Giải thích sóng hấp dẫn bằng truyện tranh và phim hoạt hình

ND Minh Đức
13/2/2016 10:33Phản hồi: 225
Giải thích sóng hấp dẫn bằng truyện tranh và phim hoạt hình
Việc lần đầu tiên phát hiện ra sóng hấp dẫn là một sự kiện lớn và trọng đại của vật lý học hiện đại nói riêng và thế giới nói chung, mở đường cho những phát kiến khác của nhân loại trong tương lai. Hôm qua nhân sự kiện này mình đã kể với các bạn câu chuyện về quá trình đi tìm bằng chứng của sóng hấp dẫn nhưng có vẻ như sóng hấp dẫn vẫn còn là một khái niệm quá trừu tượng. Hôm nay may mắn phát hiện ra có một đoạn truyện tranh mini giải thích về sóng hấp dẫn với các hình ảnh và ví dụ khá trực quan, xin được đăng lên để các bạn dễ hình dung hơn và từ đó, thấy phát hiện này thật sự "hấp dẫn".

Mình đã dùng đoạn truyện tranh này và giải thích cho bạn gái về sóng hấp dẫn và kết quả khá khả quan, xin mời các bạn đọc bên dưới. Có thêm video bao gồm đoạn comic của mình, tuy bằng tiếng Anh nhưng rất dễ hiểu, bật caption lên là theo dõi được ngay. Chúc vui.


truyen_tranh_song_hap_dan_Tinhte.jpg
Tham khảo PhdComic
225 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cái bẻ cong ấy đễ dễ hiểu thì cứ lấy mặt vải, chứ chỉ cần tưởng tượng trừu tượng chút thì nó hoàn toàn không như thế đâu.

Hiểu cái bẻ cong rồi thì chỉ cần biết vật bất kỳ có khối lượng mà chuyển động (trừ tự quay quanh tâm) thì đều phát ra sóng hấp dẫn. Sóng bởi vật có khối lượng lớn thì càng lớn. Sóng càng xa càng yếu dần do biên độ có giảm dần và tần số tăng lên.

Riêng vụ sóng này lan truyền khá giống sóng trên mặt hồ.
vythanh
CAO CẤP
8 năm
Thanks mod tận tình khai sáng tâm trí chúng em 😁
@ndminhduc có lẽ bạn nên làm một vài bài về không thời gian cho chủ đề nó đầy đủ và phong phú liên quan...
@OngcuKhang Ác :p
Chứng minh thuyết tương đối rộng có nghĩa là khả năng đi ngược thời gian là có thật
cofd
ĐẠI BÀNG
8 năm
@MindConfess Đồng ý với bác. Mấy cái vụ trở về quá khứ là điều vớ vẩn. Có 2 vấn đề sau:
1. Giả sử vật chất sau thời gian delta(T) biến đổi từ trạng thái A->A'. Quay lại quá khứ tức là tìm lại trạng thái A mà khi đó đã biến thành A'. Trong thực tế thì vật chất phải phá huỷ trạng thái A mới đạt tới trạng thái A' được. Và bạn không thể nào tìm 1 cái mà không tồn tại được nữa.
2. Giả sử bằng 1 phương thức nào đó bạn có thể quay về quá khứ. Bạn có chắc chắn rằng bạn sẽ sống sót ngay tại thời điểm đặt chân về quá khứ? Nên nhớ rằng bạn đang sống trên 1 cục đá đang bay, nghĩa là khi bạn bước chân về quá khứ, bạn chỉ dịch chuyển về mặt thời gian. Nghĩa là bạn đang ở giữa vũ trụ ngy khi bước chân về quá khứ, nơi mà bạn phải chờ trong thời gian <= 1 năm sẽ được trái đất tới đón :D.
sushi_bar
ĐẠI BÀNG
8 năm
@cofd Đồng ý với bạn. Nếu có thể quay về quá khứ, thì nhất định phải có một vũ trụ tích luỹ, được lưu lại trong trạng thái nguyên vẹn, và phải đuợc lưu từ thời điểm bắt đầu hình thành vũ trụ, cho đến thời điểm tiệm cận với hiện tại (Ví như một ổ đĩa cứng, ta có thể truy xuất dữ liệu bất cứ lúc nào). Điều này là hoàn toàn không thể.
mr.duc_thuan
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ninku m thì thiên về cái thuyết thế giới song song hơn, mỗi sự kiện bị thay đổi trong quá khứ sẽ tạo ra 1 không thời gian phát triển với 1 xu hướng khác và tồn tại song song với không thời gian của sự kiện đó lúc ko bị thay đổi 😁.
@archi-T là sao vậy bạn?
Hại não ha
ad12594
ĐẠI BÀNG
8 năm
cái PHD comics này mấy anh em trong lab toàn lấy ra trêu nhau 😆
smeagolvn
ĐẠI BÀNG
8 năm
Rất hay và trực quan. Rất cám ơn các bài viết về sóng hấp dẫn!
@smeagolvn Nói đến sóng hấp dẫn là mình hiểu ngay vấn đề. Tương lai sóng hấp dẫn sẽ thay thế cho sóng điện từ,sóng radio,...thay thế cho đường truyền Internet cáp quang....v.v.....
limann
TÍCH CỰC
8 năm
Hi vọng các nhà bác học vật lý ngồi xe lăn, khi tự chạy bộ được.....sẽ tìm ra cách di chuyển = vận tốc ánh sáng 😃
@limann Khỏi phải nhắc! Sóng hấp dẫn nó nhanh hơn vận tốc ánh sáng đó. Nó luôn luôn có mặt khắp mọi nơi trên trái đất này!
@ttananhoiSuong1990 Dù bạn có giỏi,hay lĩnh hội được thuyết tương đối rộng đi chăng nữa thì khi người ta thắc mắc,cũng k nên hợm hĩnh như thế,đó là cái thứ nhất. Cái thứ 2 là bạn cũng chưa giỏi,bạn còn rất dốt nữa kia :p ráng đọc thêm đi,chứ nghe giải thích là k ổn rồi, có vẻ như bạn cố chửi người khác để hy vọng bạn được giỏi thêm,được ngưỡng mộ chăng 😁
@nhokkute_nike8008 ?
@limann Có điều: Khi nén không gian thì mọi vật nằm trong không gian đó đều bị nén lại! thì theo thuyết tương đối: doraemon cũng bị nén lại theo tỉ lệ tương đương => không gian thực của doraemon vẫn như cũ và quãng đường để di chuyển vẫn dài như vậy ;)
cowboylucky
ĐẠI BÀNG
8 năm
vậy cái bẻ cong không gian để tạo thành bước nhảy của Doremon là có thật rồi, Nobita đã thắc mắc không gian sao có thể bẻ cong được, và đây là lời giải đáp, mà truyện Doremon đã có từ hơn chục năm trước ... 😕
linhnd
ĐẠI BÀNG
8 năm
@cowboylucky Einstein còn dự đoán từ hơn trăm năm trước 😃
nhancom3d
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Thích tiểu nhân Không gì là không thể. Chừng nào con người hiểu biết thêm về vũ trụ mình tin sẽ thực hiện được
trong nay mai.
Mr.Fly
TÍCH CỰC
8 năm
@cowboylucky biết thuyết tương đối rộng của Enstein có từ bg k?
mr.duc_thuan
ĐẠI BÀNG
8 năm
@cowboylucky chuyện không thời gian bị cong thì có trong thuyết tương đối lâu rồi b ơi, vấn đề ở đây là tìm được sóng cơ
'Có thể' suy ra không gian là một môi trường mới , như nước, băng, lửa, có những quy luật riêng mà chúng ta cần nghiên cứu.. điều quan trọng nữa là làm sao 'tiến hoá' để có thể thích nghi môi trường mới này. Để con người có thể sống ở không gian.
thế thời gian là hướng nào của dãy lụa ấy nhỉ 😃
dongvanduc
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ttananhoiSuong1990 bạn thi đại học khối gì vậy bạn
dongvanduc
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ttananhoiSuong1990 ngoài 1 điểm bạn cần vecto chỉ phương của đường thẳng
@dongvanduc Trong không gian thì hướng là không xác định bạn nhé! Vecto không xác định! Đã học đến chương trình đó chưa!?
@ttananhoiSuong1990 Nó gọi là đẳng hướng, đẳng phương gì đấy. Có vậy thôi mà cứ nói qua nói lại bực hết cả cái bình mực.
Tìm hiểu mấy cái khoa học vũ trụ này hại não lắm , xem phim khoa học mà vài lần mới thấm nhẹ 😁
hungproda
TÍCH CỰC
8 năm
Hôm qua đọc bài kia viết theo cách khoa học đau cả đầu
Giờ đọc bài này dễ hiểu hơn hẳn
@hungproda @ndminhduc : Cảm ơn tác giả

Phần Video đã dễ hiểu, sinh động rồi.

Phần Việt Hóa còn hấp dẫn và kỳ công hơn !
haolevu
ĐẠI BÀNG
8 năm
mình chỉ muốn biết chắc chắn thời gian có phải là bất biến không thôi
@haolevu Theo như hiểu biết ít ỏi của mình về thuyết tương đối thì thì thời gian không phải là bất biến, nó khác nhau đối với mỗi vật di chuyển tốc độ khác nhau. Mình lấy một ví dụ như thế này: Bạn và người thân cùng đang 20 tuổi. Bạn lên một con tàu vũ trụ đi đến một hành tinh khác cách Trái đất 100 năm ánh sáng với vận tốc rất rất gần tốc độ ánh sáng. Với người trên Trái đất, bạn sẽ phải mất 100 năm mới tới hành tinh đó (khi bạn tới nơi thì người thân của bạn đã 120 tuổi rồi). Nhưng đối với bạn, thời gian trôi đi có khi chỉ đến 10 năm thôi, thậm chí ngắn hơn nếu bạn đi với tốc độ càng nhanh. Tức là khi đến nơi thì bạn mới chỉ 30 tuổi thôi 😃.
Như vậy khi bạn đi với tốc độ càng nhanh thì thời gian của bạn càng trôi chậm lại (nhưng bạn không thể đi ngược lại thời gian nhé, chỉ chậm lại thôi)
legiondark
TÍCH CỰC
8 năm
@haolevu Nếu chỉ hỏi thế thì câu trả lời là: Không! Nó có thể co lại hoặc dãn ra. Còn tại sao thì chắc phải mất vài năm bạn mới học được nên thôi mình xin không giải thích 😃
@antonchua nó có liên quan gì tới thuyết 2 anh em song sinh ko bạn? nếu có thì phiền bạn khai sáng cho mình với 😁
mr.duc_thuan
ĐẠI BÀNG
8 năm
@viet52x8 thì người ở trái đất với hệ quy chiếu khác người trên tàu vũ trụ di chuyển với tốc độ ánh sáng :D
thangggg123
ĐẠI BÀNG
8 năm
Không gian là 3 chiều (dài x rộng x cao) mà tấm vải chỉ có 2 chiều (dài x rộng). Có ai giải thích dùm mình chỗ này không 😁
hokhoaly
TÍCH CỰC
8 năm
@thangggg123 khi nó lan tỏa nó sẽ phát tán ra vô số hướng nhưng nếu vẽ hết ra thì rất rối mắt nên lược bỏ hết chỉ để lại một hình không gian 2 chiều cho dễ nhìn dễ hiểu thôi , tức là sét theo một phương thôi
@chàng trai cô đơn 95 1. Tôi trích dẫn bài của bạn về 2d, 3d cho vui chứ ko lăng mạ ai, và cũng ko lăng mạ bạn.
2. Nếu bạn muốn nói người khác chưa hiểu thì có rất nhiều cách để thể hiện cái lịch sự của mình, còn đây bạn nói là "éo hiểu gì" để thể hiện tầm hiểu biết của bạn. Tôi ví dụ bạn là nhà bác học đi, thì bạn đúng là có tài mà không có đức.
mr.duc_thuan
ĐẠI BÀNG
8 năm
@thangggg123 b cứ tưởng tượng tấm vải đấy như 1 lát cắt vậy :D
@thangggg123 : đây ta đang xét một mặt phẳng sóng trong không gian hình cầu có rất nhiều mặt phằng như vậy! vì mặt cầu này quá lớn, và vật xét (hay chủ thể quan sát - con người) quá nhỏ nên ta nhìn nó dưới dạng mặt phẳng! bạn hiểu k? :D:p
GhostRiley
TÍCH CỰC
8 năm
Có thể mấy bác không tin nhưng
vào năm 2014 em đã xem một video trên Haivl nói về cái này luôn, có lẽ đó chỉ là giả thuyết nên bây giờ người ta mới đầy đủ cơ sở để kết luận chính xác.
mọi người cứ lấy ví dụ không gian nó lõm xuống, nhưng thật ra là nó bị cong ở tất cả các phía và tạo thành hình cầu .
@dac Đừng phản ứng vậy bạn, mọi thứ đều là Lý thuyết, và chưa ai chứng minh được không thời gian. Và có lẽ bạn cũng chưa đọc những lý thuyết chứng minh không thời gian độc lập. Việc đưa ra các ý kiến trái chiều chắc bạn cũng nghĩ đó là bình thường nhỉ 😃!!
@dangvietdung Mình ko chê bai gì bạn, chỉ là thấy mình ko đủ trình nói chuyện với bạn thôi
À mà ko biết bạn đọc tài liệu ở đâu chứ theo mình biết ko có trường ĐH hay Viện nghiên cứu nào giờ còn đi chứng minh không thời gian là độc lập nữa cả
hugn222
ĐẠI BÀNG
8 năm
@dangvietdung Like bác, mỗi người một suy nghĩ thế mới là khoa học...
mr.duc_thuan
ĐẠI BÀNG
8 năm
@dangvietdung chưa cm dc nhưng khi đem cái lý thuyết này để giải thích các hiện tượng thì thấy là đúng nên người ta sẽ công nhận nó b ạ
verybeo
TÍCH CỰC
8 năm
hiểu chết liền
Kal-el119
TÍCH CỰC
8 năm
@verybeo cách giải thích này dành cho học sinh tiểu học thôi và sgk còn viết là do lực quán tính nên trái đất mới quay xung quanh mặt trời
@vinhan73 Giải thích theo lực hấp dẫn,tức là theo cơ học newton đấy bác,đó là cách giải thích theo cổ điển,về cơ bản thì nó vẫn đúng trong các trường hợp thông thường,nhưng khi tiếp cận các vấn đề vật lí vi mô& vĩ mô thì cơ học newton k còn đúng nữa,khi đó phải dùng đến vật lí học hiện đậi,chính là thuyết tương đối mà ta đang nói trong bài này đây 😁 cho nên cách giải thích của bác là đúng,còn giải thích theo einstein lại càng đúng hơn :D
masterss0
TÍCH CỰC
8 năm
@vinhan73 Theo e hiểu thì "lực hấp dẫn" thật ra chỉ là 1 cách quy chiếu tương đương sang đơn vị lực cho việc không gian bị uốn cong bởi khối lượng thôi. Tức là không gian quanh 1 vật có khối lương bị uốn con, bị nén lại nên các vật thể khác bị "kéo" lại gần nó, Newton đã biểu diễn hiện tượng này thành lực qua công thức tính lực hấp dẫn.

Còn mặt trăng quay quanh trái đất là do nó nằm quá sâu trong vùng không gian bị trái đất làm biến dạng nên chuyển động quanh trái đất, cũng vì lý do này mà mặt trăng di chuyển với tốc độ khá cao.

Đương nhiên là mặt trăng cũng đồng thời tạo ra 1 vùng không thời gian biến dạnh quanh nó nên các vật chất bị lọt vào vùng không gian này cũng bị ảnh hưởng, dễ nhất la chất lòng vì khối lượng nguên tử nó khá lớn mà lực liên kết phân tử kém => hiện tượng thủy triều.

ngu kiến của e, hơi hại não tí 😁:D
cofd
ĐẠI BÀNG
8 năm
@masterss0 Good explain :D, hy vọng bạn kia thông được :D

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019