Địa động nghi - thiết bị được cho là có khả năng phát hiện động đất đầu tiên trên thế giới

MinhTriND
2/8/2017 13:9Phản hồi: 60
Địa động nghi - thiết bị được cho là có khả năng phát hiện động đất đầu tiên trên thế giới
KENG! Đầu một con rồng được điêu khắc tinh xảo đính trên vật giống như chiếc bình đột nhiên nhả ra một quả bóng kim loại vào miệng của một con cóc bằng đồng đang chờ sẵn bên dưới. Điều này khiến các triều thần của hoàng đế nhà Hán kinh ngạc, bởi nó dường như là lời cảnh báo cho một trận động đất sắp xảy ra ở đâu đó trên lãnh thổ Trung Quốc. Tại kinh đô Lạc Dương, không một chấn động nào được ghi nhận. Thế nhưng chỉ vài ngày sau đó, một người cưỡi ngựa phi nước đại đến và mang theo một tin tức quan trọng, một trận động đất vừa tàn phá Lũng Tây, địa phương nằm cách thủ phủ 700 cây số. “Đó là lúc tất cả mọi người đều phải thừa nhận sức mạnh tiềm ẩn của dụng cụ này".

Từ đó, các quan chức làm việc tại Văn phòng Thiên văn học và Lịch của quốc gia được yêu cầu phải chú ý đến mọi động tĩnh của thiết bị kì lạ nói trên - thiết bị đo địa chấn đầu tiên trên thế giới. Trung Quốc đã trải qua những trận động đất ít nhất từ năm 780 trước công nguyên, sớm hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, và Trung Quốc cũng là đất nước từng hứng chịu 2 trận động đất khủng khiếp nhất trong lịch sử. Chính vì lẽ đó, không quá ngạc nhiên khi một quan chức của Trung Quốc - Zhang Heng (Trương Hành) có lẽ chính là người đầu tiên tạo ra dụng cụ dự báo động đất, ngay từ những năm 132 sau công nguyên. Câu chuyện nổi bật kể về Trương Hành được viết lại một cách kỹ lưỡng trong Hậu Hán thư, một trong những quyển sách lịch sử nổi tiếng nhất của Trung Quốc.

Giờ có lẽ là lúc chúng ta nên nói về thiết bị kì lạ này. Mang hình dáng của một chiếc bình cao trên 2 mét, xung quanh công cụ được đính lên 8 cái đầu rồng nhìn theo các hướng của la bàn, bên dưới là 8 con cóc đang há miệnh chờ sẵn. Nếu con rồng nhả quả cầu kim loại đang ngậm trên miệng vào bụng con cóc nào, hướng đó sẽ có động đất. Trương Hành gọi đó là “địa động nghi”, nghĩa là “công cụ theo dõi gió và chuyển động của trái đất”. Sự ra đời của thiết bị này xuất phát từ niềm tin của ông, khi ông cho rằng động đất xảy ra có liên quan đến chuyển động của không khí, đặc biệt là khi những cơn gió bão gặp phải các chướng ngại trên đường đi của chúng, chẳng hạn như một ngọn núi.

Tuy nhiên, lý do để ông quyết định chế tạo thiết bị dự báo động đất vì vào lúc bấy giờ, người ta tin rằng động đất chỉ xảy ra khi có một vị quan nào đó trong triều thực hiện hành vi sai trái. “Trời cao rạn nứt và Trái đất rung chuyển”, đó là một trong nhiều câu được người Trung Quốc nhắc đến khi nói về chính trị và cuộc sống hàng ngày. Sau khi một trận động đất xảy ra và làm rung chuyển thủ phủ, Trương Hành đã báo cáo lên hoàng đế và mô tả thảm họa đó như một lời quở trách của thần thánh đối với sự thất bại đối với chính sách mới, trong việc tuyển mộ người có tài và đức cho các bộ phận của triều đình. Nếu những chuyển động diễn ra trong lòng đất là điềm báo cho những vụ tham nhũng, một công cụ để phát hiện các trận động đất sẽ giúp đỡ rất nhiều cho các hoàng đế anh minh. Tuy nhiên, những kẻ hoạn quan trong triều lại không cảm thấy như vậy.

Có một lần, vị hoàng đế trẻ tuổi được cho là đã cho triệu Trương Hành và các hoạn quan vào phòng, yêu cầu ông nêu tên những kẻ đạo đức giả có mặt ở đó. Những vị này lườm Trương Hành với ý hăm dọa đến mức ông phải nói tốt về họ. Tuy nhiên sau này, do nhiều lần vạch mặt sự bất tài vô dụng của các hoạn quan, họ đâm ra ghét và chi trích Trương Hành, khiến cho sự nghiệp của ông trong triều trở nên thất bại. Phản ánh những khó khăn của mình trong cuộc sống ở hoàng cung qua những câu thơ cũng đã giúp cho ông trở thành một trong những nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc.


Đôi nét về Trương Hành

truong-hanh-tinhte.jpg

Trước khi dấn thân vào chốn quan trường, Trương Hành đã giành ít nhất vài thập kỷ trong cuộc đời mình để sống ở 1 nơi cách xa kinh thành. Ông được sinh ra vào năm 78 trong một gia đình trí thức nhưng không giàu có. Năm 112, sau quá trình học tập không ngừng nghỉ, ông được mời đến kinh thành để giữ một chức quan tại đây. Nhờ tài năng của mình, Trương Hành sau đó thăng quan, tiến chức, trong đó có một giai đoạn ông được giữ vị trí đảm nhiệm vai trò như như một nhà chiêm tinh. Lấy cảm hứng từ bầu trời, ông là người Trung Quốc đầu tiên mô tả một cách rõ ràng về việc trái đất có dạng hình cầu với đường xích đạo, và chỉ ra sự khác nhau của mặt trời trong năm.

Ông cũng cho là đã thiết kế một thiết bị gọi là “hỗn thiên nghi”, dụng cụ thiên văn dùng sức nước đầu tiên trên thế giới. Năm 134, Trương Hành có quyền được túc trực trong cung điện, cho phép ông đưa ra những tư vấn cho hoàng đế. Mặc dù là một tài năng hiếm có, song thái độ của Trương Hành với các hoạn quan lúc bấy giờ khiến tên tuổi và những phát minh vĩ đại của ông không bao giờ được ghi chép trong sách sử. Ông chính là người phản đối ý tưởng sửa đổi lịch Trung Quốc và biên dịch lịch sử nhà Hán dựa theo những lời giáo huấn thiếu căn cứ, giống như kiểu lời tiên tri của Nostradamus.

Tuy nhiên, ý tưởng này lại rất được ưa chuộng bởi vua và triều thần. Năm 136, có lẽ vì chịu quá nhiều áp lực chính trị, Trương Hành rời thủ phủ, nắm giữ một chức quan nhỏ và đến năm 138 thì lui về, sống một cuộc sống bình yêu tại quê nhà. Không lâu sau, ông được gọi là kinh thành nhưng đã qua đời ngay sau đó - vào năm 139.

Địa động nghi


Cho đến nay, địa chấn kế do Trương Hành sáng chế vẫn còn là một bí ẩn lớn, một phần vì sự biến mất không dấu vết, và một phần vì các nhà địa chấn học hiện vẫn chưa đồng ý với cơ chế hoạt động bên trong thiết bị này. Hậu Hán thư có một đoạn nói về địa động nghi nhưng miêu tả rất hạn chế về những gì có bên trong: “Một hình trụ nằm ở trung tâm có khả năng chuyển động ngang theo 8 hướng để đóng hoặc mở miệng của con rồng”.

Theo nhà sử học Christopher Cullen, một người nghiên cứu về Trung Quốc cổ đại, “Những mô tả về thiết bị cung cấp cho chúng ta đủ chi tiết để đưa đến nhiều nỗ lực phục dựng, nhưng vẫn không đủ rõ ràng để thực hiện một cách chính xác nhất”. Theo ông, hình trụ nằm ở trung tâm được mô tả trong sách sử Trung Quốc chắn chắn phải là một con lắc cực kỳ nhạy cảm. Tuy nhiên, chưa đủ bằng chứng để biết làm thế nào cơ chế này có thể giữ ma sát cơ học đủ thấp để phát hiện ra chuyển động cực nhẹ của mặt đất, hơn cả cảm nhận của con người.

Quảng cáo


dia-dong-nghi-tinhte-01.jpg

Ngoài ra, điều chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết là liệu phát hiện động đất của địa chấn kế do Trương Hành tạo ra có thật như những gì ghi chép trong Hậu Hán thư, tác phẩm được hoàn thành vào khoảng năm 440, một thế kỷ sau cái chết của ông. Ngoài ra, phát hiện này đã không được đề cập trong tác phẩm lịch sử trước đó của Trung Quốc. Cullen nghi ngờ khả năng của địa động nghi là do những “fan hâm mộ” thêu dệt nên, do họ quá ngưỡng mộ tài năng về cơ khí của Trương Hành.

Mặc dù còn tồn tại nhiều nghi vấn, tuy nhiên, điều đó cũng không thể ngăn cản các chuyên gia đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia khác trong nỗ lực tái tạo địa động nghi. Wang Zhenduo - người phụ trách bảo tàng quốc gia Trung Quốc, đã phục dựng địa động ghi 2 lần: một cái được hoàn thành vào năm 1936 với con lắc được lắp bên trong, cái còn lại được làm vào năm 1950 và được trang bị một con lắc ngược. Đáng tiếc, không một mô hình nào có thể phản ứng trước những cơn động đất thật, trong đó bao gồm trận động đất Đường Sơn năm 1976 làm chết hàng trăm ngàn người.

Trận động đất này cũng đã gây chấn động Bắc Kinh, nơi lưu trữ mô hình phục dựng địa động nghi thứ 2 của Wang. Trong khoảng một thập kỷ trước, nhóm các nhà khoa học đến từ Học viện Khoa học Trung Quốc đứng đầu bởi nhà địa vật lý đã về hưa Feng Rui, đã phát triển và thử nghiệm một mô hình địa chấn kế hoạt động dựa vào chuyển động của con lắc. Hiện sản phẩm này đang được bảo quản tại Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh, tuy nhiên, nó vẫn chưa phát hiện ra một trận động đất nào, ngay khi năm 2008 từng xảy ra một trận động đất gây chao đảo Tứ Xuyên.

Tại Bảo tàng lịch sử Tự nhiên London (Anh) cũng có một mô hình địa động nghi khác, đây là sản phẩm được phục dựng dựa trên thiết kế của Wang, và cũng là cái được BBC dùng để thực hiện một chương trình phát sóng vào những năm 1970. Hiện tại, mô hình này vẫn chưa có cơ hội “thử sức” do sự ổn định địa chấn ở Anh. Tuy nhiên, sự phổ biến của nó cho thấy phát minh của Trương Hành không chỉ mê hoặc giới khoa học Trung Quốc, mà còn cả một nền khoa học thế giới.

Tham khảo: NewScientist
60 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

phuongthao93
ĐẠI BÀNG
7 năm
Tất cả là truyền thuyết, mà biết đâu nó có thật.
lehongxuan
TÍCH CỰC
7 năm
Sao em trông cái ảnh bên trên với cái ảnh bên dưới nó khác nhau nhiều thế :p
@lehongxuan Ảnh chụp thường và chụp bằng camera 360 bạn nhé
xuanhong95
ĐẠI BÀNG
7 năm
@lehongxuan tình trạng chung của việc mua hàng online hiện giờ 😁
TqTTpT
TÍCH CỰC
7 năm
nhìn lịch sử bọn Tàu thấy sướng, văn bản, di tích còn nhiều và khá đầy đù
chả bù cho ta, bọn khựa sang lần nào là đốt sạch, phá sạch lần đấy
@dark knight 918 Sử nào phủ nhận công lao của các Chúa Nguyễn vậy. Cho mình xin tí bằng chứng
@hsukaka VG nó chưa xấu bằng lũ giòi bọ này. Nhưng mà không phủ nhận vai trò của chúng, chúng như là những hạt bụi "che phủ" bảo vật, lâu ngày sẽ chất thành đống kiểu như hoang tàn đổ mục cho đến khi ta chỉ cần phủi bụi thì bảo vật lại lộ ra.
@thedeath1883 Chuẩn đấy. Nguyên cái đoạn Nguyễn Huệ chạy bộ từ Huế ra Hà Nội trong mấy ngày em đã thấy phê rồi 😁 còn giáo dục Việt Nam thì không phải bàn nhiều rồi! 😃
alllove_vn
TÍCH CỰC
7 năm
công nhân càng đọc càng thấy cái này nó ảo và tâm linh quá. làm quái có gì nhìn đơn giản thế mà định hướng được hướng sẽ xảy ra động đất. Tụi tàu hay thần thánh và huyền thoại hóa nhiều thứ lắm. Ngày trước mình mê tín lắm hồi còn đi học cứ hay tin vào hạp tuổi rồi thuyết ngũ hành của tụi nó ăn mặc phải hạp màu và chơi phải hạp tuổi. sau này làm ăn rồi lập gia đình thấy nó không đúng và mình hành sự theo cảm tính của phương tây là nhiều làm gì thuận là làm không coi ngày giờ gì cả.
daivigold
TÍCH CỰC
7 năm
@alllove_vn Bạn chắc j hiểu hết mà phán hay thế. Vd như hướng động đất nó thay đổi từ trường làm quả bóng bằng kim loại rơi ra thì sao? Đó là mình chỉ nêu 1 vd. Còn cơ chế hoạt động thực sự thế nào thì cả thế giới còn chưa biết, thì ở đây chưa ai đủ tầm để phán
minhlengoc
ĐẠI BÀNG
7 năm
@alllove_vn Đừng đùa bác, khoa học Phương Đông hoặc khoa học tàu cộng là dựa trên kinh nghiệm đúc kết, VD: giáng vàng thì gió giáng đỏ thì mưa... còn phương Tây thì sẽ tìm câu trả lời cho sự đúc kết đó.
tichla
ĐẠI BÀNG
7 năm
@alllove_vn rất giống mình
cuong642
TÍCH CỰC
7 năm
@alllove_vn Nhớ ko nhầm thì la bàn cũng do tàu làm đầu tiên.
Mặc dù mình ko mê tín, nhưng tâm niệm, nhưng ông bà ta có câu, có thờ có thiêng, có kiêng có kỵ. Làm việc đại sự nên xem giờ, ngày, tháng, năm. Ko sau này chết rồi hoá hồn về hành con cái. Ahihi
Hứ, không thể tin mấy lão gia hỏa tung của này đuợc. Đối với bậc thầy hàng nhái thì kiểu gì mà không làm đc, nhất là hiện giờ đang thời kỳ quảng bá tư tuởng văn hóa của nó. Cái gì cũng là của nó cả, nó chỉ tiếc chưa đưa lên cơ quan nhận bằng sáng chế lúc bấy giờ thôi. Ko biết các hạ nghĩ sao chứ tại hạ thì không tin vào sử sách tung của cho lắm a.
nhoc1411
ĐẠI BÀNG
7 năm
một bài PR cho bọn TQ dựa trên truyền thuyết và ngày nay chả có kiểm chứng. Mà nói vè bọn TQ thì nó tuyên bố biển của nó. Thà nói Nhật phát minh ra thì còn tin. chứ nói TQ phát minh ra thi cần kiểm chứng lại, tụi Tàu nó trùm xạo
@nhoc1411 Hềy, chắc thanh niên không biết Nhật là 1 trong những thằng có nền văn hoá muộn và phụ thuộc nhiều vào văn minh Trung Hoa. Trong khi châu Âu chỉ phát triển được đồng hồ mặt trời, chỉ quan sát giờ được vào ban ngày thì Trung Quốc đã có đồng hồ chạy bằng nước nhỏ giọt cao cỡ toà nhà 2 tầng, sưởi ấm 4 mùa quanh năm không đóng băng. Tiến trình này chỉ đi ngược lại khi vào thời Minh, loạn hoạn quan hạn chế các chuyến tàu công du nước ngoài cũng là lúc nền khoa học kĩ thuật phương Tây chớm nở và phát triển huy hoàng từ đó trở về sau này.
Windows N1
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nhoc1411 Bạn nói quá rồi. Trùm xạo mà nó rất giỏi nghiên cứu ra các loại thuốc từ thảo dược cây lá dễ rừng, thuốc độc thuốc trị độc. Còn VN có làm được như họ không mà chê?
Óa .. Nhìn cái hình là nghi bển rồi ...kkk
bát thiềm chầu long châu..
vubang
TÍCH CỰC
7 năm
132 năm là đủ hiểu, không cần viết sau CN.
conkinhong
TÍCH CỰC
7 năm
Ko tin bọn tauf dc đâu đến thời nhà hán mới thấy ghi chép về nữ oa gì gì đó hay linh tinh các thứ nói chung là ko tin dc
Averell
ĐẠI BÀNG
7 năm
cái này trong quyển "10 vạn câu hỏi vì sao" hoặc quyển "Vật lý vui" xuất bản 40-50 năm trước rồi
2viet nam
ĐẠI BÀNG
7 năm
Kim Dung nó viêt ra cho từng cẩu anh hùng
Người tin người không
nsontung
ĐẠI BÀNG
7 năm
Nhìn mấy con cóc há miệng làm mình liên tưởng tới cái game Zuma 😆))
blackeye09
ĐẠI BÀNG
7 năm
nó hoạt động ra sao, thiết bị điện tử còn chưa đo đc, đồ đồng sao đo đc vậy :3
GragonV
CAO CẤP
7 năm
Hiệu quả không chưa biết nhưng phục cái thiết kế rất đẹp của nó 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019