Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Đánh giá chi tiết Alienware M17x 2011

Nam Air
21/7/2011 9:24Phản hồi: 107
Đánh giá chi tiết Alienware M17x 2011
Nếu bạn vô tình bắt gặp ở đâu đó một máy tính xách tay nhưng trông to, nặng và cồng kềnh, thì có thể đó chính là một chiếc Alienware của Dell. Thật vậy, với thiết kế "không đụng hàng" của mình, MTXT Alienware nổi bật và không thể nhầm lẫn với các sản phẩm khác cùng phân khúc MTXT chơi game như Republic of Gamers của Asus, Clevo P150/P170 hay Qosmio của Toshiba.
Hiện nay, MTXT Alienware của Dell có 4 sản phẩm là M11x, M14x, M17x và M18x (M15x đã ngưng sản xuất). Trong đó, M17x là lâu đời nhất, vốn đã phát triển đến đời thứ 3 (revision 3 - R3), tương ứng với R1 năm 2009 - sử dụng BXL Intel Quad Q9000, R2 năm 2010 - sử dụng BXL Intel Core i7 Clarkfield, và mới nhất, R3 sử dụng Intel Core Sandy Bridge, phát hành năm 2011.

Tuy chưa có đại lý phân phối chính thức Alienware ở VN, nhưng Tinh Tế đã may mắn được thử nghiệm một chiếc M17x R3 từ khá sớm - vốn được đặt hàng ở Dell vào ngày 31/5 và cập cảng VN trong những ngày đầu tháng 7/2011. Sau đây chúng tôi sẽ gởi đến các bạn bài đánh giá chi tiết về sản phẩm này.

Cấu hình Alienware M17x R3 được thử nghiệm:

- CPU Intel Core i7 Sandy Bridge 2720QM, tốc độ 2,2GHz
- Bo mạch Intel HM67
- Card đồ họa nVIDIA Geforce GTX 460M

- Ram 6GB DDR3 bus 1333
- 1 Ổ cứng 750GB 7200rpm (hỗ trợ 2 ổ cứng chạy RAID 0)
- Màn hình 17.3" độ phân giải Full HD, 120Hz hỗ trợ 3D
- Ổ Combo DVDRW/Bluray
- Pin 9cell 9Wh, bộ nguồn AC 210W/240W
- Kết nối: WiFi, Bluetooth, HDMI in/out, Mini DisplayPort, USB 3.0
- HĐH Windows 7 Home Premium 64bit
Giá tham khảo: 2150$ khi build trực tiếp ở Dell.com

1) Ngoại hình và thiết kế

Nếu như đã từng biết đến Alienware M17x R1 và R2, thì khi cầm đến R3, bạn sẽ thấy ngay nhiều sự khác biệt. Điểm đầu tiên có thể kể đến là lớp vỏ ngoài, R3 đã không còn sử dụng vỏ nhôm như R1 và R2 trước đây, thay vào đó gần như 100% thiết kế đều bằng nhựa. Tôi không rõ đây là loại nhựa gì, Polycarbonate hay Melamine, chỉ biết đây là loại nhựa trơn nhưng hơi nhám tay, và chống bám vân tay khá tốt. Mặt trên R3 khá đơn điệu, không còn tấm hoa văn tổ ong như R1/R2 mà giờ đây chỉ được trang trí đơn giản bởi một logo Alienware (sáng đèn khi máy đang mở), và hai đường viền lõm, do đó nhìn từ xa R3 sẽ giống một chú đàn em Alienware M11x.

M17x R3 giờ đây chỉ còn 2 tùy chọn màu sắc, là đỏ (rebula red) và đen (stealth black).

Thiết kế nhựa này đã phần nào làm giảm đi vẻ hầm hố trước đây của Alienware M17x, cũng như sẽ khiến máy trở nên ọp ẹp nếu ta cầm bằng hai tay và ấn, bóp lớp vỏ máy (trừ 2 điểm), tuy nhiên ưu điểm của vỏ nhựa là trọng lượng của máy giảm đi khá nhiều (vớt lại được 1 điểm), chỉ còn 4,5kg đối với thân máy, không tính bộ nguồn sạc.

Quảng cáo



Ở đây chúng tôi có M17x R3 (màu đỏ) và R2 (màu đen), để các bạn dễ hình dung hơn về ngoại hình và thiết kế.


Thiết kế nhựa so với vỏ nhôm cũ của M17x R2, đời 2010

Nếu để kế bên M17x R2 thì ta thấy R3 cũng nhỏ hơn một chút, ước khoảng 15%

Alienware M17x R3 có kích thước là 410x304x45 mm (dài x rộng x cao), độ dày của máy đều nhau từ trước ra sau, cũng như từ trái qua phải, khác với phần lớn các MTXT khác khi mỏng ở trước và dày lên ở phần đuôi. Theo công bố của Dell, R3 sẽ có cân nặng 4,26kg cho bản tiêu chuẩn, và 4,4kg cho máy có màn hình 3D. Và trên thực tế, chiếc cân Nhơn Hòa của tôi đo được máy nặng 4,45kg (chiếc R2 kế bên nặng 5,5kg)

Ngoài cấu hình mạnh mẽ, một trong những điểm tôi thích trên M17x nói chung và R3 nói riêng là số lượng cổng kết nối dồi dào. Bên cạnh trái chúng ta sẽ có cổng LAN, VGA out, HDMI out, mini DisplayPort, 2 USB 3.0 và các lỗ cắm micro, loa, kèm một lỗ optical hỗ trợ xuất âm thanh 7.1

Quảng cáo



Cạnh trái, màu đỏ là R3 và màu đen là R2

Còn mặt phải của máy sẽ có ổ DVDRW/Bluray, đầu đọc thẻ nhớ SD/MMC, 2 cổng USB 2.0, eSata và HDMI in.

Cũng xin nói thêm, M17x R3 là một trong những laptop đầu tiên có HDMI in, cổng này cho phép bạn biến màn hình 17" của R3 thành một chiếc thiết bị hiển thị tương tự như tivi/monitor, tức là bạn có thể xuất hình ảnh từ PS3, XBox 360 hoặc HD Player và hiển thị trên màn hình R3 thông qua lỗ cắm HDMI in.

Mặt trước của máy là 2 loa stereo, theo Dell thì âm thanh của M17x R3 được cung cấp bởi Klipsch

Mặt sau là bản lề máy và hai khe thoát nhiệt, gió làm mát sẽ được hút từ dưới đáy máy và thổi ra theo 2 khe này.

2) Bàn phím, Touchpad và loa

Bàn phím của R3 vẫn có thiết kế như đời trước, do đó đây không phải là phím chicklet, thiết kế fullsize của bàn phím được chia làm 2 phần rõ rệt, bên trái là phần QWERTY truyền thống và bên phải là phần NUMPAD, tức dãy phím số. Các phím có độ nảy tốt, êm, đối với người dùng gõ bàn phím 10 ngón thì thời gian để làm quen với R3 có thể gần như bằng không. Tuy nhiên tiếng động khi gõ phím trên R3 khá đáng kể, nhất là khi gõ nhanh và nhấn mạnh tay, độ ồn đo được có thể lên đến vài chục dB.

Dell cũng đã thiết kế lại dãy phím điều chỉnh âm lượng, play/pause, eject ở góc trên bên phải bàn phím, trước đây ở R1/R2 là dãy phím cảm ứng thì nay đã được thay bằng dãy phím cứng, hạn chế việc vô tình quẹt tay trúng có thể eject đĩa hoặc tắt WiFi.

Bàn rê chuột của máy rộng, nhám và có độ nhạy vừa phải, hỗ trợ đa điểm với nhiều khả năng tùy chỉnh khác nhau theo phần mềm đi kèm driver, hai nút chuột trái/phải nhẹ và bấm êm tay. Bạn cũng có thể tắt touchpad bằng phím Fn + F12.

Điểm vốn gây thích thú cho người dùng Alienware vẫn được duy trì trên R3, đó chính là khả năng tùy chỉnh màu sắc cho đèn bàn phím. Đèn phát sáng của M17x R3 được chia làm 9 phần riêng biệt (xem hình), và có thể đổi đến 19 màu sắc khác nhau.




Đèn bàn phím nhiều màu, rất lung linh vào buổi tối
R3 được trang bị loa stereo của Klipsch, chất lượng của loa khá tốt, âm lượng lớn và khá chi tiết. Tuy nhiên bộ loa chỉ làm việc tốt nhất ở mức âm lượng 70% cho những bài nhạc MP3 chất lượng 256kbps, âm thanh sẽ bị vỡ và rè nếu mở quá mức 80% (trừ thêm 1 điểm).



3) Tản nhiệt, độ ồn

Có thể nhận thấy Dell đã thiết kế hệ thống tản nhiệt của R3 rất tốt, dù thời gian sử dụng lâu cũng như chơi game, chạy chương trình nặng thì nhìn chung vỏ máy vẫn mát, nhất là khu vực lót tay.

Khi máy chạy bình thường như lướt web, nghe nhạc thì nhiệt độ chỉ xoay quanh mức 50-55 độ C, và vẫn không vượt quá 65 độ C khi chơi game (StarCraft 2, FEAR 3), chứng tỏ máy tản nhiệt rất tốt.




Gió được hút ở đáy và thổi ra cạnh lưng của máy


Mặt đáy
4) Màn hình hiển thị

Alienware M17x R3 sử dụng panel màn hình của LG Phillips, model LGD02C5, đây là mẫu panel cùng được HP sử dụng trên Envy 17 3D và Asus sử dụng cho G73SW 3D. Màu sắc nhìn chung hiển thị khá tốt và hài hòa, không mỏi mắt khi sử dụng lâu, độ sáng vừa phải, tuy nhiên sắc trắng hơi bị ngả đỏ. Góc nhìn của màn hình khá rộng, nhưng hiển thị màu sắc sẽ thay đổi nếu nhìn ở góc lớn hơn 20 độ, bù lại bạn vẫn có thể thấy rõ nội dung toàn màn hình ngay cả ở góc nghiêng 45 độ.

5) Thời gian dùng pin

Khi để máy chạy không tải (khởi động vô Windows và để yên), thời lượng pin được Win 7 báo là khoảng 2h15". Thử nghiệm để máy trong tình trạng này khoảng 10-15 phút, sau đó cho sleep khoảng 20-30 rồi, rồi lại bật máy 10-15 phút. Sau 3h thì dung lượng pin còn lại 50%, như vậy tức là máy đã chạy tổng cộng được khoảng 1h và sleep trong 2h.

Thử nghiệm xem phim Full HD, thời gian đo được khoảng gần 100 phút, như vậy người dùng có thể xem trọn vẹn một bộ phim tiêu chuẩn (thông thường dài 90-95 phút) với 100% pin của M17x R3.

6) Hiệu năng


BXL Intel Sandy Bridge Core i7 2720QM có hiệu năng rất tốt, cao hơn nhiều so với Core i7 Clarkfield trước đây. 2720QM tốn 13 giây để tính SuperPI 1M, 30 giây cho 2M và 715s cho thử nghiệm 32M.




Điểm CineBench của R3 (bên trái) so với Envy 17 3D 2010


Với chương trình 3DMark Vantage, điểm CPU của 2720QM đạt đến gần 38.000 so với chỉ 10.700 của Core i7 720QM. Tổng cộng hơn 8.800 điểm Performance 3DMark Vantage.




Hơn 1800 điểm 3DMark 11, một con số khá cao đối với laptop.


Máy cũng đạt đến 8500 điểm PCMark Vantage.​

Điểm số Windows Experience Index, do sử dụng ổ cứng HDD truyền thống nên máy chỉ được chấm 5.9 điểm


*** Thông tin thêm:

Từ khi tung ra M18x mới, Dell đã bỏ tùy chọn 2 card đồ họa cho M17x, từ đây mẫu máy này chỉ còn tùy chọn được 1 card đồ họa, như nVIDIA GTX 460M hoặc 580M, AMD HD 6970M hoặc 6990M. Tùy chọn SLI/CrossFireX giờ chỉ có mặt trên M18x mà thôi.

Một chi tiết nữa là chức năng Optimus của nVIDIA không có trên M17x R3, tức là card GTX 460M/580M phải chạy 24/24 cùng với máy (chip đồ họa tích hợp trong CPU bị tắt), điều này ảnh hưởng rất lớn đến thời lượng pin của máy, bởi chip đồ họa rời ngốn điện khá nhiều, và cũng khiến máy nóng hơn.


7) Nhận xét

Ưu điểm:
o Cấu hình mạnh mẽ, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng hàng ngày và chơi game
o Màn hình 17,3" Full HD, chất lượng tốt
o Hỗ trợ ổ cứng chạy Raid 0
o Nhẹ hơn M17x đời trước khoảng 1kg
o Đầy đủ các cổng kết nối phổ biến hiện nay: USB 3.0, eSATA, mini DisplayPort...
o Tản nhiệt tốt, máy vẫn mát khi sử dụng lâu

Nhược điểm:
- Thời lượng pin kém
- Vỏ nhựa chất lượng không cao, ọp ẹp
- Loa rè khi mở lớn
- Không còn hỗ trợ 2 card đồ họa
- Đang tìm thêm...​

Hãy mạnh dạn chia sẻ review về một món đồ, một dịch vụ mà bạn thấy hài lòng nhé. Thông tin của bạn giúp được cho rất rất nhiều người luôn đó, cảm ơn bạn trước :x

107 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nhìn mê hồn
máy này thay 1 ổ SSD vào :redcarded:
duydn
ĐẠI BÀNG
13 năm
Nó ra như này:

mrbit
ĐẠI BÀNG
13 năm
có nói gì đến giá bán không nhỉ :x
enterspeed
ĐẠI BÀNG
13 năm
Giá 2150$ đó bạn,đọc kỹ trước khi cm chứ :cold:
skyline2
TÍCH CỰC
13 năm
ôi ướt cả bàn phím ,tê dại người ,giờ em không ham máy dell như thuở dell mới ra làm mưa làm gió nhờ custom build và giá rất cạnh tranh nữa ,nhưng em luôn có tình cảm đặc biệt với alien ware,đúng nghĩa 1 máy tính hội tụ công nghệ,không gì là không thể với em này .nhìn dại người thật con r3 này cũng có điểm tinh tế nhưng có lẽ fanAW thích vỏ nhôm hơn ,vỏ nhựa nhẹ hơn thì nó cũng vẫn nào trong khuôn khổ máy tính siêu nặng . 6kg-7kg cũng sẽ không si nhê gì khi đã chơi em này
vinhokss
TÍCH CỰC
13 năm
Hon 2k $ ma ban
Dep nhung co cai cung chua dep do chinh la dieu chua dep.
Danamuan
ĐẠI BÀNG
13 năm
Có ai hiểu bác này đang nói ji không nhỉ, mà làm ơn viết TV đi bác
E vẫn kết Dell từ khi mới sử dụng laptop, đến khi e này thuộc về Dell thì lại ngiền hơn
Rất hầm hố, có điều nặng quá, 2,4 kg vác còn bại cả vai, kiểu này có xe hơi thì mới chịu nổi 😁
Niềm mơ ước của em bấy lâu nay!
Mình cũng đang nghiêm cứu con này mới đây 3 tuần chạy rất phê và êm game 3d cấu hình trung bình lắm , phim blu ray 3d thì phê hết ý mình chơi thêm cái loa bose vào hết chỗ chê vẫn còn đang thí nghiệm.

http://imageshack.us/photo/my-images/189/img0021ui.jpg/
Hpti
ĐẠI BÀNG
13 năm
ôi alienware! biết khi nào mới ddc sở hữy đây, mới nhìn kon asus lamborghini ở trên xuống đây thấy em này mà mê mệt, đã zậy mới thức zậy chưa ăn ság nữa chứ:giggle:
Mua dòng Alienware không hối hận ngoại trừ trọng lượng em nó! Em xài M15x tới giờ khỏi đi tập tạ! hihi
máy đẹp hàng ngon. tuy nhiên nặng vậy chắc vác đc 200m là die 😆 có tiền mình vẫn mua ^^
Thật hầm hốSao dạo nay mình hay mơ tưởng đến con dell alienware với asus lamborgini qáHahahaa
izion100
ĐẠI BÀNG
13 năm
rất là nặng........và hầm hố
hugobaoloc
ĐẠI BÀNG
13 năm
tê như con cá trê
Mấy dòng chơi game này cái adapter nào cũng to bằng viên gạch nhỉ.
quetgia
ĐẠI BÀNG
13 năm
Alienware mà bác đem cân Nhơn Hòa cân như cân thịt vậy 😃
Allienware thì chả có gì mà chê ngoại trừ giá cao, chứ con Asus Lambor, k biết khả năng cảm thụ mình có lệch k chứ thấy vỏ nó bóng lộn nhìn bựa lắm, đc mỗi cái logo Lambor - tất nhiên.
trieuXIBO
ĐẠI BÀNG
13 năm
cái cân nhìn bựa vãi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019