Đôi nét về gió Mặt Trời, vai trò và tác động của nó lên Trái Đất

bk9sw
16/9/2010 4:36Phản hồi: 21
Đôi nét về gió Mặt Trời, vai trò và tác động của nó lên Trái Đất
Điều gì xảy ra khi gió Mặt Trời thổi? Gió Mặt Trời là gì, chúng chứa những gì bên trong và tác động của chúng lên Trái Đất như thế nào? Để có câu trả lời chính xác, chúng ta có thể hy vọng vào sứ mạng của tàu thăm dò Solar Probe Plus mà NASA dự định sẽ phóng vào năm 2018. Còn với những khám phá hiện tại, chúng ta có thể hiểu đôi nét về gió Mặt Trời như sau:


Một ngày nào đó, bên cạnh các chương trình dự báo thời tiết địa phương, dự báo thời tiết toàn cầu thì chúng ta sẽ còn quan tâm đến một loại dự báo khác tạm gọi là thời tiết không gian. Kênh dự báo này sẽ xoay quanh các thông tin về vệt đen Mặt Trời, hiện tượng nhật thực và tác động của tia x lên Trái Đất - cũng chính là tác động của gió Mặt Trời.

Gió Mặt Trời tác động đến chúng ta bởi không giống hầu hết các hành tinh khác, gió chỉ thổi trong nội hành tinh còn Mặt Trời lại "chia sẻ" các cơn gió với những hành tin còn lại trong thái dương hệ.

Thành phần chính của gió Mặt Trời là plasma, các nguyên tử quá nóng khiến chúng mất khả năng giữ electron và bị ion hóa. Các hạt mang điện được bắn ra từ vành nhật hoa (khí quyển plasma) và di chuyển với tốc độ từ 300 đến 700km/s trong không gian. Tương tự gió trên Trái Đất, gió Mặt Trời cũng bao gồm các yếu tốc như tốc độ, nhiệt độ, cường độ và áp suất. Khi gió Mặt Trời thổi, chúng mang theo các đám mây từ tính và với mật độ các hạt mang điện nóng và dày đặc, chúng tác động đến mọi thứ trên đường đi. Điều này lý giải tại sao sao chổi lại có một vệt sáng phía sau khi bay ngang Mặt Trời và các hành tinh. Ngoài ra, gió Mặt Trời cũng gây nguy hiểm đến con người và các thiết bị trong không gian. Vì vậy, việc dự đoán gió Mặt Trời là rất cần thiết.

[​IMG]

Bên cạnh các nguy cơ trên, gió Mặt Trời cũng tạo ra một lớp bảo vệ. Gió Mặt Trời thổi phồng vùng không gian khối cầu bao quanh Mặt Trời (heliosphere) đóng vai trò là tấm đệm cho hệ Mặt Trời. Heliosphere làm lệch hướng các chùm tia nguy hiểm. Các tia này không gây nguy hiểm đến con người trên Trái Đất nhưng nó tác động trực tiếp đến con người ngoài vũ trụ cụ thể là các phi hành gia. Tuy nhiên, lớp bảo vệ này đang mất dần, do đó, các phi hành gia có thể đối mặt với một lượng lớn bức xạ không gian khi họ làm việc ngoài khí quyển Trái Đất. Vậy tạo sao gió Mặt Trời lại giảm cường độ kéo theo sự suy sụp của heliosphere? Câu hỏi này vẫn đang chờ các nhà khoa học giải đáp.

Nguồn: io9
21 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

☺♥☻
ĐẠI BÀNG
14 năm
Hay quá ^^
ducmnm
ĐẠI BÀNG
14 năm
Trái đất đang dãn nở và mặt trời đang xa dần chúng ta!
ducpham88
TÍCH CỰC
14 năm
Nghe lạ vậy bác ! phải là vũ trụ đang dãn nở chứ nhĩ? 😃
ht2
ĐẠI BÀNG
14 năm
Tinh tế ngày càng nhiều bài viết có ích nhỉ. Hay quá!
Atrac
ĐẠI BÀNG
14 năm
bác nào xem pgim " gió mặt trời " thì khá chi tiết hơn,,,,, trong 4rum có post phim này .........
indianaboy
ĐẠI BÀNG
14 năm
Bài viết rất hay nhưng điều đó càng làm mình lo sợ hơn => liệu năm 2012 các cơn bão từ mặt trời có làm cho trái đất tiêu đùng không :p Thôi tranh thủ ăn chơi để không phải hối tiếc 🆒
Đọc bài này xong chr muốn ăn chơi cho đỡ tiếc nuối nếu thảm họa xảy ra
Con người chú không ai khác đang phae hoại ngôi nhà của mình.
quyettit_pt
ĐẠI BÀNG
14 năm
"chuẩn không phải chỉnh"
☺♥☻
ĐẠI BÀNG
14 năm
Chỉnh chính tả nữa. :p
DmooN
TÍCH CỰC
14 năm
con người sẽ tự hủy diệt lẫn nhau trước khi những tai họa do thiên nhiên gây ra 😔
mhung7182
ĐẠI BÀNG
14 năm
ăn chơi thôi, biết đâu được ..... hehehh
sao ko ai bảo là tranh thủ làm việc gì đó để sống có đạo đức hơn nhỉ
con người >>> Tự sinh tự diệt
đến lúc bị diệt thì cũng kiếm được nơi khác mà sống rồi :p
thông tin có ích
thanks ^^
đọc thì hay thật!
có điều phải suy nghỉ nữa!
bóc khói cái đầu luôn!
thiên nhiên thật kỳ diệu, ko thể đoán trước được bất cứ điều gì
dungdeath
ĐẠI BÀNG
14 năm
Bài viết tuyệt vời ! Vote ***** cho AB.
Henry xin phép đính chính lại điều này:
Nguyên văn:
Về mặt ngôn ngữ, câu trên có nghĩa là:
Về mặt khoa học:
Sao chổi luôn luôn có đuôi dù có gió mặt trời hay không, dù có bay ngang qua các hành tinh hay không. "Gió mặt trời" và việc "bay ngang qua các hành tinh" chẳng liên quan đến nguyên nhân sao chổi có đuôi. Sao chổi có đuôi là do đặc tính về cấu tạo của nó. Mọi người có thể đọc "Bí mật lỗ đen" của Steven Hawking, trong đó có 1 phần nói về sao chổi!

Nhân đây Henry cũng xin phép nói với mọi người không phải sợ, gió mặt trời (và mạnh hơn nữa là bão mặt trời) ảnh hưởng nhiều đến các thiết bị điện, điện tử, những người đang bị bệnh tim mạch, thần kinh chứ nó không phải là 1 thảm họa gì quá khủng khiếp.
mình nghĩ bác chắc "ít kiến thức" về vũ trụ học, mình viết dựa trên khoa học chứ ko phải viết bữa, bạn nói Sao CHỔI Có đuôi là bản chất nó có hả, mắc cười quá, mời bạn vào đây đọc thêm nhé: http://my.opera.com/dangquangkdc/blog/tai-sao-sao-choi-co-duoi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019