Dùng trí thông minh nhân tạo để hỗ trợ quá trình phát triển thuốc mới

ND Minh Đức
10/2/2016 15:1Phản hồi: 14
Dùng trí thông minh nhân tạo để hỗ trợ quá trình phát triển thuốc mới
Quá trình phát triển thuốc mới trong tương lai sẽ nhanh, rẻ và hiệu quả hơn nhờ vào hệ thống trí thông minh nhân tạo có thể tự động tiến hành thử nghiệm thuốc đang được phát triển bởi các nhà khoa học tại Carnegie Mellon. Hiện nhóm nghiên cứu đã chạy thử các thuật toán AI nói trên trong phòng thí nghiệm và những kết quả bước đầu là hết sức khả quan, hứa hẹn sẽ được hoàn thiện và áp dụng trong tương lai không xa.

Thường thì trong quá trình nghiên cứu thuốc, các nhà khoa học cần phải xác định được những loại thuốc mới có tiềm năng, sau đó tiến hành các thử nghiệm dựa trên cơ sở kế thừa những thử nghiệm trước đó để xác định tác dụng của nhiều loại thuốc khác nhau trên cùng một loại protein mục tiêu. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp mà các nhà nghiên cứu thường phải chọn 1 thử nghiệm để thực hiện và những lựa chọn khác sẽ được bỏ qua.

Tuy nhiên, người dẫn đầu nghiên cứu về thuật toán tự động phát triển thuốc, giáo sư Armaghan Naik cho biết việc đưa ra quyết định chọn thử nghiệm nào cần phải làm là một việc làm quá sức đối với con người: "họ phải dự đoán kết quả giả định cho từng thử nghiệm để chọn ra một cái thực sự tiến hành." Thí dụ như trong một nghiên cứu có 96 loại thuốc và 96 tế bào, có hơn 9216 thử nghiệm có thể được thực hiện. Hãy tưởng tượng bạn cần phải ngồi nghĩ ra kết quả của từng cái một trong số đó, một việc làm thật khủng khiếp.

Và do đó, giáo sư Armaghan Naik cùng các cộng sự đã phát triển ra một thuật toán để hỗ trợ quá trình này. Trong các thử nghiệm chạy thử, máy tính đã có thể chọn ra một vài thử nghiệm để tiến hành bằng máy tự xử lý chất lỏng và kính hiển vi điện tử tự động. Sau mỗi lần tự chạy thử nghiệm, hệ thống có thể học được thêm những loại thuốc mới, những tế bào và cách chúng tương tác với nhau. Cuối cùng, máy đã có thể tiến hành được 2.697 trong số 9.216 thử nghiệm khai thi chỉ trong thời gian 30 phút.

Nhóm nghiên cứu cho biết "thuật toán có thể học một mô hình 96 loại thuốc tương tác với 96 loại protein mới với độ chính xác lên tới 96% bằng cách tiến hành chỉ 29% trong số 10.000 thử nghiệm khả thi." Bên dưới đây là đoạn video mô tả cách hệ thống AI chọn các thử nghiệm trong mỗi đợt tiến hành. Đây là một cách tiếp cận khá độc đáo, giúp quá trình phát triển thuốc mới trở nên nhẹ nhàng hơn, ít tốn thời gian, công sức và tiền bạc hơn so với cách làm truyền thống trước đây.


Tham khảo CMU, Engadget
14 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

liệu đây AI hay siêu máy tính? giống siêu máy tính với phần mềm giả lập hơn.
cardmanhinh
ĐẠI BÀNG
8 năm
Quá hay luôn. Mấy chú cún nhà mình cứ bị bệnh đường ruột rồi ra đi 😔
Thú y cũng chẳng giúp được :(
sowngold
ĐẠI BÀNG
8 năm
đọc xong chả hiểu gì cả
kakamtv
ĐẠI BÀNG
8 năm
Nếu tương lai AI lo hết con người học hành để làm gì nhỉ?
@kakamtv Kiếm tiền mà sử dụng AI, 😆) chứ ai cho dùng chùa
kakamtv
ĐẠI BÀNG
8 năm
@The avengers Giống như tương lai nó thông minh nó ra sáng kiến ra phát minh rồi tự kiểm chứng ngiệm thức còn nhanh hơn mình => con người hết thời :eek::eek:
@kakamtv để tạo ra những AI hoàn hảo hơn, vì AI là con người làm ra mà. Khoa học là vô tận, và ko có cái j là hoàn hảo cả
Mình cũng đang thử nghiệm thuật toán AI mang tên Skynet hỗ trợ tìm giải pháp giải quyết vấn đề dân số tăng nhanh. Và kết quả có vẻ ... rất khả quan.
Tinh tế dư thừa chất xám,toàn là dân học cao háng rộng
cảm thấy mơ hồ
wanwan
ĐẠI BÀNG
8 năm
Tức là đây là 1 cỗ máy, 1 thuật toán có thể xác định tính khả thi của 1 loại thuốc nào đó (dựa trên sự tương tác giữa thuốc và các protein), giảm bớt việc phải thử nghiệm bằng "tay" nhằm giảm thời gian phát triển cũng như tiền bạc chứ không phải cái máy mà có thể sáng tạo ra 1 loại thuốc để chữa 1 căn bệnh nào đó.
sowngold
ĐẠI BÀNG
8 năm
@wanwan uầy. ko phải đâu bác ơi. cái máy tính chỉ có tác dụng phân tích hình ảnh thôi. một kiểu tối ưu thiết kế thí nghiêm bằng mạng thần kinh nhân tạo. đầu tiên họ làm thí nghiệm rồi chụp lại hình ảnh gọi là tiền thí nghiệm. sau đó cho máy tính đọc số hình ảnh đó để thấy được sự ảnh hưởng của thuốc đến protein. rồi dự đoán ngược lại để chỉ ra thí nghiệm nào sẽ đem lại kết quả như mong muốn. lập đi lập lại họ chỉ phải làm khoảng 30% số lượng thí nghiệm mà kết quả vẫn đạt khoảng 90% như làm toàn bộ. máy tính chỉ có ý nghĩa hỗ trợ làm cho thí nghiệm nhanh và rẻ hơn thôi. mịa thằng dịch. đã dốt không đủ trình đánh giá công trình khoa học lại đó đởn đăng khoe chữ. làm mất công cả ngày xem báo nào quốc tế đăng. link đây bà con tham khảo. không hồ hởi như cái tiêu đề đâu. đột phá không lớn đâu http://www.sciencedaily.com/releases/2016/02/160209121546.htm
Bữa nào nó khùng lên nó chế thuốc độc uống vô chết cả đám há há
tintincon
ĐẠI BÀNG
8 năm
các công nghệ ngày càng phát triển và tiên tiến sẽ rất có ích cho cộng đồng, hi vọng nó không bị lợi dụng bởi bọn xấu.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019