Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết bằng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia tại Nha Trang

Hassler
12/5/2018 10:27Phản hồi: 28
28 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Trước đây có một số tin đồn (rằng thả muỗi biến đổi gen truyền virus Zika, hay muỗi biến đổi gen gây ra bệnh đầu nhỏ ở Brazil). Trong khi đó, virus Zika, cũng như virus Dengue gây bệnh SXH, đều lây truyền qua con vật trung gian là muỗi vằn tự nhiên (vốn có sẵn ở rất nhiều nước), và nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm Zika trong những tháng đầu của thai kì thì virus Zika có thể gây chứng đầu nhỏ ở đứa trẻ được sinh ra. Tổ chức Y tế thế giới đã bác bỏ các tin đồn/giả thuyết về chuyện Zika liên quan đến việc thả muỗi biến đổi gen, hoặc một loại muỗi khác là muỗi mang vi khuẩn mang Wolbachia. http://www.who.int/emergencies/zika-virus/articles/rumours/en/ . Nhưng nhiều người vẫn nghĩ và nói theo như tin đồn, vẫn có một số nghi ngại về việc thả muỗi (dù rằng muỗi mang Wolbachia chẳng liên quan gì đến muỗi biến đổi gen, và chúng cũng không truyền Zika).

Các nhà khoa học trên thế giới nói chung khi đưa ra một phương pháp mới người ta đã phải đánh giá vấn đề một cách toàn diện và có hệ thống, khi có nguy cơ gì đó thì họ vô cùng thận trọng, nhất là liên quan đến sức khoẻ con người hoặc môi trường. Để triển khai thả muỗi "phòng bệnh" được ở một địa phương đầu tiên của mỗi nước cũng cần rất nhiều thời gian, trước hết là cung cấp thông tin và thuyết phục lãnh đạo địa phương để có sự ủng hộ, rồi phải qua mấy vòng thẩm định về chuyên môn của cơ quan quản lý (ở VN là Bộ Y tế), sau đó là truyền thông sao cho dân hiểu và ủng hộ rồi mới bắt đầu thả muỗi được. Trong giai đoạn thí điểm và đánh giá phương pháp này, việc triển khai mở rộng từng bước thận trọng là để phù hợp với thực tế xã hội như vậy. Khi nào Tổ chức Y tế thế giới có khuyến nghị triển khai đại trà và cơ quan quản lý của quốc gia cho phép thì mới có thể mở rộng nhanh ra nhiều tỉnh/TP có dịch SXH được.

Có bạn comment rằng sao không triển khai nhanh, thả muỗi diện rộng như Trung Quốc? Thực ra cách làm ở Trung Quốc là họ chỉ thả muỗi đực mang Wolbachia, muỗi đực thì không chích/hút máu người (=> đỡ lo ngại), nhưng lại chỉ có tác dụng làm giảm muỗi tự nhiên sinh ra ở thế hệ sau và không có khả năng duy trì tác dụng lâu dài (theo cơ chế cặp đôi sinh sản đã viết trong bài), nếu làm theo cách của TQ thì sẽ phải thả lại nhiều lần cũng tốn kém. Việt Nam và 11 nước khác đã tham gia World Mosquito Program là những nước theo trường phái của Úc (thả cả muỗi đực và muỗi cái, thả từ từ để "cải tạo" dần dần quần thể muỗi tự nhiên, và sau đó chúng tự duy trì lâu dài). Mặt khác, thực tế là Dự án cũng mong muốn triển khai nhanh và mở rộng sớm để khống chế bệnh SXH, giúp bảo vệ sức khoẻ cho dân và tiết kiệm chi phí liên quan đến phòng chống dịch, khám và điều trị bệnh SXH. Tuy nhiên, với một phương pháp mới đang còn trong giai đoạn triển khai thí điểm và đánh giá kết quả thì dù triển vọng rất tốt nhưng vẫn có những quan điểm trái chiều, phản biện cho rằng phải hết sức thận trọng, làm từng bước, đừng vội vàng mở rộng. Đặc biệt, trong cộng đồng nhiều người khả năng nhận thức hạn chế thì lại càng cần nhiều thời gian để truyền thông, nghe nhiều, lâu dần mới hiểu và ủng hộ, chứ mới nghe/mới đọc thì họ chưa yên tâm.

Tóm lại, các nhà khoa học và các cơ quan quản lý người ta phải thận trọng và đánh giá rất kĩ, rất toàn diện phương pháp này trước khi khi cho phép triển khai thả muỗi để phòng bệnh. Việc mở rộng địa bàn thả muỗi thì cần có thời gian, nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của từng nước (đặc biệt là trình độ nhận thức của dân chúng và hệ thống chính trị-xã hội,...)

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019