Hướng dẫn cải thiện bài tập chạy của bạn cho kết quả cao hơn nữa

techB
18/2/2018 5:16Phản hồi: 0
monospace-power-running-1.jpg
Người tập chạy bộ trong thời gian dài thường dễ bị "quen mặt" với các bài tập bình thường. Họ muốn làm 1 điều gì đó để cải thiện khả năng chạy của mình hơn nữa, giống như động lực "vượt qua giới hạn của bản thân" vậy. Tuy nhiên khi nhìn vào các thông số bài tập thì đa phần họ đều hài lòng với các thông số cơ bản đó. Bạn có biết rằng mình sẽ có thể lấy được thêm nhiều thông tin hơn nữa từ chiếc smartwatch hay wearable mà mình đang đeo không?


Thử lấy ví dụ từ môn đạp xe để bạn đọc dễ hình dung được điều mà chúng ta sắp nói đến. Khi đạp xe, bạn cần tính toán được hiệu năng bài tập để có thể đánh giá đúng mực những gì mà nó có thể mang lại cho sức khỏe của mình. Lực đạp của bạn sẽ được hiển thị bởi đơn vị tính là Watt, ghi nhận bởi cảm biến được đặt trên bàn đạp hay tay lái của thiết bị tập. Về phần môn chạy bộ, chúng ta có thể hiểu nôm na rằng đây là thông số có liên quan đến việc bạn đã tập luyện nhiều bao nhiêu và tập nhanh như thế nào.

monospace-power-running-2.jpg

Nghe có vẻ khá chuyên nghiệp và bạn sẽ cảm thấy xa lạ, tuy nhiên chúng lại hoàn toàn đơn giản. Bạn cũng không cần phải tự tính toán 1 cách phiền phức vì ngay cả 1 chiếc fitness tracker bình thường cũng đủ sức làm được điều này (và dĩ nhiên là sẽ chính xác hơn bạn tự làm). Các thông tin được lưu lại sẽ có thể được xem nhanh chóng từ cổ tay bạn, mang lại cho bạn cái nhìn hoàn thiện về 1 ngày làm việc của mình. Hầu hết những chiếc smartwatch thể thao từ Apple, Garmin, Polar hay Suunto đều làm việc này cực tốt, và trong nhiều trường hợp bạn còn có thể gia tăng độ chính xác khi theo dõi bằng cách sử dụng thêm 1 bộ đếm nhịp tim đeo ngực (chest-strap).

monospace-power-running-3.jpg

Một vài nhận định chung từ các chuyên gia về vấn đề này mà bạn đọc có thể tham khảo:

Mike Sawh (biên tập viên chuyên trang công nghệ thông minh)


"Tôi bắt đầu có ý tưởng về các thông số tập chạy vào khoảng 1 năm trước khi tình cờ tìm thấy phần mềm Stryd. Bản thân tôi không phải là vận động viên chuyên nghiệp tuy nhiên tôi rất quan tâm đến các công nghệ mới có thể giúp mình cải thiện hiệu năng luyện tập. Tôi đã từng thử và thất bại vài lần, chủ yếu là do bản thân chưa hiểu rõ được mình cần phải làm gì.


Sau đó Garmin bắt đầu tích hợp tính năng Running Power vào các sản phẩm fitness tracker của riêng nó và tôi lại bắt đầu lại 1 lần nữa. Lần này với các hiểu biết đã tham khảo, tôi vượt qua được sự tò mò về các thông số riêng biệt trong bài tập mà cố gắng chỉ tập trung vào thông số watt của Running Power mà thôi. Việc này thực sự giống như tôi đang ứng dụng bài tập nặng với chỉ 1 thông số để cải thiện mình, và thứ duy nhất tôi có thể làm là có gắng hơn và hơn nữa.


Tôi sẽ cố gắng để theo đuổi mô hình tập luyện này tuy đôi khi vẫn có cảm giác mình đang cần 1 ai đó hướng dẫn kỹ hơn để có thể đạt được hiệu năng tập luyện tốt nhất".


Stephen Honight (đồng sáng lập trang newrunninggear)


"Tôi sử dụng Running Power như 1 thông số chính cho cường độ lập luyện vì đơn giản những gì tôi cần biết là liệu mình có tiến bộ hay không. Tôi cũng có thể so sánh cường độ tập của mình trên mỗi km (hoặc mỗi dặm) để thay đổi cho hiệu quả nhất. Nếu như nhịp tim là thông số rất dễ bị ảnh hưởng từ nhịp sống hằng ngày như stress, chế độ ăn uống hay các nhân tố xung quanh khác thì cường độ tập luyện sẽ luôn luôn nhất quán và cho biết được bạn có đang cố gắng hay không.

Quảng cáo


Đối với tôi, thông số cường độ tập luyện đã giúp tôi tự tin hơn về khả năng của mình, đồng thời còn mang lại sự cổ vũ tinh thần cần thiết. Nó cho tôi biết được khi nào mình tập luyện chưa đủ mạnh hay đang rất tốt để có thể càng cố gắng hơn nữa".

Nguồn wareable
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019