Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Hướng dẫn tự thiết lập music server trên nền linux

AudioPsycho
3/1/2018 7:44Phản hồi: 0
monospace-linux-music-server-1.png
Hệ thống âm thanh gia đình chính xác gồm những gì? Trước đây vào những năm ’50 hay ’60, nó sẽ là 1 món nội thất với các thành phần có thể chơi nhạc được tích hợp bên trong. Món “nội thất” này sẽ gồm có Record-Player (để chơi 33⅓ RPM LP, 45 RPM Single và cả những bản thu 78 RPM), bộ dò sóng AM/FM, amplifier và cuối cùng là loa phát. Cho đến giai đoạn cuối ’60 và đầu ’70 chúng dần dần không còn được ưa chuộng nữa mà bị thay thế bằng các thiết bị âm thanh riêng lẻ, hay còn được gọi là “separates”


“Separates” hiện nay vẫn rất được ưu ái nhưng chỉ gói gọn ở những người chơi âm thanh có đủ chi phí và không gian để bày trí chúng. Người dùng hiện nay hầu hết đã chuyển sang cái gọn là AIO Stereo (All-in-one) do sự tiện lợi và dễ sử dụng, dễ thấy nhất là chỉ với chiếc smartphone (chứa nhạc) cùng thiết bị phát có dock gắn điện thoại và thế là xong. Thiết lập này còn có thể bày trí ở bất cứ đâu ngay cả các không gian nhỏ hẹp như bàn nhà bếp hay bàn làm việc.

Lựa chọn thiết bị âm thanh phù hợp


Cho những ai đang sở hữu laptop Linux và chứa nhạc trên đó, các thiết bị loa công suất (power-speaker) sẽ là tùy chọn tối ưu. Như tên gọi của chúng, những chiếc loa này được tích hợp cả mạch amp để khuếch đại tín hiệu từ sound card của máy tính để đủ sức chơi trên những củ loa to bự. Vài mẫu loa công suất còn có thêm DAC để chơi nhạc qua jack USB, S/PDIF hay TOSLINK. Những ai đang sở hữu hệ thống Home Theater với jack cắm HDMI còn có thể tận dụng được thêm các ưu thế từ chuẩn kết nối vô cùng tiện dụng này.

Lựa chọn server

Tùy theo nhu cầu và thiết kế của hệ thống âm thanh có sẵn mà bạn có thể lựa chọn cho mình 1 server phù hợp. Nói “server” cho oai chứ thực ra chúng ta chỉ cần những chiếc máy tính có khả năng làm nguồn phát là đủ, trong đó đa phần người dùng đều lựa chọn sao cho chúng có kích thước nhỏ gọn nhất có thể. Dưới đây là 1 số tùy chọn mà bạn đọc có thể tham khảo.

Raspberry Pi


Combo Raspberry Pi và HiFiBerry+ có mức giá không qua đắt và hầu như cung cấp đủ các jack analog để có thể cắm thẳng vào các thiết bị chơi nhạc gia dụng. Tuy nhiên chúng có điểm yếu là đòi hỏi bộ nhớ ngoài từ ổ USB hay qua kết nối mạng, và giao diện USB của Pi thường không có đủ dòng nguồn. Cắm USB DAC (ngoại trừ HiFiBerry+) và USB HDD vào Pi nói chung sẽ gây ra cảm giác hơi “overload”, tuy nhiên hiện đang có khá nhiều người dùng có thiết lập kiểu này.

Cubox-i


Dòng thiết bị Cubox-i cho bạn thêm cổng eSata để tận dụng jack USB cho các kết nối khác (như DAC chẳng hạn). Nó không có tùy chọn đi kèm DAC và có kết nối mạng ethernet Gigabit với tốc độ khoảng 400MB. WiFi của nó khá khó thiết lập và TOSLINK thì chỉ có khả năng truyền tải trung bình – khá, tuy nhiên 1 khi đã setup đầy đủ thì nó sẽ làm việc hoàn hảo.

Fit-PC


Fit-PC có cấu hình phần cứng mạnh hơn với chip xử lý i5, tuy nhiên cũng đi kèm với giá thành cao hơn. Nó gần giống với 1 chiếc máy tính thực thụ khi cho phép nâng cấp thêm RAM, sở hữu nhiều tùy chọn kết nối và có thể làm việc như 1 chiếc máy tính để bàn hoặc music server tùy theo nhu cầu của người dùng.

Quảng cáo


Lựa chọn phần mềm phù hợp

monospace-linux-music-server-2.jpg

Tôi từng sử dụng thiết lập Cubox-i4 chạy Voyage MuBox tuy nhiên sau đó chuyển sang Volumio vì muốn tận dụng khả năng điều khiển nền web PHP của nó. Thật vậy, nền web PHP sẽ cho phép điều khiển nhạc thuận tiện hơn mà không phải sử dụng đến app trên máy tính hay smartphone, tất cả có thể được làm việc bằng trình duyệt web. Hiện tôi đang có 2 thiết lập Cubox-i4, 1 được kết nối với Schiit Bifrost và cái còn lại sử dụng AudioQuest DragonFly.

Combo Cubox-i4 và Bifrost cho phép người dùng điều khiển từ smartphone Android với MPDroid hay nền web của Volumio. Nó có thể chơi PCM 192kHz/24bit, OGG 128kbps và Internet Radio. Nó cũng hoàn toàn không bị ảnh hưởng nhiễu khi chơi nhạc.

Combo Cubox-i4 và DragonFly thì lại không được như vậy do DragonFly không hoàn toàn tương thích với nền Volumio sử dụng nhân kernel 3.14.14. Vì thế lâu lâu nó hay tạo ra những tiếng “tick” khó chịu không thể khắc phục. Có thể tôi sẽ thử thay thế 1 con DAC khác xem có hết không.

Như vậy, “music server” của chúng ta là 1 chiếc máy tính nhỏ gọn không quạt chạy Volumio Linux với file nhạc được lưu trên ổ cứng qua cổng eSata, kết nối với mạng gia đình qua ethernet và với hệ thống phát qua DAC. CD được rip sẽ có định dạng FLAC với độ phân giải cao nhất và lưu trên ổ cứng. Mpd sẽ là phần mềm chơi nhạc được khuyến nghị cho thiết lập trên khi cho khả năng truyền tải qua ALSA (Advanced Linux Sound Architecture) đến USB DAC. Volumio cũng quản lý mpd qua PHP Server và có thể được theo dõi bằng các file trong /proc/asound. Trong thiết lập của tôi với DragonFly và chơi file nhạc chất lượng CD trong /proc/asound/DragonFly/stream0 sẽ cho kết quả như sau:

Quảng cáo


monospace-linux-music-server-3.JPG

Hy vọng bài viết có thể đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích.

Nguồn opensource
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019