Hoover Dam: công trình vĩ đại đã và sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

ND Minh Đức
30/7/2018 10:15Phản hồi: 210
Hoover Dam: công trình vĩ đại đã và sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?
Hoover Dam - một trong những công trình biểu tượng của nước Mỹ, cung cấp điện cho hàng triệu người và góp phần thay đổi không chỉ riêng miền viễn Tây mà cả nước Mỹ. Con đập khổng lồ này sắp sửa được “cập nhật lớn” để đáp ứng với những nhu cầu năng lượng mới trong thế kỷ 21. Tại sao một con đập đơn thuần nhưng lại có sức tác động mãnh liệt nhiều trăm năm đến thế?

Hoover Dam là một trong những công trình xây dựng mang tính biểu tượng của Mỹ. Đó là một trong những dự án đầy tham vọng trong thế kỷ 20, tạo thành từ hàng triệu khối bê tông và hàng chục triệu tấn thép nhằm cung cấp điện cho 1,3 triệu người dân mỹ. Hàng triệu khách tham quan đã tới con đập khổng lồ này hàng năm và nó còn xuất hiện trong vô số hình ảnh, phim và cả những bài hát bất tử.

Tuy nhiên đó là chuyện của thế kỷ trước và sang thế kỷ 21, con đập này sắp sửa được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu năng lượng mới của nước Mỹ. Và mục đích của lần nâng cấp này chính là biến nó thành một cỗ máy sản xuất và lưu trữ năng lượng một cách hiệu quả. Và cũng giống như thời điểm chính thức thương mại hồi năm 1935, Hoover Dam sắp sửa một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong tương lai của năng lượng miền Tây nước Mỹ.

Thuần hóa và chung sống với dòng Colorado hung dữ, khát vọng ngàn đời của thổ dân da đỏ và những người Mỹ khát vàng


hoover_Dam_Tinhte_7.jpg

Địa điểm Grand Canyon trước khi quá trình xây dựng bắt đầu

Colorado là con sông kéo dài hơn 2300 km qua các bang Colorado, UItah, Arizona, Nevada và California. Đây là một con sông cực kỳ quan trọng đối với miền viễn Tây nước Mỹ, cung cấp sự sống cho những bộ lạc địa phương từ hàng thế kỷ trước khi nước Mỹ được thành lập. Tuy nhiên từ những năm 1800, người Navajo (dân tộc bản địa Tây Nam Hoa Kỳ) cùng nhiều bộ lạc thổ dân khác đã dần bị ép rời khỏi vùng đất mà họ sinh sống quanh con sông.

Thay vào đó là những người Mỹ, bao gồm làn sóng cực lớn những người chạy theo cơn sốt vàng, đã đi tới và định cư ở khu vực miền Tây trù phú quanh con sông Colorado. Tuy nhiên họ đều phải đối mặt với cùng một vấn đề mà bất cứ một người thổ dân nào cũng biết: con sông Colorado thích gây lũ lụt và còn là rất nhiều lũ lụt. Mặc dù những cư dân mới luôn tìm cách đối phó và kiểm soát lũ, thí dụ như đào các hệ thống kênh rạch nhưng kỳ thực chỉ là trò trẻ con đối với dòng sông bởi lũ hoàn toàn có thể băng qua các hệ thống này một dễ dàng. Thậm chí con hồ lớn nhất ở California là Salton Sea cũng từng được tạo ra khi lũ từ sông Colorado phá vỡ một hệ thống thủy lợi lớn do những cư dân mới xây dựng.

hoover_Dam_Tinhte_6.jpg
Xây dựng mô hình đập Hoover tại triển lãm quốc tế California Pacific

Tới năm 1922, Cục cải tạo Hoa Kỳ đứng đầu bởi Arthur Powell Davis đã đưa ra một phương án đối phó mới sau nhiều năm nghiên cứu: biến sức mạnh của con sông Colorado thành năng lượng thủy điện, đồng thời cải tạo những hẻm núi xung quanh bằng nhiều biện pháp, bao gồm cả dùng thuốc nổ để phá hủy và tái tạo nếu cần thiết. Lúc đó, một kỹ sư của cục cải tạo là Walker Young đã có câu nói nổi tiếng rằng “Chúa đã rời khỏi vùng đất đó, giờ đây vận mệnh của nó phụ thuộc vào bàn tay con người khám phá và sử dụng.”

Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng làm thì lại là một câu chuyện khác. Một trong những thách thức là về mặt pháp lý, đòi hỏi phải có sự chấp thuận của đồng loạt 6 tiểu bang có con sông chảy qua, đàm phán thuyết phục các bang này rằng họ phải nhận được những lợi ích công bằng, đồng thời phải tìm được nguồn viện trợ từ Quốc Hội cho dự án. Những công việc này đã được xúc tiến bởi Bộ trưởng bộ Thương mại Herbert Hoover và cuối cùng tới 21/12/1928, tổng thống Calvin Coolidge đã ký dự luật cho phép xây dựng con đập với số tiền đầu tư 128 triệu đô la.

Công trình đá khổng lồ xây dựng từ bê tông, thép, mồ hôi và cả máu giữa sa mạc.


hoover_Dam_Tinhte_5.jpg
Công đoạn xin tiền, đàm phán với các cùng lúc 6 tiểu bang nghe có vẻ khó khăn nhưng kỳ thực so với quá trình bắt đầu xây dựng đập thì vẫn còn chưa thấm vào đâu. Đầu tiên, người ta phải mất nhiều năm để chuẩn bị địa điểm xây đâp, có chỗ cho công nhân ở và làm việc cũng như những yêu cầu khác. Trong quá trình xây dựng, người ta phải tạm thời chuyển hướng con sông bằng cách tạo ra những ngầm bên dưới lòng sông. Tất nhiên, một lực lượng lao động cực lớn cần phải huy động tới khu vực xây dựng và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng dân số đáng kể ở Las Vegas.

Vào thời xưa, điều kiện làm việc của công nhân vẫn chưa được cải thiện so với hiện nay và điều đó càng khủng khiếp trong quá trình xây dựng Hoover Dam. Nhiệt độ thường xuyên vượt quá 38 độ C và theo một số nguồn tin, đã có hơn 100 người đã chết do các tai nạn lao động, thí dụ như bị các vật thể xây dựng rơi trúng đầu hoặc nhiệt độ quá khắc nghiệt ở miền xa mạc. Oái oăm hơn, liên minh quản lý hợp thành từ 6 công ty xây dựng đến từ nhiều nơi ở Mỹ (gọi là Six Companies) lại không muốn cải thiện điều kiện làm việc của các công nhân mà chỉ muốn đẩy tốc độ xây dựng ngày càng nhanh. Tuy nhiên, do yêu sách ngày càng lớn từ phía lực lượng lao động mà cuối cùng phía công ty cũng chấp nhận cho công nhân đội mũ bảo hộ.

Quảng cáo



Một trong những vấn đề khác chính là độ cao của các hẻm núi và đây cũng chính là công việc cực kỳ nguy hiểm đối với các công nhân. Những công nhân đặc biệt này phải đu dây trên vách núi (gọi là các High Scaler) để kiểm tra và loại bỏ các tảng đá lỏng lẻo, yếu dọc theo chân hẻm núi để đảm bảo một nền móng vững chắc cho những bức tường xây lên sau đó. Mỗi ngày, những công nhân này phải đu dây xuống cùng với túi dụng cụ, thức ăn, nước uống, một số còn phải đeo theo cả khoan máy để khoan lỗ vào các tảng đá, sau đó nhét mìn vào để phá hủy tảng đá yếu. Và tất nhiên, toàn bộ lượng đá sau vụ nổ tạo ra phải được dọn dẹp thủ công bằng xẻng hay xà beng.

hoover_Dam_Tinhte_4.jpg
Các thanh thép sử dụng trong quá trình xây dựng. Lượng thép dùng tại Hoover Dam tương đương với lượng dùng trong tòa nhà Empire State.

21.000 công nhân đã kiên trì với những công việc và điều kiện khủng khiếp như trên để cuối cùng tới ngày 6/6/1933 bắt đầu đổ bê tông, trước 1 năm so với thời hạn đặt ra ban đầu. Lại nói tới việc đổ bê tông. Do bê tông giãn nở và co lại do nhiệt nên việc đổ nguyên một khối là bất khả thi. Thay vào đó người ta phải chia thành từng block, sau đó kết nối bằng các “ngàm bê tông” và làm mát các khối bằng ống dẫn nước.

Tới năm 1935, con đập cơ bản hoàn thành và được gọi là Boulder Dam (tới năm 1947 mới đổi thành Hoover). Tới năm 1936, con hồ nhân tạo Mead xây dựng cùng với con đập đã có lượng nước đủ để tạo ra điện và ngày càng nhiều hơn theo thời gian. Tới năm 1939, Hoover Dam chính thức trở thành đập thủy điện mạnh nhất thế giới. Và 80 năm sau, nó vẫn có khả năng tạo ra 4 tỷ KWh năng lượng thủy điện.

Hoover Dam của tương lai sẽ là Hoover Battery: một viên pin khổng lồ chạy bằng nước


hoover_Dam_Tinhte_3.jpg
Câu chuyện về con đập Hoover vẫn chưa dừng lại ở đó. Cục quản lý nguồn nước và năng lượng Los Angeles (DWP) mới đây tuyên bố sẽ tìm cách cải tiến con đập này. Từ khi đi vào hoạt động, mục tiêu đầu tiên được đặt ra cho con đập là giúp tưới tiêu nông nghiệp, thủy điện chỉ là mối quan tâm thứ hai nhằm chi trả tiền cho dự án. Tới năm 1987 thì trả xong. Tuy nhiên, tính tới hiện tại thì do nhiều tác động, mực nước của hồ Mead đã xuống thấp tới mức báo động và theo dự đoán từ các chuyên gia thì có thể rơi vào tình trạng thiếu nước vào năm 2026.

Quảng cáo



Mặc dù hiện tại Hoover Dam vẫn đang hoạt động ở mức hiệu suất cao nhất nhưng vẫn phải phụ thuộc vào lượng nước thiết kế ban đầu vốn vẫn còn giới hạn. Mặt khác, do vẫn phải đảm bảo mục tiêu ngăn lũ lụt nên con đập chỉ có thể sử dụng 20% lượng nước khả dụng của sông Colorado, phần còn lại phải cho chảy xuống hạ nguồn.

hoover_Dam_Tinhte_2.jpg
Mực nước trước và sau đợt hạn hán năm 2014. Hồ Mead đã đạt xuống mực nước thấp nhất từ khi Hoover Dam khánh thành những năm 1930.

Theo kế hoạch cải tạo sắp tới của DWP, về ngắn hạn Hoover Dam sẽ được hướng tới nhiệm vụ lưu trữ năng lượng thủy điện. Về lâu dài, nó sẽ được nâng cấp cần thiết để tiếp tục được sử dụng như một nguồn năng lượng hữu hiệu. Người ta sẽ xây dựng những trạm bơm năng lượng Mặt Trời ở phía hạ lưu của con đập để lấy nước từ sông Colorado và bơm trở lại hồ Mead nhằm dự trữ nước. Trên lý thuyết, vòng lặp này sẽ kiểm soát được sản lượng điện của Hoover Dam trong giờ cao điểm và cho phép nó bảo tồn được lượng điện tiềm năng, đồng nghĩa với một viên pin khổng lồ chạy bằng nước.

Và vẫn như thuở đầu xây dựng con đập, nói thì dễ hơn làm. Hiện tại bất kỳ thay đổi nào của con đập cũng đòi hỏi thời gian thi công cực kỳ dài. Và tất nhiên, dự án mới phải tiếp tục nhận được sự đồng thuận của cả 6 bang mà con sông chạy qua, đồng thời cũng phải tìm được nguồn vốn tài trợ. Một trong những mối quan tâm lớn khác chính là các ảnh hưởng tới vùng hiện đang sử dụng nguồn nước dưới hạ lưu. Thí dụ như một doanh nghiệp đang khai thác hồ Mohave (hồ chứa nhân tạo nằm giữa ranh giới Arizona và Nevada)) đang lo rằng dự án sẽ khiến hồ chứa nước co lại. Bên cạnh đó, một số chuyên gia còn lo ngại dự án này sẽ tác động tiêu cực tới quá trình hồi sinh vốn đang diễn ra rất tốt ở khu vực từng cằn cỗi đồng bằng sông Colorado.

Trong kịch bản tốt đẹp nhất, DWP hy vọng sẽ chính thức khởi động dự án vào năm 2028 và công nghệ cũng sẽ có thể đáp ứng được. Và sẽ một lần, Hoover Dam là minh chứng cực kỳ sống động cho suy nghĩ rằng “Nếu có thể, hãy xây dựng nó.”

Cái gì có thể xây, hãy xây nó!
Panorama dọc Hoover Dam bằng LG V10 của anh @cuhiep
3584998_.jpg
Tham khảo (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9)
210 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

minhnhanp94
ĐẠI BÀNG
6 năm
Tìm hiểu về đập Tam Hiệp mới thấy quy mô vĩ đại hơn đập này
@Communism 😆 Hài hước ở chỗ, mấy ông Pháp với Mỹ ở công ty mình cũng trầm trồ khen là công trình bự quá, khủng quá

Thế mà trong khi đấy, chính người Việt Nam lại coi nó là trò mèo
trunganh688
ĐẠI BÀNG
6 năm
@exciterc ahihi
trieuluu
TÍCH CỰC
6 năm
@exciterc Đọc sơ qua những ý kiến phản bác cmt của a thì mình thấy có vẻ như chú phỉnh của ta k phải giải quyết vấn đề, mà chú phỉnh chính là vấn đề
vinhtnk16
TÍCH CỰC
6 năm
xem mấy công trình này đã lắm
Flazh
ĐẠI BÀNG
6 năm
@vinhtnk60325 công trình tuyệt
vinhtnk16
TÍCH CỰC
6 năm
@nldquy các bác tìm seri big bigger biggest xem đã lắm
vnv88
TÍCH CỰC
6 năm
@vinhtnk60325 Bạn đã chia sẻ một video tuyệt vời, người sub video cũng rất tâm huyết. Nhưng mình thấy có một lỗi chính tả là "xa mạc" 😔
nldquy
ĐẠI BÀNG
6 năm
@vinhtnk60325 Rất hay và bổ ích. Cảm ơn bạn nhiều nhé.
bringlove
ĐẠI BÀNG
6 năm
hình như là trong bài aloha có quay trên đây thì phải
LinhVN1807
TÍCH CỰC
6 năm
@bringlove Thảo nào em thấy trông quen quen :v
Tien_lela
ĐẠI BÀNG
6 năm
Big bigger biggest
Dưới đáy đập không biết còn giữ con robot decepition nào ko nhỉ 😆)))
@phuonglinks có đấy, cứ xem trong phim sẽ thấy
@phuonglinks Còn 1 con pvc..
renzoson
ĐẠI BÀNG
6 năm
@phuonglinks I am megatron
alex.hn
CAO CẤP
6 năm
" Người ta sẽ xây dựng những trạm bơm năng lượng Mặt Trời ở phía hạ lưu của con đập để lấy nước từ sông Colorado và bơm trở lại hồ Mead nhằm dự trữ nước. Trên lý thuyết, vòng lặp này sẽ kiểm soát được sản lượng điện của Hoover Dam trong giờ cao điểm và cho phép nó bảo tồn được lượng điện tiềm năng, đồng nghĩa với một viên pin khổng lồ chạy bằng nước."
Tham vọng ghê.
Xem các công trình thủy lợi để trị thủy từ xưa đến nay luôn rất thú vị. Đó là việc con người đấu tranh sinh tồn với tự nhiên. Hệ thống thủy lợi gồm nhiều đập của sông Mississippi hay hệ thống thủy lợi gồm các đập ven biển của Hà Lan cũng vô cùng kỳ vĩ. Đập Tam Hiệp của TQ thì kì vĩ nhưng lại bị chỉ trích quá nhiều bởi tác động môi trường. Thủy điện Sơn La ngay tại VN nhưng mình lại chưa được mục sở thị. 😃
@alex.hn Đập thủy điện xây lên có cái nào là không tác động môi trường nhiều đâu, mức độ tác động lại phụ thuộc vào chính quy mô của nó. Đến khí hậu vùng nó còn thay đổi được mà 😁
Nhưng dù tác động thế nào đi nữa thì lợi ích nó đem về lại rất lớn về nhiều mặt nên vẫn được xây dựng.
alex.hn
CAO CẤP
6 năm
@™KunaiNTC™ Cái đó thì đúng rồi. Nhưng mà cũng có một thực tế là bài toán tổng quan của cái bọn TB ấy nó có vẻ toàn diện hơn. Công trình đập Tam Hiệp là kì vĩ nhất đấy nhưng nó dường như để đáp ứng nhu cầu thể hiện sức mạnh của TQ nhiều hơn ấy. :D
@alex.hn Phú quý sinh lễ nghĩa, khi qua một giai đoạn phát triển nào đấy thì sẽ quan tâm tới các vấn đề bên ngoài.
Những nước đang phát triển, nếu so với môi trường thì kinh tế tất nhiên sẽ được đặt lên trên. Đi đôi lợi ích kinh tế và môi trường nói thì dễ nhưng đạt được thì khó lắm.
Tam Hiệp nó có nhiều ý nghĩa đối người Trung Quốc rồi, xây được nó cũng thật kinh khủng.

Còn nói về Hoover Dam này, k thấy trong bài viết nói tới đó là kết cấu đập vòm. Đấy mới là điểm khó trong tính toán thiết kế, là giá trị làm nên con đập này
tvu732
TÍCH CỰC
6 năm
@™KunaiNTC™ Theo mình đập nào xây cũng tác động đến môi trường, nhưng ở Mỹ vùng đó ít dân, nếu có người da đỏ thì cũng bị ép đi sang vùng khác từ thế kỷ trước rồi, nên ít tác động đến quần thể dân cư ven sông hơn. TQ thì đông người, xây kiểu gì cũng không tránh khỏi những tai tiếng về việc ép di chuyển & tái định cư, nhất là các dân tộc thiểu số.
Công trình vĩ đại thật
Không biết khi xây dựng có bị nứt, lún,... Như công nghệ gần 100 năm sau không nhỉ?
@TakaVainglory hồi xưa k có autocad , k có máy tính , vẽ tay tính bằng tay 😆 bh hiện đại quá nên mới bị lún đó
troy28790
ĐẠI BÀNG
6 năm
@TakaVainglory nứt, lún là có xảy ra nhưng đã nằm trong tính toán của các kỹ sư rồi.
Và hàng năm ngta cũng có những cách để bù lún, và chống nứt cho con đập.

Tuy nhiên đến niên hạn con đập thì nó cũng sẽ banh xác thôi. nhưng chắc cũng cỡ mấy trăm năm
Greycloud
TÍCH CỰC
6 năm
@mimi_emyeu Hồi 1969 chưa có máy tính Windows, tất nhiên cũng chưa có Autocad, Excel, Sharp,...mà người ta thiết kế Apollo bay lên cả mặt trăng đó.
LinhVN1807
TÍCH CỰC
6 năm
@TakaVainglory Xây dựng công trình nào trên mặt đất cũng có chuyển dịch và biến dạng theo chiều ngang hay dọc ah ( e học Trắc địa e biết )
@TakaVainglory Địa chất núi đá và hoang mạc ở đây rất thuận lợi rồi, cộng với thiết kế chân đập rộng hơn 200m nữa nên ko phải lo lún nứt
tqvu
ĐẠI BÀNG
6 năm
Thắc mắc là lượng nước nhiều vậy làm sao mà người ta có thể đứng dưới đó xây được các bác? Không riêng gì công trình đập này mà còn các công trình đập lớn khác nữa? Nếu những công trình nhỏ thì ngăn nước để xây thì đơn giản, cái này lượng nước quá lớn!!!
huynhphuc185
ĐẠI BÀNG
6 năm
@tqvu Có thể người ta nắn dòng chảy theo hướng khác đó bạn.
pisa
TÍCH CỰC
6 năm
@tqvu Trong bài có nói đấy, chuyển hướng tạm thời sang nhiều nhánh sông phụ khác, sau đó phá núi lấp nhánh phụ để chặn hoàn toàn.
xt30
TÍCH CỰC
6 năm
@tqvu Bạn không đọc bài à? Trước khi xây dựng người ta phải chuyển dòng con sông chạy qua lloois khác
@tqvu Tát cạn rồi xây thôi
noridomi
TÍCH CỰC
6 năm
@tqvu Khu xây đập thủy điện thì người ta có 2 cách để xây đó là chuyển dòng hoặc ngăn 1 bên để xây ( xây cống xả đáy,xong cho nước chảy wa cống và xây đập ). Lưu ý là cống xả đáy khác cống xả lũ nha.
Đập nào cũng đc, ko tàn phá tự nhiên / khổ dân là ok.
noridomi
TÍCH CỰC
6 năm
@cosmos47 Cái gì cũng phải đánh đổi bạn ơi. Đập thủy điện chắc chắn sẽ tàn phá thiên nhiên. Dân khổ hay ko thì còn tùy, nhưng chắc chắn ko ít hộ dân phải di dời nhà
@noridomi Thỉnh thoảng cho dân bơi lội.
noridomi
TÍCH CỰC
6 năm
@cosmos47 ko có cái đập thì còn bơi lội nhiều hơn bạn ơi. Cái đập thủy điện ngoài để tích nước phát điện thì nó còn điều tiết dòng chảy. Khi lũ đến,lưu lượng đến luôn lớn hơn lưu lượng xả. Mùa khô thì lưu lượng xả lại lớn hơn. Bạn thấy đập xả ngập lụt là vì rừng đầunguồn bị phá, nước lũ về quá nhanh,đập thủy điện buộc phải xả tràn để bảo vệ đập. Nhưng vẫn ko lớn hơn lưu lượng đến đâu. Nếu ko có đập thì lũ còn cao hơn nữa.
Hoa kì luôn vĩ đại
novavn
CAO CẤP
6 năm
Nước Mỹ, lại là nước Mỹ. Ngày xưa nước mình nhờ Nga dạy cho xây thủy điện Hòa Bình mà cũng khối người chết rồi. Xây cái này to gấp mấy lần thì kinh thật :-S
@novavn Nhỏ bằng 1 nửa nha. :3
@hqm_thunderlion tính cái chiều dài thân đập thì nhỏ hơn nhưng khó làm hơn rất nhiều.
Kê Bi
ĐẠI BÀNG
6 năm
Quá gê gớm, 1930 mà đã xây đx như z rồi
Nhìn bé tí ti thế nhỉ? Chắc bằng thủy điện cỡ trung ở VN
@hypous Nói riêng về đập hoover , đập này ko có phần đập tràn nên mới có dáng hình trơn tru thế này, và nó nổi tiếng hơn các đập khác cũng vì khác biệt này, nếu có phần đập tràn thì lại giống như các thủy điện khác, nói trông nhẹ nhàng duyên dáng là ở cái chỗ đấy chứ ko phải là thiết kế vòm cong vốn là thiết kế của hàng trăm các đập nước khác . ok ?
princez
CAO CẤP
6 năm
@trongvongbankinh Thôi thôi không phải ngụy biện lại lòi ra méo biết kiến thức gì lại kêu. Như đập Hover là đập bê tông vòm trọng lực, sử dụng cho các trường hợp lòng sông cực hẹp và sâu, trong khi thành đá 2 bên có độ vững chắc cao. Còn nếu lòng sông rộng thì phải làm đập bê tông trọng lực, chứ làm sao mà làm như kiểu vòm được mà phải làm kiểu thẳng băng dài vài trăm đến vài km. Nếu bạn thích mình có thể cho bạn thấy vài cái đập của nước ngoài giống hệt đập Hòa Bình nhé.
Đầu tiên là thủy điện hòa bình nhé

Sau đó là của các nước Tư bản như bạn nói

16088426627_742ddc6cf5_k.jpg
@princez ông nói nhiều vl , ng ta đang khen cái đập này đẹp, ông lại đem một đống ảnh các đập xấu ra làm cái giề, nếu cái hoover này làm đập tràn thì nó cũng chỉ như hàng trăm con đập khác thôi, phần lớn các đập nặng về kết cấu và công năng , còn hoover còn đẹp cả về hình thức nữa hiểu chưa ?
princez
CAO CẤP
6 năm
@trongvongbankinh Nói tóm lại cơ bản là bạn dốt kiến thức nên nói câu nào mắc quai câu đó. Ai nói là đập Hoover không làm đập tràn ??
Con người kì diệu nhỉ
peterh
CAO CẤP
6 năm
Nước Mỹ luôn vĩ đại.
MrPrjnce
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đập này giờ chỉ cung cấp khoảng 1/1000 lượng điện tiêu thụ của Mỹ thôi.
Fibbo
TÍCH CỰC
6 năm
@MrPrjnce thì cũng xây gần 1 thế kỉ trước rồi mà bạn 😁
thepurity81
ĐẠI BÀNG
6 năm
@MrPrjnce Mục đích thuỷ lợi, phát điện chỉ là thứ hai, có như VN bây giờ, tàn phá thiên nhiên, giết người thấy gớm.
ngocquoc201
ĐẠI BÀNG
6 năm
@thepurity81 Ghê vậy cơ á hả... ngưng xàm lol
thepurity81
ĐẠI BÀNG
6 năm
@ngocquoc201 Động đến miếng ăn nhà mày à?
Iphone_mario
ĐẠI BÀNG
6 năm
đã từng đến đây bằng bus tour, tính ra cũng vĩ đại thật tại xây hồi xưa rồi mà nó có mấy cái video vs information trên bus nên xem cũg bik phần nào. Thanks các anh hùng đã xây nên kiệt tác giờ vẫn còn wwork good

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019