Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Dùng chung công nghệ màn hình thì liệu chất lượng hình ảnh có như nhau?

agp8x
29/11/2017 5:17Phản hồi: 126
Dùng chung công nghệ màn hình thì liệu chất lượng hình ảnh có như nhau?
Chuyện sản phẩm của nhiều hãng khác nhau sử dụng chung một loại công nghệ màn hình, thậm chí là cùng tấm nền thật ra không mới. Nhưng câu chuyện chất lượng hình ảnh của chúng có như nhau hay không thì vẫn luôn là đề tài bàn tán của nhiều người. Nếu muốn ngắn gọn thì câu trả lời là không, còn chi tiết hơn thì mời bạn tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây.

Dùng chung công nghệ màn hình là chuyện bình thường thôi


Chuyện các hãng khác nhau sử dụng chung một công nghệ màn hình trong sản phẩm là chuyện rất bình thường hiện nay. Điển hình của việc này là Apple sử dụng tấm nền của AMOLED (hay gọi theo cách của họ là Super Retina) do Samsung sản xuất với công nghệ tương tự như các dòng điện thoại Galaxy hay tất cả các TV OLED hiện nay đều sử dụng màn hình WOLED do LG sản xuất. Gần đây thì cộng đồng cũng xôn xao về chuyện Samsung sẽ bắt đầu bán TV sử dụng tấm nền LCD của đối thủ đồng hương LG.

3581547_LG29-3.jpg

Thiết bị của nhiều hãng lớn như Apple, Sony, Dell,... đều sử dụng tấm nền từ hãng thứ 3

Việc sử dụng những tấm nền từ đối tác thứ 3 cho phép nhà sản xuất thiết bị (TV, điện thoại, laptop,...) tiết kiệm được một phần chi phí và thời gian để nghiên cứu và phát triển tấm nền, để tập trung vào những yếu tố khác. Nó cũng giống như các hãng sản xuất laptop chỉ cần nghiên cứu kiểu dáng và tính năng, CPU thì để Intel với AMD lo vậy.

Khi chi phí được tiết kiệm thì dĩ nhiên nó cũng sẽ tối ưu lợi nhuận cho nhà sản xuất, trong khi người dùng cũng hưởng lợi vì giá thành sản phẩm rẻ hơn. Còn hãng chuyên sản xuất tấm nền màn hình cũng sẽ bán được nhiều hơn (so với tự sản xuất tự sử dụng), dẫn đến doanh thu cao hơn, từ đó có nhiều tiền đầu tư công nghệ mới hơn và sản phẩm sẽ tốt hơn. Đây là tình huống mọi bên đều có lợi. Trừ khi mở ra một công nghệ đột phá như WOLED của LG hay sắp tới là Micro LED (đang được theo đuổi bởi Samsung, Apple, Sony,...) thì việc đầu tư cải thiện công nghệ đã quá phổ biến để cạnh tranh với những thương hiệu vốn đã chiếm lĩnh thị trường trước đó là điều không có lợi về mặt kinh doanh (trừ khi đánh vào phân khúc giá rẻ như các hãng của Trung Quốc).

Tuy nhiên tấm nền không quyết định hoàn toàn chất lượng hình ảnh

Nếu bạn để ý, từ đầu bài đến giờ mình nhắc đến "tấm nền màn hình" chứ không phải "màn hình". Bởi lẽ màn hình được tạo từ 2 yếu tố là "tấm nền" và "thuật toán xử lý hình ảnh". Sở dĩ chúng ta luôn nghĩ tấm nền quyết định chất lượng hình ảnh là bởi vì nó xuất hiện rất nhiều trong những quảng bá về sản phẩm hiện nay, chẳng hạn như TV "OLED", điện thoại Galaxy với màn hình "AMOLED" hay điện thoại XYZ với màn hình "IPS".

4171071_iphonex-s8-tinhte-2.jpg

Màn hình AMOLED không đồng nghĩa với việc màu sắc sẽ rực rỡ quá mức

Tấm nền có những thông số cụ thể để giúp các hãng sản xuất quảng bá sản phẩm của mình và gây ấn tượng đến người tiêu dùng, chẳng hạn như độ sáng, độ tương phản, độ sâu màu đen, góc nhìn,... Đây là những yếu tố tuyệt đối mà bạn có thể dễ dàng so sánh giữa tấm nền này với tấm nền khác, giữa tấm nền cao cấp và tấm nền phổ thông. Trong khi đó thuật toán xử lý hình ảnh là yếu tố rất mơ hồ, bởi ảnh hưởng của nó tuy lớn nhưng rất khó đưa ra số liệu tuyệt đối để chứng minh.

Thuật toán xử lý mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng hình ảnh cuối cùng


Tấm nền có rất nhiều hãng bán, nhưng thuật toán xử lý hình ảnh thì gần như không có hãng nào chịu chia sẻ cả. Đây là điều hiển nhiên vì với cùng một tấm nền, thuật toán xử lý sẽ quyết định rằng thiết bị của bạn sẽ tận dụng được bao nhiêu phần khả năng của nó. Nói một cách dễ hiểu là một màn hình có thể hiển thị 1 tỷ màu nhưng thuật toán xử lý chỉ đáp ứng được 16,7 triệu màu thì cuối cùng bạn chỉ thấy được 16,7 triệu màu thôi.

Quảng cáo



Đối với một số thiết bị như điện thoại hay laptop thì thuật toán xử lý hình ảnh tương đối cơ bản, với hiệu ứng cân chỉnh màu được áp toàn khung hình và thường được đảm nhiệm bởi bộ điều khiển tấm nền và GPU. Chẳng hạn việc thay đổi các thông số như độ tương phản, độ sáng hay độ bảo hoà bằng phần mềm thực chất là bạn đã thay đổi thuật toán xử lý hình ảnh để giúp nó tái tạo màu theo ý mình thay vì ý đồ ban đầu của nhà sản xuất.

4091747_X9300E_F-4.jpg

Nhờ bộ xử lý hình ảnh chuyên biệt nên xem phim trên TV thường cho chất lượng tốt hơn các thiết bị khác

Riêng với TV thì việc xử lý hình ảnh phức tạp hơn rất nhiều. Không chỉ đơn thuần là áp thuật toán xử lý lên toàn khung hình, các dòng TV trung và cao cấp còn có thể phân tích khung hình để tối ưu màu sắc/độ nét cho từng loại chủ thể, chẳng hạn như da người, lá cây, bầu trời,... Chính thuật toán xử lý phức tạp này mà các TV luôn có bộ xử lý hình ảnh chuyên biệt (chẳng hạn X1 Extreme của Sony) và thường sẽ giúp hình ảnh trở nên "sống động hơn". Vâng, sở dĩ mình nói sống động là vì bản chất của TV là xử lý hình ảnh sao cho nịnh mắt nhất, còn độ chính xác thì bạn cứ xác định là sai bét nhè. Và đó cũng là lý do mà TV thường có độ trễ tín hiệu (khoảng thời gian từ lúc bạn thao tác đến khi nó xuất hiện trên màn hình) cao hơn nhiều so với màn hình máy tính.

Và nhắc đến việc nịnh mắt, bạn có biết rằng:

Tất cả các màn hình hiện nay đều cân chỉnh theo ý đồ của nhà sản xuất

Quảng cáo


Chế độ màu sắc mặc định của các thiết bị hiện nay thực chất được tạo ra bởi ý đồ của nhà sản xuất. Nhiều người cho rằng màn hình của AMOLED của Samsung tái tạo màu sắc rực rỡ một cách thái quá, nhưng thực chất cái phong cách "cường điệu" màu sắc đó nó được hãng điện tử Hàn Quốc sử dụng trên toàn dải sản phẩm của mình vì họ cho rằng nó thu hút người dùng nhất. Đơn cử là iPhone X sử dụng cùng công nghệ màn hình AMOLED như điện thoại Galaxy nhưng màu sắc thì dịu hơn. Trong khi đó TV Samsung dù sử dụng tấm nền của hãng nào đi chăng nữa (Sharp, AUO, LG hay chính Samsung) thì đều sử dụng chung một phong cách màu với sự khác biệt là rất ít.

4096855_TOSHIBAU67-17.jpg
Các dòng TV phổ thông có rất ít tuỳ chọn về cân chỉnh màu khả năng tấm nền hạn chế

Dĩ nhiên, ý đồ của nhà sản xuất không chỉ giúp các sản phẩm của mình có hình ảnh bắt mắt nhất mà còn là để che giấu nhược điểm của phần cứng. Chẳng hạn như các tấm nền LCD hiện nay thường được cân với độ sáng rất cao, nhằm tạo cảm giác độ tương phản tốt hơn vì chúng không thể hiện được màu đen sâu như OLED. Đối với những dòng TV phổ thông, tuỳ chọn cân chỉnh của người dùng cũng bị hạn chế rất nhiều do nhà sản xuất lo ngại việc chỉnh quá tay dẫn đến một số hiện tượng không mong đợi như banding (những dải màu hiện rõ trong những vùng đáng ra phải chuyển màu một cách mượt mà). Ngược lại các mẫu TV và điện thoại cao cấp thường có rất nhiều tuỳ chọn cân chỉnh vì khả năng của phần cứng tốt hơn.

Lời kết


Tóm lại thì việc sử dụng chung một loại tấm nền không đồng nghĩa với việc chất lượng hình ảnh của những thiết bị cũng sẽ giống nhau, nó còn phụ thuộc vào yếu tố xử lý của từng nhà sản xuất. Thậm chí ngược lại, nhiều tấm nền của các hãng khác nhau sử dụng trên cùng loại thiết bị vẫn có thể được đưa về một chuẩn hình ảnh (tương đối) giống nhau.

4039254_tinhte_review_danh_gia_chi_tiet_samsung_galaxy_s8__18.jpg

Chính vì vậy mà quan điểm chất lượng hình ảnh phụ thuộc hoàn toàn vào tấm nền là không chính xác, chúng ta phải cân nhắc thêm những yếu tố thuật toán/phong cách xử lý hình ảnh của hãng sản xuất nữa. Mà theo kinh nghiệm của mình, chuyện màu sắc quá rực rỡ thường ít khi là lỗi, đó là tính năng của nhà sản xuất 😁
126 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nvvuydbg1
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đá xoáy samsung bằng câu kết.
😃
@Học Còi OLED di động là AMOLED hết chứ có gì khác ?????
@Steve*Quảng sai rồi má, PMOLED hay AMOLED là 1 hết, LG nó đặt PMLOED cho khác tên của Sam thôi.Tivi ko phải là AMOLED, nó là WOLED (bóng đèn nền OLED + filter RGB)
@galaxyangelzz Pmoled là viết tắt của passive matrix oled,là oled ma trận thụ động,không phải của riêng lg,hiểu chưa cao nhân,còn amoled là oled ma trận chủ động,loại pmoled thì khả năng làm tươi và tần số quét thấp nên không thích hợp làm màn hình cho smartphone và tivi cần tần số làm tươi và tần số quét cao,nên pmoled chỉ thích hợp làm màn hình điều khiển của tủ lạnh hoặc điện gia dụng thôi,còn amoled thì đáp ứng được điều này,nên tất cả smartphone và tivi điều là amoled nhé, Còn woled thì đơn giản là thêm một sub pixel màu trắng vào cho màn hình sáng hơn thôi,thân 😁
FanApple2014
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Steve*Quảng Chuẩn rồi, riết rồi chán cmt toàn mấy bạn thiếu hiểu biết k chịu tìm hiểu kỹ rồi nói.
Chắc chắn là không rồi. Tùy theo thị trường mà độ ám màu cũng khác.
Tùy theo năng lực nhà sx mà chất lượng cũng khác. Tùy theo đơn đặt hàng thì chất lượng cũng khác (cái này minh chứng rõ nhất trên các sản phẩm của xxx 😁 )
Tất nhiên là màn hình có thể cân chỉnh màu sắc, việc để màn hình nịnh mắc là do các hãng muốn thế. Mấy điện thoại của Sharp nó cho 5 thang chọn màu từ nhạt tới rực rỡ. Samsung màn Amoled cũng có chế độ cơ bản, chế độ rực rỡ... nhưng đa số ông nào cũng thích chọn chế độ rực rỡ hơn là cơ bản.
Nói chung là gái trang điểm nhìn vẫn thích hơn là gái chay. Avatar 360 vẫn ưa nhìn hơn là đen thui xấu hoắc
@Phạm Đoàn Hổ Ảnh của dòng S chụp ra đã đẹp và rực hơn thực tế rồi cần gì chỉnh nữa bác. Người thích ảnh "chân thực" thì đã ko chỉnh sửa gì rồi. Còn muốn chân thực + chỉnh sửa ảnh thì nên chọn chế độ "cơ bản" trong lựa chọn màu sắc màn hình của SS
@editzrapper Có thể bạn nói đúng trong trường hợp của bạn hoặc những người tiêu dùng phổ thông. Đối với những người làm edit phim ảnh như mình hay những bạn làm thiết kế thì việc lấy màu sắc chân thực là một phần thiết yếu. Mình có một Macbook pro đi chung với màn hình ngoài của LG. Khi chỉnh sửa ảnh thì thấy màu của LG khác so với của màn hình Macbook (một chút thôi). Nhà sản xuất cũng nói rõ màn hình chỉ covers 99% dải màu sRGB. Tất nhiên khi chỉnh ảnh với màu sắc chân thực nhất không đồng nghĩa với việc nó sẽ hiển thị đúng màu trên các thiết bị của bạn mình khi chia sẻ trên mạng xã hội nhưng nó là rất quan trọng trong in ấn.
@Bùi Quốc Tuyền Đúng, mình nói trường hợp bình thường, đại trà trên mảng smartphone thôi (đang tranh cãi nhất hiện nay) chứ nếu chuyên cho 1 lĩnh vực thì nói làm gì bạn. Chẳng hạn xem phim thì cần màn rực rỡ, tương phản cao, design ảnh hoặc phim, in ấn thì màu chính xác.
phieudu0711
ĐẠI BÀNG
6 năm
@pro744 Cho ví dụ cụ thể đi bạn
P1 ở đây nhá, phân biệt mấy cái tên gọi màn hình:

http://sonyfan.vn/2017/11/thoat-khoi-ma-tran-cac-thuat-ngu-marketing-super-amoled-super-lcd-retina-infinity-display/


Bài của Mod cho là P2 đê. 😁 Trùng hợp là nối vs nhau đc.
@AmbitiousMan Note, mới vô coi thử mà dài quá Để từ từ đọc
firestork
TÍCH CỰC
6 năm
@AmbitiousMan Ra phần 2 chưa bro. Đọc đang hay Phần 2: Mặt nạ bóng, RBG OLED và White OLED, thế lực đứng đằng sau các hãng sản xuất màn hình OLED Trung Quốc, Hàn Quốc.
@vinhthanh1086 Sắp tới a Sam nhận luôn Mled là công nghệ do sam phát minh
Theo bạn anh em sinh đôi có hoàn toàn giống nhau không?😁:D:D:D:p:p:p
@vinhthanh1086 Có chứ, FaceID chứng minh rồi mà :D
@Fbiprohj :D
@vinhthanh1086 Đá đểu nhau thế! Đau hết cả cà 😃
Khoa81
CAO CẤP
6 năm
quan trọng nhất là trí tưởng tượng của người dùng tấm nền đó nữa ^_^ Nhiều khi ăn cục thịt bò bình thường trong nhà hàng sang trọng thì thực khách vẫn nghĩ đó là bò Kobe chứ không biết mình bị lừa và vẫn cảm thấy ăn ngon hơn cũng miếng thịt bò đó nhưng ăn ở quán bình dân 😆
Khoa81
CAO CẤP
6 năm
@finalmagic Thì cũng giống như mấy thằng Bắc kỳ nghèo khổ trước đây khi chưa vào được miền nam cũng nhìn con cá gỗ mà tưởng là con cá thật cho ăn ngon miệng đấy thôi kk
Khoa81
CAO CẤP
6 năm
@KNP_architects Dạ mình ăn bò kobe rồi nhé, chỉ là ví dụ thôi. Như kiểu túi nhái mà đem vào parkson bán cũng thành hàng hiệu và có khối đứa bỏ tiền triệu ra mua vẫn tin đồ mình mua là hàng chính hãng đấy thôi
@Khoa81 Đúng vậy, hàng trong parkson đa số hàng trộn, thậm chí thương hiệu cũng nhái các thương hiệu ý. Nhưng đó là họ làm nhái, còn đây là 2 sản phẩm của 2 cty uy tín, nó khác nhau về bản chất rồi bạn.
traivnn
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Khoa81 Vì quán bình dân nó dùng dầu bình dân, và nó chiên tới đen sì cái chảo dầu, nhìn là hết muốn ăn, còn nhà hàng sang nó chiên 1, hoặc 2 lần dầu còn trong. Thực tế chứng minh là quán bình dân mua dầu chiên cũ của nhà hàng.
Màn ipx và note 8 là ví dụ cụ thể😃
Thích màn hình màu chuẩn nhưng đôi khi nhiều lúc lại muốn màn rực hơn 1 tý. Ss có chế độ chuyển màu rực thành màu chuẩn nhưng màn bị vàng khè. Apple có màu chuẩn nhưng lại k cho chỉnh màu rực. Có cách nào can thiệp vào đc màu màn hình trên ip8plus k các bác
@ragefighter Đạt bn % dải màu chỉ là 1 yếu tố, nếu đạt đc 99% nhưng màu nào thể hiện cũng sai như màn mấy con đt Samsung thì vứt đi 😃
traivnn
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Akay Nhím Nói samsung ám vàng là dòng cùi bắp, còn thực tế nó... ám xanh
@traivnn Thím có biết e đang nói j k ợ
Tóm lại là chỉ có màn hình đẹp rực rỡ là của Samsung còn các hãng khác có đưa màn hình cho cũng méo làm được rực rỡ như thế. Cái j rực rỡ lung linh là đẹp nhợt nhạt tái mét như xác cá ôi là vứt đi.
Samsung là chúa banding, search youtube ra cả mớ. Chứng tỏ chip xử lý hình ảnh của thằng này cực kỳ dở.
@Wolfrain Ss đâu có làm gpu, h exynos vẫn dùng bên mali bác ợ;)
@Wolfrain Mali thì nó mua. Còn bản chạy chip snap thì nó mua luôn cả SOC chứ có tự làm méo đâu. Phát biểu đậm chất ...
@Barbatos ông ý bảo mảng tivi, mấy bố đá sang đt. Hài hước vcl
@Wolfrain cái đó là do 1 số app và nhất là live wall nó nén bít màu lại nên mấy vùng gradient bị blending. chứ cùng tấm ảnh mở 2 chương trình khác nhau chất lượng nhìn khác hẳn do chip xử lý hình ảnh ah?. em về lấy tấm hình rồi nén jpg xuống 40% rồi xem nó bị bleding cỡ nào? chắc do chip xử lý hình ảnh ah?
@ragefighter Vậy là app xem ảnh của samsung cùi bắp hả bác? Cài google photo xem đẹp hơn ko bác. Mong bác chỉ bảo cách khắc phục.
tienlm
TÍCH CỰC
6 năm
Bài dài quá
huy.office
ĐẠI BÀNG
6 năm
trên cùng một sản phẩm sự khác biệt vẫn có thể có...
kenwind164
ĐẠI BÀNG
6 năm
Cùng bố giống nhau hơn ?
Hay khác bố cùng mẹ lại giống hơn ?


😁
Mod dài dòng dẫn dắt để các fan kết luận đây.
Mình dùng chung các hãng điện thoại khác nhau thì thấy các điện thoại của mình đều có chất lượng hình ảnh riêng biệt và tất cả đều đẹp.
Màn hình htc10 có 2 chế độ, sRGB và rực rỡ, và khi chuyển sang chế độ rực rỡ thì mỏi mắt vô cùng và k thể so sánh với sRGB, đó cũng là cảm giác của mình khi xem ảnh trên s8
@ragefighter ô giờ lôi displaymate ra rồi à, bữa sau vụ màn ipx đẹp hơn note 8 nghe mấy người anh em chửi dữ lắm mà 😁 làm khổ công mấy anh em đi quăng cái vụ "màn loại 2" tốn mớ thời gian gõ phím :rolleyes:
cuthune
TÍCH CỰC
6 năm
@ragefighter Nhờ mấy đứa như bạn mà nhiều người gét same same 😁
@ragefighter Càng nói càng lộ cái ngu, cùng 1 loại màn hình mà tấm hình trên iPhone cho ra màu sắc i chang như trên đt, còn tấm hình của ss đưa ra 1 màu khác so với trên đt, t k nghĩ là t cần 1 cái màn hình 5000usd để đánh giá đc chất lượng màn hình của 2 chiếc đt, Và khi nta muốn chỉnh 1 ảnh raw, nta cần có đc 1 đt có chất lượng hiển thị trung thực, chứ đã gọi là raw mà còn hiển thị sai màu thì chỉnh thế méo nào đc? Dĩ nhiên, doanh số của 1 chiếc đt k thể chỉ phụ thuộc vào cái màn hình, nhưng nó tệ thì nó vẫn tệ, t đã từng trải nghiệm cả iPhone, samsung, lg và h là HTC nên t có thể khẳng định màn hình của ss tuổi loz với 3 thằng kia trên khía cạnh màu sắc
P/s: displaymate có nói thế k thì chắc ngoại trừ lũ sseeders tụi bay thì ai cũng đồng ý với t
traivnn
ĐẠI BÀNG
6 năm
@lekhanhtrung123 Một người say thì lúc nào cũng nói " tao không có say" .
Chỉnh gì chỉnh cũng phải dựa vào cái màn hình tốt.
Nguyên liệu gốc tươi ngon bổ dưỡng thì mới chỉnh màu tăng xíu giảm xíu nó mới ra chứ màn dỏm thì chỉnh cỡ mấy cỡ cũng màu đen sáng trưng màu sắc lợt nhớt
_ Nếu coi thiết bị như 1 diễn viên, thì tấm nền chính là khuôn mặt, dáng người, còn linh kiện xử lý hình ảnh bên trong chính là tư duy, bộ não, diễn xuất, đầu vào chính là kịch bản, lời thoại etc. 3 mục này nó phải ăn khớp mới có 1 diễn viên thành công. Mặt đẹp mà diễn dở thì gọi là bình hoa di động, mặt xấu mù mà diễn giỏi thì để thành công sẽ rất gian nan 😁
@iceteazz em quên trên đời còn có fan cuồng ủng hộ ah? nhiều ca sĩ hát như hạch mà có đám fan cuồng vote cày view cũng lên top ào ào thôi. em làm như trên đời này toàn mặt phẳng sao?
@ragefighter 1 ca sĩ hát dở tuy có fan cuồng nhưng k có năng lực thì sẽ bị rụng fan theo từng năm, còn ca sĩ mà có lượng fan khủng theo cả chục năm thì chắc chắn đó là ca sĩ có tài năng
@lekhanhtrung123 nhưng trên đời này cũng có mấy fan cuồng sống bám vào hư danh ca sĩ nên dù hát dở mà vẫn hát hoài và cũng nhờ chiêu trò chứ có phải do tài năng đâu?.
và kết quả quanh đi quẩn lại có mấy fan cuồng đó ủng hộ chứ thị phần kéo thêm người mới có đâu?. chắc tài năng sao ko mở rộng thị phần nổi ta?

tài năng quá khi cùng thời điểm ra 3 bái hát chỉ có bài hát fan cuồng hy vọng thì nổi còn lại chìm tuốt luốt? nếu tài năng thì bài nào cũng phải nổi chứ?.
@ragefighter Các bác nói về ai thế? Tùng núi hay chờ i bê u
@ragefighter Chiêu trò hay k thì tự khán giả tự biết, k phải lúc nào khán giả cũng bị lừa như gà cả, có bị lừa cũng chỉ bị 1 lần rồi tẩy chay thôi, nếu k tài năng thì sau 4,5 năm phải bị mất hơn nửa số fan rồi chứ k đơn giản đâu, và tụi anti của những ca sĩ đó cũng chỉ nghĩ là nta có nhiều fan cuồng mà k nghĩ ra đc tsao ca sĩ của mình ít fan cuồng thế? Mà chung quy lại thị phần fan có tăng hay giảm thì tiêu chuẩn duy nhất để đo lường thành công vẫn là số lượng fan thôi, và bọn anti càng cay bao nhiêu thì lại càng chứng tỏ sự thành công của ca sĩ đó thôi, haha

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019