Hồi chiến tranh lạnh, Autobahn (đường cao tốc ở Đức) chính là đường băng cho máy bay chiến đấu

ND Minh Đức
7/7/2018 10:16Phản hồi: 44
Hồi chiến tranh lạnh, Autobahn (đường cao tốc ở Đức) chính là đường băng cho máy bay chiến đấu
Trong suốt chiến tranh lạnh, viễn cảnh chiến tranh với Liên Xô lúc nào cũng ám ảnh NATO và điều đó buộc họ phải luôn tìm các biện pháp để sẵn sàng chiến đấu, bao gồm cả việc đảm bảo máy bay chiến đấu có đầy đủ điều kiện hoạt động nhanh nhất có thể. Và một trong số đó chính là dùng chính con đường nổi tiếng Autobahn ở Tây Đức để làm đường băng, phòng khi trường hợp các sân bay bị phá hủy thì vẫn có chỗ để các máy bay “thiện chiến” như Thần Sấm A-10 Warthog hoặc West German Alpha Jet có thể cất hạ cánh.


Đoạn video trên đây được quay vào năm 1984, cho thấy quân đội NATO sử dụng tạm thời một đoạn đường trên cao tốc Autobahn để tập luyện hạ và cất cánh các máy bay chiến đấu. Cụ thể, một chiếc A-10 Warthogs, biệt danh Thần Sấm của Mỹ và một chiếc phản lực F-16D 2 chỗ ngồi vốn có kích thước lớn vẫn có thể hoạt động một cách linh hoạt trên đường dành cho xe chạy. Ngoài ra, nhiều loại máy bay chiến đấu lẫn hỗ trợ khác của NATO cũng được thử nghiệm cất hạ cánh trong đoạn đường khoảng 2 km trên Autobahn.

Tổng cộng đã có 370 chiếc máy bay được cho sử dụng kiểu đường băng tạm thời nói trên mà không gặp bất cứ vấn đề gì. Duy chỉ có một tướng quân đội Mỹ cho biết rằng Autobahn hơi hẹp so với các đường băng quân sự tiêu chuẩn, tuy nhiên nó hoàn toàn có thể được chuyển đổi thành căn cứ không quân khẩn cấp, bao gồm cả việc lắp đặt các hệ thống dẫn đường và đèn báo, trạm kiểm soát không lưu dã chiến, trạm cứu hỏa và cứu thương, radar và trang thiết bị tiếp nhiên liệu. Mặt khác, người ta còn có thể triển khai thêm các ụ súng hoặc tên lửa dọc theo đường khi cần thiết.

kiem_soat_khong_luu_Tinhte.png
Một tháp điều khiển không lưu dã chiến trên đường Autobahn

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh ở châu Âu, việc dồn một lượng hỏa lực cực lớn vào cùng một căn cứ không quân lớn không phải là sự lựa chọn không ngoan. Nguyên nhân là khi đó đội ngũ điều hành lẫn phi công, hỗ trợ phải hoạt động cao độ suốt ngày đêm khi máy bay liên tục lên xuống, đồng thời lại phải bố trí phòng thủ các hoạt động chống phá của địch. Mặt khác khi tập trung một lượng lớn khí tài và quân lực, dễ rơi vào tình trạng tắc nghẽn, dễ bị địch đánh úp bằng nhiều biện pháp từ tên lửa tới chất độc thần kinh. Do đó, phương án phân tán khí tài ra các sân bay dã chiến khắp đất nước được các nhà quân sự thời đó chọn lựa.

Hiện tại thì NATO không còn diễn tập hạ cánh trên đường cao tốc nhiều như xưa, tuy nhiên cách làm này vẫn còn được áp dụng chứ không phải là hủy bỏ hoàn toàn. Còn nhớ hồi năm 2016, 4 chiếc A-10 đã sử dụng một đoạn đường ở Estonia để cất và hạ cánh thử. Và tại nhiều nơi khác như Phần Lan, Thụy Điển hay Singapore cũng có áp dụng các bài tập này cho phi công quân sự.


Tham khảo PM
44 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đường Nguyễn Hữu Cảnh còn cho phép tàu sân bay bỏ neo và thủy phi cơ đáp.. Châu Âu tuổi tí nhen
@Bão Sài Gòn Chuẩn
htux
CAO CẤP
6 năm
@Bão Sài Gòn Lái mượt
ddawng.ngn
TÍCH CỰC
6 năm
Autobahn ở Đức không có giới hạn tốc độ mà
@ĐăngrousApple _ Tùy đoạn nhé, rất nhiều đoạn vẫn giới hạn, và quan trọng là khi đi với tốc độ vượt khuyến cáo, có chuyện sẽ không dc hưởng bảo hiểm ... 😁
ddawng.ngn
TÍCH CỰC
6 năm
@iceteazz Chỗ nào vẫn còn Grenze der Geschwindigkeit hả bác? Hằng năm mùa hè nào cũng bảo trì hết đường bộ. Đường ba làn thì bao giờ cũng unbegrenzt
@ĐăngrousApple Autobahn khi có tuyết sương hạn chế tầm nhìn thì tất cả các làn đều giảm xuống 120. Chắc bạn kia gặp đúng ngày
Châu Âu - đường bộ làm đường băng.
Sing - đường bộ có thể đưa tàu Sân bay vào hạ thủy.
Đường tốt thật..đường VN kiến bò còn sụp mà 😃
@uochuý1489Quốc Huy Cụ lại nói quá rồi. Haha
Đại Lộ Thăng Long cũng chính là đường băng quân sự nếu Thủ Đô có vấn đề gì. Hồi học quốc phòng thầy dạy quốc phòng có nói như vậy
@luong1994 mình k biết đó có phải thật ko, chỉ nghe vậy thôi. Dù sao lúc ý Nội Bài vẫn phải là cứ điểm cất cánh số 1. DLTL chỉ là phương án có thể 2 hoặc dạng dự bị thôi 😃
hoangtuna
TÍCH CỰC
6 năm
@luong1994 Đoạn đó phải đổ bê tông bên dưới nhé, chứ làm nền rồi trải nhựa đường không được đâu...Ở Kon Tum (một khúc đường 14 tại Đắc Tô) và Quảng Bình (đoạn đường đi Minh Hóa, Tuyên Hóa) có mấy đoạn đường đổ bê tông, xung quanh chặt cây sạch, không có dân ở, bạn để ý thì sẽ biết...

Chuẩn bị trước không bao giờ là thừa...
phamtu1979
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hoangtuna Ở Kon Tum thì mình biết, nhưng ko phải là đường mà chính là sân bay Phượng Hoàng của VNCH, nó chỉ nằm ở cạnh đường 14 thôi. Tây Nguyên có 1 đoạn đường lưỡng dụng, được dự phòng là đường băng dã chiến, ở Krong Á, Đăk Lắc nhé.
@Hưng Xì Bo Phân lô bán nền thì có haha
Lúc đánh nhau chắc 2 bên phóng hết đầu đạn hạt nhân xong trái đất về thời sơ khai luôn.
luong1994
ĐẠI BÀNG
6 năm
@[HD]YêU cÔnG NgHệ "tiếc" cho Đức quốc xã khi chưa hoàn thành đã thua trận, không thì thế giới đã không có nhiều cực như bây giờ =))
vanthai91
ĐẠI BÀNG
6 năm
Ở Singapore hiện tại thỉnh thoảng vẫn diễn tập dùng đường bộ cho máy bay chiến đấu hạ cánh:
https://www.straitstimes.com/singapore/road-turned-into-runway-for-spore-fighter-jets
luong1994
ĐẠI BÀNG
6 năm
Cái dở của bọn châu Âu là cứ hằn học với nhau lâu dài để tranh quyền, bây giờ đám châu Á mới nổi lên tinh tướng, bốc phét. Châu Âu và Mỹ mà đoàn kết thì các châu còn lại không là cái gì cả. Có điều quy luật sinh tồn và lịch sử loài người không cho phép điều đó xảy ra. Phải có cạnh tranh thì mới có tiến bộ, không có chiến tranh (chính xác là cạnh tranh) thì con người đã không tiến hóa đến mức vượt bậc như thế này.
NatvPa
TÍCH CỰC
6 năm
@luong1994 "Bây giờ đám châu Á mới nổi lên tinh tướng, bốc phét"
Bạn nên xem lại lịch sử đi. Ai cũng có thời của người ấy thôi, có lên có xuống.
@NatvPa Chắc bạn ấy không biết là Châu Âu mới nổi lên được 200 năm nay 😁, trong khi hàng ngàn năm trước thì châu Á nó cân bản đồ.
Ở Sàigapo còn biến đường thành sông để đón tàu ngầm cơ các bố ạ. Bọn giãy chết tuổi gì
Đường bộ mà đáp máy bay thì có mẹ gì đâu phải viết bài. Việt Nam tôi đây đường bộ còn có thể cho Hàng không mẫu hạm bơi vào cùng các tàu khu trục và cả tàu ngầm nữa. Tất cả chỉ cần chờ 1 cơn mưa nho nhỏ thôi. 😆))
nếu đáp ở Việt Nam có thể dính các loại ổ: gà, vịt, voi, mương trâu nằm...
congchi1979
ĐẠI BÀNG
6 năm
Sân bay dã chiến nó còn là đường đất, ngon hơn thì lót ghi. Đường nhựa thì rộng một tí là cất hạ cánh được tốt. Quan trọng là hạ tầng kỹ thuật phục vụ máy bay.
Còn đường băng không thì có gì để nói
t2d90bn
ĐẠI BÀNG
6 năm
Hiện tại thì bên Đài Loan, đường cao tốc của họ cũng là đường giành cho máy bay cất hạ cánh luôn ạh
okieiam
TÍCH CỰC
6 năm
Máy bay chiến đấu thì bé tý, ko bằng cái xe Být có gì lạ. Vào Bạch Mai mà xem A37 chỉ to hơn con HyunDai Getz. Mig 21 có khi còn to hơn.
enderphan
ĐẠI BÀNG
6 năm
Phần Lan, Thuỵ Điển, Nauy vẫn đang dùng cao tốc cho máy bay hạ cánh trong tuỳ trường hợp ngày nay.
HoangSong
TÍCH CỰC
6 năm
Ở VN ng Mỹ cũng xây xa lộ Biên Hòa cũng có thể đáp máy báy khẩn cấp khi cần thiết
VN_xalobienhoa_1961.jpg
cothach
TÍCH CỰC
6 năm
@Hoang Song Và sau đó thì nát như tương rồi. Đất quanh sân bay cấp cho người thắng trận chia lô bán nát hết rồi
@Hoang Song Cái cột đèn ngày xưa đẹp quá nhỉ
mấy cái này vn làm tốt hơn hẳn, nguyễn hữu cảnh thì tàu sân bay bỏ neo với tàu ngầm chạy ra chạy vô chơi được mà, mấy cái đường dẫn lên mấy cây cầu chờ lún gì đó thì phóng phi thuyền với máy bay theo kiểu nhảy cóc là tuyệt vời. Còn tân sơn nhất với nội bài thì mỗi khi mưa là thủy phi cơ hạ cánh hà rầm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019