Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Emmy Noether - định mệnh trớ trêu của người phụ nữ đằng sau những thành công của Einstein

ND Minh Đức
10/4/2016 9:17Phản hồi: 32
Emmy Noether - định mệnh trớ trêu của người phụ nữ đằng sau những thành công của Einstein
"Đằng sau những thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ" - câu nói kinh điển này đúng đối với trường hợp của thiên tài vật lý Albert Einstein cùng với thuyết tương đối lẫn thuyết lượng tử của ông. Với Định lý về sự đối xứng, người phụ nữ này dù chưa một lần được vinh danh bằng các học vị nhưng lại cung cấp công cụ, tiền đề cho vô số những phát kiến quan trọng làm nên vật lý học ngày nay, từ cổ điển đến hiện đại. Thực hư mọi chuyện ra sao? Người phụ nữ bí ẩn ấy là ai? Mời hành trình trả người phụ nữ ấy lại đúng với vai trò lịch sử của bà.

Amalie “Emmy” Noether - nhà khoa học bị định mệnh ghét bỏ


Những nhà vật lý thường ngợi ca bộ môn khoa học của họ bằng những mỹ từ của sự đẹp đẽ, thanh lịch, tinh tế,... là một nơi giải quyết tất cả mọi vấn đề từ tầm vĩ mô cỡ vũ trụ, nhưng phương trình thay đổi cả hiểu biết của nhân loại, của tốc độ ánh sáng không gì sánh bằng cho tới những thứ vi mô, gần như vô hình như sóng hấp dẫn, hạt higg boson, lượng tử,... Tuy nhiên, có một thực tế là trong thế giới lý tưởng, mục tiêu cuối cùng của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung chính là một công cụ để mô tả thế giới theo cách càng đơn giản càng tốt.

Noether.jpg
Cách đây 100 năm, một người đã đưa chúng ta tiến gần hơn với điều đó. Chắc không khó để đoán ra đó chính là Albert Einstein và thuyết tương đối rộng của ông vốn nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt từ giới khoa học. Tuy nhiên cũng vào năm 1915 ấy, một nghiên cứu khác cũng được ra đời xung quanh khái niệm thuyết tương đối. Nhưng thậm chí ngay cả trong giới vật lý cũng hiếm người biết tới tác giả của nghiên cứu ấy. Một phần nguyên nhân là do nghiên cứu này gần với toán học hơn là vật lý, đồng thời giới tính và cuộc đời ngắn ngủi của nữ khoa học gia này đã khiến nghiên cứu của bà dễ bị đưa vào lãng quên.

Vâng, người mà chúng ta muốn nói ở đây là chính là nhà toán học người Đức Amalie “Emmy” Noether - người đã thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về vũ trụ. Mặc dù thật sự thì trong định lý đầu tiên "sặc mùi toán học" của Amalie có nội dung giải thích cho mối liên hệ giữa tính đối xứng và các định luật bảo toàn nhưng ít ai ngờ, đây lại là một cái nhìn sâu sắc về mối liên hệ của vạn vật trong vũ trụ, cung cấp một quan điểm thống nhất chưa từng thấy trong vật lý thời bấy giờ, đồng thời đặt nền móng cho gần như mọi phát hiện khoa học cơ bản của thế hệ sau.


Cuộc đời của Emmy Noether cũng chứa đựng cả một câu chuyện để chúng ta nói với nhau. Mặc dù đóng góp của bà là cực kỳ lớn đối với khoa học, nhưng những định kiến của giới học thuật Đức vào thế kỷ 20 đã làm lu mờ đi giá trị của những cống hiến. Sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái có truyền thống toán học vào năm 1882, cha của bà Max - là một giáo sư tại Đại học Erlangen ở phía bắc bang Bayern. Cũng tại nơi đây, chính bà đã bị cấm ghi danh theo học chỉ vì bà là nữ.

Mặc dù cuối cùng sau bao nỗ lực và đấu tranh, bà đã giành được văn bằng cử nhân và tiến sĩ, nhưng vẫn không có trường nào thuê bà làm giảng viên. Một thập kỷ sau đó, bà trở thành một trong những chuyên gia toán học đối xứng hàng đầu thế giới nhưng không hề có một cuộc gặp gỡ, một số tiền hoặc bất cứ báo cáo khoa học chính thức nào. Không hề có một danh hiệu được trao cho nhà khoa học tài ba và nếu so ra, số phận của bà kém may mắn hơn nhiều so với một người khác mà chắc hẳn ít nhất 1 lần bạn nghe tên là Marie Curie.

doi_xung_Tinhte_1.jpg
Tính đối xứng thoạt nghe có vẻ khá đơn giản, tới em bé học vẽ lúc nhỏ đã được tiếp xúc với cái này nhưng ít ai ngờ rằng đó chính là quy luật chi phối cả vũ trụ. Nhà toán học người Đức Hermann Weyl, người cùng thời với Noether đã bị ảnh hưởng lớn bởi thành tựu của bà, từ đó hình thành nên một cách đơn giản hơn để diễn tả khái niệm: "Một thứ được gọi là đối xứng là khi bạn làm điều gì đó với nó thì cuối cùng nó cũng giống như trước đó." Thí dụ như một vòng tròn, bạn có thể xoay bất kỳ góc nào nhưng trông nó vẫn như cũ.

Và thật ra ý tưởng lấy sự đối xứng làm trung tâm của vật lý học là không mới. Thời của Aristotle và những người khác đã cho rằng các ngôi sao được "dán" lên trên thiên cầu và các quả cầu đó đều di chuyển theo quỹ đạo tròn. Tuy nhiên những người sau này chứng minh điều đó là sai lầm. Cụ thể như Johannes Kepler thông qua quan sát tỉ mỉ về thiên văn đầu thế kỷ 17 đã phát hiện rằng các hành tinh có thể di chuyển trên quỹ đạo hình eclip đối với Mặt Trời. Khi ở càng gần thì chúng chuyển động càng nhanh và càng chậm khi càng xa.

Trước khi có thuyết tương đối


Nếu vẽ một đường tưởng tượng kết nối hành tinh đó với Mặt Trời thì khi chuyển động, chúng sẽ vạch ra một diện tích bằng nhau trong các khoảng thời gian bằng nhau - cái mà ngày nay chúng ta biết tới như định luật bảo toàn động lượng. Cho tới những thế kỷ sau này Newton mới giải thích tại sao có điều đó bằng các định luật hấp dẫn của ông. Tuy nhiên bản chất của hành vi này là một sự đối xứng - sự đối xứng của bàn tay vô hình của trọng lực, phát ra mọi hướng từ những vật thể khổng lồ như Mặt Trời.

doi_xung_Tinhte_3.jpg
Sau này Einstein đưa ra thuyết tương đối phổ quát thì bản chất nó cũng được thành lập dựa trên sự đối xứng, còn được biết tới với tên gọi nguyên lý tương đương (equivalence principle). Theo đó, trạng thái giữa các vật thể đang gia tốc bởi trọng lực và các vật đang gia tốc bằng sự cân bằng đến từ nhiều nguồn khác nhau, thí dụ như lực đẩy tên lửa hoặc chuyển động quay của máy ly tâm, không có sự khác biệt. Từ nguyên lý tương đương, Einstein đã phát triển nên lý thuyết của ông, mô tả hoạt động của mọi thứ, từ đường cong không - thời gian, sự giãn nở của vũ trụ cho tới lỗ đen và dự đoán về sự tồn tại của sóng hấp dẫn.

Nghiên cứu của Einstein đã tạo nên một cuộc cách mạng trong cách chúng ta nhìn nhận về vũ trụ, đồng thời thúc đẩy mối quan tâm về vai trò của tính đối xứng trong các định luật vật lý. Vào năm 1915, 2 nhà toán học nổi tiếng là David Hilbert và Felix Klein đã công nhận đóng góp của Noether và mời bà tới Göttingen, trái tim của nước Đức và là cái nôi của nhiều nhà toán học tầm cỡ. Hilbert đã đấu tranh cho một sự vinh danh đúng mức đối với Noether nhưng cho tới 1922 thì vẫn chưa có một phản ứng thỏa đáng nào từ giới khoa học, thậm chí là không có cả chức danh giáo sư danh dự dành cho bà. Suốt khoảng thời gian ấy, Noether đơn thuần chỉ là một giảng viên thỉnh giảng, không được trả tiền và làm việc dưới danh nghĩa của Hilbert.

Quảng cáo



Vào những năm 1920, Hermann Weyl đã trở thành một giáo sư toán học nổi tiếng tại Göttingen mặc dù ông chính là học trò của Noether. Sau này ông thừa nhận: "Tôi thật sự xấu hổ khi đã ngồi lấy vị trí của bà, một bậc bề trên mà tôi cho là nhà toán học lỗi lạc dưới nhiều khía cạnh." Tuy nhiên, sự bẽ bàng trong hoàn cảnh của Noether không ngăn bà tiếp tục nghiên cứu. Gần như ngay sau khi tới Göttingen, Noether đã phát triển nên lý thuyết mang tên bà. Nó chính thức diễn tả mối quan hệ nội tại nhưng chưa được phân định về 2 lý thuyết hấp dẫn, dùng sự đối xứng để biểu thị cho bản chất của hoạt động tự nhiên.

Từ lý thuyết vật lý cổ điển....

Các định luật bảo tồn được ví như bánh mì và bơ của vật lý học. Chúng là những "lối tắt" trong toán học cho phép chúng ta tính toán các đại lượng vật lý 1 lần và mãi mãi. Bất cứ bạn làm gì, ở đâu thì cái chi phối không những là thuyết tương đối mà ẩn sâu bên trong đó còn là sự đối xưng. Thí dụ như dù bạn quản lý quỹ thời gian thế nào thì bạn vẫn có 24 giờ mỗi ngày và thử tượng tượng số giờ mỗi ngày cứ thay dổi kiên tục, mọi thứ sẽ trở nên hỗn loạn ngay lập tức.
doi_xung_Tinhte_2.jpg
Và nếu chúng ta nhận thức sâu hơn sẽ thấy rằng hầu như tất cả các định luật vật lý vĩ đại đều ẩn chứa một tuyên bố về sự bảo tồn, có thể là ngầm hoặc rõ ràng thể hiện ra ngoài. Định luật 1 Newton về chuyển động nói rằng "nếu một vật không chịu tác động của lực hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì nó sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều." Đó không gì khác hơn chính là sự bảo tồn động lượng và sâu xa hơn là hệ quả của sự sắp xếp đối xứng trong không gian.

Tuy nhiên, cái sự bảo tồn ấy không phải lúc nào cũng rõ ràng. Trong một thời gian dài, người ta giả định rằng khối lượng không thể được tạo ra hoặc bị phá hủy, nhưng phương trình nổi tiếng E=mc2 của Einstein đã chứng minh điều đó là sai: vật chất có thể được tạo ra, không phải từ hư không, mà là từ năng lượng thuần túy. Trên thực tế, mặc dù cơ thể bạn được tạo thành từ các phân tử, nhưng chúng lại được tạo thành từ các proton và neutron, mà các hạt này lại được tạo thành từ quark. Tuy nhiên bản thân các quark này rất nhẹ và nó chỉ chiếm 1-2% khối lượng cơ thể, còn phần còn lại được tạo từ nguồn năng lượng lớn tạo ra qua tương tác của các quark.

higg_Tinhte.jpg
Trước thời của Noether, năng lượng được giả định là được bảo tồn, một giả định khá cơ bản và làm nền tảng cho những định luật nhiệt động lực học hồi thế kỷ 19. Nhưng cách tiếp cận toán học của Noether góp phần giải thích rằng sở dĩ năng lượng được bảo toàn là vì sự đối xứng cơ bản. Điều này càng cho thấy rằng các định luật vật lý sẽ không thay đổi theo thời gian và định luật của Noether đã xác nhận vai trò của sự đối xứng trong hoạt động của vũ trụ, nó giải thích và làm cho những định luật bảo tồn khác có nghĩa.

Quảng cáo


Mặt khác, định luật Noether còn có thể được dùng để dự đoán cấu trúc của vũ trụ. Khi bạn quan sát vũ trụ dưới góc độ con người hoặc thậm chí là dưới mức độ của cả hệ Mặt Trời, không gian dường như rất khác nhau với chuyển động của các hành tinh với kích cỡ khác nhau. Nhưng nếu trên một bức tranh toàn cảnh hơn, trên quy mô hàng trăm năm ánh sáng thì cả vũ trụ sẽ rất đối xứng nếu giả định vụ trụ là vô hạn.

Bởi lẽ loài người chúng ta không thể vượt qua hàng tỷ năm ánh sáng để tiến xa hơn giới hạn quan sát của các kính viễn vọng dù là mạnh mẽ nhất thì sự đối xứng của toàn bộ vũ trụ vẫn là một giả định. Tuy nhiên, giả định này đã dẫn tới nhiều nguyên lý khác về hoạt động của vũ trụ. Nếu chúng ta nói rằng "từ mặt trăng xuống Trái Đất" thì điều đó dựa trên giả định về vị trí tương đối của chúng ta đối với mặt đất mà chúng ta đang đứng.

cong_thuc_ma_thuat_Tinhte.jpg
Nhưng trên quy mô vũ trụ thì không có khái niệm lên hoặc xuống, không có cả trung tâm. Vậy làm thế nào để tiến hành các phép đo đạc trong không gian? Nhờ có định lý của Noether, sự đối xứng của không thời gian mang lại sự bảo tồn năng lượng, động lượng và mô men động lượng ở khắp mọi nơi ở mọi lúc. Từ đó sinh ra công thức đo lường ma thuật bên trên.

Nhưng vấn đề ở đây là sự đối xứng không thời gian đó thường không thể quan sát rõ ràng bằng mắt thường mà sức mạnh thật sự của định lý Noether đến từ "sự đối xứng nội tại". Để minh chứng, thì bạn có biết Mô hình chuẩn của vật lý hạt vốn mô tả các lục cơ bản và các hạt cô bản được xây dựng trên định lý Noether - một thí dụ hoàn hảo cho sự đối xứng nội tại.

Một thí dụ khác gần gũi hơn là trường điện từ, vốn xuất hiện khi cho dòng điện chạy qua một sợi dây dẫn và nó làm quay kim la bàn. James Clerk Maxwell đã hình thành nên học thuyết thống nhất điện trường và từ trường vào trong cùng một mô hình vào năm 1860 với giả định rằng điện tích không thể tự tạo ra cũng không thể phá hủy, một giả định mà từ những năm 1740 Benjamin Franklin đã đề cập tới. Học thuyết của Noether một lần nữa cho thấy sự bảo tồn của điện tích cũng có bản chất là sự đối xứng.

...Tới vật lý hạt hiện đại đều có bóng dáng của sự đối xứng


Weyl đã đưa ý tưởng về pha đối xứng tiến thêm một bước nữa và ông cho rằng dù mỗi electron có thể bị vặn xoắn bởi rất nhiều thứ thì cuối cùng nó vẫn như cũ. Giả định này được ví như một phép màu hỗ trợ cho sự ra đời của 4 phương trình Maxwell nổi tiếng. Chưa dừng lại ở đó, khi mô hình chuẩn phát triển, sự đối xứng được các nhà khoa học quan tâm nhiều hơn và định lý của Noether luôn là một di sản quý đối với họ. Nó giúp chúng ta dễ dàng hình dung được hoạt động của các hạt, thí dụ như các e chạy trong dây dẫn hay các hạt neutrino đi quanh chúng ta hàng tỷ lần mỗi giây mà không để lại bất cứ dấu vết nào.

Các neutrino chủ yếu tương tác thông qua các lực yếu vốn điều khiển phản ứng hợp hạch trong Mặt Trời. Tuy nhiên các lực yếu này là cân bằng đối với tất cả các hạt, từ electron cho tới neutrino. Sự đối xứng đã giải thích cho sự bảo toàn năng lượng và khối lượng của một hạt cơ bản - spin đồng vị của các hạt, tương tự như điện tích, có thể được dùng để nhận biết và dự đoán hoạt động của hạt.

nguyen_ly_an_Tinhte.jpg
Vào những năm 1960, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng trường điện từ và các lực tương tác yếu về cơ bản là được tạo thành bởi tính đối xứng, sau này chính là thuyết tương tác điện yếu, một nguyên tắc cơ bản để kiến tạo nên Mô hình chuẩn. Nếu "bẻ" sự đối xứng ra thành 2 mảnh riêng biệt sẽ tạo nên những tương tác mới, cho phép các nhà khoa học dự đoán ra sự tồn tại của các hạt, để rồi phát hiện ra cái mà chúng ta gọi là hạt của Chúa - Higg boson. Nói thế chứ các nhà khoa học đã chờ mất nửa thể kỷ chỉ để chứng minh cho dự đoán này và cội nguồn của nó không gì khác chính là định lý của Noether.

Một trụ cột khác của mô hình chuẩn là tương tác mạnh, giúp giữ các proton và neutron đơn lẽ lại với nhau. Các hạt quark tạo nên các hạt này đều được đánh dấu bằng 1 trong 3 màu đỏ, lam và lục. Thay đổi màu của các hạt thì lực tương tác mạnh vẫn không đổi và đó chính là dựa trên tính đối xứng nội tại của hạt. Và ở đây, chính sự đối xứng trong màu sắc đã dẫn tới sự bảo toàn màu sắc. Từ đó, người ta phát hiện rằng những lực tương tác mạnh trong tự nhiên được tạo thành bởi các hạt ở trạng thái không màu. Các proton và neutron là thí dụ điển hình của điều đó. Cả vụ trụ cũng không màu bởi sự đối xứng trong lực tương tác mạnh giữa các hạt proton và neutron.

Tính đối xứng - tiền đề cho sự thống nhất vật lý học của tương lai


doi_xung_Tinhte_4.jpg
Vật lý hiện tại đã đạt tới điểm mà những giả thuyết mới đều được xây dựng trên sự đối xứng cơ bản và điều đó tạo nên sự thống nhất một cách hoàn hảo. Đây được mệnh danh như chén thánh của vật lý bởi nó là tiền đề hình thành nên các lý thuyết mô tả vạn vật, kể cả những thứ không thể biểu diễn bằng phương trình. Các nhà khoa học cho rằng sự đối xứng có thể thống nhất lực liên kết mạnh và lực liên kết yếu, từ đó dẫn tới một "lý thuyết thống nhất lớn" mà các nhà vật lý học vẫn luôn theo đuổi.

Dựa vào thuyết thống nhất này, người ta sẽ dự đoán được nguồn gốc của tất cả các proton và neutron trong vũ trụ bởi nó dựa trên giả thuyết sự bảo toàn số baryon (các hạt sơ cấp có khối lượng lớn hơn hoặc bằng khối lượng của proton được gọi là các baryon). Qua thử nghiệm, người ta đã cố gắng chứng minh rằng proton - hạt có barion nhẹ nhất - có thể phân rã thành bất cứ thứ gì. Quan sát được điều này sẽ chứng minh rằng số barion thực sự bảo toàn và đây chính là đầu mối quan trọng cho lý thuyết thống nhất lớn.

Còn nhiều thứ khác rồi đây sẽ được giải quyết, khám phá trong tương lai mà công cụ tìm kiếm không đâu khác chính là những di sản do Noether để lại. Tuy nhiên, định mệnh có vẻ trêu ngươi với người phụ nữ tài năng này. Và rời khỏi Đức để trốn tránh Đức quốc xã vào năm 1933, sau đó tới Đại học Bryn Mawr ở Pennsylvania, cuối cùng là chết vì biến chứng trong ca phẫu thuật loại bỏ khối u 2 năm sau đó.

Được tin bà mất, Einstein đã viết: "Fräulein Noether was the most significant creative mathematical genius thus far produced since the higher education of women began" (xin được để nguyên văn). Nhiều người cho rằng vế 2 trong câu của Einstein là không cần thiết. Không chỉ các nhà toán học tôn kính bà mà cả những nhà vật lý học cũng cần phải cảm ơn vì những đóng góp của bà. Nhưng có lẽ mãi gần 1 thế kỷ sau, người ta mới nhìn thấy được tầm cỡ xứng danh thiên tài của bà.

Tham khảo Dave Goldberg
32 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đọc tiên hiệp nghe nói năng lượng đc tạo ra từ tinh hạch các cụ ạ
minh.luu60
ĐẠI BÀNG
8 năm
Ai giải thích hộ em "thuyết tượng tử" mà mod viết ở đoạn đầu là thuyết gì vậy? :p:p
@minh.luu60 Tượng tử: Voi chết
Con của con voi
Bức tượng chết
.....
@minh.luu60 Tượng... chết! Mà đương nhiên, đã là tượng thì làm ếch gì có sự sống. Vốn từ vựng của các Mod tinhte.vn là vô hạn, kiến thức của con người là hữu hạn. Vậy nên, khi đọc bài thì các bạn phải tự tìm hiểu và... phỏng đoán. Thế nó mới thú!!! 😁
ntnguyen4
TÍCH CỰC
8 năm
@minh.luu60 Chữ "L" với chữ "T" cách xa nhau thế mà cũng viết sai thì cũng đến quỳ =.=
\\ Bình thường thấy nhiều thánh gây war lắm mà sao topic này ít thấy nhỉ 😕
@ntnguyen4 Haha... Mấy thánh đó đọc bài dài như bài này là hết còn khả năng " chém " rồi.
ở chỗ nào cũng trọng nam khinh nữ nhỉ, không hiểu tại sao?
@kieuminhtien994 vì theo tôn giáo kinh thánh, người phụ nữ đầu tiên là eva dụ adam ăn trái cấm khiến chúa trừng phạt đuổi xuống trần gian và ko dc bất tử nữa! trong thần thoại hy lạp thì người phụ nữ đầu tiên mở hộp pandora làm cho con người chiến tranh, ko bất tử và nghèo đói!

còn cận đại thì phụ nữ toàn làm hỏng chuyện đại sự , ví dụ đắc kỉ, dương quí phi,.... từ lịch sử ấy nó ăn theo tâm lý trọng nam khinh nữ!
bây giờ xã hội thoáng công bằng nhưng truyền thống khó bỏ cứ nhìn nhật hay Vn đi, dc bao nhiêu cô dc tự do chồng cho đi làm? suốt ngày phải ru rú bếp núc chăm con! lãng phí 4 năm học đại học rồi kết thúc cuộc đời làm osin cho gia đình
@dennisnguyen0106 tôn giáo thì em không rõ nhưng mà phụ nữ làm hỏng chuyện đại sự chẳng nhẽ nam không làm hỏng? mà có khi hòng gấp trăm lần em nghĩ đấy k phải lý do vì sao họ bị khinh bỉ em cũng ngó trên mạng nhiều mà vẫn không hiểu tại sao :v
bernerasu
TÍCH CỰC
8 năm
@dennisnguyen0106 Phụ nữ việt nam dduocj bình đảng rất nhiều nhé bạn. Và hãy xảm ơn vi điều đó
@bernerasu chỉ ở thành phố lớn như sài gòn hay hà nội nhé bạn! dưới quê miền tây con gái phải lấy chồng ko dc đi học để kiếm tiền nuôi cha mẹ! nên mới có cả khối vui lấy chồng đài loan bị đối xử ko ra j ấy!
Oánh dấu, tí nghiền.

PS. Bài nhiều lỗi chính tả quá 😔
thesniper
ĐẠI BÀNG
8 năm
Rất hay, cám ơn mod đã dịch bài
đọc 2 đoạn đầu xong phải quay lên xem có phải bài "cu Hiệp" viết k!!!
hoá ra k phải, hoá ra admin tinhte đã có truyền nhân 🆒
virutmath
TÍCH CỰC
8 năm
đối xứng every where
có hạt vật chất - có hạt phản vật chất
có nam - có nữ
có flash - có reverse flash
có hulk - có red hulk
có black canary - có white canary
=))
@virutmath Có virusmath có vacxinmath 😁
@virutmath fan của Barry Allen đây rầu 😃
n3_bmt
TÍCH CỰC
8 năm
@virutmath có người - có ma :eek:
Pop-up
TÍCH CỰC
8 năm
đọc đoạn đầu cứ tưởng là nói về người yêu của cụ Einstein 😁
@Pop-up Bác giống em
nói thiệt một bài dài như vầy thì có một hai lỗi chính tả cũng không lạ kể cả đã khi proofreading, nếu bạn là người làm nội dung sẽ biết. Nhớ lúc trước trên tinhte có bài giải thích vì sao mình thường không thấy lỗi của mình 😁
Averell
ĐẠI BÀNG
8 năm
Nhiều lỗi chính tả quá :-(
điểm mạnh của tinh tế là luôn có "trên tay" những con đt mới nhất, 1 cách nhanh nhất. Dạo này ko còn đt mới ra thì toàn những cái bài tào lao cho đỡ mốc cái diễn đàn.bên genk có nhiều bài bình luận khá hayy
babyungly
ĐẠI BÀNG
8 năm
Những khám phá về điều đã có sẵn làm chúng ta ngạc nhiên về sự trật tự trong vũ trụ. Nếu có công thức tổng thì fo ai đặt ra đây?
giaoti
ĐẠI BÀNG
8 năm
Đằng sau người đàn ông thành công là người đàn bà ở không.
Đằng sau người đàn ông thất bại là người đàn bà xúi dại.
xuankage
TÍCH CỰC
8 năm
@giaoti cái gì hay thì nhận hết về mình cái thì dở thì đổ thừa cho người khác, thật nam tính :eek:
Định luật đối xứng ví thế này: Bà Noether như đàn ông. Mấy thánh soi như đàn bà.
đọc mãi mà vẫn chả hiểu gì 😔
july3rd
TÍCH CỰC
8 năm
tiêu đề và mở bài không ăn nhập gì với bài viết. Mối liên quan giữa Einstein và bà Noether là ở đâu? Mod giật tít ngu hay mình ngu đọc không hiểu?

@All: các bạn đừng chửi những bạn soi lỗi chính tả, họ nhận ra lỗi chính tả vì họ có đọc bài và có hứng thú với chủ đề này, chỉ tiếc cho người viết bài biết dịch mà ko biết chăm chút cho nó.
yilka
TÍCH CỰC
8 năm
"Bảo toàn" chứ ko phải "bảo tồn", mình nghĩ vậy, bài hay nhưng khó hiểu, khó vào vì thông tin rộng quá, thx chủ thớt 😃
Thuyết đối xứng này sai với tui rồi. Có mỗi 2 quả mà bên nhỏ bên to nè.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019