeline mà anh main bị chính Netflix kiểm soát 😆)))
dyk
ĐẠI BÀNG
5 năm
Vừa coi xong...
Tìm ngay nút Dislike!
WUBU
ĐẠI BÀNG
5 năm
@dyk Chắc bác ko phù hợp vs thể loại đốt não này. Ko có cái kết chung nào cho bộ phim.
Đọc review có vẻ hay nhưng hại não phết nhỉ.
Cái này thì mình thấy không ổn lắm, nó làm mất mạch phim mang tính liên tục và mất hay khi không đưa nhiều tính cá nhân của đạo diễn vào!
Còn nhớ hồi "Butterfly Effect" có nhiều cái kết được mở ra và quay làm nhiều cái, dành cho nhiều mục đích, nhưng lại làm đoạn kết của phim (vốn đang hay) thì thêm rối loạn cảm xúc:

solarbizz
TÍCH CỰC
5 năm
Hồi máy PS1 còn thịnh,game gì dạng này mà các đoạn phân cảnh do nhân vật thật đóng mình lựa chọn phương án A B,không biết ai còn nhớ ko ?
KyleGuy
TÍCH CỰC
5 năm
Mong the witcher cũng là thể loại phim thế này
vn_soft
CAO CẤP
5 năm
Xem phim để giải trí. Hack não thì thôi
Flim này không chọn đúng nó bắt xem lại. Kiểu bị gameover ý
nitz
TÍCH CỰC
5 năm
Wow mới biết có tính năng này luôn 😁
😁 Hóng dờ guých chờ 😆
Mặc dù là bảo kết thúc phim mở, nhưng vẫn trong khuôn khổ thôi anh ạ, cũng là sự tự do trong 1 cái lồng như con Pacman thôi =))

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019