Đơn vị kilogram trong hệ thống đo lường SI đang được tái định nghĩa

bk9sw
29/10/2010 9:56Phản hồi: 49
Đơn vị kilogram trong hệ thống đo lường SI đang được tái định nghĩa
Chúng ta đều biết 1.000g bằng 1kg và 1.000kg bằng 1 tấn nhưng làm cách nào mỗi đơn vị này lại được xác định theo một khối lượng vật lý như vậy? Hệ thống đo lường hiện đại là một phần của Système International d'Unités (hệ thống đo lường quốc tế) hay SI. Trong đó nhấn mạnh 1kg là khối lượng của 1 khối platinum-iridium 130 tuổi hình trụ, nó được lưu giữ trong một căn hầm thuộc cục đo lường và khối lượng quốc tế (International Bureau of Weights and Measures) tại Pháp. Tuy nhiên, khối lượng của khối kim loại này đang thay đổi theo thời gian và các nhà khoa học buộc phải tìm cách tái định nghĩa khối lượng kilogram để nó có giá trị lâu hơn.

[​IMG]
Khối kim loại platinum-iridium 130 tuổi 1kg.

Kilogram là đơn vị gốc duy nhất trong hệ thống đo lường SI vẫn được định nghĩa bằng một giá trị vật lý giả tưởng - các đơn vị gốc còn lại bao gồm giây (thời gian), mét (độ dài), ampe (dòng điện), kelvin (nhiệt động lực), mol (lượng vật chất) và candela (cường độ ánh sáng). Trong hệ thống SI, các đơn vị như ampe, mol và candela đều được định nghĩa dựa trên mối liên hệ với kilogram. Ví dụ, 1 mol được định nghĩa là số lượng nguyên tử cacbon-12 (12C) có tổng khối lượng đúng bằng 12g. Do đó, giá trị những đơn vị này cũng bị ảnh hưởng do sự thay đổi từ từ của khối platinum-iridium.

[​IMG]
Máy cân bằng watt dùng để đo khối lượng 1kg.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu thuộc viện công nghệ và tiêu chuẩn quốc gia (NIST) đã đề xuất định nghĩa kilogram theo hằng số vật lý lượng tử Planck (kí hiệu h). Nhằm thiết lập một giá trị chính xác cho h, họ đang tiến hành các thử nghiệm với một thiết bị cân bằng watt - một thiết bị điện cơ học cho phép đo khối lượng bắng sức mạnh của một dòng điện và cố gắng xác định khối lượng của một mol các nguyên tử silicon.

Lời giải cho hệ thống SI mới sẽ được chính thức đệ trình để xét duyệt tại hội nghị tổng quát về khối lượng và đo lường diễn ra vào tháng 10 năm sau. Nếu được xác nhận, hệ thống mới sẽ được đưa vào sử dụng thay thế cho SI cũ.

Nguồn: Gizmag
49 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đọc bài xong thấy lùng bùng ... không hiểu gì hết
vuongsoai
ĐẠI BÀNG
13 năm
Chính xác. Rất lùng bùng. Keke.
thi3f2605
TÍCH CỰC
13 năm
1 số đơn vị là lấy theo đúng của nó nhưng 1 số cái cần phải thay đổi vì đó là định nghĩa của con người chưa phải là khoa học
keydangyeu
ĐẠI BÀNG
13 năm
Đơn vị nào mà ko do con người định nghĩa hả bạn....?
Vấn đề là do vật chuẩn bị thay đổi nên phải tìm vật chuẩn mới.
khối platinum-iridium càng lớn tuổi thì trọng lượng của nó càng giảm đi. Tất nhiên là rất ít nhưng như thế cũng là thiếu chính xác rùi. Mà kg thiếu chính xác thì các đơn vị xác lập nhờ vào định nghĩa của kg cũng vì thế mà sai chệch đi. Em thấy vấn đề này nguy hiểm đấy chứ. Cần có 1 nguyên mẫu gì đó mà trọng lượng của nó không thay đổi theo thời gian hoặc định nghĩa theo cách gì đó khác hẳn chứ ko phải vào khối platinum-iridium nữa.
soskhanh
TÍCH CỰC
13 năm
Sai một ly là đi một dặm, bom nguyên tử chỉ cần tính sai lõi hơn vài gram là nó có thể nổ trước khi được kích hoạt và thế là... :|
Nói chung khoa học thì cần chính xác tuyệt đối hoặc sai sót ở mức có thể chấp nhận được =))
galamco
TÍCH CỰC
13 năm
trích dẫn chuẩn đấy bác .............................
h0tb0y123
TÍCH CỰC
13 năm
Không có chính xác tuyệt đối đâu bạn àh, Chính xác hơn là đưa về mức gần chính xác hoặc hạn chế thấp nhất sai số, chính xác tuyệt đối chỉ nằm ở lý thuyết, 1 đại lượng thay đổi sẽ thay đổi tất cả các đại lượng liên quan, không phải là do trí tuệ con người không tạo ra được sự tuyệt đối mà là do bản chất của sự vật.
Qua bài viết trên chúng ta thấy rằng nếu định nghĩa lại SI cho chính xác hơn, ít sai số hơn thì đây là 1 sự thay đổi lớn đối với các ngành khoa học và các ngành liên quan và liệu việt nam mình đến bao giờ thì các em mới tiếp thu với những điều này, 1 ý niệm sai lệch sẽ kéo theo những hệ lụy nhất định.
đúng rồi phải kiếm cái gì cho nó chính xác chứ, cái cục kia để hơn trăm năm rồi chính xác mãi sao đc
bây giờ mới biết 1kilogram hoá ra là cái cục kia chứ chả có khoa học nào cả
nếu thay đổi ko biết sách giáo khoa nước nhà có kịp thay đổi ko hay cứ SI mà tương 😆
khoapc
ĐẠI BÀNG
13 năm
một bài nằm trong chương trình vật lí 6 đây : " kilogam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế ở Pháp"
sao hồi lớp 6 mình ko thấy có câu đó trong sách =]]], chắc lo bắn bi kua gái 😆
Có định nghĩa là 1kg bằng 1 lít nước cất tuyệt đối ở nhiệt độ 20 độ C..
Còn 1 lít? Là bằng 1kg nước ở 20 độ C... Ke ke ke...
cutifight
ĐẠI BÀNG
13 năm
lòng vòng. Vậy theo bác 1 kg có trước hay 1 lít có trước? Khi xác định được cái nào có trước rồi hãy cho biết làm sao để biết nhiêu đó là 1 kg ( hay 1 lít)?
Không có cái cục kim loại kia đố bác tìm ra câu trả lời?😢
có thể là mình nhớ sai. nhưng có nhớ là 1kg=khối lượng 1 lít nước ở điều kiện tiêu chuẩn (o một nhiệt độ nào đó được gán là tiêu chuẩn, ví dụ là 20), 1m la 1/40000000 chu vi xích đạo, 1s = 1/86400 thời gian trái đất tự quay 1 vòng.có nhớ 3 cái đại lượng cơ bản đó
minhlp
ĐẠI BÀNG
13 năm
Em thì nhớ là một giây thì bằng bao nhiêu lần các nguyên tử xê ri hoán đổi vị trí đồng vị hay gì gì đấy.
Một mét thì tình bằng một phần bao nhiêu đó của quãng đường ánh sáng đi trong 1 giây
một cân thì bằng khối lượng nước của 1 lít (10cm x 10cm) trong một nhiệt độ nhất định gì đó

chỉ là nhớ trong đầu thôi ^^
yamantick
ĐẠI BÀNG
13 năm
Đó là cách nói theo cách phổ thông nhất cho học sinh thôi .Ở đây người ta định nghĩa 1kg=khối lượng của khối Pt đặt tại cơ qua đo lường quốc tế , 1kg đó gần bằng 1 lít nước tinh khiết ở điều kiện tiêu chuẩn chỉ là để so sánh không phải định nghĩa .Khối Pt sẽ thay đổi khối lượng theo thời gian nên ở đây người ta tìm một thứ chuẩn khác tồn tại lâu hơn định nghĩa trên nên gọi là "tái định nghĩa ".
không có gì là tuyệt đối cả...........:showoff:
nokin
CAO CẤP
13 năm
Chỗ này cần hiểu là đo khối lượng thông qua sức mạnh (cường độ) của dòng điện, chứ k phải độ dài (length). Có lẽ bác chủ đọc nhanh nên nhầm.

Không phải dân kỹ thuật thì đọc mấy cái này lùng bùng là phải, nhưng phải công nhận bác này dịch tài liệu chuyên ngành đọc hơi bị chuẩn đấy !
Cái quả đấy để vài trăm năm thì cũng chả đến nỗi là sai đến vài gam được các bác ạ. Với lại đó là lí thuyết, nguyên mẫu chỉ mang tính sưu tập vào bảo tàng chứ ko có giá trị thực tiễn lắm. chả lẽ mỗi lần sản xuất 1 cái cân lại phải đem nguyên mẫu ra thử hay sao.
Cyber8x
TÍCH CỰC
13 năm
her cái quả ấy sau mấy chục, trăm năm nữa thỳ sẽ còn có 1 nửa. Thế là 1kg của tương lai = 0,5kg của bjờ ^^
arcwin
CAO CẤP
13 năm
Tất cả chỉ là tương đối.
Như thế thì mọi thứ càng ngày càng nặng hơn nhỉ 🤔 😆
thuyết tương đối để làm gì, mọi thứ đều chỉ là tương đối, chỉ có 1 tuyệt đối đó là thuyết tương đối :p. Nhưng mà khoa học là phải chính xác. Sai 1 ly có khi là đi 1 nước đấy.
yamantick
ĐẠI BÀNG
13 năm
Thuyết tương đối cũng chỉ là tương đối vì đơn giản nó đúng thì bản thân nó cũng chỉ tương đối - cũng như bạn nói ở trên mọi thứ chỉ là tương đối nên khoa học cũng chỉ tương đối ko thể quá hoàn hảo .
zomgwtfbbq
ĐẠI BÀNG
13 năm
^😃^

Đọc thêm về quantum trước khi nói thuyết tương đối là tuyệt đối nhé ^😃^
crocket
ĐẠI BÀNG
13 năm
Theo quan điểm của cân bán ở chợ Sắt Hải Phòng thì 1 kg = 7 lạng.
Thay đổi là đúng các bac ah. Nếu để cái cục kia qua vài trăm năm. Tương lai con người sẽ định nghĩa 1kg= 1 hạt bụi. Cuối cùng 1kg chẳng là cái quái j. Mọi thứ ko có trọng lượng 😆

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019