Đế chế đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã sụp đổ vì biến đổi khí hậu như thế nào?

P.W
14/1/2019 18:56Phản hồi: 67
Đế chế đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã sụp đổ vì biến đổi khí hậu như thế nào?
Giờ nếu anh em gõ cụm từ “first empire in history” vào Google, nó sẽ hiện câu trả lời là Akkadian Empire. Đế chế Akkad nằm ở khu vực Mesopotamia cổ đại, giờ là vùng Cận Đông. Nó tồn tại hơn 4.000 năm về trước, thống nhất những thành phố độc lập, thống nhất cả những tộc người nói tiếng Akkad và tiếng Sumer lại dưới sự trị vì của vua Sargon sau khi chiến thắng trận đánh Uruk.

Tinhte_Akkad3.jpg
Sargon, vị vua đầu tiên trị vì đế chế Akkad.

Theo sách sử, vào thế kỷ 22 trước Công Nguyên, sau khoảng 180 năm tồn tại, đế chế Akkad sụp đổ. Con người ở đây bắt đầu sống trong thời kỳ tăm tối không có ai cai trị sau khi tộc người man di Gut, gốc Sumer đến từ dãy núi Zagros tấn công xuống vùng đồng bằng.

Cũng có một luồng tư duy cho rằng, không chỉ riêng sự tấn công của người Gut, mà một thảm họa tự nhiên được đặt tên là “Hạn hán 4.200 năm trước” đã khiến người dân Akkad không thể trồng trọt. Thiếu lương thực và nước uống, đế chế đầu tiên của lịch sử nhân loại sụp đổ. Mới đây, những nhà khoa học nghiên cứu sự thay đổi của hóa chất tạo nên những mảng măng đá bên trong hang động Gol-e-Zard, phía sau ngọn núi Damavand đã xác nhận rằng, đế chế Akkad sụp đổ một phần lớn nguyên nhân vì biến đổi khí hậu.

Tinhte_Akkad6.jpg


Thời kỳ hoàng kim, đế chế Akkad trải dài theo hai con sông Tigris và Euphrates. Nó là một vùng đất rộng lớn. Giờ đây lãnh thổ đế chế Akkad bao trùm từ miền nam Iraq, xuyên qua cả Syria sang đến Thổ Nhĩ Kỳ. Vùng đất này có sự đa dạng khí hậu rất cao, từ vùng đất phụ thuộc vào mưa ở phía bắc (được mệnh danh là vựa bánh mỳ của châu Á), cho đến vùng đất trù phú nhờ phù sa bồi đắp ở phía nam. Lúc này, Babylon cũng mới chỉ là một thành phố nhỏ thuộc sự cai quản của đế chế Akkad.

Nhờ vào sự trù phú của nó, vùng đất phía nam được chính quyền Akkad sử dụng để trồng ngũ cốc nuôi sống quân đội và phân phối đến những thành phố khác. Thế rồi hơn 1 thế kỷ sau khi được hình thành, đế chế Akkad bất ngờ sụp đổ, kéo theo đó là chiến tranh liên miên. Thời kỳ này được ghi lại trong văn bản cổ đại có tên “Lời nguyền Akkad”: “…đất trồng trọt không trồng ra hạt, cánh đồng ngập nước không có cá, vườn cây không tạo ra rượu vang, và những đám mây thì không có mưa.”

Tinhte_Akkad1.jpg

Lãnh thổ đế chế Akkad hơn 4.000 năm về trước.

Lý do cho sự sụp đổ của đế chế này giờ vẫn đang là chủ đề tranh cãi của các nhà sử học, khảo cổ và các nhà khoa học. Một trong những cách nhìn nhận vấn đề được đông đảo khoa học gia đồng thuận là của nhà khảo cổ học Harvey Weiss của trường đại học Yale, dựa trên ý kiến của Ellsworth Huntington: Người dân Akkad bị ảnh hưởng bởi một đợt hạn hán nghiêm trọng, khiến toàn bộ miền bắc lãnh thổ đế chế này không có mưa, không thể trồng trọt được.

Weiss biện luận cho ý kiến của mình bằng những chứng cứ, rằng ở khu vực phía bắc Syria, dân Akkad bỏ nhà ra đi khoảng 4.200 năm về trước, dựa vào việc không tìm thấy dấu tích đồ gốm cùng những chứng tích khảo cổ khác ở khu vực này sau khi cơn hạn hán tấn công. Lớp đất màu mỡ bị thay thế bởi cát bụi mà gió thổi tới, một hiện tượng điển hình của hạn hán. Kiểm tra lớp trầm tích dưới đáy biển ở vịnh Oman và biển Đỏ cũng cho thấy lớp cát bụi tương tự đã bị thổi ra biển, hoàn thiện luận cứ của nhà khảo cổ này.

Tinhte_Akkad7.JPG
Tượng nữ giới Akkadian, đặt tại viện bảo tàng của Viện nghiên cứu phương Đông, đại học Chicago

Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu khác tiếp cận cách nhìn của Harvey Weiss cẩn trọng hơn vì coi bằng chứng này là chưa thực sự đầy đủ để biến hạn hán trở thành nguyên do trực tiếp dẫn tới sự sụp đổ của Mesopotamia.

May mắn thay mới đây, dữ liệu lấy từ măng đá bên trong hang động Gol-e-Zard ở Iran đã củng cố thêm cơ sở cho nhận định nói trên. Dù nằm cách lãnh thổ vốn có của đế chế Akkad cỡ vài trăm dặm, nhưng hang động này nằm đúng hướng gió thổi xuống. Kết quả cho thấy, 90% lượng cát bụi thổi vào bên trong hang động này đều đến từ những sa mạc ở Syria và Iraq.

Quảng cáo



Tinhte_Akkad4.jpg
Lối vào hang đá Gol-e-Zard, Iran.

Bụi sa mạc thu thập được có lượng magnesium cao hơn hẳn so với loại đá vôi vốn hình thành nên những trầm tích bên trong hang động Gol-e-Zard. Các nhà khoa học đánh giá lượng bụi theo từng thời kỳ một cách chính xác dựa vào lượng magnesium có ở từng lớp măng đá mà họ nghiên cứu, sử dụng kỹ thuật tính niên đại bằng uranium-thorium. Nhờ đó, họ đã nhận ra hai giai đoạn khô hạn nghiêm trọng ở khu vực Cận Đông, diễn ra cách đây lần lượt 4.510 và 4.260 năm. Giai đoạn đầu, khô hạn diễn ra trong 110 năm, nhưng đến giai đoạn thứ hai, toàn bộ vùng đất phải trải qua 290 năm không có một giọt mưa nào.

Quay trở lại với lịch sử. Những người dân phía bắc lãnh thổ đế chế Akkad di cư hàng loạt xuống phía nam để sinh sống, và gặp phải sự kháng cự của người dân ở đây. Một bức tường dài 180km có tên “Repeller of the Amorites” được dựng lên giữa hai con sông Tigris và Euphrates để kiểm soát người dân di cư, chẳng khác gì những chiến lược của thế kỷ XX cả. Vài trăm năm sau, cũng tại đây, một đế chế mới trỗi dậy và tồn tại vài trăm năm, mang tên Babylon.

Tinhte_Akkad5.jpg
Tường thành Babylon và đền thờ thần Bel, một vị thần cổ đại xứ Mesopotamia.

Và như vậy chúng ta có thể đi đến kết luận rằng, không như nhiều đế chế sụp đổ vì chiến tranh, bệnh dịch, Akkad, đế chế đầu tiên của nhân loại sụp đổ vì chính hiểm họa mà con người hơn 4.000 năm sau vẫn phải đối mặt: Biến đổi khí hậu.

Tham khảo Inverse

Quảng cáo

67 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Uruk có phải là thành phố trong Hậu duệ mặt trời kô nhỉ?
@ntdieu Chuẩn roài 😃
HPSS
TÍCH CỰC
5 năm
4000 năm trước người Hoa vẫn chưa ăn Tết Nguyên Đán, vì đó là ngày lễ của người Bách Việt. Thế mà giờ có mấy con giời đòi bỏ 😁
masterss0
TÍCH CỰC
5 năm
@songthuong09 bác nói chuẩn vãi.
Quan trọng là các thánh con giời k nghĩ đến chuyện thay đổi tu duy người dân thành văn minh công nghiệp như người ta, mà cứ đè ra những ý tương bắt chước k giống ai.
Cái gi cũng "thế giới có nhiều nước làm rồi, mình cũng phải làm" nghe nhạt thếch, lý do vậy cũng nghĩ ra dc, cũng nói dc bao nhiu năm mới sợ chứ :eek::eek:
Nhật có ~20 ngày lễ quốc gia dc nghỉ chính thức, các kỳ nghỉ dài như tết tây, golden week, nghỉ thu đều kéo dài cả tuần. mà mình thấy đa số các ngày lễ lẻ lẻ họ vẫn tăng ca, chỉ nghỉ chủ yếu vào CN. Chắc để kiếm thêm thu nhập 😁:D
windhn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@HPSS Làm gì có ai bảo bỏ tết Nguyên Đán đâu ? Các bác bị tào lao à ? Kể cả Ngô Bảo Châu cũng đâu có bảo bỏ @@ Thử google lại sẽ rõ nhé.
Chỉ nhiều người đề nghị giảm bớt ngày nghỉ tết Nguyên Đán đi và tăng ngày nghỉ tết dương lịch lên thôi.
@HPSS Người Bách Việt ăn Tết vào tháng Tý chứ ko ăn Tết tháng Dần.
Khi Hán Cao Tổ lên ngôi (vào tháng Dần) thì mới bắt dân ăn Tết vào tháng ông ấy lên ngôi luôn.
Biến đổi khí hậu là hiewnj tượng tự nhiên nếu như căn cứ theo bài này . Vậy ta cứ thoải cmn mái mà sống đừng lo nghĩ quá nhiều đến vấn đề môi trường do con người gây ra .
@uthalinh Ăn xong có gì cứ vứt ở nhà nhá, đừng có mang rác ra đường đổ. Nhà bạn muốn làm gì thì làm
Thông tin lịch sử thú vị.
Thanks mod chia sẻ.
Ảnh cuối sai rồi Mod, đây mới là kiến trúc Babylon cổ đại. Kia là đền thờ thần Bel, có tác dụng thần phục các quốc gia đối địch sau 1000 năm.

hieudv1
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Duong_Act BG, BB này là trong mấy cái chiến dịch có sẵn ấy bạn.
holokids
TÍCH CỰC
5 năm
@AmbitiousMan Buff con megaman nó bắn laze tới sáng.
phutranviet
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Hunglong96 bác cho mình hỏi h mua trên steam để chơi onl thì nên mua bản nào để search 1 phát là có người chơi vậy ??
@AmbitiousMan Nhìn hình nhớ thời xưa chiến game này cùng các anh em quá, 1 thời cả đám kéo ra quán net ngồi chơi tới 1g sáng
Thành babylon chắc thì vl rồi 😃
Vipkaka$
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nền văn minh lưỡng hà chứ gì
Hoang-kuro
TÍCH CỰC
5 năm
tấm hình cuối là vẽ ah? :eek:.
mức độ chi tiết và đổ bóng như thật vậy ấy,thêm cái khoảng chuyển cảnh mờ dần nữa.
NatvPa
TÍCH CỰC
5 năm
Trump đã từng là vua Lưỡng Hà sao?
integer941
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mod đã rút được sợi dây kinh nghiệm, không thấy lỗi chính tả :rolleyes:
nnn1234
ĐẠI BÀNG
5 năm
sao gọi là đế chế mà ko phải nhà nước nhỉ
integer941
ĐẠI BÀNG
5 năm
@ngayxuan09071982 Thiết nghĩ đây cũng là mặt trái của việc chuyển qua chữ quốc ngữ, chúng ta biết mặt chữ nhưng không biết nghĩa, bản thân từ đế chế đã tự giải thích cho nó nhưng không có vốn từ Hán Việt nên ta không hiểu mà chỉ dùng thôi. Đế chế là chế độ chính trị của nước có hoàng đế đứng đầu
nnn1234
ĐẠI BÀNG
5 năm
@integer941 thế mấy bác xưng đế ở lịch sử Việt Nam xưa như Lý Nam Đế, Quang Trung Hoàng Đế, Đinh Tiên Hoàng Đế... thì có gọi là đế chế Việt Nam không nhỉ?!?!
integer941
ĐẠI BÀNG
5 năm
@ngayxuan09071982 xưng đế là cao hơn xưng vương một bậc, vương có thể chỉ là một vùng đất nhỏ nhưng đế thì lớn hơn, xưng đế tức là các vị ấy đặt mình cao ngang hàng trung quốc chứ không phải là chư hầu như vương.
nnn1234
ĐẠI BÀNG
5 năm
@integer941 đế chế Việt Nam, nghe hay phết...😃
😁 Đế chế nghe hoành tráng
mẫu trong hình đẹp quá, nhất là trang phục, theo kinh thánh thì babel bị Thiên Chúa trừng phạt cho mọi người nói nhiều thứ tiếng khác nhau nên công trình bị dang dở đó cũng là lý giải tại sao có nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới 😃, vậy là 4000 năm trước lịch sử đã đc kinh thánh ghi chép 😃
Trông ông vua đầu tiên giống người Anunnaki. Tưởng công nghệ cao lắm chứ nhỉ.
Mình tưởng đế chế đầu tiên kà atlatit chứ
bourne6372
TÍCH CỰC
5 năm
Hay quá,thanks bác
Nhiều thánh AOE còn phán đế chế Hittite là Việt Nam 😁
kataro92
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thật không thể tin nổi, không có lỗi chính tả nào cả, đọc lại lần 1, lần 2, ... , à, có 1 chỗ hơi sai sai 1 tý.
"diễn ra cách đây lần lượt 4.510 và 4.260 năm."-->"diễn ra cách đây lần lượt 4.510 và 4.260 năm trước."
May quá, mình vẫn đang ở trang tinhte chính chủ 😁
MrBéoÚ
ĐẠI BÀNG
5 năm
@kataro92 thánh soi ^^

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019