Đức: năng lượng tái tạo chiếm 87% lượng tiêu thụ, người dùng được trả tiền để xài điện

MinhTriND
11/5/2016 14:4Phản hồi: 224
224 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

binhbinh5555
ĐẠI BÀNG
8 năm
Họ xài điện còn được cho tiền, mình xài điện phải trả tiền.
tano tona
ĐẠI BÀNG
8 năm
@binhbinh5555 Khi mình dịch lại tiêu đề bài báo cho những người bạn Đức của mình nghe, ai cũng phì cuời vì nó quá ngớ ngẩn
sao ko. điện dư thừa ko đc dùng sẽ gây nguy hiểm cho nhà máy, vì năng lượng đâu có tự mất đi mà phải chuyển sang dạng khác, thường là nhiệt. Khách hàng ko dùng thì nó chuyển sang nhiệt trong rotor stator của máy phát hoặc nhiệt trong dây dẫn gây nóng & hư hỏng. Đó là lý do nếu bạn có 1 nhà máy lớn cần lắp biến thế riêng thì bạn phải cam kết với điện lực sẽ tiêu thụ hết bao nhiêu % công suất máy biến thế đó, đảm bảo hệ số cos phi trên mức quy định. Nếu sử dụng quá ít bạn sẽ bị phạt vì hệ số cos phi giảm gây tổn hại tới hệ thống. Để ý sẽ thấy trên đường điện ngoài đường bao giờ cũng có hệ thống tụ bù để tăng cos phi lên
http://www.tepco.co.jp/en/forecast/html/dounaru2-e.html
https://www.quora.com/Where-does-surplus-electricity-go
năng lượng dư ra sẽ đi đâu đó, tăng dòng, tăng nhiệt, tăng áp... => hư hỏng thiết bị
Nhà mình ở bên Mỹ, 1000KWh điện tốn $12
o viet nam minh du nang, sao ko san xuat nang luong mat troi de xai...
Chỉ mong việt nam có được năng lượng sạch thôi 😔 xây thủy điện sông hồng làm gì đâu
o0masieu0o
ĐẠI BÀNG
8 năm
Ở cái xứ người ta, thường hay xảy ra những điều khó chịu như vại đó 😁
thang18191
TÍCH CỰC
8 năm
cần mẹ gì, các bác cứ ra Tuy Phong hay Cà Ná Bình Thuận xem nguồn năng lượng tái tạo nó dồi dào như thế nào, 1 tuabin phong điện có giá 40 tỉ cung cấp được 1.2 MW, không cần nhiều chỉ cần lấy vài cái tượng 5000 tỉ đầu tư đc 100 trụ là thấy đã ổn rồi. Cơ bản là nếu làm thế thì sẽ rẻ và lâu dại các bố ko ăn đc ko có cớ để tăng giá nên chịu thôi. Còn thuế thu nhập các bác thấy ít tại đa số các bác lương ít nên đóng ít chứ thuế thu nhập của VN cũng hàng top thế giới nha.
dnd61
ĐẠI BÀNG
8 năm
@thang18191 Bỏ mấy cái tượng thì lấy cái gì mà đút túi, 1% một cái tượng là biết bao nhiêu chưa. Người ta lăn lê bò lết lòng rắn rết đến được cái chức ông này bà kia thì phải ăn được mớ trước khi hạ cánh chứ 😁:D:D
thang18191
TÍCH CỰC
8 năm
@dnd61 các bác ko biết thôi chứ đám quan chức ngoài hà nội nó giàu j mà dã man, có con chị họ bên UK nhà cũng có của ăn của để, mà chả là cái đếch j so vs con cái các anh quan chức du học bên đấy cả, nhà trung tâm London chúng nó mua cả mấy căn, căn nào cũng cả tr $ hãi
Knightmare
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thôi đời mình cứ ở thiên đường cho các con qua giãy chết vậy... "Khổ thân tụi nhỏ" huhu... Hihi
htkim
ĐẠI BÀNG
8 năm
Bạn đọc kỹ lại trong bài: "Và mặc dù các nhà máy điện hoạt động dựa vào khí đốt hiện đã ngừng hoạt động vào hôm đó, tuy nhiên, các nhà máy điện hạt nhân và than đá vẫn hoạt động"
Các nhà máy điện than và điện hạt nhân ở đây thuộc loại nhiệt điện hơi nước, tức phải đốt than và dùng năng lượng hạt nhân để đun nước thành hơi ở nhiệt độ và áp suất cao, sau đó mới dùng hơi nước để chạy tua bin máy phát điện. Các lò hơi này rất lớn, phải mất 6 - 8 tiếng đồng hồ để có thể đốt lò và đun nước thành hơi và mất rất nhiều chi phí để làm việc này. Nếu phải dừng các nhà máy điện này chỉ vì 3- 4 giờ dư điện từ năng lượng tái tạo thì chi phí khi khởi động lại chúng còn cao hơn là trả một phần tiền điện cho người sử dụng, đặc biệt là đối với nhà máy điện hạt nhân vì để dừng hoàn toàn và khởi động phản ứng hạt nhân khá phức tạp. Điều này chủ yếu là do vấn đề kỹ thuật chứ không liên quan nhiều đến việc san bằng đồ thị phụ tải điện của hệ thống.
denhun
TÍCH CỰC
8 năm
Bạn có thể nói rõ hơn được không? Mình chỉ đang quan tâm tới các tác động mà nhà máy điện gặp phải khi dư thừa điện. Các vấn đề khác không quan tâm. Thanks!
Khi điện thừa mà các nhà máy điện tiếp tục hoạt động thì điều gì xảy ra?
Tại sao các nhà máy điện không chỉ đơn giản là ngắt cầu dao không tiếp tục hoà điện vào lưới?


htkim
ĐẠI BÀNG
8 năm
@denhun Cám ơn bạn đã quan tâm.
Về câu hỏi thứ nhất, khi điện thừa mà các nhà máy tiếp tục hoạt động thì một số nhà máy bắt buộc phải dừng. Điều này xuất phát từ định lý cân bằng công suất trong hệ thống điện:
Công suất (CS) phát = CS tiêu thụ + Tổn thất đường truyền.
Giả sử bỏ qua tổn thất đường truyền thì lúc này CS từ nhà máy điện phát ra (phía cung) bắt buộc phải bằng CS tiêu thụ (phía cầu). Nếu điện phát ra lớn hơn điện tiêu thụ thì phải có một nơi nào đó trữ lượng điện dư thừa, nhưng với công nghệ hiện nay chưa thể lưu trữ điện với công suất lớn (các ắc-quy chỉ lưu được một công suất rất nhỏ), do đó chỉ có cách là ngắt bớt nguồn cung từ nhà máy điện mà thôi.
Về việc cắt cầu dao (ở nhà máy điện gọi là máy cắt) để ngắt điện thì thực sự là rất đơn giản, nhưng nó chỉ cắt phần điện mà thôi, còn phần cơ và nhiệt để sản sinh ra điện thì lại rất khác. Ở các nhà máy nhiệt điện hơi nước như mình đã trình bày, lượng hơi nước sinh ra rất lớn (có thể đến hàng trăm tấn hơi mỗi giờ), nếu không cho chạy qua tuabin máy phát thì phải xả bỏ, rất tốn công và lãng phí năng lượng. Chưa kể, ở nhà máy điện hạt nhân thì việc dừng phản ứng dây chuyền cũng không đơn giản, dễ sinh ra sự cố. Nhưng việc tắt còn đơn giản, việc khởi động lại nhà máy mới thực sự mất thì giờ. Thử tưởng tượng bạn phải đun hàng trăm tấn nước lỏng để thành hơi nước phải mất bao nhiêu thời gian, bao nhiêu nhiên liệu?
Tuy nhiên không phải nhà máy điện nào cũng gặp khó khăn khi ngắt điện. Các nhà máy thủy điện hay nhà máy nhiệt điện khí thì thời gian ngừng máy và khởi động máy khá nhanh, nếu cắt điện cũng không gây thiệt hại bao nhiêu. Còn các nhà máy nhiệt điện hơi nước thì thông thường người ta cho chạy thường trực (chạy nền) vì mỗi lần ngừng và khởi động máy rất mất thời gian và lãng phí năng lượng.
denhun
TÍCH CỰC
8 năm
Từ đầu tới giờ rất nhiều bạn trả lời nhưng chưa thấy bạn nào trả lời đúng vào trọng tâm và giải thích hợp lý. Các bạn chỉ nói cái mà ai cũng đã hiểu là điện sản xuất ra phải tiêu thụ hết nhưng không bạn nào giải thích được tại sao lại như vậy.
Mình đặt vấn đề giả sử nhà máy nhiệt điện chẳng hạn. Khi xảy ra thừa điện, nếu vẫn để tua bin tiếp tục quay trong khi ngắt đường điện sản xuất ra không cho hoà vào lưới điện thì nhà máy điện gặp phải vấn đề gì?
Khi thừa điện mà nhà máy điện vẫn cứ tiếp tục phát điện hoà vào lưới thì điều gì sẽ xảy ra?
Mình đã nói là mình chỉ quan tâm tới tác động mà nhà máy điện gặp phải khi thừa điện thôi, các vấn đề khác mình không quan tâm rồi. Các bạn toàn trả lời lan man đi đâu ấy.



denhun
TÍCH CỰC
8 năm
Screenshot_20160514-000602~01.png
P/S: Bạn viết bài thì đừng có viết ê ét vào vì với tinhte nó có nghĩa là + zản nên chặn bài của bạn. Chặn luôn cả bài quote mới vl.
Đến cả một diễn đàn thuần công nghệ như tinhte còn bị vậy thì đừng hỏi vì sao chúng nó có nhiều cái để nói.


htkim
ĐẠI BÀNG
8 năm
@denhun Thật tình mình không biết bạn là dân không chuyên điện chỉ hỏi cho biết hay dân kỹ thuật điện mà muốn hỏi "làm khó". Nhưng thôi, mình cứ nói theo hiểu biết của mình vậy.
Câu hỏi thứ nhất: vì sao điện sản xuất ra phải tiêu thụ hết thì đã được đề cập, đó là do việc cân bằng công suất trong hệ thống điện, hay nói rõ hơn là do định luật bảo toàn năng lượng: năng lượng không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Năng lượng điện do nhà máy phát ra bắt buộc phải được dùng hết ở đâu đó vì nó không thể tự mất đi được, nó phải được tiêu thụ hay lãng phí hết ở nơi nào đó.
Câu hỏi thứ hai: nếu ngắt không cho điện từ nhà máy hòa lưới thì chuyện gì xảy ra? Lúc này tất nhiên máy phát điện ngừng sản xuất ra điện vì đã ngắt dòng điện. Tuy nhiên nếu vẫn để tua bin quay thì lãng phí nhiên liệu để làm nó quay không, ví dụ hơi nước hoặc khí nóng đập vào cánh tua bin xong rồi lại phải xả bỏ ra ngoài. Điều này cũng giống như bạn dựng chân chống xe gắn máy (xe số) rồi cứ nổ máy lên số cho bánh xe quay tại chỗ vậy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay, xăng vẫn hao mà xe của bạn không di chuyển một chút nào cả, hơi bị điên;)!
Câu thứ ba: khi thừa điện nếu không ngắt điện mà nhà máy vẫn chạy thì sao? Nếu chỉ có 1 nhà máy điện cung cấp cho tải thì lúc này công suất tác dụng dư thừa làm tăng tần số lên, trục quay tuabin và máy phát sẽ chạy lồng lên như ngựa và... gãy. Nếu có nhiều nhà máy kết nối trong hệ thống điện thì khi quá dư thừa công suất cũng sẽ làm tần số hệ thống tăng lên. Vì tần số của hệ thống được qui định rất nghiêm ngặt (chỉ cho phép thay đổi +/- 1%, ví dụ tần số 50Hz chỉ được thay đổi +/- 0,5Hz) nên lúc này Trung tâm Điều độ hệ thống sẽ phải cắt bớt một số nhà máy để cân bằng công suất phát và công suất tiêu thụ, điều này mình đã nói. Nếu không cắt được nhà máy điện thì khi tần số tăng sẽ làm cho các nhà máy và trạm biến áp không hòa với nhau được, tự động ngắt ra dẫn đến sự cố lớn nhất trong hệ thống là rã lưới, làm mất điện toàn bộ khu vực có kết nối.
Nói tóm lại, các vấn đề "cái gì sẽ xảy ra" mà bạn hỏi trên thực tế người ta không cho phép xảy ra mà sẽ có hệ thống tự động ngăn ngừa chúng. Nếu bạn vẫn cho rằng mình nói lan man thì phải nói thực lòng bạn là người thiếu thực tế, he he.
P/S: cám ơn bạn đã giải thích vụ chặn bài ở diễn đàn. Nhưng nhớ lại thì mình vẫn chưa hiểu qui định chặn ở đây là gì, vì bài viết lúc đầu của mình không có chữ viết tắt xê ếch, chỉ sau khi bị thông báo mình mới thử sửa lại cho bài ngắn hơn bằng cách bỏ bớt vài câu, viết tắt vài chữ. Nhưng đúng là buồn cười và cười buồn, vừa buồn vừa cười!
Đất nước Đức thật là kỳ diệu giờ cao điểm là từ 12h đêm đến 6h sáng, giờ thấp điểm từ 12h trưa đến 6 h tối ....
denhun
TÍCH CỰC
8 năm
1. Nói ngắn gọn thì theo bạn nếu thừa điện mà vẫn tiếp tục phát hoà lưới thì tần số điện sẽ tăng. Và đến ngưỡng sẽ gây hỏng các thiết bị của người dân?
2. Với câu hỏi về ngắt cầu dao, cách giải thích của bạn chưa thuyết phục. Vì nếu là ngắt cầu dao thì coi như không bán điện tức là giá bán bằng 0. Trong khi đó nếu tiếp tục bán thì phải bán với giá âm. Một phép tính đơn giản cũng thấy cái nào lợi hơn.

P/S: Cái kiểm duyệt trên tinhte quả thực rất gây ức chế. Nhiều lúc mình nghĩ tinhte đang tự biến mình thành một trang báo mạng thay vì là một diễn đàn thảo luận.


htkim
ĐẠI BÀNG
8 năm
@denhun He he, bây giờ mình lại thấy bạn hơi lan man. Lúc trước nhất quyết chỉ hỏi tác động ở nhà máy điện mà bây giờ lại đã thấy quan tâm đến thiết bị ở nhà dân rồi. Thường nhà máy điện ở cách xa trung tâm dân cư hàng vài chục cho đến vài trăm cây số lận.
Khi công suất thừa mà vẫn phát điện thì tần số sẽ tăng, tần số tăng sẽ làm các động cơ điện (bơm, quạt, máy nén trong tủ lạnh và máy lạnh chẳng hạn) quay nhanh hơn. Nếu ở nhà dân thì động cơ quay nhanh hơn một chút cũng không gây thiệt hại gì lớn, nhưng ở các nhà máy sản xuất thì động cơ thường hoạt động kèm theo dây chuyền, nếu chúng quay nhanh hơn sẽ làm rối loạn cả dây chuyền sản xuất rất nguy hiểm. Tuy nhiên như mình nói, thiệt hại lớn nhất do tần số tăng sẽ là trong hệ thống điện nến hệ thống sẽ không cho phép tăng tần số trong thời gian lâu hơn vài phút, mà nó sẽ tự động điều chỉnh.
Cũng như vậy, lúc đầu bạn hỏi ngắt cầu dao gây thiệt hại gì cho nhà máy điện mà bây giờ lại quay sang bàn chuyện giá điện âm.
Giá điện âm là một câu chuyện khác hẳn, nó liên quan nhiều đến quy định quốc gia về mua bán điện từ năng lượng tái tạo. Ví dụ ở Nhật, để khuyến khích người dân dùng pin mặt trời thì chính c-phủ quy định là khi lượng điện mặt trời dư thừa (thường là vào buổi trưa) thì dân sẽ bán điện lại lên lưới và các công ty điện lực sẽ phải ưu tiên mua với giá gần gấp đôi so với giá bán điện từ lưới vào nhà dân. Nếu thời điểm trưa mà nắng gắt như ở ta thì việc dư điện mặt trời 3 - 4 giờ như ở Đức vừa rồi là chuyện dễ xảy ra. Khi đó rõ ràng là công ty điện lực lỗ, vì họ bắt buộc phải mua điện mặt trời từ các nhà máy điện mặt trời với giá cao, và phải cắt bớt nhà máy điện của họ vì dư thừa. Theo mình biết ở Đức cũng có qui định ưu tiên mua điện từ năng lượng tái tạo với giá cao (nhà l-nước trả thêm khoảng 6,5 cent cho mỗi kWh điện từ năng lượng tái tạo), như vậy chuyện các công ty điện lực lỗ, nói cách khác bán điện với giá âm là chuyện không khó hiểu.
P/S: mình phải viết ngọng vài từ để tránh bị chặn.
denhun
TÍCH CỰC
8 năm
Mình không hề lan man và vẫn tập trung vào các vấn đề mình nêu ra ngay từ đầu.
Tóm lại bạn giải thích rất dài dòng nhưng vẫn không giải quyết được các câu hỏi mình đã nêu ra.
Dù sao cũng cảm ơn bạn.


the beo93
TÍCH CỰC
8 năm
@denhun Không phải giờ có chuyện máy phát "phát thừa điện" bạn nhé ! công suất phát bao giờ cũng bằng tổng công suất thu ! ở đây các máy phát đang phát công suất max mà tải giảm đi thì tốc độ máy phát sẽ cao hơn tốc độ đồng bộ làm tần số của lưới cao lên ( coi như không có cơ cấu bảo vệ) làm cho tốc độ động cơ nhanh hơn ảnh hưởng đến quá trình sản suất còn nếu mà tải quá thấp mà công suất cơ trên máy phát vẫn rất cao sẽ dẫn đến lồng tốc máy phát rung rất mạnh ảnh hưởng đến các cơ cấu cơ khí !
Việc khởi động máy phát rất tốn kém như ở phả lại họ mất 2 tỷ tiền dầu và phải đốt liên tục trong 6 tiếng !
htkim
ĐẠI BÀNG
8 năm
@denhun Mình đến chịu bạn thôi, vì mình cũng không biết bạn muốn hỏi cái gì nữa. Có lẽ bạn không phải là dân chuyên điện nên câu hỏi thiếu thực tế và thiếu sự logic kỹ thuật. Nếu có thì giờ gặp nhau nói chuyện ngoài đời thì có lẽ sẽ dễ hiểu nhau hơn.
Bạn lấy nguồn ở đâu vậy
quanqw
TÍCH CỰC
8 năm
Nghe có vẻ sướng nhưng thực ra xã hội tư bản có rất nhiều cái phức tạp mà khi hiểu rõ vấn đề thì không thấy sướng đâu.
linhr133
TÍCH CỰC
8 năm
@quanqw Thì viết rõ là ráng làm lấy tiền qua đó sống cho khổ mà. Ở đây sướng quá chịu không nổi!
quanqw
TÍCH CỰC
8 năm
@linhr133 Thế thì bạn cứ bán hết tài sản chẳng lẽ không mua nổi một vé qua đó.
OThien
ĐẠI BÀNG
8 năm
evn nó không chịu đầu tư năng luọng gió như người ta mà đi đầu tư tào lao trên trời. Giờ phỉa ngăn sông xây thuỷ điện rồi mua điện của Tàu. Mình đâu có thiếu gió, thiếu thuỷ triều. Nhục thiệt

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019