Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Eko Core - thiết bị giúp biến ống nghe thường thành ống nghe "thông minh"

MinhTriND
8/9/2015 0:2Phản hồi: 25
Eko Core - thiết bị giúp biến ống nghe thường thành ống nghe "thông minh"
Eko Core_01.jpg

Khi gắn thêm thiết bị có tên Eko Core vào ống nghe truyền thống, nó sẽ số hóa và gửi một file âm thanh nhịp tim kèm hình ảnh ghi lại sóng âm đó qua smartphone, thông qua ứng dụng cài sẵn trên iPhone hoặc Android. Dữ liệu này sau đó được lưu vào hồ sơ bệnh án điện tử của bệnh nhân và có thể được chia sẻ với một bác sĩ thứ 2 nhằm đưa ra phương án điều trị khách quan cũng như hiệu quả nhất.

Eko Core được nghiên cứu và phát triển bởi công ty mới được thành lập, mà bộ phận điều hành là một nhóm 3 kỹ sư và sinh viên vừa tốt nghiệp tại trường Đại học California, Berkeley (Mỹ). Họ là Connor Landgraf, Jason Bellet và Tyler Crouch. "Nghe được tiếng thổi tim trong thời gian 1 phút rõ ràng là một thử thách, đặc biệt là ở những bệnh nhân có nhịp tim cao" Landgraf cho biết. "Bác sĩ tim mạch nói rằng bạn phải luyện cho tai của mình giống như tai của một nghệ sĩ âm nhạc, và điều đó muốn đạt được phải mất từ 5 - 10 năm".

Eko Core_02.jpg
3 thành viên sáng lập công ty Eko.

Nhờ Eko Core, các bác sĩ có thể nhìn thấy nhịp tim ở dạng sóng trên thiết bị di động và nghe thấy âm thanh ở mức độ khuếch đại. Đối với các bác sĩ, điều này giúp ích rất nhiều trong phỏng đoán các vấn đề về van hay tắc nghẽn động mạch. Theo thống kê, có đến 70% bệnh nhi bị nghi ngờ mắc các vấn đề tim mạch trong khi hoàn toàn không có gì bất thường xảy ra với bộ phận này. Với việc đưa ra thông tin chính xác và rõ ràng, Eko sẽ có thể tiết kiệm hàng ngàn USD trong những đợt siêu âm tim không cần thiết.

Được biết Bệnh viện Stanford là đơn vị đầu tiên đưa vào sử dụng thí điểm Eko, tất cả các bác sĩ sẽ được sử dụng thiết bị này như một công cụ để thực tập. Với sự phê duyệt của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), công ty hiện đang bán Eko Core rộng rãi đến công chúng với giá 199 USD hoặc 299 USD với một ống nghe đi kèm.

Eko Core_05-001.jpg

Trong vài tháng tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phát triển một thuật toán để phân tích dữ liệu thu thập được từ tất cả các máy Eko hiện hành, nhằm so sánh nhịp tim với điều kiện định trước trong thời gian thực. “Shazam for heartbeats" (Shazam cho nhịp đập con tim) là cái tên mà Landgraf cũng như nhóm của mình muốn đặt cho tính năng mới.

Vậy là gần 200 năm kể từ ngày chính thức được ra đời, ống nghe nhịp tim có thể nói đã nhận được bản nâng cấp đáng kể nhất, phù hợp với sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện nay. Được xem là một bước đột phá trong y học vào năm 1816, bác sĩ người Pháp René Laennec để tránh sự bối rối do phải áp tai sát vào ngực phụ nữ để lắng nghe nhịp tim của họ, ông đã hình thành và cho ra lò chiếc ống nghe đầu tiên. Ban đầu nó chỉ là một cái ống bằng gỗ đơn giản và cho đến hiện nay thì đã được cải tiến rất nhiều lần.

25 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bản Update lớn chưa từng thấy trong lịch sử y khoa 😁:D:D
Amuadi.Com
TÍCH CỰC
9 năm
công nghệ ngày càng bá đạo, phát minh những cái này còn hay hơn làm nhưng con robot tào lao rồi sau này quay sang giết chết loài người
> Em đùa tí, anh em đừng chém
thamlenhu
TÍCH CỰC
9 năm
Sinh viên nước ngoài mới ra trường mà đã làm được cái hay ho, Tiến sĩ Việt Nam thì trăm năm không làm được gì ra hồn
traitay95
TÍCH CỰC
9 năm
@thamlenhu Thế ku làm đc gì chưa
@thamlenhu Thế bác đang làm gì trên này thế
Maiggy
ĐẠI BÀNG
9 năm
@thamlenhu Ngành gì không biết chứ ngành y mà làm tới tiến sĩ phải là người có trình độ thực sự đó bạn, đi học không dưới 20 năm đâu
traitay95
TÍCH CỰC
9 năm
Ko biết cái biểu đồ trong hình là gì. Tim thì biểu đồ điện tâm đồ có giá trị chứ
bitback
TÍCH CỰC
9 năm
@traitay95 ống nghe còn dùng để nghe phổi nữa. sóng đó chắc giống sóng âm thanh bình thường thôi.
traitay95
TÍCH CỰC
9 năm
@bitback Ừm chắc vậy, phổi thì cũng có máy đo dung tích thông khí. Chắc biểu đồ đó để tham khảo chẩn đoán thôi
lvn_mpc
ĐẠI BÀNG
9 năm
@bitback Chắc cái đó giống như tâm thanh đồ thôi, điện tâm đồ phải gắn cực mới ra được mà.
PingMD
CAO CẤP
9 năm
Quá đỉnh, cậu sẽ đặt mua 1 cái về xài thử xem nào.
@ruacon
ĐẠI BÀNG
9 năm
Bối với chả rối, ông bác sĩ người Pháp này cũng khờ thiệt, gặp em là cứ ráng nghe bằng tai cho nó chính xác 😁
nhiều khi lậm vào công nghệ quá học y khoa ra riết mất tay nghề. Sau này không còn ai phân biệt tiếng tim hay tiếng thổi tim nữa. lúc đó chỉ cần đặt cái máy là xong. Khi đó ra ngoài đi làm lúc nào cũng cầm đt bấm bấm. Phẫu thuật thì có người máy lo. giao tiếp giữa bệnh nhân và thầy thuốc chỉ còn là máy móc.
lvn_mpc
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Phan Ngoc Nhuan Công nghệ càng cao thì khả năng sai sót càng thấp thì tốt chứ, kỹ năng quan trọng tthật nhưng và có thể thay thế bởi công nghệ nhưng có một thứ công nghệ không thể thay thế là nhạy cảm lâm sàng, nếu không thì sẽ chẳng có nghành Y khoa mà chắc chỉ có ngành vận hành điện tử y khoa thôi.
Lắm trò phết nhỉ
hay 😁 :D
lvthanh
ĐẠI BÀNG
9 năm
Cái ống nghe không đã là 100$, của em cả máy đo huyết áp nữa cũng mới có 20$ đã quý lắm ! chưa kể các thầy cô có mấy ai biết và có mấy ai đủ tâm huyết truyền dạy lại ?!, tự học thì cũng như mù sờ voi mà thôi ! cám cảnh cho sinh viên y nhà ta quá !.
hi vọng giúp ích nhiều cho y khoa
Đỡ cho sinh viên y với những bác sĩ không phải khoa tim mạch quá xá 😁
Cho mấy bạn không phải trong ngành, để chẩn đoán bệnh tim mạch chính xác thì ngoài điện tâm đồ còn có 1 thứ nữa là tâm thanh đồ rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý nhất là về van tim. Còn đối với phổi thì có thể nghe những âm bất thường của phổi trong các bệnh như viêm phổi hay lao ...
@thsangpnt Bác chuyên tim mạch à?
heocon0504
ĐẠI BÀNG
9 năm
thế thì đám tai nghe dạng pro như Littmann bán bằng răng ? Quan trọng nhất vẫn là kỹ năng mà thôi
bao nhiêu tiền thế nhỉ các bác? Ốp vào phần ống như này chắc phải màng nhạy như Littmann mới đc chứ ALPK chắc là khó. Ít nhất thì em thấy nó hiệu quả cho những lúc đang đau tai như bây giờ 😁
Mình thì chỉ thèm có con Littmann là vui rồi :rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes:
concuada
ĐẠI BÀNG
9 năm
😃 Về Việt Nam chưa để mua 1 cái nào 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019