Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Được nhận vào lớp phi hành gia của NASA khó gấp 74 lần việc vào Đại học Harvard

MinhTriND
27/2/2016 10:39Phản hồi: 56
Được nhận vào lớp phi hành gia của NASA khó gấp 74 lần việc vào Đại học Harvard
18.300, đó là số người đang cạnh tranh quyết liệt cho không quá 15 chỗ trong lớp học huấn luyện phi hành gia vào năm 2017 của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Đây là con số cao nhất từng được ghi nhận, kể từ sau kỷ lục 8.000 người nộp đơn thiết lập năm 1978. Lớp học kéo dài 18 tháng này sẽ “kết thúc với việc chọn ra từ 8 đến 14 cá nhân có cơ hội trở thành ứng viên phi hành gia”.

Giả sử NASA chấp nhận 14 người, tỷ lệ được chấp nhận đó chỉ là 0,08%. Trong khi đó, Đại học Harvard - một trong những đại học hàng đầu thế giới với tỷ lệ cạnh tranh được cho là khốc liệt, đã chấp nhận 5.9% ứng viên nộp hồ sơ vào trường trong năm 2014. Trong một cuộc phỏng vấn với người phát ngôn của NASA, Business Insider đã phần nào hiểu được quy trình tuyển mộ phi hành gia cho cơ quan này. Mời các bạn theo dõi:

Các yêu cầu



phi-hành-gia-nasa_tinhte_01.jpg
Ảnh: NASA.


Ngày 14 tháng 12 năm 2015, NASA chính thức đăng tin kêu gọi mọi người nộp đơn tham gia vào khóa học phi hành gia.

“NASA đang có một lộ trình đầy tham vọng đến sao Hỏa, và chúng tôi đang tìm kiếm những người đàn ông cũng như phụ nữ tài năng, đến từ những tầng lớp và khu vực khác nhau, để giúp chúng tôi thực hiện”, cựu phi hành gia Charles Bolden - Tổng giám đốc NASA cho biết. “Hôm nay, chúng tôi đã mở ra đợt đăng ký mới cho các lớp học đào tạo tiếp theo của các phi hành gia. Những người Mỹ phi thường sẽ có những bước nhảy khổng lồ tiếp theo trong việc thăm dò. Nhóm người này sẽ khởi động chuyến đi từ đất Mỹ, trên tàu vũ trụ Mỹ, trong cuộc hành trình đi đến Hành tinh đỏ. "

Để nộp đơn vào một trong 8 đến 14 vị trí tuyển, bạn phải đáp ứng ba yêu cầu sau:

  1. Là công dân Hoa Kỳ.
  2. Có bằng cử nhân từ một tổ chức được công nhận về kỹ thuật, khoa học sinh học, khoa học vật lý, toán học, khoa học máy tính.
  3. Có ít nhất 3 năm liên quan hoặc có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực phụ trách hoặc 1.000 giờ bay trên máy bay phản lực.

NASA cũng khuyên ứng viên của mình nên có bằng cấp sau đại học.

Stephanie Schierholz - phát ngôn viên của NASA, cũng cho biết thêm rằng họ không quan trọng lắm vấn đề bằng cấp, vì trong khi mong muốn mọi thứ phải tốt nhất và sáng sủa nhất, họ cũng muốn có sự đa dạng nhất định. “Chúng tôi muốn tìm kiếm nhiều hơn, chứ không phải chỉ dừng lại ở bằng cấp”, cô nói. “Chúng tôi muốn có sự đa dạng trong các thành viên phi hành đoàn”.

Nếu quan tâm, bạn có thể truy cập vào liên kết này để tham khảo hồ sơ xin việc ấn tượng của 47 phi hành gia NASA cho đến thời điểm hiện tại. Ngày cuối cùng để nộp đơn là 18/2/2016. NASA cho biết đã có hơn 18.300 người muốn tham gia lớp phi hành gia khóa 2017- gần gấp 3 lần số lượng đăng ký trong năm 2012. Schierholz còn cho rằng dự kiến sẽ còn có một số lượng lớn các đơn nộp về vì sự quan tâm mạnh mẽ đến hành trình tới sao Hỏa vào những năm 2030, cũng như sự hiện diện ngày càng nhiều của các phương tiện truyền thông xã hội thuộc NASA.

Quy trình kiểm duyệt

Quảng cáo



phi-hành-gia-nasa_tinhte_02.jpg
Ảnh: BI.

Từ bây giờ cho đến tháng 9/2016, mỗi hồ sơ sẽ được xem xét riêng biệt bởi một người nào đó tại NASA. Schierholz cho biết mọi người từ tất cả các phòng ban khác nhau, kể cả phòng nhân sự và các văn phòng du hành vũ trụ, sẽ phối hợp cùng nhau để thực hiện bước ban đầu, nhằm thu hẹp số lượng ứng viên bằng cách xem xét trình độ giáo dục, tính đoàn kết, kỹ năng ra quyết định và kỹ năng lãnh đạo, cùng nhiều yếu tố khác.

Những người nhận xét cũng sẽ kiểm tra sự đa dạng về kinh nghiệm, chẳng hạn như giấy phép phi công hoặc giấy phép lặn. "Những hoạt động này có khả năng đe dọa tính mạng và đòi hỏi cao, về kiến thức cao cũng như khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng”, cô nói. Trong quá khứ, quá trình rà soát này dễ quản lý hơn. Tuy nhiên, do số lượng cao kỷ lục của các ứng viên, NASA cần đến 40 - 50 nhân viên để giúp đỡ đồng thời đưa ra những đánh giá ban đầu trong năm nay.

Quá trình lựa chọn

Sau khi xem xét tất cả các hồ sơ, Ban lựa chọn phi hành gia của NASA sẽ mời 120 ứng cử viên có trình độ cao nhất đến Trung tâm Vũ trụ Johnson ở Houston để phỏng vấn, kiểm tra sức khỏe trước khi lựa chọn cuối cùng. Qua vòng phỏng vấn và đánh giá sơ bộ, lượng ứng cử viên còn được thu hẹp hơn nữa. Các ứng viên còn lại sẽ phải trải qua một loạt các đánh giá về thể chất, phỏng vấn bổ sung, kèm theo đó là các bài tập làm việc theo nhóm.

Quảng cáo


Tỷ lệ chấp nhận


phi-hành-gia-nasa_tinhte_03.jpg
Ảnh: MSNBC.com.

Như đã nói từ đầu, NASA sẽ chỉ chọn ra khoảng 8 đến 14 người phù hợp cho lớp phi hành gia khóa 2017. Nếu chỉ có 8 ứng cử viên đạt yêu cầu, tỷ lệ chấp nhận sẽ là 0,04%, nghĩa là khó hơn gấp 148 lần so với việc vào Harvard. Giả sử số người được chấp nhận là 14, tỷ lệ chấp nhận lúc bấy giờ bằng 0,08%, gấp 74 lần so với tỷ lệ được chấp nhận để vào một trong những trường đại học hàng đầu thế giới.

Mặc dù rất khó khăn, nhưng không phải vì thế mà những người có niềm đam mê với công việc này sớm từ bỏ. Điển hình là phi hành gia Clayton Anderson được NASA nhận làm việc vào năm 1998, đã từng nộp hồ sơ những 14 lần trước khi ông được chấp nhận.

Sau khi lựa chọn



phi-hành-gia-nasa_tinhte_04.jpg
Tàu vũ trụ Crew Dragon. Ảnh: SpaceX.

8 - 14 ứng viên đủ điều kiện nhất sẽ được chọn bởi Ban lựa chọn phi hành gia, được cấu thành từ 15 cá nhân. Thời gian dự kiến cho công đoạn này là vào khoảng tháng 5/2017, và có thể đưa ra thông báo chính thức trong tháng 6. Tháng 8/2017, các ứng viên phi hành gia lại một lần nữa đi tới Trung tâm Vũ trụ Johnson, lần này là để bắt đầu gần 2 năm đào tạo cơ bản về hệ thống tàu vũ trụ, kỹ năng đi trong không gian, làm việc theo nhóm, tiếng Nga, và các kỹ năng cần thiết khác.

Sau thời gian đào tạo này, các ứng cử viên sẽ được giao nhiệm vụ trên 1 trong 4 tàu vũ trụ của NASA, bao gồm: Trạm vũ trụ quốc tế (ISS); Tàu vũ trụ thăm dò không gian Orion; hoặc 1 trong 2 tàu vũ trụ đang được phát triển bởi các công ty tư nhân là Boeing CST-100 Starliner hoặc SpaceX Crew Dragon. “Các tàu vũ trụ thương mại sẽ mang 4 nhà du hành lên trạm không gian, tăng số lượng thành viên hoạt động trong phòng thí nghiệm vũ trụ lên 6 - 7 người, đồng thời tăng gấp đôi thời gian để phi hành đoàn có thể để tiến hành các cuộc nghiên cứu và thử nghiệm những công nghệ quan trọng, mang lại kiến thức cho chúng ta trong hành trình đi đến sao Hỏa; trong khi cũng đem về lợi ích cho Trái đất”.

Lời khuyên dành cho các phi hành gia tương lai



phi-hành-gia-nasa_tinhte_05.jpg
Ảnh: NASA.

"Tất cả chúng ta đều đã đi một con đường rất, rất khác để đến được đây”, Anne C. McClain, một phi hành gia được NASA thuê vào năm 2013, chia sẻ. “Lời khuyên của tôi cho những người trẻ là tìm ra thứ gì đó mà bạn đam mê, điều gì mà bạn thích làm, để nếu bạn không đạt được ước nguyện trở thành một phi hành gia, bạn sẽ nhìn lại và cảm thấy hài lòng. Và sau đó, hãy nỗ lực hết mình trong lĩnh vực của bạn, nhưng trong khi thực hiện điều đó, đừng nghĩ quá nhiều về những gì bạn đạt được, mà hãy nghĩ xem bạn đã hoàn thành nó như thế nào. Hãy là một thành viên tốt trong nhóm. Hãy là một nhà lãnh đạo tốt. Hãy là một nhân viên tốt. Hãy là người mà nếu bạn được lựa chọn, những người xung quanh đều tự hào về bạn. Đừng bao giờ lợi dụng người khác để tiến về phía trước".

Trong khi đó, Tyler "Nick" Hague, một ứng cử viên du hành vũ trụ năm 2013, người đã thử rất nhiều lần trước khi được chấp nhận tham gia chương trình của NASA, cho ‘đàn em’ của mình một lời khuyên ngắn gọn: "‘Không’ không phải là một câu trả lời”.

Theo: Business Insider
Cover: NASA
56 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Khó khăn vậy chắc rất giỏi mới vào đc
@ngothekhanh1234 cmt thừa vãi
@ngothekhanh1234 Bên nasa gọi đt mời mình hoài mà mình ko rảnh nghe đt bận vào tinh tế chém gió
trong 3 yêu cầu trên thì yêu cầu đầu tiên đơn giản nhất (tất nhiên là đối với những người đã là công dân Hoa Kỳ), 2 yêu cầu sau khó như vậy mà vẫn có tận 18.000 người đủ khả năng đăng ký nhỉ :eek:
newslove
TÍCH CỰC
8 năm
@antamviet_1368 2 yêu cầu sau trên đất Mỹ sẽ có rất nhiều đủ điều kiện vì bên đó tỉ lệ tốt nghiệp đại học, thạc sĩ rất nhiều, và có kinh nghiệm làm việc 3 năm đúng với chuyên nghành đã tốt nghiệp không có gì lạ cả. Bên Nhật, Hàn cũng vậy tỉ lệ ĐH, Thạc sĩ, Kĩ sư như nấm
@newslove Ở ta kỹ sư, tiến sỹ dư thừa đến mức đi làm công nhân luôn. Nấm mà nhằm nhò gì.
@antamviet_1368 chỉ yêu cầu thứ 3 mới khó thôi, bằng bachelor + vài năm kinh nghiệm thì quá bt.
Ở 1 hành tinh lạ thì quan trọng nhất là băng COCC cơ
@duykhanhv2006 COCC nó không dại gì leo lên phi thuyền đâu bác..... có khi một đi không trở về he he
dqminhtt1
TÍCH CỰC
8 năm
Cả "triệu tinh binh" còn chỉ chọn có 1 đứa duy nhất. Thế mới là chọi chứ, như này chưa ăn thua 😁
M3ga
CAO CẤP
8 năm
Tỷ lệ chấp nhận ko ngang bằng với độ khó nhá, vãi cả giật tít.
Cái này chỉ áp dụng cho cho dân đen nơi mặt đất thôi.
Chúng ta ở Thiêng Đường nên không cần quan tâm làm gì.
@TakaVainglory cao siêu quá 😁:D:D
@TakaVainglory bác đang ở thiên đường ah , còn em thì đang ở việt nam 😁
và luôn cố gắng để được tốt như bạn bè khác :D
chúc bác kiếm được tiền nuôi vợ còn ah :D
HoHongBang
ĐẠI BÀNG
8 năm
@TakaVainglory Thâm thuý vãi!!
yokel
TÍCH CỰC
8 năm
Mình thấy so sánh độ khó lớp phi hành gia NÁSA gấp 74 lần đh Harvard có gì không ổn theo minhf gấp hàng trăm lần. vì 2 yêu cầu hoàn toàn khác nhau. Đk để được nộp hồ sơ vô lớp phi hành gia ( trình độ,sức khỏe,thể hình....10/10) khó gấp hàng trăm lần học đh Harvard
mod ơi, lần trước em ra đảo 1 tuần đằng đẵng 😔
đừng tha cho tụi nó
@Tú art Hôm trước cũng nói sự thật thôi mà được để ý,sự thật phũ phàng
Business Insider đặt cái tiêu đề buồn cười quá! Tỉ lệ chọi hoặc tỉ lệ nhận/nộp giữa NASA và Harvard chênh nhau 74 lần thì hợp lý, chứ bảo khả năng nhận vào NASA khó gấp 74 lần vào Harvard là sai, làm sao tính được con số ấy!
kellychan
ĐẠI BÀNG
8 năm
có ai thấy a da đen ở giữa cười giống The Rock không?!
wenquan
TÍCH CỰC
8 năm
Harvard tấm vé cho sự thành đạt, nhưng những kẻ giầu nhất lại là những kẻ bỏ học
số ra toàn 74 haizzz
Méo bằng thi công chức. Ít ra thì vào Nasa nó còn cho biết vì sao trượt, công chức ở nước tôi, méo hiểu sao trượt mà cái thằng con ông cháu cha mặt như mặt lờ méo thi, méo học luôn mà vẫn đậu. Tưởng Nasa mà to à.
@PressnHold Nếu chửi bọn đấy thì cứ viết đúng chính tả mà chửi, anh em Tinhte thông cảm cho mà. 😁
daokhiem12m
ĐẠI BÀNG
8 năm
Nếu mà ko có yêu cầu 1phải là công dân Mỹ. Thì mình cũng muốn nộp một vé ứng tuyển xem sao .😁
B
Nhòm cái tên bác là em biết rồi :D
Khi nào bác định lên thiên đàng với bá kia thế
asimo7777
TÍCH CỰC
8 năm
Em có đầy đủ tiêu chí đó, nhưng em không thích NASA, em không thích dài thêm 5cm nữa. :p
truyentinhte
ĐẠI BÀNG
8 năm
Bên tinhte này đụng chút là thích Ban nick nhỉ, quyền tự do ngôn luận ở đâu, nói sự thật có sai đâu ?, ở VN ko có COCC thì khó mà ngóc đầu lên nổi.
@truyentinhte Quyền là của quan, quan thích thì quan ban. Muốn gì lên phường 😁
@truyentinhte cái nhìn của bạn quá phiến diện khi cho rằng như thế. Chả qua bạn ko thật sự cố gắng chứ xã hội việt nam rất nhiều người có thể tự đứng lên và thành công mà có cần COCC đâu.

Ví dụ điển hình ở đây luôn nhé: Cuhiep đâu phải COCC và bây giờ thì anh ý thành công thế nào, ngay ở lớp mình học hai bạn 95 bằng tuổi từ quê lên cũng đi lên từ số vốn nhỏ tự kiếm giờ hai bạn ý có chuỗi quần áo đem về khoảng gần 100tr mỗi tháng.
devilnghiem
ĐẠI BÀNG
8 năm
@truyentinhte Chú bớt online sống ảo gõ phím, chịu khó ra ngoài Xã Hội tìm hiễu nhiều vô có đầy người ko phải COCC nhưng vẫn thành công.
Mà mình nói thêm: ĐÂY LÀ FORUM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, chủ đề thảo luận là CÔNG NGHỆ VÀ KHOA HỌC, còn chú muốn nói cái sự thật gì của chú thì lên facebook mà thể hiện. OK
@truyentinhte Ngu đến nổi ko phân biệt dc quyền tự do ngôn luận voứ qui tắc điều hành diễn đàn thì về học thêm đi cháu
HàTônHelio
ĐẠI BÀNG
8 năm
Trong pic ảnh phi hành gia, ĐÔI MẮT CỦA HỌ RẤT SÂU THẲM SỰ THÔNG MINH 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019