Đôi điều về vũ khí hạt nhân

Ricardo Polaris
14/10/2017 15:16Phản hồi: 352
Đôi điều về vũ khí hạt nhân
Ngày 6-8-1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ hai trong lịch sử loài người, Little Boy, xuống thành phố Hirosima của Nhật, giết chết 70.000 người. Ba ngày sau, quả bom Fat Man được ném xuống Nagasaki, giết thêm 40.000 người nữa. Cú sốc lớn này buộc Nhật Bản phải ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện. Thay vì quyết chiến đến cùng để đổi lấy các điều kiện có lợi khi đầu hàng, như kế hoạch ban đầu, Nhật Bản đã khuất phục trước sức mạnh của bom nguyên tử.​

“Quân thù đã bắt đầu đem ra sử dụng loại bom kinh khủng mới nhất mà sức tàn phá của nó thực sự không lường được đã gây ra cái chết của nhiều sinh mạng vô tội. Nếu chúng ta tiếp tục chống trả, không chỉ quốc gia Nhật Bản bị sụp đổ nhanh chóng và bị tiêu diệt mà có thể dẫn đến sự tuyệt chủng hoàn toàn văn minh của loài người. Nếu điều đó xảy ra, Trẫm sẽ phải cứu lấy hàng triệu con dân như thế nào và trả lời sao trước vong linh của liệt tổ hoàng triều? Chính vì lý do này Trẫm đã ra lệnh chấp nhận các điều khoản trong tuyên bố chung của các cường quốc”, trích lời Nhật hoàng Hirohito nói với nhân dân Nhật.

Ta có thể thấy sức mạnh của bom nguyên tử là khủng khiếp thế nào, khi nó đánh gục ý chí phản kháng của Nhật, dân tộc được coi là kiên cường nhất thế giới lúc bấy giờ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đôi chút về nguyên lý và sức mạnh của bom nguyên tử, một trong những vũ khí đáng sợ nhất của loài người tạo ra cho tới hôm nay.


868px-Atomic_cloud_over_Hiroshima.jpg
Little Boy, quả bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh​

1. Phương trình Einstein

E=mc^2, công thức này đã quá quen thuộc với chúng ta, nó là nguyên lý hình thành nên ánh sáng mặt trời, thứ nuôi sống và soi sáng chúng ta, nó tạo ra điện năng cho chúng ta sinh hoạt hằng ngày. Và nó chính là thứ tạo nên bom nguyên tử mà cả nhân loại lo sợ cho đến ngày hôm nay.

Công thức này thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng đó là đỉnh cao trí tuệ sau nhiều năm nghiên cứu của nhà bác học thiên tài Albert Einstein. Nó cô đọng từ thuyết tương đối hẹp của ông, và ngắn gọn đến mức có thể viết trên lòng bàn tay. Đó chính là đỉnh cao của khoa học, lý thuyết càng ngắn gọn, súc tích thì càng tuyệt vời. Quá trình tìm ra công thức này là một chương dài phức tạp, nên chúng ta sẽ không đề cập ở đây, mà chỉ xem xét hệ quả của nó thôi. Công thức này cho rằng năng lượng và khối lượng chính là 1, chỉ là tồn tại ở 2 dạng khác nhau mà thôi, giống như nước tồn tại ở thể lỏng và rắn vậy. Hay nói cách khác, khối lượng chính là năng lượng cô đặc, nó sẽ trở thành năng lượng khi có đủ điều kiện.

Ở đây E chính là năng lượng, m là khối lượng tương ứng với năng lượng đó và c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Ánh sáng là thứ nhanh nhất trong vũ trụ, với vận tốc xấp xỉ 300.000 km/s. Do đó khi bình phương vận tốc ánh sáng nhân với chỉ 1 lượng nhỏ m cũng cho ra 1 con số khổng lồ. Có nghĩa là nếu chỉ cần 1 khối lượng nhỏ, nếu ta có thể, sẽ biến thành 1 năng lượng khổng lồ. Trong trái bom Little Boy thả xuống Nhật, chỉ 0.6g vật chất, tức chỉ bằng đầu ngón tay, biến thành năng lượng. Và kết quả là 70.000 người chết, cả thành phố Hirosima biến thành bình địa.

Như vậy chúng ta đã biết cách tạo ra 1 quả bom có sức hủy diệt khủng khiếp, đó là làm cách nào đó để 1 lượng vật chất biến mất, năng lượng tạo ra sẽ đủ sức hủy diệt cả 1 thành phố. Biến mất ở đây là biến mất hoàn toàn, chứ không phải biến mất như đốt 1 thanh củi. Trong trường hợp này, các vật chất trong thanh củi sẽ phản ứng với oxy, tạo ra các khí như CO2, SO2, PO2… và bay vào không khí, khối lượng chung sẽ không hề thay đổi. Còn nếu bạn làm biến mất hoàn toàn một vật chất, chẳng hạn chỉ như chiếc cúc áo thôi, thì bạn sẽ nhận được một năng lượng đủ để sạc điện thoại trong nhiều triệu năm.

Vậy câu hỏi tiếp theo là làm cách nào để cho 1 lượng vật chất biến mất? Câu hỏi đó sẽ dẫn chúng ta tới vấn đề về phân hạch hạt nhân.

2. Phân hạch hạt nhân

Các vật chất xung quanh chúng ta hầu hết được cấu tạo từ các nguyên tử. Các nguyên tử lại được cấu tạo từ hạt nhân (bao gồm proton và neutron) và lớp vỏ electron. Sở dĩ các vật chất xung quanh chúng ta tồn tại bền vững như chiếc cốc có thể tồn tại hàng chục năm trước khi bị đập vỡ, chiếc xoong made in Germany có thể dùng được hàng trăm năm, tượng nhân sư ở Ai Cập đã tồn tại 4000 năm nay và có thể sẽ thêm hàng chục ngàn năm nữa, Trái Đất có thể tồn tại hàng tỷ năm rồi và sẽ tồn tại thêm hàng tỷ năm nữa… đó là do hầu hết các nguyên tử cấu tạo nên chúng là bền vững. Có nghĩa là thêm hàng tỷ năm nữa, các nguyên tử ấy vẫn như thế, các electron đó vẫn quay quanh hạt nhân đó, các proton đó vẫn nằm gần neutron đó. Đó chính là cơ sở cho sự bền vững của vạn vật. Tuy nhiên, không phải nguyên tử nào cũng dễ thương như vậy, có những nguyên tử chỉ trong chớp mắt đã chuyển mình, biến thành nguyên tử khác. Nguyên tố phổ biến nhất có tính chất đó là Uranium.

+ Uranium và các đồng vị:
Uranium là nguyên tố tự nhiên xếp gần cuối bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của các nguyên tố (chỉ đứng trước Plutonium). Uranium trong tự nhiên có trữ lượng khá lớn và bao gồm chủ yếu 2 đồng vị là Urani-238 (chiếm 99,284%) và Urani-235 (chiếm 0,711%). Trong đó chỉ Urani-235 được sử dụng trong bom nguyên tử vì các tính chất đặc biệt của nó.

Quảng cáo


Nhắc lại một chút về đồng vị, đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân và số electron trong vỏ nhưng khác số neutron. Bởi vì có cùng số electron nên các tính chất hóa học của các đồng vị là như nhau, tuy nhiên khối lượng nguyên tử sẽ khác nhau đôi chút. Ví dụ như hydro có 2 đồng vị phổ biến là H và D (deuteri). H có 1 proton trong hạt nhân và không có neutron nào, D có 1 proton và 1 neutron trong hạt nhân. Cả 2 đồng vị này đều có thể kết hợp với Oxy để tạo ra nước, H kết hợp với Oxy sẽ tạo ra nước thường, còn D sẽ tạo ra nước nặng. Về mặt hóa học 2 loại này không có gì khác biệt nhau, nó vẫn giữ nguyên các đặc tính của nước, tuy nhiên nếu chúng ta uống nước nặng nhiều sẽ gây tử vong vì khối lượng khác biệt của nó sẽ gây ra các thay đổi lớn ở cấp tế bào.

vu_khi_hat_nhan_Tinhte_3.jpg
Các đồng vị của Hydro
Uranium cũng như thế, U238 có 92 Proton + 146 neutron trong hạt nhân và U235 có 92 proton +143 neutron. Các đặc tính hóa học của 2 đồng vị này là như nhau, tuy nhiên chỉ có U235 được sử dụng làm nguyên liệu để chế tạo bom nguyên tử.

+ Quá trình phân hạch của Urani-235
Quá trình phân hạch hạt nhân U235 có thể diễn ra tự nhiên hoặc được kích thích bởi 1 neutron được bắn vào một cách có chủ đích. Quá trình phân rã tạo thành nhiều nguyên tố trung gian nhưng tất cả đều không bền vững mà tiếp tục phân rã để cuối cùng tạo ra nguyên tố bền vững là chì (Pb). Ta có thể tóm gọn phương trình phân hạch của U235 như sau:
U235 + n -> Pb207 + α + β + n +E​
Trong đó E là năng lượng sinh ra trong quá trình phân hạch, E=mc2 với m chính là sự chênh lệch khối lượng giữa U235 và các sản phẩm tạo thành. Neutron được tạo ra trong quá trình phân hạch sẽ tiếp tục va chạm vào các nguyên tử U235 khác để kích thích tạo nên phản ứng dây chuyền, hoặc sẽ thoát ra ngoài khối Urani.
Như vậy, chúng ta đã biết được nguyên lý thứ 2 để tạo ra bom nguyên tử, đó là cho phân hạch hạt nhân U235, quá trình đó sẽ tạo ra năng lượng. Nhưng 1 phản ứng là quá nhỏ, năng lượng tạo ra sẽ không đủ để đốt cháy 1 que diêm, nếu muốn 1 quả bom thực sự, ta phải làm cách nào đó để các nguyên tử U235 phản ứng liên tục, tạo thành 1 chuỗi phân hạch hạt nhân.

3. Làm giàu Uranium

Quảng cáo



Khái niệm này nghe rất quen thuộc, hằng ngày chúng ta thường nghe các bản tin đại loại như “Quốc tế lên án Triều Tiên, Iran làm giàu Uranium chuẩn bị cho vũ khí hạt nhân…” Vậy, làm giàu Uranium là gì, tại sao nó quan trọng trong quá trình tạo ra vũ khí hạt nhân?

Như chúng ta đã đề cập, chỉ có Urani – 235 là có tác dụng trong việc chế tạo bom nguyên tử. Nhưng hầu hết Urani có trong tự nhiên lại là đồng vị Urani – 238 (99,284%). Muốn chế tạo bom nguyên tử thì khối Uranium cần có hàm lượng U235 cao hơn 90%, quá trình tăng hàm lượng U235 được gọi là làm giàu Uranium. Vậy làm cách nào để loại bỏ U238 để hàm lượng U235 đạt ngưỡng cần thiết?

Khá đơn giản để tách hỗn hợp U235 và U238 ra khỏi các tạp chất bằng phương pháp hóa học, ta có được Uranium tinh khiết. Nhưng không thể dùng hóa học để tách U235 khỏi U238 vì các đặc tính hóa học của 2 đồng vị này là hoàn toàn như nhau. Phải dùng đến các đặc tính vật lý khác biệt của chúng để tách biệt 2 đồng vị. Phương pháp làm giàu Uranium đầu tiên mà dự án Mahattan dùng đó là phương pháp khuếch tán.

vu_khi_hat_nhan_Tinhte_2.jpg
Sơ đồ mô phỏng phòng khuếch tán
Trong phương pháp này, Uranium tinh khiết (bao gồm cả U235 và U238 ) được cho phản ứng với Flo để tạo thành hợp chất UF6. Sau đó hợp chất này sẽ được đưa vào 1 chuỗi phòng kín, được thông với nhau bởi 1 lỗ phía trên đỉnh. Áp suất sẽ được giảm hết mức để UF6 hóa hơi, nhiệt độ cũng được giảm xuống mức cực kỳ thấp để tối thiểu hóa chuyển động nhiệt của các phân tử. Do các phân tử U235F6 nhẹ hơn các phân tử U238F6 nên sẽ di chuyển nhiều lên phía trên, làm cho mật độ U235F6 phía trên của phòng khuếch tán sẽ nhiều hơn, lượng khí này sẽ tràn qua phòng kế bên. Tiếp tục như thế, qua mỗi phòng thì hàm lượng U235F6 sẽ nhiều dần lên. Cuối cùng khi hàm lượng U235F6 đạt yêu cầu, các kỹ sư sẽ cho phản ứng hóa học để tách Flo khỏi U235 và thu được Uranium đã được làm giàu. Quá trình nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực hiện thì vô cùng phức tạp, trong dự án Mahattan của Hoa Kỳ do nhà khoa học gốc Ý Fermi dẫn đầu, để chế tạo ra 3 quả bom nguyên tử, dự án đã tiêu tốn 1/3 lượng điện của toàn nước Mỹ, chủ yếu trong số đó là để làm giàu Uranium. Ngày nay người ta dùng phương pháp hiện đại hơn là phương pháp ly tâm.
Sau khi làm giàu Uranium, chúng ta thu được Uranium với hàm lượng U235 cao, đủ điều kiện để chế tạo bom nguyên tử. Tuy nhiên, để khối Uranium phát nổ, còn cần 1 điều kiện nữa.

4. Khối lượng tới hạn

Trong 1 khối Uranium – 235, bao gồm hàng triệu tỷ tỷ nguyên tử U235, vào bất cứ khoảnh khắc nào cũng có ít nhất một phản ứng phân hạch diễn ra trong nó, bởi vì U235 là 1 đồng vị có khả năng phân hạch tự nhiên mà không cần tác động nào từ bên ngoài. Phản ứng đó sẽ sinh ra 1 hoặc nhiều neutron, các neutron này hoặc sẽ thoát ra khỏi khối Urani, hoặc sẽ kích hoạt 1 phản ứng khác và tiếp tục sinh ra các neutron khác. Các neutron này lại tiếp tục công việc kích hoạt của mình, tuy nhiên nếu lượng neutron bay ra ngoài quá nhiều, không còn đủ để kích hoạt phản ứng tiếp theo, chuỗi sẽ dừng lại, và khối Urani gần như không mất khối lượng và không phát ra năng lượng. Để miêu tả cho hiệu ứng trên, người ta đặt ra hệ số nhân neutron hiệu dụng K:

Nếu K=1: Số neutron sinh ra bằng với số neutron mất đi, phản ứng xảy ra ổn định, đây là cách duy trì phản ứng trong nhà máy điện hạt nhân. Ta có thể khống chế khối Urani không bị mất kiểm soát.
K<1: Phản ứng dây chuyền không đủ neutron để tự duy trì, nhanh chóng tắt.
K>1: Số neutron sinh ra nhiều hơn số mất đi, phản ứng dây chuyền xảy ra theo cấp số nhân, trong tích tắc sẽ lan rộng và sản sinh ra năng lượng khổng lồ, chúng ta sẽ có được 1 quả bom nguyên tử.

Làm cách nào để tăng hệ số K? Suy luận 1 cách đơn giản chúng ta có thể hiểu rằng neutron thoát ra ngoài là do khối Urani quá nhỏ, không đủ số lượng U235 để ngăn cản neutron thoát ra ngoài. Để giải quyết vấn đề này ta cần tăng kích thước, khối lượng của nó lên. Đối với dạng cầu, khối lượng U235 để đạt được hệ số K=1 được gọi là khối lượng tới hạn của U235. Khi khối lượng vượt quá khối lượng tới hạn, K sẽ >1 và gây ra phản ứng dây chuyền mất kiểm soát, quả bom sẽ được kích nổ. Khối lượng tới hạn của U235 là 49kg.

Như vậy chúng ta đã tìm được cách chế tạo 1 quả bom nguyên tử, chỉ cần ghép 2 miếng U235 có khối lượng dưới khối lượng tới hạn lại với nhau để vượt qua khối lượng tới hạn, khối Urani sẽ phát nổ và chúng ta sẽ được chứng kiến 1 tia chớp xẹt ngang qua bầu trời, một khối cầu phát sáng như mặt trời thứ 2 và 1 đám mây hình nấm khổng lồ cao ngút tầm mây.

5. Nguyên lý kích nổ của Little Boy

Quả bom nguyên tử đầu tiên thả xuống Nhật Bản được kích nổ theo phương pháp bắn súng. Tức, phần lõi Uranium được chia làm 2 phần, đầu đạn và mục tiêu, mỗi phần có khối lượng thấp hơn khối lượng tới hạn. Phần đầu đạn được làm hình trụ rỗng đường kính 6.25 inch, nặng 38.5kg. Phần mục tiêu cũng được làm hình trụ nhưng nhỏ hơn, đường kính 4 inch, nặng 25.6kg. Khi kích hoạt nổ, động cơ được gắn trong quả bom sẽ đẩy phần đầu đạn về phía phần mục tiêu và ghép vào phần mục tiêu. Khối Uranium lúc này đã vượt qua khối lượng tới hạn, phản ứng dây chuyền xảy ra ngay lập tức và quả bom phát nổ.

vu_khi_hat_nhan_Tinhte_1.jpg
Cấu tạo cơ bản của Little Boy - Wikipedia​

Có một loại bom nguyên tử khác với cách thức hoạt động khác với bom phân hạch này, nhưng có sức tàn phá còn khủng khiếp hơn đó là bom kinh khí. Loại bom này có nguyên lý hoạt động giống như phản ứng trên Mặt Trời, chúng ta sẽ thảo luận về loại bom này trong bài viết tiếp theo.

Ảnh BI
352 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

với mình, vũ khí hạt nhân là sự minh chứng cho sự thông minh và khối óc vĩ đại của loài người.
Họ quá giỏi đi
@Kal-el119 bạn nghĩ thi SAT của Mỹ dễ à 😃 ở nước ngoài mà xác định theo con đường đại học thì học không kém VN đâu. nhìn bọn Hàn Quốc đi, áp lực hơn VN nhiều. chỉ có học nghề ở nước ngoài là nhàn thôi
Luca0209
ĐẠI BÀNG
6 năm
@vanlinh2905 Bạn so sánh chương trình học cấp 2 cấp 3 của VN và các nước khác xem nó chênh lệch nhau tới cỡ nào. Chương trình nặng và không có tính thực tế. Học sinh bỏ ra rất nhiều thời gian để học và không có thời gian để làm những chuyện khác. Giờ ra đường thấy mấy 8,9h tối phụ huynh còn đi đón tụi học sinh tiểu học....
@Luca0209 chương trình tiểu học đã đc giản lược rất nhiều. đặc biệt việc thi học sinh giỏi các kiểu rất nhiều. chẳng qua các phụ huynh cứ cố nhồi nhét con mình thôi, ai chả muốn con mình giỏi hơn con ngta. tất nhiên t k phủ nhận việc chương trình giáo dục hiện tại đã có phần lạc hậu. nhưng bù lại, VN là nước đang phát triển hiếm hoi mà học sinh có kiến thức khoa học có thể so sánh đc với các nước phát triển như Singapore chẳng hạn. cũng có những mặt đáng ghi nhận. và ít nhất đến hiện tại, t có thể khẳng định với chương trình tiểu học thì đã nhẹ nhàng hơn rất rất nhiều rồi.
@Huan_BK Thẳng thắn mà nói, những cái cao siêu thì cũng lấy nền từ kiến thức cơ bản nhất. Duy chỉ có từng cách vận dụng khác nhau, con đường đi khác nhau mà có sự khác biệt tích hay tiêu thôi.
Mình thấy mn kêu nền giáo dục VN là lạc hậu, là đi sau, là thụ động, là lý thuyết rỗng...j j nữa đấy.
.Gù.
TÍCH CỰC
6 năm
Bài viết hay
Nam Pham Gg
ĐẠI BÀNG
6 năm
@qwert123451 Chỉ một quyết định của lãnh đạo thôi mà 110 000 người phải chết.
vviettan
TÍCH CỰC
6 năm
@qwert123451 thật sự hay. dẫn dắt dễ hiểu, sao bao năm đọc laij những bài như thế này thấy khoa học thật là tuyệt vời 😃
docmccoy
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Nam Pham Gg 110 ngàn người nhật ko chết thì vài trăm ngàn lính nhật và đồng minh sẽ phải chết khi đổ bộ lên đảo chính của nhật thôi
NQK.Endless
ĐẠI BÀNG
6 năm
@qwert123451 Bài viết nội dung hấp dẫn, tương đối dễ hiều, lôi cuốn. Nhiều lúc gặp mấy bài đọc được vài câu là hết cảm xúc.
Thế giới giờ đang dần chìm trong sự đe doạ của chiến tranh hạt nhân 😔
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using Blackberry PASSPORT.se 
fdtre
TÍCH CỰC
6 năm
bom nguyên tử
bom nhiệt hạch

hình như bom nguyên tử không có phóng xạ nhỉ ??

giờ có nổ cỡ nào thì trái đất vẫn không thể phá huỷ , mà chỉ huỷ hoại những thứ tồn tại trên trái đất và sẽ được reset lại , trả qua triệu năm thì thứ gì xót lại cũng trở thành cát bụi cả .
@Ricardo Polaris Nói đúng hơn thì phản ứng nhiệt hạch hay hợp hạch không phát xạ nên không gây ô nhiễm. Phản ứng nhiệt hạch đang nói ở đây là sự hợp nhất hai nguyên tử hydro để tạo ra một nguyên tử heli, phần khối lượng bị mất đi đc chuyển đổi thành năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.
Còn bom nhiệt hạch của Triều Tiên hay Mỹ vẫn gây ô nhiễm môi trường bình thường vì ngòi nổ quả bom đc làm bằng 1 quả bom nguyên tử ạ.
Zoro kun
TÍCH CỰC
6 năm
@Scorpion1611 Bom H có tạo ra phóng xạ nhưng ít, bởi vì tác nhân khơi mào phản ứng nhiện hạch là 1 quả bom phân hạch dạng mini nằm trong lõi để kích thích các phân tử nước nặng phản ứng.
@Zoro kun Kh ít hơn quả đã thả xuống Hiroshima đâu
Zoro kun
TÍCH CỰC
6 năm
@Scorpion1611 Tất nhiên, thằng nào mang bom nguyên tử đi thử lên đầu dân thì chả là thằng khốn nạn.
Ông nào nhấn nút quả bom này khi chết xuống âm phủ chắc tội nặng lắm đây 😁 Một lúc giết hàng chục nghìn người 😃
hiepps
TÍCH CỰC
6 năm
@dhphucs B29 hì hì, phán bậy
nholuumanh
TÍCH CỰC
6 năm
@uthalinh Theo tài liệu sau này thì phi công chỉ đơn thuần nghĩ đó là 1 quả bom bình thường như nhiều quả bóm khác, họ không biết thứ mà họ thả xuống là vũ khí hủy diệt hàng loạt và sau này bị tội ác đó ám ảnh
lvchien.xd
ĐẠI BÀNG
6 năm
@uthalinh Tất cả chỉ là ngụy biện. Xứa Mỹ thiên đường 😃
openincs
TÍCH CỰC
6 năm
@lvchien.xd Không có 2 quả bom đó thì dân Nhật theo lệnh Thiên Hoàng sẽ tự tử đến người cuối cùng!
Hoan nghênh tinh thần chia sẻ kiến thức của bạn mod, nhưng góp ý tí đây là bài yêu cầu cả kiến thức về Hóa lẫn Lí nên bạn không nắm chắc thì đáng ra hãy nhờ ai đó đọc góp ý trước khi đăng. Nhiều phần bạn viết lõm bõm lắm, ví dụ như (1) dùng phương pháp hóa học để tách nhưng lại dưa vào đặc tính vật lí; (2) chẳng ai gọi F2 thành flour (bột mì) cả, dịch tiếng Việt là flo, tiếng Anh thì là flourine; ngoài ra còn nhiều chỗ danh pháp viết tào lao, Anh Việt chẳng đồng nhất; (3) "Trong đó chỉ Urani-235 được sử dụng trong bom nguyên tử vì có khả năng phân hạch tự nhiên" - về vấn đề này bạn cứ tự nghiên cứu lại nhé; .... Còn rất nhiều lỗi, kể cả những thứ so sánh của bạn như "chỉ 0.6g vật chất, tức chỉ bằng đầu ngón tay" - bạn chắc chưa thử cân vật chất bao giờ.

Nhìn chung trên quan điểm đánh giá bài viết khoa học thường thức tôi thấy bài này chẳng ổn chút nào. Bạn Mod nên sửa lại 😃
@hâc1396 Vậy bạn nên đọc kĩ hơn vấn đề này, có thể đọc kĩ các bình luận trên của mình cùng một số bạn khác nữa.
@Cafethangbay Mình cũng giải thích rồi mà, 0.6g đó là tương đương khối lượng của đầu ngón tay, chứ không nói là khối urani to bằng ngón tay. Và câu đó của mình chỉ mang tính tương đối, để mọi người dễ hình dung thôi. Ngón tay thì có nhiều ngón to ngón nhỏ, có người tay to người tay nhỏ nên không thể nói chính xác được. Mình có thể nói "khối lượng mất đi đó bằng khối lượng của vật chất cơ thể người có kích thước 0.8434326655 x 0.8434326655 x 0.8434326655cm." Nhưng như vậy thì khô khan và khó hình dung quá nên mình dùng từ đầu ngón tay cho nó thân thiện, và cơ bản là nó không sai. Có lẽ bạn chuyên môn cao quá nên cảm thấy mình viết không hợp ý
@Ricardo Polaris Mình thích cách các bạn tranh luận. Rất lịch sự.
@Ricardo Polaris mình cũng rất thích cách bạn trả lời. còn những ông trên, kiểu như cố show cho mọi người thấy kiến thức mình uyên thâm như thế nào và mình đang cố gắng khiêm tốn ra sao (mà chả thấy!).
đồng ý kiến thức khoa học đưa lên phải mang tính chuẩn xác, nhưng thay vì góp ý một cách nhẹ nhàng mấy ông làm như bới lông tìm vết, đọc chưa thấy vấn đề gì với mod nhưng kéo xuống cmt thì nản toàn tập. Lần sau mod cứ thêm tiền tố là trao đổi chia sẻ gì đó cho mấy ổng bớt dìm.
cuteo79
ĐẠI BÀNG
6 năm
Có ai biết chổ nào bán urani ko....mình mua về thử nghiêm xem sao....cám ơn bài viết...quá hay...
Longshy
TÍCH CỰC
6 năm
@cuteo79 Bác có thử thì đi xa xa nhé , mà nghe đâu 49kg mới nổ , bán hết nước VN mới đủ nổ bác ạ 😆
lom_comsg
ĐẠI BÀNG
6 năm
@cuteo79 Anh Kim đang vã,bác qua hỏi chắc bác ấy bán kiếm chút cháo ạ 😁
ngtuanthanh
ĐẠI BÀNG
6 năm
@cuteo79 Ra bờ biển múc một xô nước là ok rồi 😆
tunghotel
ĐẠI BÀNG
6 năm
@cuteo79 Mình không nghĩ bạn dám sở hữu nó để thử nghiệm. Bạn có Marie curie khi sở hữu khối Urani được làm giàu không? Mù lòa, thiếu máu, ung thư máu đó bạn nhé.
Sợ nhất là phóng xạ
hiepps
TÍCH CỰC
6 năm
@bud's Ko sao đâu bạn sau vụ động đất sóng thần ở nhật khu vực quanh nhà máy hạt nhận của Nhật có phóng xạ, động thực vật sống tốt, to béo là khác mỗi tội người sợ
Khilokchok
ĐẠI BÀNG
6 năm
LàM vậy Nhật mới chịu đầu hàng,trả đũa được vụ Trân Châu cảng và dằn mặt luôn mấy nước khác.
bài viết này nếu ai đọc cũng hiểu thì đất nước VN này đã có bom nguyên tử rồi
@Methylamine Vấn đề ở đây là không phải ai, ở đâu cũng có điều kiện bác à.
@Methylamine Vấn đề ở đây là không phải ai, ở đâu cũng có điều kiện bác à.
@Methylamine cái này đã đơn giản hoá rất nhiều vấn đề rồi bạn 😃 làm bom nguyên tử mà nấy chữ thì nước nào chả làm đc
@Methylamine Mấy đứa học ngu Vật Lý cấp 3 mới không hiểu thôi
Cái ông có nhiều vũ khí nhất sd nhiều nhất mà toàn oang oang nói nc khác đe dọa thế giới
Reltih
TÍCH CỰC
6 năm
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Đọc hiểu "Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân" trước khi phát biểu linh tinh nhé. Ai "thích" thì cũng nên đọc luôn.
openincs
TÍCH CỰC
6 năm
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Nó cứu thế giới mà, cứu VN năm 45 khỏi chết đói sạch đấy!
99v9.9999
TÍCH CỰC
6 năm
e=mc2 =))
@99v9.9999 Chính xác là E=m.c^2. Nhưng mà tinhte không bỏ được dấu mũ nên nó thành vậy 😆
Lỗi là tại thèn, chế tạo ra bom ng tử, cơ mà đợi ngày bom ngtu phát huy hiệu lực của nó, m muốn nói đến ở đây là dùng bom ngtu phá thiên thạch,....
Bài viết hay, giúp mình nhớ lại một vài kiến thức 😃
Giờ chiến tranh hạt nhân giữa 2 cường quốc hạt nhân là cực kỳ khó xảy ra vì đôi bên cùng biết dù ai có thắng thì vẫn phải nhận kết cục thảm khốc chứ ko thể nào toàn vẹn đc nên chỉ đem ra hù doạ nhau là chính. Mấy nước ko sở hữu bom hạt nhân mới là mấy nước có nguy cơ ăn bom nếu xảy ra xung đột còn cầm trong tay sẵn như triều tiên hay iran thì dù cho ai phản đối cũng ko sợ. Sợ là sợ bị cấm vận dân nó chịu ko nổi vùng lên thôi
openincs
TÍCH CỰC
6 năm
@Nhất Linh 93 Chỉ có Nga - Mỹ thôi chứ các nước khác không đủ lượng VKHN để đủ uy hiếp!
@openincs Dù có là 1 quả vẫn phải đề phòng vì sức huỷ diệt của nó lớn bạn ơi. Trừ khi thằng yếu thế chơi nó trước hoạ may nó mới phang cho tới bến chứ nó mạnh nó chẳng hơi đâu ăn thua với mấy thằng cùi làm gì. Mấy thằng đó cấm vận kinh tế đủ điêu đứng rồi
Mấy bài này đưa lên trang nhất làm gì vậy ? Kiến thứ thì sai, chủ đề thì lạc lõng, khác chi biến trang 1 thành bãi rác
@hoangnguyen85 Chỉ là thảo luận thôi mà. Nếu mình sai chỗ nào mong bạn góp ý
@hoangnguyen85 theo t thì đây chỉ là một vài điểm tóm lược cơ bản về bom nguyên tử, đăng lên cho ae tham khảo góp ý, dẫu sao người viết cũng không phải là nhà khoa học lỗi lạc, Tinhte cũng chẳng phải là 1 tạp chí khoa học uy tín hàng đầu thế giới, thì đôi khi có nhầm lẫn chút thì ae vui vẻ góp ý với nhau, sao phải tỏ thái độ ta đây như bạn 😃 người viết cũng bỏ công sức tâm huyết viết bài cho ae tham khảo là tốt rồi. đôi khi có những bài viết về khoa học cũng vui, mà chính Tinhte cũng là Diễn đàn Khoa học- Công nghệ cơ mà. suốt ngày điện thoại máy tính nó cũng nhàm chán, thêm chút hiểu biết linh tinh đi ra ngoài còn có cái chém gió vui vẻ là đc rồi 😁
@hoangnguyen85 Sai chỗ nào thử chỉ ra xem? Hay chỉ biết chửi đổng chứ trong đầu làm đếch có gì :p

Chất lượng thành viên Tinh Tế giảm sút là vì những thằng như cậu đấy
@hoangnguyen85 sai đâu cứ đàng hoàng chỉnh 😃
Và bom nguyên tử vẫn chưa đủ tầm so với bom nhiệt hạch
@Coolboythanhdanh1982 Nghe nói bom này của nga ngố phải ko bạn và bom này ko bị cấm nữa
luong1994
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hoangphithanh Bom nhiệt hạch đến Triều Tiên còn làm được thì Nga không phải độc quyền đâu.
Vấn đề này chưa được khẳng định 100%, còn rất nhiều bằng chứng cho thấy đế quốc nhật có thể đã đầu hàng trước khi biết về vụ thả bom hạt nhân đã xảy ra. sau vụ nổ hạt nhân 1 ngày thì nhật đầu hàng nhưng có thể sau đó 2 ngày nhật mới biết về vụ nổ.
@odimon tin này quá nhỏ so với 2 quả bomb kia, nếu muốn kĩ bác có thể đọc chương cuối về WWII trong The Prize
nhjmiurua94
ĐẠI BÀNG
6 năm
@heartfeltlove25 "có thể sau đó 2 ngày nhật mới biết về vụ nổ"

ghét mấy thể loại nick clone nhằm tăng lượt comment như thế này lắm nhé =))))
các bạn nghe thằng này nó nói không? boom to chà bá như thế nó nói 2 ngày sau mới biết tin 😆 tội nghiệp thằng Nhật
@nhjmiurua94 Thánh chửi chăng, tôi clone từ 2k8 cơ đấy.
openincs
TÍCH CỰC
6 năm
@heartfeltlove25 Xem ngày ký kết là biết, lắm chuyện!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019