Driver là gì, tại sao mọi chiếc máy tính lại cần đến và tại sao nó thường gây lỗi

bk9sw
13/8/2019 12:30Phản hồi: 138
Driver là gì, tại sao mọi chiếc máy tính lại cần đến và tại sao nó thường gây lỗi
Driver - trình điều khiển là một thứ không thể thiếu trên mọi hệ điều hành. Hẳn anh em đều đã từng đối mặt với những vấn đề như "máy em không nhận thiết bị này phần cứng nọ" hay "máy em bị lỗi driver, bị màn hình xanh", "máy em tự dưng bị đơ" … đa phần là lỗi lo trình điều khiển gây ra. Vậy nó là gì, tại sao phải có nó, tại sao nó lại phức tạp như vậy và tại sao nó gây lỗi?

Driver giống như các thông dịch viên của máy tính!


Về cơ bản, máy tính được tạo thành bởi phần mềm và phần cứng. Phần mềm là những thứ như hệ điều hành, các ứng dụng cài đặt trên OS. Trong khi đó những linh kiện như bo mạch chủ, RAM, bàn phím, chuột, máy in và mọi thứ vật lý khác được kết nối với máy tính được gọi là phần cứng.

Driver.jpg
Không có driver, phần mềm sẽ không thể "nói chuyện" với phần cứng và ngược lại. Driver vẫn là một phần mềm nhưng nó có thể "dạy" cho hệ điều hành, các ứng dụng làm việc với phần cứng. Thử tưởng tượng OS nói tiếng Anh nhưng phần cứng lại nói tiếng Đức thì driver chính là thông dịch viên giúp chuyển đổi tiếng Anh thành Đức và ngược lại để 2 bên có thể hiểu nhau.

Driver do nhà sản xuất làm nhưng giới phát triển phần mềm là đối tượng sử dụng chính:


Thực tế thì trước đây thì driver thường được hãng sản xuất phần cứng phát triển cho chính sản phẩm của mình. Tuy nhiên giờ đây Microsoft và một số hãng sản xuất đã cung cấp các driver dạng xài chung cho nhiều thiết bị, điển hình là nền tảng Microsoft Universal Windows Driver hiện đã có nhiều nhà sản xuất như Intel hưởng ứng. Dạng driver này sẽ tiết kiệm chi phí và tăng tính nhất quán về hiệu năng trên nhiều thiết bị. Việc bỏ qua khâu thiết kế trình điều khiển riêng sẽ cho phép các nhà sản xuất điều chỉnh phần cứng của mình theo một driver chuẩn, đã được kiểm tra kỹ lưỡng với các thông số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của hãng sản xuất.


Universal_Driver.jpg
Một số thiết bị có thể sử dụng các driver dùng chung nhưng hiển nhiên chúng sẽ có thể hoạt động tốt hơn với những driver được thiết kế riêng. Điển hình như driver dành cho card đồ họa hay vi xử lý đồ họa (GPU) tích hợp trên laptop. Nếu bạn không cài driver cho card đồ họa khi mới cài Windows 10 chẳng hạn, hệ thống vẫn nhận ra sự hiện diện của card đồ họa hay GPU, tự động nhận driver nhưng chỉ là driver Generic Display. Để khai thác tối đa hiệu năng và tính năng của card đồ họa hay GPU rời thì chúng ta sẽ cần đến driver riêng của Nvidia, AMD hay bản thân Intel cũng có HD Graphics driver cho iGPU.

Không cần biết ai làm driver, các nhà phát triển ứng dụng đều có nhu cầu khai thác driver. Chẳng hạn như phần mềm soạn thảo văn bản như Word, nó sẽ cần giao tiếp với driver máy in mỗi khi anh em cần in ấn. Nếu không có những driver này, phần mềm sẽ không biết phải nói chuyện với máy in như thế nào để thực hiện các chức năng cơ bản, ở đây là để in một văn bản. Ngoài ra driver phần cứng cũng khiến giới phát triển phần mềm "dễ thở hơn" bởi họ không cần phải học ngôn ngữ lập trình phần cứng để đảm bảo phần mềm của họ có thể giao tiếp với phần cứng, điều này đã được driver thực hiện.

Vậy tại sao driver phần cứng lại khiến hệ thống bị lỗi, crash, treo, và nhiều bệnh khác?


Sự tương tác chặt chẽ giữa phần mềm - driver - phần cứng giúp chiếc máy tính, hệ điều hành và phần mềm anh em đã cài hoạt động theo những gì nó được thiết kế. Thế nhưng driver với vai trò là thông dịch viên đôi khi khiến mọi thứ hoạt động sai lệch. Trở lại với ví dụ phần mềm nói tiếng Anh, phần cứng nói tiếng Đức thì nếu như driver là người thông dịch, có thể sành sõi tiếng Anh nhưng lại hơi kém tiếng Đức thì điều này dẫn đến việc phần mềm và phần cứng hiểu nhầm nhau.

Thế nên không lạ khi trong tình huống driver thông dịch sai, phần mềm như hệ điều hành Windows lại ra lệnh cho phần cứng như quạt trên tản nhiệt giảm tốc độ quay, thế là CPU nóng lên, hệ thống tự tắt. Driver có thể không hoàn hảo nhưng bản thân phần mềm và phần cứng cũng không hoàn hảo. Hẳn anh em đã nghe đến chuyện phần mềm không tương thích hay phần cứng không tương thích.

Vậy làm gì để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định?


Trên laptop hay desktop, anh em cần phải đảm bảo driver mình tải về cài đặt trên máy là driver chính chủ - được phát hành bởi hãng sản xuất phần cứng. Việc tìm tải về các driver này không quá khó, anh em chỉ cần lên trang hỗ trợ của nhà sản xuất chẳng hạn như HP Support > tìm model máy mình và driver theo phiên bản OS sẽ hiện ra. Tương tự với desktop, anh em có thể lên trang của các hãng làm bo mạch chủ như ASUS, MSI, Gigabyte và tìm tải về driver phù hợp với bo mạch máy.

Thêm vào đó, một trong những cách đơn giản để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định là cập nhật qua Windows Update. Kể từ Windows 10 thì driver đã được cập nhật tự động thông qua hệ thống này, bản chất Windows 10 giờ đây đã là một dịch vụ nên những thay đổi trên Windows sẽ cần driver thay đổi theo nhằm đảm bảo độ tương thích tối đa. Hiện tại driver sẽ được cập nhật tự động, anh em không cần phải can thiệp.

Nvidia_Driver.jpg
Tuy nhiên, có những driver cần phải cập nhật thủ công và thường xuyên điển hình là driver card đồ họa của Nvidia hay AMD.

Quảng cáo



Với hầu hết laptop đều đang sử dụng nền tảng Intel, anh em có thể tải về phần mềm Intel Driver & Support Assistant để tự động kiểm tra và cài đặt các phần cứng của Intel như driver cho công nghệ Rapid Storage, IME, GPU tích hợp HD Graphics, driver cho card Wi-Fi/Bluetooth của Intel …

Có nên sử dụng các ứng dụng tự động cập nhật driver không?


Mình thấy nhiều anh em xài nhưng với trải nghiệm trước đây của mình thì không nên chút nào bởi các ứng dụng này chỉ khiến lỗi càng thêm lỗi. Theo mình nó chỉ hiệu quả phần nào với những chiếc máy tính đời cũ, phần cứng cũ nhưng muốn chạy hệ điều hành mới hơn, những ứng dụng này tìm driver từ nhiều nguồn, có thể chính thức từ nhà phát triển phần cứng hoặc có thể tổng hợp đâu đó và tự động cài vào. Nếu hên thì chạy bình thường còn nếu xui thì lỗi không tương thích và xui nữa thì đụng phải driver có chứa malware.

Tham khảo: How To Geek
138 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

driver nào thiếu thì cứ lên trang chủ của máy mà phang là chuẩn nhất 😃
p/s: khuyến khích các bạn ko nên dùng phần mềm của bên thứ 3 để tự động tìm và cài driver cho máy nhé. nếu làm vậy thì máy của bạn hoạt động sẽ ko ổn định và mượt được
@tyhn Dùng IObit driver và thấy ổn, đi cài cho người khác mà tải từng cái một phiền lắm 😁
@daovangiangtnvn sự thật là windows nó đã tự cài tất cả driver cần thiết rồi, ko phải cứ bản driver mới hơn là tốt hơn đâu. Nên sau khi cài win và để win tự update xong, xài ko thấy gì bất ổn thì cứ kệ nó đi, đừng tự cài thêm driver làm gì
samview
TÍCH CỰC
5 năm
@lanehacker7294 Chính xác Window chỉ update phần file DLL trong bộ driver của nsx. Nếu cần tối ưu, tăng / giảm hoặc tinh chỉnh hiệu năng thì nên download trọn gói bộ driver đó từ nsx để cài, trừ bộ điều khiển wlan
@lanehacker7294 Đúng rồi bạn, nhưng nhiều máy chỉ nhận được mỗi driver mạng thôi, còn đâu chấm vàng thì cứ chạy soft kia cho nhanh ấy, hơi đâu kiếm từng cái 😁
em sợ nhất mấy cái driver update, assist, mặc dù cập nhật nhanh thật, nhưng mà lúc ngon lúc dở -.-, lúc được lúc không, thà xài bth không đụng gì thì hơn 😆
Còn nhớ hồi xưa ráp cái máy tính trần thân, nào là phải jumper các kiểu, ổ cứng thì phải master slave mới nhận, tới phần driver có khi còn hoang mang gấp bội.
Giờ thì đỡ quá nhiều rồi, quá nhiều phần cứng cắm vào là có thể chạy ngon mà không cần driver, tất nhiên có driver vẫn ngon nhất.

Khoảng chục năm gần đây thì cái driver mình hay cài nhất là driver máy in thôi.
@DayLight1 Bác nói chuẩn.
MustDie
TÍCH CỰC
5 năm
@Nam Air Bác già thạt đó, hồi 2000 nhà mua máy tính xong trục trặc, gọi thợ về bị chém đẹp, bị 2 cụ chửi sml. Vẫn nhớ ông thợ trên Lý Nam Đế đi con avenis khủng bố, chắc ăn mồ hôi nc mắt ng khác nhiều :mad:
Thời gian sau đó máy hỏng thì cứ im ỉm coi như ko dùng, xong 2 anh em mò mẫm cách sửa.
Nên cũng nhớ vụ cắm jumper vào ổ cứng 😆
@MustDie Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác thôi bác, nhìn quanh nhiều anh em trẻ quá giỏi và quá thành công, cũng đôi phần hổ thẹn vì mình ham chơi chả ham học gì cả
leidonanam
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Nam Air Nhớ hồi đó đi cài máy tính mà gặp máy khách mất đĩa driver toàn tháo thùng máy cầm đt có đèn pin soi vào coi từng con chip lan với audio để kiếm đĩa cài, ôi cái thời mà ADSL còn chưa phổ biến cài driver vã mồ hôi ra 😃
Ko có nó thì ko giao tiếp được giữa phần cứng và phần mềm.
@Manhtoan112 hiểu đơn giản là vậy bác
donganh444
TÍCH CỰC
5 năm
Laptop mình ưa dùng Dell cũng vì lí do này, cứ lên thẳng web của nó nhập mã model là có hết. Còn phần mềm cài driver tự động thì chỉ chỉ dùng Driver Booster sau khi tìm thủ công không ra thôi, đúng là dùng nó hên xui thiệt.
@lecuonghp889 Dell Assistant
tomguitar
ĐẠI BÀNG
5 năm
@donganh444 HEHE mình có con Dell vostro 3550 chắc cũng 10 năm từ thời napoleon đánh cầu lông mới cài lại win hôm bữa. Mà bên này ko có wifi, lên cty cắm trộm down 1 phát 1,3GB driver về là ngon lành. Tuy nhiên cũng có 1 số driver chả cần thiết, nặng máy. Lựa driver mạng, graphic, cpu cài full là ngon ơ. hehe
samview
TÍCH CỰC
5 năm
@donganh444 Thinkpad còn khỏe hơn nhiều nhiều - Cài mỗi soft lenovo system update, nó sẽ nhận dạng hết driver cần cài. Bạn chỉ cần tick vào next là phần mềm tự download tự cài theo thứ tự tối ưu. Và chỉ cần 1-2 lần khởi động lại máy là trơn tru, còn khỏe hơn tự down về, tự cài theo trình tự
N.B.Dũng
ĐẠI BÀNG
5 năm
@samview Mình đang có con T420 ko nhận card bluetooth. cũng làm nhiều cách lắm rồi mà chưa đc. để thử xài app b chỉ xem sao
kan299
ĐẠI BÀNG
5 năm
Các hãng bây giờ đều tích hợp cài driver tự động vào phần mềm của mình rồi mà nhỉ? mấy phần mềm hỗ trợ cập nhật driver giờ hiếm thấy người dùng
HoLaHe
ĐẠI BÀNG
5 năm
@kan299 tầm 90% thôi, nhưng cái đặc biệt toàn phải lên trang chủ tải về cài
Nhớ 1 thời cài win 98 , cài driver lỗi tùm lum rồi xóa và tìm driver cài lại.
Đau lòng nhất là cài driver rồi mà nó vẫn ko nhận driver 😃
Leduycng
TÍCH CỰC
5 năm
@cutruong789 Đau lòng hơn nữa là tải đúng cái driver từ hãng, đúng model, seri, part numbet... Dĩ nhiên là vấn đề nằm ở đâu đó.
@Leduycng đông cảnh ngộ, những lúc như thế chỉ muốn đập máy
N.B.Dũng
ĐẠI BÀNG
5 năm
@cutruong789 đây bác, T420 của mình ko nhận driver bluetooth 😔
z1423577425191_446468fe3f086c54c2ad11e184a374a1.jpg
Mình thấy cái cập nhật Driver của windows toàn cập nhật driver cũ mèm, chẳng hạn như card onboard của intel, card nividia, toupad... mấy cái này lên trang chủ nsx tải là mới nhất.
THANKS THỚT ĐÃ PHỔ CẬP TRI THỨC !!
Thời đại của internet thì không còn sợ ba cái drivers kia nữa rồi
tomguitar
ĐẠI BÀNG
5 năm
@ductoanvt m mới nhục nè, cài lại thì ko có wifi, cắn răng bật 3G thì ko có driver mạng luôn, may còn cái usb cùi cài đc driver mạng. Khổ ko nói hết haha
chau2707
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tomguitar Bác còn xanh quá ợ, trước khi cài lại windows thì hãy tải sẵn driver wifi và lan lưu vào bất cứ chỗ nào có thể (em toàn lưu vào đt android)
tomguitar
ĐẠI BÀNG
5 năm
@chau2707 có sẵn từ ngày xưa rồi bác ơi, lưu ổ F mà. Nhưng chục năm rồi cái thì trôi nổi, cái thì virus ăn hay sao hỏng ko cài đc 😆
imilnt
TÍCH CỰC
5 năm
@anhtuan1066 Đúng rồi. Sợ nhất là không có internet thôi
Cứ trang chủ nhà sx mà phang thôi
traisau_ht
TÍCH CỰC
5 năm
Toàn tải mấy phần mềm cập nhật driver về cho tiện
meninwhite
ĐẠI BÀNG
5 năm
Driver windows 10 giờ ngon rồi.
Quy Le Anh
TÍCH CỰC
5 năm
Vụ dùng phần mềm là cho máy đời cũ tầm 2012 đổ lại thôi. Chứ gần đây Windows hỗ trợ tốt rồi. Không cần nữa.
Nhớ thời SV đi cài win dạo cho tụi bạn đúng là cực khổ, Toàn win XP với Win Vista. Cài win có 20 phút nhưng cài driver mất cả buổi, đau nhất là cài xong nó không nhận card mạng thế là lại phải tìm cái máy khác down vào usb rồi cài. Đúng là khổ sở
Rảnh máy tính thì lên trang chủ tìm driver cho an toàn!cài phần mềm thứ 3 thêm nặng máy với tăng nguy cơ bị nhiễm viruts và gián điệp
Ngày trước nhà làm quán nét, chủ quan ko giữ lại đĩa, sau tìm driver cho con webcam như đi tìm vàng.
@dualshoсk chắc là con webcam đen đen có 2 hàng đèn 2 bên hả bác. con này thời 2000 là con hàng chuẩn, giá rẻ nhất mà view đẹp nhất luôn, mấy con của Creative toàn tiền triệu mà chất lượng không bằng góc.
@Nam Air Chuẩn bác. Công nhận là hình ảnh nó sắc nét hơn hẳn bọn cam noname thời đó.
@dualshoсk mình nghĩ nó tăng sáng nên hình lúc nào cũng sáng, và có lẽ nó dùng cảm biến kiểu gì đó nên ngon, nhưng bitrate nó thấp hơn các camera hiệu thời đó, vì khi quay phim / chụp ảnh thì nó bệt, nhưng rất phù hợp để dùng với Yahoo chat webcam hoặc Paltalk đồ.
@Nam Air hồi xưa e đc người nhà bên mẽo gửi về cho con HP deluxe gì đó nét căng mà có cả mic sẵn nói nghe rất rõ 😁 :D
bài viết rất hay và hữu ích 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019