Hexagon 685: nhân AI mạnh mẽ trong Snapdragon 845, sẽ là đối thủ lớn của Apple A11

Duy Luân
9/12/2017 0:50Phản hồi: 76
Hexagon 685: nhân AI mạnh mẽ trong Snapdragon 845, sẽ là đối thủ lớn của Apple A11
Khi ra mắt Snapdragon 845, Qualcomm không nói rằng con chip này sẽ được tích hợp nhân xử lý trí tuệ nhân tạo (AI) riêng biệt. Thực ra có một linh kiện rất quen thuộc nằm trong SoC Snapdragon trước giờ cũng có khả năng dùng để xử lý AI nhưng không được Qualcomm nói nhiều tới, đó chính là bộ co-processor Hexagon. Trong Snapdragon 845, bộ co-processor (hay còn gọi là digital signal processor) Hexagon 685 thực sự là một hệ thống AI rất mạnh mẽ khi có thể kết hợp được dữ liệu từ cảm biến, dữ liệu hình ảnh và dữ liệu AI theo thời gian thực với mức độ tiêu thụ năng lượng cực thấp.

Bản chất của machine learning và Hexagon giúp được như thế nào?


Để hiểu vì sao Hexagon và những con chip AI khác cần phải nằm riêng biệt so với CPU, chúng ta hãy xem bản chất của AI nói chung hay machine learning nói riêng là gì. Bạn còn nhớ các phép tính vector đã học hồi cấp 3 chứ? Kiểu như có điểm A, điểm B, nối mũi tên lại, rồi có thêm độ lớn và đủ thử khác nữa. Những bài toán machine learning là những phép tính dựa trên các vector, ma trận (matrix) và ma trận đa hướng (tensor) có tính phức tạp cao, điều đó gây khó khăn cho CPU vốn được thiết kế để giải quyết những bài toán vô hướng (scalar) hoặc toán vector cơ bản.

toan_vector_ma_tran.jpg

Đây cũng là lý do mà các CPU Intel Core i, nhân CPU Kyro hay nhân Cortex chỉ được gọi là những nhân xử lý đa dụng (general-purpose). Chúng phục vụ tốt cho việc vận hành ứng dụng và OS chứ không phải để giải những bài toán phức tạp như trên, và bởi vì đa dụng nên khi đụng một loại toán cụ thể nào đó thì CPU không chạy tốt 100% và sẽ cần nhiều sức hơn.

Trong khi đó, bộ xử lý Hexagon, mà cụ thể là Hexagon 685, lại đảm trách vai trò rất khác. Nó được làm ra chỉ để xử lý hình ảnh từ camera cũng như dữ liệu từ hệ thống cảm biến chuyển động, nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất, microphone... trên một chiếc smartphone. Hexagon là thứ cho phép chip Snapdragon luôn luôn lắng nghe bạn nói gì để mà chạy lệnh tương ứng, chứ nếu dùng CPU để liên tục xử lý dữ liệu từ microphone thì máy sẽ rất mau hết pin và nhanh nóng. Hexagon thậm chí còn được Google đưa vào như là một phần trong bộ API All-Ways Aware của Android.

Khả năng tính toán và xử lý hình ảnh của Hexagon 685

Quay trở lại với các phép tính vector, Hexagon 685 có một tính năng gọi chung là HVX: Hexagon Vector eXtension. Nó có khả năng xử lý hàng nghìn bit đơn vị vector trong mỗi chu kỳ, cao hơn hẳn so với con số vài trăm bit của một nhân CPU bình thường. Như lời Travis Lanier, giám đốc sản phẩm của Qualcomm, thì "toán vector là nền tảng của machine learning", và Hexagon 685 đã được làm ra dựa trên nền tảng này.

Hexagon 685 cũng có đến 4 luồng xử lý song song nhau nên có có thể "nhảy" qua lại giữa việc tính toán số nguyên và số thập phân. Nói cách khác, thay vì cố đẩy hiệu năng thô (xung nhịp MHz) lên cao, thiết kế của Hexagon lại nhắm đến việc xử lý được nhiều phép toán hơn trong từng MHz. Nhờ vậy mà nó có thể chạy ở xung thấp hơn, ít hao điện hơn và nhanh hơn. Khả năng đa luồng của Hexagon 685 cũng đồng nghĩa với việc nó có thể giúp CPU xử lý luôn cả những luồng âm thanh, hình ảnh cho các app cùng lúc.

capture-lll.png
Nhận dạng hình ảnh một con gấu bông, chạy trên CPU thường tốn mất 1,9 giây mới xong và tốc độ xử lý chỉ là 0,5 khung hình / giây, trong khi chạy trên Hexagon thì chỉ 114 mili giây đã xong, xử lý được 8,7 khung hình / giây

Riêng ở khâu xử lý hình ảnh, HVX sẽ giúp bộ xử lý hình ảnh (ISP) trong khâu xử lý những tấm hình được camera ghi nhận ở mức suất cao. Luồng pixel đi qua HVX được Qualcomm giới thiệu là có khả năng áp hiệu ứng và tinh chỉnh hậu kỳ phức tạp vào video 4K nên kết quả sẽ ấn tượng và đẹp hơn. Bạn sẽ có những thứ như làm mờ phông nền cho video, đẩy HDR tốc độ cao hay tự điều chỉnh sáng, tối nhanh chóng. Các ứng dụng AR, VR cũng sẽ được hưởng lợi lớn nhờ những thao tác xử lý hình ảnh tốc độ cao này.

Thật ra những thứ về HVX cũng chẳng mới, nó đã có mặt từ năm 2015 trong Hexagon 680 (thế hệ đầu tiên) nằm trên SoC Snapdragon 820. Sau đó là Hexagon 682, một bản cải tiến nhỏ nằm trên Snapdragon 835 và Qualcomm cũng tận dụng nó triệt để nhằm quảng cáo đến lập trình viên về khả năng AI của chip. Giờ thì chúng ta có Hexagon 685 với sức mạnh gấp 3 lần so với con 682.

S820_HVX_Apps.png
Slide nói về tính năng HVX của Hexagon từ thời Snapdragon 820

Quảng cáo


Một lợi thế nữa của HVX đó là nó cho phép đẩy thẳng hình ảnh từ camera xuống bộ nhớ cache L2 của Hexagon 685, bỏ qua việc hình ảnh phải chạy đến RAM của thiết bị. Việc này giúp giảm độ trễ (đương nhiên rồi), đồng thời tiết kiệm điện hơn nhiều vì trong suốt quá trình này, nhân CPU gần như không cần phải bật lên.

Để khai thác được sức mạnh của Hexagon 685, Qualcomm đưa ra bộ công cụ phát triển phần mềm Snapdragon Neural Processing Engine. Các đối tác của Qualcomm, ví dụ Google, có thể khai thác Hexagon và chuyển hóa nó thành lợi thế cạnh tranh cho thiết bị của mình. Thực chất chiếc Pixel 2 cũng đã dùng Hexagon kết hợp với bộ xử lý Pixel Visual Core để chạy các thuật toán HDR+. Facebook, một đối tác khác cũng đang làm việc chặt chẽ với Qualcomm, thì dùng bộ công cụ này cho hệ thống filter và hiệu ứng hình ảnh trong Facebook Messenger. Oppo thì đang phát triển chức năng nhận dạng gương mặt bằng Hexagon 685 trong khi Lenovo dùng nó để phát hiện cảnh vật cho app camera của mình.

Hexagon so với các đối thủ

Những đối thủ của Hexagon 685 bao gồm nhân Neural Engine trong chip Apple A11 hay bộ xử lý NPU trong chip Kirin 970 của Huawei. Sắp tới Samsung cũng sẽ tung ra SoC Exynos 9810 và không loại trừ khả năng nó sẽ dùng một bộ xử lý AI riêng tên mã DeePhi.

Nói về Kirin 970, Huawei quảng cáo NPU của chip có thể nhận diện được 2000 tấm ảnh mỗi giây với mức tiêu thụ năng lượng chỉ bằng 1/50 so với CPU smartphone. Nhưng theo XDA, Huawei đang gặp nhiều khó khăn trong khâu tiếp cận các nhà phát triển phần mềm. Nếu chỉ có một mình Huawei thì khả năng của NPU sẽ không thể "tỏa sáng" do các app không tận dụng NPU để chạy nhanh hơn mà vẫn "đè" CPU ra như cách truyền thống. Huawei đơn giản không có tiềm năng, tầm ảnh hưởng và sức mạnh đến cộng đồng developer để làm điều đó.

Neural Engine của Apple A11 thì xử lý được mô hình gương mặt thời gian thực với 600 tỉ phép tính mỗi giây. Apple cũng có lợi thế ngang hay thậm chí là hơn của Qualcomm trong việc giúp đỡ các nhà phát triển phần mềm khai thác tính năng của chip. Họ đã đưa ra bộ AI Kit, và nó sẽ là cầu nối để các app truy cập đến Neural Engine một cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Cộng với sự thống nhất cao trong hệ sinh thái Apple, Neural Engine sẽ là đối thủ nguy hiểm thật sự dành cho Hexagon 685.

Quảng cáo


Kirin_970.jpg

Qualcomm hoàn toàn nhận biết được điều này, thế nên họ mới đi làm việc với các đối tác lớn như đã nói ở trên. Ngoài ra, Qualcomm còn tối ưu Hexagon 685 cho TensorFlow, nền tảng machine learning của Google, để giúp các ứng dụng dùng TensorFlow chạy nhanh hơn 8 lần và tiết kiệm điện hơn 25 lần so với các thiết bị không có Hexagon. Google cũng đang xài Hexagon 685 cho Project Tango - nền tảng AR của riêng họ.

Qualcomm còn một lợi thế cực lớn khác: sự phổ biến. Hầu như mọi chiếc smartphone cao cấp trong năm sau sẽ dùng Snapdragon 845 trừ hàng của Apple, Huawei và một số phiên bản Samsung Galaxy. Theo Strategy Analytics, chip Qualcomm đang chiếm 42% thị phần smartphone trong nửa đầu năm 2017, theo sau là Apple và MediaTek với 18%. Khi khả năng của Hexgon 685 được mang xuống những con chip giá rẻ khác, bỗng nhiên khả năng AI có mặt ở khắp mọi nơi, từ tầm trung đến cao cấp, và chỉ như vậy thôi đã là một lý do hấp dẫn để các nhà phát triển tối ưu của mình cho Hexagon rồi.

Để kết lại, Qualcomm nói: "Ngoài kia quả thực có nhu cầu về chip xử lý AI riêng, nhưng bạn vẫn phải mở rộng nó để tương thích nhiều nền tảng AI nguồn mở hơn. Nếu bạn không tạo ra hệ sinh thái, chẳng có lý do gì để developer làm ra sản phẩm dựa trên chip AI của bạn cả".


Tham khảo: XDA Developer
76 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cứ ra trên sản phẩm rồi tính
@dangchitrung Mấy lần trước xũng vậy. Hô 810 820 835..... vượt apple. Đến khi apple ra cpu thì tẽn tò. Tui là người dùng ko âm hiểu công nghệ. Nhưng đang dùng ip6 + mua 2014 và còn a9 pro. Đến giờ ip6+ chơi game ngon hơn cả a9 pro. Chỉ có điều màu sắc nó không đc sặc sỡ như a9 pro. Apple luôn làm tốt phần cứng và phần mềm.
mystogann0
TÍCH CỰC
6 năm
@NatalyaIphone bác lại đi so flagship với tầm trung r
@mystogann0 A9 pro. Là hàng cận cao cấp chứ ko có trung nhé. Ram 4gb. Cpu 8 nhân. Thua 6+ ra băm 2014. Ok?.
zutowa
TÍCH CỰC
6 năm
@NatalyaIphone Chuẩn
Seeder lại vào khen lấy khen để và Sam thì bâu vào để thua đủ với Apple!
huybm
TÍCH CỰC
6 năm
@SuperQLNN Mấy cái u chỉ ra apple đã từng làm qua hết rồi nhé. Bớt tự hào đi và lục lại quá khứ xem lại trước khi chê hãng khác
@samsunggalaxy Apple nó bán cái điện thoại nào là bấy nhiêu cái có tích hợp chip AI, qualcomm bán chip cho hàng chục hãng nên cũng có hơn chục phần trăm nó có thị phần AI =)), còn 20% sam của chú tôi tự hỏi ko biết có bao nhiêu cái j7 prime so với bao nhiêu cái s8 note8=)), chắc dev đó cuồng sam lắm thay vì tới ưu cho trăm triệu cái của chip qualcomm,apple mà tối ưu cho mười mấy triệu của sam =))
@Hồ Đăng Khoa uh thì nói nó méo có tầm ảnh hưởng tới developer mà, bị mù chữ à ?
@samsunggalaxy Uả mình cũng nói phản đối à =)), hay mình ghi chưa đúng chuẩn tiếq Việt =))
Cũng nổ nhiều công nghệ mới. Để xem năm sau các hãng sẽ làm đc j với con chíp mới này
Bảng so sánh thì êm quá, không lẽ sang năm exynos thế hệ tiếp theo lại hụt hơi với QC rồi, 1 thời dùng Em Xịt Nốt thấy rất ổn, năm tới AI sẽ lên tầm mới trong các mẫu Flagship 😃
mr.tw0
ĐẠI BÀNG
6 năm
thế là năm sau nên mua note 9 rồi 😁
@mr.tw0 Nói vậy chắc Note 8 năm nay ko nên mua nên chưa mua đúng ko!
mr.tw0
ĐẠI BÀNG
6 năm
@SuperQLNN mua rồi ! đang dùng 😁
@habu@
TÍCH CỰC
6 năm
Mình cần 1 tính năng duy nhất.
Biết dc ai là kẻ ngoại tình để tránh quen nhầm 😁
@@habu@ Gớm, có mà mút mát là tốt lắm rồi lại còn lựa chọn nữa chứ :p:p:p
@@habu@ cái đó AI không làm nổi đâu
@Duy Luân Cũng chưa nói trước đc bác ơi. Kiểu như nó phân tích cú pháp hay gợi ý từ trong cách nt đến nhiều liên hệ khác nhau cũng nên
@@habu@ Tặng cho ngươi 1 câu nè.
Cha nặng mặn thì con uống nước nhé, hehehe.
Longshy
TÍCH CỰC
6 năm
@@habu@ Rất dể nhé bạn , nếu là girl gắn AI vào t rym 😆 còn boy gắn AI vào đầu C*c nó sẽ phát hiện ra hết nhé
Vậy có còn hít khói ai nữa ko 😃 sao thấy toàn cu rảnh đi lo chuyện này
@hanunglongkaka khổ cứ tự cho là iPhone lúc nào cũng mạnh và nhanh nhưng khi so vài bài test ipx với snap 835 lại....chắc do ios 11 ấy quá mà 😁
LTE Cat 18, ngon đấy. Để ý điện thoại nào hỗ trợ CAT và cao thì tốc độ vào mạng nhanh hơn và lướt web pin cầm cự có vẻ hơn. Thêm QC 4.0 nữa, quá đã.
Vickk
TÍCH CỰC
6 năm
@shrelax84 Qc 4+ nhé 😃
@shrelax84 Chủ yếu là do chip nó ít hoạt động hơn á haha
bây giờ thic mỗi sony đem lên flagship thôi..hôm trải nghiệm slow motion kết quá..:O
@luyenbichta Thì như mình nói đó, nice to have thôi, không phải must have
@Duy Luân tùy vào nhu cầu mỗi người mà..mình hay đi chơi muốn chụp lại những khoảnh khắc nhanh để về edit làm video chia sẻ cho bạn bè nên thích chế độ này,rất thú vị
@Duy Luân Nếu hôm làm bài thả rơi iphone x bác dùng Sony quay slow mo lúc tiếp đất thì phê. 😁
@Frozental Phoenix Ok xác nhận cái đó 😆)
ntk95
ĐẠI BÀNG
6 năm
Cái con Hexagon này rất hay, có ý nghĩa với chụp HDR+
rất có ý nghĩa mình không thấy điểm này có ở iPhone
@chàng trai cô đơn 95 1212
Sao gọi là đối thủ được nhỉ, có trực tiếp cạnh tranh nhau đâu, vì apple họ ẩn xuất ra để phục vụ cho họ, họ có bán ra ngoài chip đâu. chỉ có cạnh tranh sản phẩm sau cùng thôi.
@quanghuy30784 Qualcomm nó lòe mấy tính năng cạnh tranh Apple là để dụ mấy hãng đt mua chip của nó! Đặc thù Mấy hãng đt thì rất thích ăn theo Apple nên nó nắm bắt tâm lý thôi, ví dụ như Samsung chẳng hạn!
buihai
CAO CẤP
6 năm
Đối thủ ???? =))))

Có chạy iOs đâu mà đòi đối

Đối thủ là lũ Kyrin Exynos thôi chứ Apple nó 1.mình 1 thế giới 1 bầy cừu riêng, các ông có nhanh hơn thì cũng chả thay đổi đc cái gì
QC càng lúc càng vớ vẩn nhỉ AI làm như chỉ 1 con chip là chạy được. Nó là cloud service mà. 1 cái node thôi có tới 4 con Nvidia tela rồi. Nghĩ sao đống vô 1 con chip di động nhẻ. Bắt trước apple chăn cừu ả?
@kkzbanana Bạn lại hiểu sai khái niệm machine learning rồi. Thôi bạn chịu khó tìm hiểu thêm về supervise learning và unsupervise learning rồi mình nói chuyện tiếp chứ bạn đang nói sai định nghĩa của nhân loại rồi
@Duy Luân Mình đâu có định nghĩa về từ vựng bạn. Mình nói đến thực tiễn và sử dụng thôi. Vì mình làm bên concept và thiết kế game cách bạn delivery bất cứ sản phẩm nào đến người dùng đều phải dựa trên các tiêu chí như phân tích ở trên thôi cái chính là tối ưu cho thiết bị. Không ai bắt thiết bị của người dùng phải chạy quá nhiều ứng dụng và thật toán phức tạp cả.
@kkzbanana Không phải task nào cũng nên (và được phép) đưa dữ liệu lên server, ví dụ người nào đó muốn dùng nhận diện gương mặt nhưng không muốn Apple, Google đụng vào data của mình. Ngay ở trên bạn đã tự chốt là "AI làm như chỉ 1 con chip là chạy được". Mình đang nói bạn nói sai chỗ này.

Hơn nữa, việc xử lý AI trên máy là lý do mà những con chip AI được sinh ra thay vì dùng CPU để xử lý. Lý do thì như trong bài đã phân tích.

"Không ai bắt thiết bị của người dùng phải chạy quá nhiều ứng dụng và thật toán phức tạp cả." => bạn đang đứng ở constrain là máy chỉ có CPU general purpose, nhưng giờ đã có những con chip AI riêng thì phải nghĩ theo cách khác chứ. Cũng giống như cách đây 5 năm đâu có ai xử lý video 4K trên điện thoại vì chip không handle nổi, giờ thì điện thoại nào cũng làm được. Bạn không tính tới yếu tố tiến bộ công nghệ.
@Duy Luân Như mình đã nói ở trên "AI" thời gian thật là vô cùng "đắt đỏ" ứng dụng thực tế thì chưa rõ ràng. Vì khả năng sử lý và mức tiêu thụ năng lượng phải được xem xét và cân bằng. Chắt chắn là không ai muốn thêm 1 ẩn số vào bài toán của mình khi nó thật sự không hề thay đổi kết quả cuối cùng. QC fail rất nhiều lần rồi. Sự phat triển của cn phải đi đôi giữa phần cứng và phần mềm. Con người có thể tạo ra 1 AI hoàn hảo nhưng những giới hạng trong CN là rào cảng lớn nhất. Cụ thể như VR đó bác. 2 năm trước là chủ đề hot đến hiện nay thì đang đi đến lối cục của nó rồi. BTW cn VR có cách đây hơn 20 năm rồi rất hoàn hảo đến khi đua vào thị trường thì do rào cảng của cn mà sự pt của nó rất chậm và hầu như rất ít dự án lớn được đầu tư. Google glass cũng thế. Holo lens của MS cũng vậy vì họ chưa tìm ra được cách tối ưu phần cung phần mềm và hiệu năng. Sư hướng mới là cloud computing tất cả các nhà pt đều có dịch vụ cloud và nó là bước đi an toàn hơn cho việc pt cn kieu như "overmind".
Vẫn như mọi năm rất hoành tráng 😁
vitkon
CAO CẤP
6 năm
Vấn đề là cũng là tối ưu cho AI, nhưng làm app cho thằng Apple thì cơ hội tiếp cận hàng chục triệu máy, làm app Android cho Snapdragon thì tiếp cận được vài triệu. Còn cho Huawei thì chẳng biết có được mấy máy người dùng không. Nên iPhone user vẫn là bọn được thụ hưởng đầu tiên.
@vitkon Đúng rồi hihi, nãy giờ mới thấy có người nói đúng vấn đề
Lần nào cũng chỉ mong mau tới CES hay các sự kiện tượng tự để mở tinhte lên coi các sản phẩm mới! Cảm giác ngắm nghía sản phẩm mới ra 1 loạt thật đã :d
yen_12ctd
ĐẠI BÀNG
6 năm
820 cũng đã có AI mà giờ mới thấy nói đến vụ này nhỉ
anhhaibp+
ĐẠI BÀNG
6 năm
Khác bọt ở đâu A11 ra mắt rồi, còn thằng 845 năm sau mới có. Nên tính ra vẫn là kẻ theo sau vĩ đại.
Đến tháng 6 nó ra mắt thì tháng 9 apple có A12 rồi.
tập xác định =]]

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019