Dark Energy Camera: thiết bị khảo sát năng lượng tối mạnh nhất thế giới với 570 Megapixel

uhraman
19/9/2012 3:55Phản hồi: 43
Dark Energy Camera: thiết bị khảo sát năng lượng tối mạnh nhất thế giới với 570 Megapixel
top1.png
Camera Năng Lượng Tối DECam gắn trên kính viễn vọng Blanco ở Chile
Dù được cho là chiếm đến 3/4 tổng năng-khối lượng của toàn bộ vũ trụ và có vai trò quan trọng đối với quá trình giãn nở gia tốc đang diễn ra (tốc độ mở rộng của vũ trụ ngày càng tăng), năng lượng tối vẫn đang nằm ngoài tầm hiểu biết của con người. Để vén màn bí mật, nhiều nỗ lực khoa học để đo đạc và phát hiện chúng vẫn đang hàng ngày được thực hiện. Mới đây, nhằm bổ sung thêm dữ liệu nghiên cứu, một thiết bị chụp ảnh vũ trụ mang tên Dark Energy Camera (Camera Năng Lượng Tối - DECam) với độ phân giải lên đến 570 megapixel bao gồm 62 cảm biến CCD đã được đưa vào hoạt động. Được biết đây là thiết bị đầu tiên được thiết kế riêng biệt dành cho mục đích săn tìm năng lượng tối bí ẩn này.

Chế tạo tại Phòng Thí Nghiệm Gia Tốc Quốc Gia Fermi (Fermilab) dưới sự tài trợ và hợp tác của một tổ hợp gồm 23 viện nghiên cứu và 6 quốc gia dưới tên The Dark Energy Survey, DECam có kích cỡ khoảng bằng một buồng điện thoại. Sau khi hoàn thành, DECam đã được đặt tại cùng địa điểm với kính viễn vọng Victor M. Blanco (thuộc đài quan sát thiên văn CTIO) trên một đỉnh núi thuộc dãy Andes ở đất nước Chile.

Về khả năng của DECam, các nhà khoa học cho biết các cảm biến CCD của thiết bị này là loại siêu nhạy, đặc biệt với ánh sáng hồng ngoại, cho phép DECam thu nhận ánh sáng của hơn 100.000 thiên hà với khoảng cách lên đến 8 tỉ năm ánh sáng trong mỗi lần chụp. Một khả năng chưa có thiết bị nào cùng loại với nó trước đó khả dĩ làm được.

Với nhiệm vụ tìm hiểu năng lượng tối, cụ thể DECam sẽ được sử dụng để đo đạc lịch sử giãn nở của vũ trụ cũng như quá trình phát triển theo thời gian của các cấu trúc vũ trụ lớn (thiên hà, đám thiên hà...). Để hoàn thành nhiệm vụ này, thiết bị sẽ quan sát chụp ảnh bầu trời nhằm tìm kiếm 4 bằng chứng liên quan. Trước tiên, đó là tìm kiếm khoảng 4000 siêu tân tinh loại 1a, đo đạc khoảng cách cũng như độ dịch chuyển đỏ (redshift) của chúng để tính toán tốc độ giãn nở vũ trụ. Thứ hai, nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát cách thức và tốc độ hình thành các đám thiên hà (galaxy cluster) trong vũ trụ. Thứ ba và bốn sẽ là nghiên cứu hiện tượng thấu kính hấp dẫn yếu và các dao động âm baryon (Baryon acoustic oscillation) nhờ các bức ảnh chụp được để tìm ra các thay đổi trong tốc độ hình thành và kết tập của vật chất trong vũ trụ.

Nếu xét dưới góc nhìn của người không chuyên môn, có thể tóm gọn nhiệm vụ của DECam sẽ là chụp ảnh (màu) của khoảng 1/8 diện tích bầu trời, với 300 triệu thiên hà, 100.000 đám thiên hà, và 4000 siêu tân tinh. Một khối lượng công việc quả thật rất khổng lồ, với thời gian hoàn thành chỉ trong 5 năm mà thôi.


Một tin nóng hổi liên quan đến dự án này là vào ngày 12 tháng 9 vừa qua, DECam đã đi vào hoạt động thử nghiệm và cho ra những hình ảnh đầu tiên về bầu trời phía nam với hệ thống camera 570 megapixel của mình. Những bức hình đã được thu nhỏ lại và chúng tôi đặt ngay dưới. DECam được dự kiến sẽ đưa vào hoạt động chính thức cỡ khoảng tháng 12 năm nay.

Video quá trình lắp đặt DECam:

Hình ảnh do DECam chụp được khi chạy thử nghiệm trong những ngày tháng 9 vừa qua:


Hình ảnh Camera Năng Lượng Tối DECam:

Hình ảnh các mốc thời gian và nhiệm vụ đo đạc vũ trụ mà nhóm nghiên cứu phải thực hiện cùng DECam:

DEC_infographic_083012.jpg
Sử dụng DECam, the Dark Energy Survey sẽ xác định lịch sử giãn nở của vũ trụ cũng như quá trình phát triển theo thời gian của các cấu trúc vũ trụ lớn. Để hoàn thành nhiệm vụ này, DECam và các nhà khoa học sẽ phải quan sát bầu trời để tìm kiếm 4 miếng ghép cần thiết: siêu tân tinh, thấu kính hấp dẫn, các đám thiên hà và các dao động âm baryon.



Các đám thiên hà
DECam sẽ quan sát hàng chục ngàn đám thiên hà. Dù tuổi đời còn trẻ, quá trình phát triển của các đám thiên hà được cho là có liên quan mật thiết đến năng lượng tối

Các dao động âm baryon
Trong vũ trụ ban sơ, khoảng 100s sau Big Bang, vật chất được suy đoán là tồn tại trong một biển các hạt siêu nóng. Các dao động âm baryon, những gợn sóng trong biển hạt này, có vai trò trong sự hình thành các cấu trúc vũ trụ và chúng hoàn toàn có thể đo đạc được. DECam sẽ quan sát các thay đổi trong các gợn sóng baryon này để tìm hiểu những biến thiên trong tốc độ giãn nở vũ trụ.
43 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vũ trụ thật là rộng lớn , và trí tuệ con người ngày càng thông minh hơn
Hoan nghênh những con người đã làm ra cái này và cho những người như chúng ta biết thêm về vũ trụ rộng lớn
Nghiên cứu thiên hà thì dc chớ cái vật chất tối thì mơ hồ quá. Kính lại đặt trên mặt đất của trái đất nữa, một cơn gió nhẹ cũng đủ làm bó tay rồi chứ chưa kể sai số điện tử của 1 đống thiết bị.
dangphi95
TÍCH CỰC
12 năm
@baotuan bác là nhà khoa học àh 😁
dovanpho
ĐẠI BÀNG
12 năm
@baotuan hì, vì có những thứ mơ hồ nên ngày nay ta mới có cái đèn chổng ngược để thắp sáng. 😁
hieubf
TÍCH CỰC
12 năm
@baotuan sao phải xoắn, nó được làm từ những cái đầu giỏi nhất hành tinh này. ko biết là được hay chưa nhưng mà cũng phải cố, thế thì mới tìm được ra cái mới. ko tìm được cái muốn tìm thì lại tình cờ ra cái khác.
@baotuan người ta làm thật chứ không chém gió đâu bác 😁
kinh hoàng quá
Nếu có người điều khiển được năng lượng tối thì phép thuật thực sự tồn tại.
@superngocson Ko có thượng đế j đâu babe. Mấy ông khoa học soi cái vũ trụ này đâu có thấy ông thánh nào ngoài ý đâu 😁
Người ngoài hành tinh sẽ "lộ mặt" ?
570 chụp chắc tận lỗ rún mấy em hotgirl quá! cho mình mượn chơi tý !! :eek:
@honghai12a1 :p570 còn thua xa nhiều em lắm bác, đã có máy ảnh 5 triệu MP rồi ấy
@Science and Technology 570 Megapixel = 570 triệu pixel đó thanh niên =.=''. 5 triệu của ông là cái đinh gì chưa?
hi vọng tới lúc mình chết cũng biết đc trái đất có bạn bè

Yên tâm đi. Sắp tìm ra "bạn" rồi. Mình doán khỏang 20năm nữa. He


Chuyên:
- Solar panel, Solar controller, Pure sine wave Solar inverter, Solar Grid tie inverter.
- Tuabine Gió, Hệ thống điện gió kết hợp năng lượng mặt trời. Đồng hồ đo công suất...
Miễn phí chuyển hàng đi toàn quốc!
tinhte0112
ĐẠI BÀNG
12 năm
Nói chung là em không hiểu? @@
Trên thế giới chắc được vài người hiểu. 😁
'Dark' trong trường hợp này dịch là 'tối' là không sát nghĩa ==> nên dùng 'Dark Energy Camera' như 1 tên riêng thôi ==> tiêu đề có thể là:

Dark Energy Camera: thiết bị khảo sát năng lượng bí ẩn của vũ trụ mạnh nhất thế giới với 570 Megapixel

sorry nếu wrong 😁
@tuanck2004 Bác chưa nghe vật chất tối, năng lượng tối bao giờ à. o_O
@tuanck2004 Dark là tối bạn ạ. Dark matter là vật chất tối. Nó liên quan đến chuyển động dị thường của các phần khác nhau của thiên hà. Gọi là tối vì nó không có tương tác điện từ, yếu, mạnh với các vật chất thông thường ta quan sát được hằng ngày. Bạn nói cũng không sai, cho đến gần đây, đây vẫn là một trong những vấn đề hóc búa của vật lý, nhưng đối với các nhà khoa học, dark matter hay dark energy đã không còn là bí ẩn nữa rồi.
Cũng cần phân biệt vật chất tối và năng lượng tối (xem thêm ở Wikipedia).
Bạn nên tìm hiểu kỹ vấn đề trước khi cho rằng điều ai đó nói là sai. Peace!
nobitaver
TÍCH CỰC
12 năm
Mình đọc bài này xong cũng chã chiểu năng lượng tối là năng lượng j? Có pai năng lượng của bóng tối hok ta ?
lendras
TÍCH CỰC
12 năm
@nobitaver Các nhà vật lý vũ trụ học không thể hiểu được vì sao các thiên hà lại đang di chuyển ra xa nhau với tốc độ tăng rất nhanh theo khoảng cách, tức là vũ trụ đang giãn nở rất nhanh. Nhưng với mật độ của vũ trụ hiện giờ, các nhà khoa học lại tính toán được là nó phải co lại chứ không thể giãn ra như vậy được. Vì vậy mà họ phải cho ra một lý thuyết về một loại lực rất mạnh, thắng cả lực hấp dẫn để mà kéo vũ trụ giãn ra. Nhưng mà với tầm khoa học hiện giờ, con người không thể quan sát, đo đạt hay cảm nhận được loại lực này. Do đó nó mới được đặt tên là Năng Lượng Tối, tức là loại năng lượng chưa thể biết được nó là gì, năng lượng bí ẩn.
ngossonwp7
ĐẠI BÀNG
12 năm
Nghe nói có một hầm mỏ ở Anh người ta sử dụng các cảm biến siêu nhạy để tìm dấu vết của năng lượng tối nhưng vẫn chưa có kết quả gì thì phải. Theo như em biết năng lượng tối ko phải là vật chất vì thế chúng có thể đi qua những cảm biến kia mà ko bị phát hiện. Có lẽ phương pháp kia sẽ đem lại kết quả bằng cách nghiên cứu dán tiếp.😁
đúng là không gian vũ trụ bao la quá....
Ăn lương tối à 😃
Cảm ơn bác đã viết bài này! Hix nhưng em đọc không hiểu năng lượng tối là gì cả. Ngày xưa học vật lí có biết về lỗ đen làm cong đường đi của ánh sáng thôi!
ngossonwp7
ĐẠI BÀNG
12 năm
@johnny8384 Thực ra cũng ko ai hiểu năng lượng tối là gì cả vì chưa có bằng chứng và nghiên cứu cụ thể về nó. Nó chỉ là một giả thiết để lấp đầy khoảng chống của vũ trụ, là nguyên nhân của sự giản nở ngày càng nhanh của vũ trụ. Và một ngày nào đó năng lượng tối sẽ làm các hành tinh xa nhau đến nỗi chỉ còn lại một màu đen trên bầu trời 😁 Và xa hơn nữa nó sẽ xé toạc các nguyên tử, phân tử và đưa vũ trụ về trạng thái mà chỉ còn là những hạt cơ bản trôi nổi trong không gian :D
Hyper But
TÍCH CỰC
12 năm
Đang nóng lòng, không biết trong cái hố đen là gì 😁
Chịu thua ông nào chế tạo ra cái này.Thật là kinh khủng.Ước gì nó nhỏ gọn như cái bút thì......
Đọc đến đoạn chụp "thu nhận ánh sáng 100.000 thiên hà mỗi lần chụp với khoảng cách 8tỉ năm ánh sáng, Mình thắc mắc vậy nó chụp nhanh hơn tốc độ ánh sáng à. Nghe hơi thắc mắc, vậy nó chỉ nhận chứ không thể săm soi thêm gì rồi.

Share Apps: https://www.box.com/shared/44250d958f0445eb6208
ngossonwp7
ĐẠI BÀNG
12 năm
@Thanh Hai's Làm gì có. Đấy là hình ảnh của thiên thể cách đây 8tỷ năm trước. Chình vì thế mà nó ý nghĩa trong việc nghiên cứu lịch sử của vũ trụ.
@ngossonwp7 Có lý, nhưng sự chính xác nằm ở nhà nghiên cứu, mình thì lý thuyết thôi.

Sent from my HTC One X using Tinhte.vn
Tau đến trái đất ở 10 năm nay rồi tụi bây còn tìm ai nữa.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019