Đồ công nghệ ngày càng khó sửa hơn, tác động tới môi trường và các NSX né trách nhiệm ra sao?

Duy Luân
3/8/2017 22:48Phản hồi: 77
Đồ công nghệ ngày càng khó sửa hơn, tác động tới môi trường và các NSX né trách nhiệm ra sao?
Bắt đầu với chuyện điện thoại có pin rời, sau đó là sử dụng keo dán, màn hình ép chung với lớp kính và giờ thì những chiếc smartphone nói riêng hay các thiết bị công nghệ nói chung đang càng lúc càng trở nên khó sửa chữa hơn. Không chỉ Apple mà cả Samsung, HTC, LG và nhiều công ty làm thiết bị điện tử tiêu dùng khác cũng sử dụng "chiến thuật" trên cho sản phẩm của họ. Vì sao lại như thế?

Trước tiên, các công ty cho rằng việc thiết bị của họ ngày càng khó sửa là do chúng được thiết kế để trở nên mỏng hơn, tích hợp tốt hơn các thành phần với nhau, và giảm các linh kiện có thể bị rơi hay lệch vị trí. Ví dụ, Apple nói họ làm tấm nền màn hình ép chung với tấm kính để tăng chất lượng hiển thị, hay như việc các công ty smartphone làm pin dính liền với thân là để tăng được dung lượng pin thay vì phải thiết kế nó theo hướng có thể tháo rời ra như xưa.

Nhưng cũng chính vì việc khó sửa chữa như thế này mà người dùng khi gặp vấn đề sẽ cần phải thay cả bộ, đôi khi thay nguyên cả thiết bị của mình và sinh ra lượng rác thải điện tử lớn hơn. Những mớ rác này rất có hại với môi trường vì chúng không dễ phân hủy và có khối lượng lớn. Nó cũng làm người dùng tốn nhiều chi phí hơn khi cần sửa món đồ đã hết thời hạn bảo hành.

Theo một báo cáo của Repair Association (RA), ngành công nghệ đang thực hiện một số việc để làm cho thiết bị của họ trở nên khó sửa hơn, ví dụ như xài các linh kiện hàn chết, sử dụng ốc độc quyền, thiết kế nguyên khối... Một trong những mục tiêu của họ là để chống lại việc sử dụng các công nghệ mới giúp giảm tác hại môi trường, vốn có thể làm tăng chi phí và tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh. Các công ty như Apple, HP tận dụng tầm ảnh hưởng lớn của mình để tác động tới các quy định về môi trường, họ vẫn dán các tem "thân thiện với môi trường" lên máy trong khi không để ý tới khả năng tái sử dụng hay sửa chữa thiết bị. Báo cáo này được duyệt bởi Mark Schaffer, thành viên chủ tịch của RA và cũng đang điều hành một công ty tư vấn về môi trường.

Kyle Wiens, CEO của iFixit và cũng là một thành viên trong ban điều hành RA, nói: "Nhóm bảo vệ môi trường của các công ty đó đang bị sức ép trong nội bộ. Đáng lý ra việc của họ là giúp công ty càng lúc càng trở nên thân thiện hơn với môi trường, còn thực tế họ bị buộc phải làm sao đó để công ty không bị vướn vào các quy định và giới hạn." Chuyện này giống như bạn giao cho một con cáo nhiệm vụ gác chuồng gà, khi mà con cáo có thể quay ra giết gà bất kì lúc nào.


iPhone_kho_sua_chua.jpg

Lưu ý rằng những quy định nói trên không phải là quy định cho các chính phủ ban hành, thay vào đó nó do các hiệp hội và tổ chức như IEEE hay EPA ban hành. Những hiệp hội này không bao gồm các chính phủ, thay vào đó họ là những học giả, các tổ chức phi lợi nhuận, cũng như thành viên từ nhiều công ty công nghệ có hứng thú với một chủ đề chung nào đó.

Dần dần, quy trình kiểm duyệt về ảnh hưởng tới môi trường có thêm sự tham gia của một bên thứ ba khác tên Green Electronics Council. Bên này chịu trách nhiệm quản lý Electronic Product Environmental Assessment Tool (EPEAT), một quy trình dùng để cấp chứng chỉ vàng, bạc, đồng cho các sản phẩm xét về mức độ thân thiện với môi trường. Họ cũng điều chỉnh quy định, tiêu chí của chứng chỉ này theo thời gian. Đây mới chính là thứ mà các công ty như Apple cố gắng tránh né chứ không phải là những thứ đã được ban hành thành luật (vì như vậy họ có nguy cơ bị phạt nặng và thậm chí ép ngừng kinh doanh từ các cơ quan chức năng).

Trong một phát ngôn gửi cho trang The Verge, Apple nói rằng họ vẫn tiếp tục làm việc để cải thiện chất lượng sản phẩm và hướng công ty theo con đường phát triển bền vững (sustainability), song song đó vẫn cam kết kiểm soát chặt chất lượng sản phẩm làm ra để những quy định về môi trường không làm mất đi giá trị cốt lõi của công ty. "Các thiết kế mang tính tích hợp cao cho phép chúng tôi làm ra những sản phẩm không chỉ đẹp, mỏng, mạnh mà còn bền bỉ để có thể dùng trong nhiều năm."

Vậy khi bạn cần sửa chữa? Apple khuyên: "Khi bạn cần làm gì đó với thiết bị của mình, các nhà cung cấp dịch vụ kĩ thuật ủy quyền sẽ đảm bảo rằng việc sửa chữa của bạn đạt chất lượng, độ an toàn và tính bảo mật cao. Khi những sản phẩm này kết thúc vòng đời của mình, Apple chịu trách nhiệm tái chế chúng một cách an toàn". Công ty nói thêm rằng họ đang đầu tư vào nhiều nỗ lực tái chế, ví dụ như chú robot Liam chuyên dùng để gỡ những chiếc iPhone cũ, đồng thời "tổ chức chuỗi cung ứng đóng để các sản phẩm dùng những nguyên vật liệu sạch hoặc có thể tái sử dụng, từ đó giảm bớt yêu cầu khai thác kim loại từ Trái Đất".


Wiens và công ty iFixit của anh nói rằng khi có một quy trình mới nào đó chuẩn bị được thông qua, các công ty, các đơn vị bảo vệ môi trường, các tổ chức phi lợi nhuận sẽ bầu chọn (vote) để đưa ra quyết định cuối cùng xem có áp dụng hay không. Thế nhưng theo báo cáo của Schaffer, các hãng điện tử như Apple đã lội dụng quyền lực và vị thế của mình để giành được nhiều vote hơn. Ví dụ, trong việc vote để thông qua một quy chuẩn mới dành cho server của IEEE, các hãng điện tử đã chiếm tới 41% số phiếu, lớn hơn so với tất cả những loại tổ chức hay đơn vị còn lại. Các bên thứ ba của ngành chiếm chỉ 28%, trong khi nhóm hoạt động môi trường và học giả chỉ chiếm 7% ban bỏ phiếu. Nếu có một vấn đề có khả năng ảnh hưởng tới việc kinh doanh, các công ty chỉ việc cùng nhau bổ phiếu chống, vậy là quy chuẩn đó sẽ bị bác bỏ.

Sarah Westervelt, giám đốc của tổ chức phi lợi nhuận Basel Action Network chuyên chống lại việc nhập rác thải điện tử vào các quốc gia đang phát triển, cho biết: "Tôi không còn tham dự các buổi họp và bỏ phiếu nữa vì chúng chỉ làm tốn thời gian của tôi mà thôi. EPEAT đã làm mất đi mục tiêu ban đầu của họ, mục tiêu giúp ngành công nghiệp thay đổi để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn." Westervelt nhấn mạnh rằng các nhà sản xuất với quyền lực bỏ phiếu của mình đã làm suy yếu đi các chuẩn, họ đặt chuẩn rất thấp để có thể dễ dàng đạt được. Westervelt cũng chỉ ra rằng đã từng có lúc các nhà cung cấp hóa chất sử dụng tiền để can thiệp vào kết quả bỏ phiếu nữa kìa.

Surface_Laptop_kho_sua.jpeg

Quảng cáo



Tóm lại, vấn đề chủ yếu xuất phát từ những người đại diện cho các công ty. Họ được trả tiền để tham dự các hiệp hội môi trường chỉ để tránh đi các chi phí không cần thiết. "Các công ty như Apple nói rằng người dùng không nên tự thay pin, hãy mang đến các trung tâm bảo hành đi". Nhưng Wisen nói rằng trên toàn thế giới chỉ có khoảng 500 cửa hàng Apple Store mà thôi, và nhiều nơi cũng không có chỗ bảo hành nào khác có thể sửa chữa hàng Apple. Mạng lưới này không thể phục vụ được hàng trăm triệu khách hàng đang cầm iPhone trong tay. Apple cũng từng làm khó người dùng không cho họ tự thay màn hình, phải tới gần đây công ty mới giảm giá gói bảo hành AppleCare+ từ 99$ xuống 29$ và đến tháng 6 năm nay mới chịu cung cấp máy sửa chữa màn hình độc quyền của mình cho các trung tâm sửa chữa bên thứ ba.

Một lý do nữa mà các công ty không muốn các quy chuẩn mới được thông qua là vì họ có thể mất đi những hợp đồng béo bở với các quốc gia, địa phương cũng như chính quyền sở tại. Những cơ quan chính phủ thường yêu cầu các sản phẩm mà họ sử dụng phải tuân theo các chuẩn thân thiện môi trường mới nhất và cao nhất có thể do EPEAT ban hành. Việc thông qua các chuẩn khó hơn đồng nghĩa với việc những công ty này đã tự làm khó chính mình, thay vào đó họ giữa chuẩn ở mức dễ và đảm bảo tên mình nằm trong danh sách được cấp chứng chỉ.

Trong báo cáo của mình, Schaffer nói thêm rằng MacBook Pro Retina 2012 có thể xem là ví dụ điển hình cho việc này. Chiếc MacBook này sử dụng ổ SSD độc quyền, RAM không thể thay thế được, pin thì được dán dính vào khung. "Vậy mà Apple vẫn có thể thuyết phục được ban điều hành của EPEAT điều chỉnh lại ngôn ngữ về những thứ có thể làm cho sản phẩm được nâng cấp dễ dàng." Kết quả cuối cùng là MacBook Pro Retina 2012 vẫn được chứng chỉ "vàng" của EPEAT. Giờ thì các công ty đang đấu tranh để giữ nguyên quy định nằm nhằm giúp sản phẩm của họ dễ được gắn mác vàng hơn mà không cần thay đổi thiết kế hay quy trình sản xuất.

MacBook_kho_sua.jpeg

Quy định khó hơn, chẳng hạn như buộc mọi laptop muốn được chứng chỉ vàng đều phải thay được pin, cũng đồng nghĩa với việc doanh số của thiết bị mới sẽ giảm đi vì khách hàng sử dụng máy cũ trong thời gian dài hơn. Đây chính là "quyền được sửa chữa" mà các nhà hoạt động đang cố gắng thuyết phục chính phủ Mỹ thông qua, trong khi các hãng sản xuất thì bác bỏ nó. Schaffer tin rằng khi quyền này được thông qua và áp dụng cho điện thoại, nó sẽ giảm tác động môi trường rất nhiều vì tăng được tuổi thọ thiết bị.

Schaffer viết: "Các nhà sản xuất có xu hướng bỏ phiếu vì lợi ích của chính mình, và thường nó đi ngược lại với lợi ích của môi trường. Với việc các hãng đang cản đường, sẽ mất nhiều năm mới thông qua được một tiêu chuẩn, mà tiêu chuẩn đó lại còn yếu nữa. Không nhiều thứ có thể được đàm phán, thiếu cơ hội để phát triển, và không có đường để đạt được những thỏa thuận chung có lợi cho tấy cả các bên. Đã đến lúc các nhóm giám sát và cơ quan chức năng bước vào để xây dựng lại quy trình này. Không một nhóm nào nên được phép kiểm soát việc bỏ phiếu và làm yếu đi các chuẩn bảo vệ môi trường".

Quảng cáo


Nguồn: The Verge
77 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

theo kinh nghiệm càng khó thì càng ngon...😁:D
@nguyenacer Sai bét, ip bt, mbp ms chắc ạ😃
ngocdoai9999
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nguyenfenice Nghe nói là đổ keo tất cả main mà.😔
@nguyenfenice Chuẫn, động bàn thờ mấy thánh ấy làm gì, về ôm bàn thời của mình đi.
Thế trc mấy ông sàm phan la ó ghê lắm, rùi tự hào smp ss thay pin dc, h con s8 điểm sửa chữa thấp hơn cả ip😃
@nguyenfenice Đánh lạc hướng đi đâu thế? Bài viết toàn ví dụ Apple kìa! Mọi mánh khóe đều từ thằng A ấy mà ra cả. Các cty khác ko họp theo thì ko cạnh tranh dc nên nó phải theo!
@cuti7x cái đám công nghệ ms ah, e phục lắm, nhất là công nghệ nhận diện gương mặt qua ảnh, quả này ss chất, an ninh nhất hệ mặt trời, dành cho những kẻ nở não như chú dùng đấy😃
@Leubaovitien thế thì khi ng khác làm đừng có hét toáng lên, h chả khác vả mồm mình😃
@nguyenfenice Vậy mà khi nghe tin SS thay pin con note 7 thì lại la ó lên như đào trúng mộ... Một hai bắt phải tiêu hủy cho bằng được. Giờ lại kêu ca khó sửa vứt ảnh hưởng môi trường... Thật cao cả, bái phục. :3
Nhưng chất lượng càng cao hơn. Máy mỏng, màn to, pin xài lâu, kiểu dáng đẹp, mạnh mẽ hơn thì chuyện khó sửa cũng chả sao.
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Ý ở đây nói là vấn đề về môi trường kìa chú.
Cái tiêu đề tối nghĩa quá, mod nên đi học bổ túc 1 lớp ngữ pháp tiếng Việt
@xấu-là-cái-tội vì sao các nhà sản xuất né trách nhiệm ra sao?
Hình như tinh tế họ tuyển người viết bài chỉ học cỡ lớp 2 hoặc 3 gì đó. Rất rất nhiều bài đưa ra tiêu đề, nhiều câu nội dung mà nghĩa tiếng Việt rất hài hước, ngớ ngẩn. Chỉ có trẻ mới học viết thì mới viết như thế.
:oops: thôi đành giờ xác định dùng là ko đc hỏng ... hỏng thì bán ...
😁 xác định hỏng là coi như gần đi
Ồ có new idea rồi 😁 Làm 1 cái máy bóc tách được hết các thành phần điện thoại và phân loại ra kim loại quý, phi kim, chất độc... :D Chắc bán chạy. :p
7xpro
ĐẠI BÀNG
7 năm
@vophuochigh-tech Mấy máy đó có lâu rồi bạn, con robot liam của táo là ví dụ, chia buồn vs bạn chưa thành vĩ nhân đc. Chúc b may mắn lần sau :D
Khó là khó mấy bác nước ngoài. Chứ việt nam thì có cái vẹo gì mà nó ko sữa đk đâu. Mấy con iporn nát tương nó sữa hồi thành con mới cáu luôn. Khó sữa nhằm nhò gì.
dukichlang
TÍCH CỰC
7 năm
@phamnhatninh thợ vn phải đi học thợ nước ngoài nhiều. thợ Vn mở máy ra lắp lại không được như cũ vì máy bám vân tay, không bôi keo.....
ken0106
TÍCH CỰC
7 năm
Dù sao thì cũng cần nâng chuẩn, ép các công ty phải sáng tạo hơn. Hồi sinh project Aura.
Máy Mac phải trở lại thời xưa, cho tự thay RAM, SSD, PIN,...
"Đồ công nghệ ngày càng khó sửa hơn, tác động tới môi trường và vì sao các NSX né trách nhiệm ra sao?"

Không phải chê nhưng câu cú chán quá? Khẳng định, phủ định, câu hỏi,... sao lại nhét thành một câu như thế kia
Nhờ anh em tư vấn gấp, đang cần 1 con Latop 17 inch, không cần quá khủng vì không có nhu cầu chơi game, chỉ là thay PC làm việc thôi.
botykpt
TÍCH CỰC
7 năm
@thienvk asus vivostick + màn 40 inch
Apple đi trước với máy Liam rồi. Mà đi trước về nỗ lực về tái chế nguyên liệu là rất tốt. Sẽ là khó hiểu nếu có ai đó phê phán, dìm hàng Apple trong những chuyện thế này.
@hallobamboo Như trong bài viết đã nói, Apple chỉ có thể tái chế những máy mà người tiêu dùng trả lại, mà chỉ có tầm 500 cái Store của Apple trên toàn thế giới, vậy 1 lượng thiết bị khổng lồ sẽ bị thải ra môi trường.
đáng chú ý ở bài viết này đó là các cty lớn tạo sức ép lên các tổ chức để thay đổi các "chuẩn" theo chiều hướng có lợi cho họ. Thực ra thiết bị khó sửa chữa thì nó lại đảm bảo đc yếu tố thẩm mĩ, độ bền linh kiện "chắc là" cũng cao hơn 1 chút, song đúng là về lâu về dài thì điều này ko tốt cho môi trường. Nhớ các thiết bị điện tử ngày xưa, tuy to bản, cồng kềnh nhưng lại dễ sửa chữa nên "thọ" rất lâu, trong khi các thiết bị điện tử bh thì chẳng dùng đc lâu đến thế, hỏng, khó sửa, vứt. Cái gì cũng có 2 mặt nhưng hầu như chẳng mấy ai nghĩ đến môi trường, cha chung ko ai khóc
@O.R.A.N.G.E Ở đây cũng không ít người chẳng đọc hoặc cố tình né tránh vấn đề môi trường.
Rốt cuộc là các công ty lớn vẫn làm hành động nhỏ là đi đêm với các tổ chức cấp chứng nhận sản xuất để mua lấy vài nhãn xanh, bất chấp việc sản xuất ngày càng gây nguy hại tới mt hơn.
(kiểu gì trong mấy page này cũng có cmt tổ lái)
Khó sửa đi đôi với khó hỏng cũng được !
kida7
ĐẠI BÀNG
7 năm
Có ai thấy tiêu đề rất là hại não ko :rolleyes:
Chủ yếu do lỗi người dùng ngu thôi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019