Hướng dẫn sơ cứu cơn co giật

Drchuottui
11/10/2018 16:34Phản hồi: 48
Hướng dẫn sơ cứu cơn co giật
Cơn co giật có thể do nhiều nguyên nhân như: chấn thương sọ não, đột quỵ, nhiễm trùng não, ung thư não, dùng ma túy... nhưng hai nguyên nhân thường gặp nhất là động kinhsốt cao (hay gặp ở trẻ em). Đây là một tình huống hay gặp và thường không quá nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe, chính vì vậy khi gặp một người bị co giật chúng ta cần bình tĩnh và không nên quá lo lắng.
Seizure1.jpeg
Động kinh (Epilepsy) là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất của cơn co giật
Những trường hợp nhẹ, cơn co giật chỉ kéo dài từ 30 giây đến 2 phút rồi tự hết, thường không cần can thiệp y tế và gọi cấp cứu. Chỉ cần gọi cấp cứu trong những trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị co giật lần đầu tiên, chưa bao giờ bị như vậy từ trước
- Sau cơn co giật, bệnh nhân bị khó thở hoặc không tỉnh táo, lú lẫn...
- Cơn co giật kéo dài trên 5 phút
- Nạn nhân bị chấn thương do cơn co giật như ngã, va đập vào vật cứng gây tổn thương khác như: gãy xương, chảy máu...
- Nạn nhân bị cơn co giật khi đang ở dưới nước như: bể bơi, hồ, sông...

- Nạn nhân bị các bệnh lý khác kèm theo như: bệnh tim mạch, đái tháo đường, có thai...

Hướng dẫn sơ cứu:
- Bình tĩnh, đặt nạn nhân nằm nghiêng để bảo vệ đường thở
- Di chuyển các đồ vật xung quanh ra xa nạn nhân để tránh va đập gây chấn thương
- Nới lỏng quần áo, thắt lưng, cà vạt... tháo bỏ kính mắt (nếu có)
- Đặt gối hoặc bất cứ thứ gì mềm dưới đầu nạn nhân, để tránh chấn thương vùng đầu
Seizure2.PNG
Cho nạn nhân nằm nghiêng, nới lỏng quần áo, đặt gối mềm dưới đầu,
di chuyển các đồ vật nguy hiểm ra xa nạn nhân
Một số lưu ý
- Tuyệt đối không được giữ chặt, trói nạn nhân
- Tuyệt đối không được nhét bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân. Trước đây đúng là có hướng dẫn nhét gì đó vào miệng nạn nhân để tránh cắn lưỡi. Nhưng việc đó cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây chặn đường thở gây tử vong hoặc có thể gây gãy răng do nạn nhân cắn mạnh. Điều trị gãy răng tốn kém và khó khăn hơn rách lưỡi rất nhiều lần.
- Không cho nạn nhân ăn uống gì cho đến khi nạn nhân tỉnh táo hoàn toàn.

Quảng cáo

48 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thông tin hữu ích dù có thể cả đời không cần dùng đến.
firstlove200
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Haquanghuy9x Chắc chắn là có thuốc nhưng thi thoảng vẫn bị
nhiet1991
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Tony_HD Thế đéo nào mới sáng thứ hai lên cơ quan, đang tiếp công dân thì bác đó ngã lăn ra, co giật. Mới giải quyết xong vào tinh té thì gặp bài này.
hoan999999
TÍCH CỰC
6 năm
@firstlove200 Chuẩn rồi bác ạ. Có Gardenal uống hàng ngày nhưng dăm ba hôm sẽ bị.

Lúc bị nếu không bị áp lực thần kinh thì sẽ đoán trước được cơn.
hoan999999
TÍCH CỰC
6 năm
@nhiet1991 Chắc do người ta bị áp lực thôi bác ạ nên bị dồn cơn
Cám ơn bạn về thông tin hữu ích
knight2888
ĐẠI BÀNG
6 năm
Có trích dẫn rồi, cảm ơn Mod, bài viết hay, nhất là có nhấn mạnh yếu tố ko nhét vậy gì mô miệng người đang lên cơn co giật.
Con mình ngày ấy lần đầu bị co giật, cảm giác không thể nào quên
fdtre
TÍCH CỰC
6 năm
cắn đứt lưỡi chảy máu nhiều cũng tử vong -.-!!
minhtuanq6
ĐẠI BÀNG
6 năm
@fdtre Coi phim hay thấy cảnh tự tử kiểu này, thực tế thì tào lao do đạo diễn họ nghĩ ra thôi. Cắn lưỡi đơn giản là đứt chảy máu chứ ko tự lăn đùng ra chết được. Ngạt thở mới chết mau hơn.
Tks bài viết hữu ích. Trc giờ cứ tưởng phải nhét j vào mồm
Mấy ca này thấy ở vn toàn bế lên xốc xốc mấy cái =)))))) nhớ đợt coi clip nào người bị té trên cao xuống mấy bác ra bê lên xốc xốc mấy phát chắc rụng rời hết xương cốt
Mình thêm 1 lưu ý nữa đó là đối với trẻ con nếu bị hiện tượng vậy thì phải đánh vào gan bàn chân hoặc mông để cho bé khóc lên mới thở được. Nếu không sẽ không thở được, ô xy không nên não, ảnh hưởng đến con sau này.
Trước con mình cũng bị như vậy, không biết sơ cứu như thế nào. Mang ra trạm y tế, họ đánh mấy cái liền mới tỉnh, mới có thể thở lại bình thường.
Rola
TÍCH CỰC
6 năm
@Loi Nguyen Dinh #Drchuottui
Nên bổ sung vào bài.
Drchuottui
TÍCH CỰC
6 năm
@Rola Cái này mình chưa nghe bao giờ, các bạn có thể cho biết hướng dẫn này từ đâu ko
@Drchuottui Bác trạm trưởng có sơ cứu con nhà mình bằng cách trên và giải thích như vậy. Con khóc được thì có thể thở được, lúc đó mới được đưa đi bệnh viện để khám và tìm nguyên nhân.
Rola
TÍCH CỰC
6 năm
@Drchuottui Cái này mình thấy rất nhiều người khuyên, khóc sẽ tống các dị vật, đờm dãi và kích thích các cơ giúp thông đường thở.
Với người lớn thì sau khi khóc tinh thần rất thoải mái nhẹ nhõm, thấy tâm trạng tốt lên, nhìn mọi việc tích cực hơn. Nhưng bọn người lớn thường sĩ diện nên ít khi khóc, một sự lãng phí ghê gớm.
trimtri
ĐẠI BÀNG
6 năm
Động kinh dạng múa nhảy thì có lẽ nên giữ tay chân lại.
Lưu ý
Hữu ích, thanks ad
Em cứ nghĩ phải giữ chặt chân lại chứ nhỉ, thấy trong phim hay làm vậy
sinhtv77
ĐẠI BÀNG
6 năm
Con mình cứ sốt cao là bị co giật. Cũng nghe, đọc nhiều về hiện tượng này rồi, nhưng đến lúc con bị nhìn thấy lại quá hoảng loạn và mất bình tĩnh
thanhquy7879
ĐẠI BÀNG
6 năm
@sinhtv77 Rồi lúc đó bạn làm gì ? Mình cũng có con và nó cũng hay sốt cao trên 41 độ nhưng chưa bị co giật. Mình hỏi để phòng ngừa. Thân !
sinhtv77
ĐẠI BÀNG
6 năm
@thanhquy7879 Khi sốt cao phải liên tục trườm nước nóng, ở bẹn và nách, rồi khắp người nó, mặc ít quần áo cho thoát nhiệt, thuốc hạ sốt uống theo quy định thôi. Mua viên hạ sốt đút đít sẽ nhanh hạ sốt hơn. Nếu bị co giật thì theo kinh nghiệm của mình nên đưa cái chuôi muỗng nhỏ hơi chớm vào răng nó, nếu ko kịp lấy muỗng thì đưa ngón tay vào miệng nó cho nó ko nghiến răng vào lưỡi, đau tay lắm vẫn cố mà chịu, chỉ đưa vào ngay răng nó thôi đừng đưa vào sâu. Hết cơn co giật cho lên viện....nói chung khi nh8nf thấy nó bị co giật hãi hùng, hoảng loạn lắm....
thanhquy7879
ĐẠI BÀNG
6 năm
@sinhtv77 Cám ơn bạn !!!
tinhte2104
TÍCH CỰC
6 năm
vậy trường hợp cắn trúng lưỡi chảy máu nhiều thì xử lí như thế nào đây AD?
Ko nhét j vô miệng thì xử lý lưỡi sao cho an toàn đây?
@TACOMPUTER Thuờng thì co giật có tăng trương lực cơ 2 hàm sẽ siết chặt lại. Ít khi nào cắn vào lưỡi, mà cắn vào thì cũng ko chết như phim tàu mặc dù chảy máu nhiều thật. Chứ nhét đồ vào nó tụt xuống bít lấp đường thở thì thôi chôn luôn 😃
@Fbiprohj Thank bạn
mình thắc mắc là k nhét gì vô miệng lỡ nạn nhân cắn lưỡi thì sao nhỉ?
@Zer0D4y Đưa 1/3 ngón tay thẳng vô,nhưng trẻ em thôi,còn nglon thì k dám đảm bảo
@Kukich Tốt hơn là đừng nhét gì vào miệng của họ, em cũng mang cơn bệnh động kinh do tai nạn giao thông, có lần em lên cơn mẹ em hoảng quá nhét tay vào miệng em kết quả là bầm đen luôn ngón tay, cho dù là con nít hay người lớn cũng đừng nhét gì vào miệng họ, khi họ lên cơn giật sức mạnh của họ tăng thêm gấp 10 lần vì cơ bắp họ đang co cứng. Sơ cứu như trên là ok rồi ạ
lức trước thấy toàn nhét vào miệng
nokia1111
ĐẠI BÀNG
6 năm
Bạn mod dịch thiếu 1 câu DO NOT rồi "Đừng cố gắng hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân (giống như kỹ thuật CPR - hồi sức tim phổi). Nạn nhân thường tự thở lại được sau cơn co giật"
  • Do not try to give mouth-to-mouth breaths (like CPR). People usually start breathing again on their own after a seizure.
Drchuottui
TÍCH CỰC
6 năm
@nokia1111 Cái này mình thấy ko cần thiết nên ko đưa vào, chứ ko phải dịch thiếu
icklad
TÍCH CỰC
6 năm
Trẻ em thì thoảng có đứa số hay bị có giật.rất hữu ích

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019