IBM và Fujifilm hợp tác chế tạo băng cát-sét thế hệ mới để lưu trữ dữ liệu

shinbehv
22/10/2012 7:21Phản hồi: 121
IBM và Fujifilm hợp tác chế tạo băng cát-sét thế hệ mới để lưu trữ dữ liệu
Audio_cassette_tapes.jpg
Ảnh mang tính minh họa​

Chúng ta đang sống trong thời đại của điện toán đám mây, với một khối lượng lớn dữ liệu được tạo ra và lưu trữ hàng ngày mà phần lớn chúng được sao lưu vào các ổ cứng. Tuy nhiên, cứ với đà phát triển như hiện nay, công nghệ lưu trữ dữ liệu trên ổ cứng sẽ sớm gặp phải nhiều vấn đề do chúng sử dụng một lượng lớn vật liệu trong quá trình chế tạo, kích thước cồng kềnh cũng như tiêu tốn điện năng. Nhằm hướng tới một giải pháp lưu trữ ưu việt hơn, thời gian qua Fujifilm và chi nhánh IBM Thụy Sĩ đã nghiên cứu thành công một công nghệ mới thay thế. Một điều ngạc nhiên là công nghệ này không hề lạ lẫm với chúng ta, thậm chí nó đã quá đỗi quen thuộc nếu không muốn nói là lỗi thời: lưu trữ dữ liệu trên băng từ cát-sét.

Có lẽ với hầu hết mọi người băng cát-sét đã đi vào dĩ vãng khi CD/DVD, máy nghe nhạc ra đời và chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Vậy mà nay nó chuẩn bị trở lại một cách đầy ngoạn mục với vai trò lớn hơn khi người ta chỉ cần dùng một đoạn băng dài 10 cm có chiều ngang 2 cm là đủ để lưu trữ 35 TB dữ liệu, con số này tương đương với dung lượng của 35 triệu cuốn sách điện tử. Theo những nhà phát triển, để có thể đạt được thành tựu trên với mẫu băng thử nghiệm, họ đã phủ thêm một lớp hạt nano của hợp chất bari-sắt lên trên lớp băng từ tính.

Theo dự kiến, liên doanh Fujifilm-IBM sẽ sản xuất các băng từ thế hệ mới để phục vụ cho trung tâm lưu trữ của kính thiên văn SKA. Đây là hệ thống kính thiên văn vô tuyến khổng lồ với các ăng-ten được đặt tại Nam Phi và Úc. Khi đi vào hoạt động ở thời điểm năm 2024, nó sẽ thu thập một lượng dữ liệu cực lớn lên tới 1 petabyte (PB) mỗi ngày (1 PB = 1000 TB). Nếu sử dụng các ổ cứng có dung lượng 3 TB để lưu trữ, thì theo tính toán trung bình SKA sẽ cần ít nhất 120.000 chiếc mỗi năm. Quả thực, sản xuất và chế tạo số lượng ổ cứng lớn như vậy sẽ đòi hỏi không ít chi phí. Trong khi đó, nếu cải tiến các băng từ thì vào thời điểm SKA bắt đầu thu thập thông tin mỗi đoạn băng dài 10 cm có thể lưu trữ 100 TB dung lượng dữ liệu.

Ngoài ra, nếu so sánh trên phương diện tiêu thụ năng lượng, các ổ cứng sử dụng một lượng điện lớn trong quá trình mô tơ quay, chuyển vị trí đầu đọc, làm mát..., những yếu tố đó gần như không nảy sinh với các băng từ. Về mặt lý thuyết, các chuyên gia cho rằng lưu trữ ổ cứng tiêu tốn điện năng gấp 200 lần so với lưu trữ băng cát-sét.

Nhược điểm duy nhất của công nghệ băng từ là tốc độ đọc/ghi còn chậm và chưa chính xác, nhưng với việc đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu thì tới thời điểm năm 2024, những nhà sản xuất tin tưởng họ sẽ bắt kịp các thông số tương ứng trên các ổ cứng.

Nguồn: Newscientist
121 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Lạ à nha giờ vẫn dùng băng catset à😁 Trước nghe nhạc muốn tua phải chú ý, khống nó rối thì ngồi gỡ cả buổi luôn.Chắc là có cải tiến, công nghệ cao hơn trước, đợi xem sao, biết đâu làm nên kì tích thấy dung lượng lưu trữ nó khủng khiếp thật:rolleyes:
@smile_nice90 Công nghệ dùng băng cát sét để làm ổ cứng đã được dùng lâu rồi bạn, cùng thời với đĩa mềm áh, lượng dữ liệu lưu trữ của nó cực lớn và bền nhưng vì nhược điểm chính là mỗi khi muốn đọc thì phải tua đi tua lại mất thời gian rất nhiều nên nó kg để phát triển được.
tydusalex
ĐẠI BÀNG
11 năm
@smile_nice90 dùng băng từ để backup dữ liệu có từ lâu rồi mà, băng từ lưu trữ lượng dữ liệu lớn hơn rất nhiều so với hdd. Mình nhớ hồi năm 2003 2004 khi cái hdd sata 80gb coi như rất khủng thì băng từ đã có cái 1tb rồi. Nhược điểm của nó là nó ghi lần lượt theo dải băng nên tốc độ đọc ghi chậm và khả năng truy suất ngẫu nhiên rất thấp (do phải tua đi tua lại) nên thường dùng để backup data hoặc lưu trữ các dữ liệu không thường xuyên truy cập thôi.
@smile_nice90 kaka, nhớ hồi trước mỗi lần băng đứt lại ra lấy nhựa mít dán lại rồi để khô và nghe tiếp. Giờ vẫn còn cất 50 cuốn băng nhạc vàng:D
Quá khứ sắp quay về hiện tại rồi, những cái băng này là một thời vàng son của tín đồ nghe nhạc đấy.
đài cát- sét lại trở lại với mấy trăm triệu bài hát rồi,,,,
tinhnd
TÍCH CỰC
11 năm
@phu256191 Avatar xinh không cưỡng nổi.
may quá có cái cat-set bỏ không giờ lại thấy no giá trị hô hô😁
n_tienloi
TÍCH CỰC
11 năm
@ngocduy2111 Ban nham roi, neu bang caset co quay lai voi thog tin nhu tren thi may ban ko doc dc nua dau.Cong ngje thay doi thi dau doc cug fai thay doi.
Con 1 ban noi la khong du ben...Minh tin se cai thien som thoi.
kieutu
ĐẠI BÀNG
11 năm
Hy vọng thành công sẽ tiết kiêmk được điện năng
Kajshj
ĐẠI BÀNG
11 năm
công nghệ này càng hiện đại có khi người ta thay luôn ổ cứng PC hay Laptop bằng máy cac-set :rolleyes:, kiểu này tha hồ mà chơi Torrent😁
Chơi đồ cổ àh có khi lại hay
2 anh này là thương hiệu nổi tiếng hợp tác là ngon nha.
Nhưng băng casset thế này chắc là ko bền được,ví dụ: nhiệt độ cao hay độ ẩm lớn là tèo 😔
An Phuc
ĐẠI BÀNG
11 năm
@nhonbeo Đấy là băng cassette 1990 chứ không phải băng cassette của năm 2020.
Lưu trữ thì chậm chút cũng ko sao.... Nhưng với số lượng dữ liêu lớn trên 1 tape tí xíu chỉ cần bền 20 năm là đủ. Sao lưu tạm thời chờ công nghệ mới rồi chep qua
đồ cổ trở lại, lợi hại hơn xưa 😁

Kajshj
ĐẠI BÀNG
11 năm
phải chờ tới 2024 mới có thể thay ổ SSD bằng đầu đọc cat-set ak` 😕
hoi trc danh dum tien tet de mua dc cai may caset nghe nhac. nhung lai ko co tien mua bang caset. gio thi 1 bang nghe ca nam ko het bai hat roi
w3blake3w
ĐẠI BÀNG
11 năm
Dữ liệu anlog vẫn đáng giá, cattset vẫn có người chơi cùng với băng cối đia than. Nhưng nếu số hoa rồi burn X thì chả dùng để record và chơi âm thanh nữa rồi. Cái cảm giác burn thời gian thực, ghi radio xưa xưa mà vui thú, tăng giá trị của cái băng.
Cái gì cũng có vòng tuần hoàn nhỉ, giờ công nghệ mà cũng thế luôn
HVT
TÍCH CỰC
11 năm
ở công ty backup bằng ibm tape 1.5TB (nén thì đc 3TB), sau này mà ra được cái tape 35TB thì quá ngon, kaka

Hồi chưa dùng tape thì cữ nghĩ giờ ngừ ta backup bằng ổ cứng vì rẻ và dung lượng lớn, tới khi dùng mới biết, tape cũng tiện ghê, và cũng nhanh nữa
@HVT tape hiện h chủ yếu đc dùng để backup thôi vì dung lượng lớn. nhưng mà nó lại có hạn chế là tốc độ chậm và dữ liệu phải được đọc tuần tự chứ ko truy cập ngẫu nhiên như HDD được
Kinh thật, đúng là sự tiến bộ của công nghệ. Ho vọng 12 năm sau sản phẩm này sẽ vang danh trên thế giới khi đưa ra sản xuất hàng loạt 😆
kimanbn
TÍCH CỰC
11 năm
ko hiểu mai sau con người còn phát minh ra cái j để lưu dữ liệu nữa.
longdong
ĐẠI BÀNG
11 năm
@kimanbn Băng bành, đĩa than, thậm chí thẻ tre mà 100 k năm trước khựa nó dùng để ghi chép... 😃
hieubf
TÍCH CỰC
11 năm
@kimanbn tế bào là tương lai của mọi thứ. sinh vật sống ấy :-s, 1 DNA lưu dữ liệu còn khủng hơn mấy cái kia hàng trăm lần. thông tin của DNS lưu hàng triệu năm đào lên, bé tí xíu dùng kính hiển vi soi mà vẫn chả thiếu cái j =))
movado_38
TÍCH CỰC
11 năm
quá ấn tượng!
nhanh lên ra mắt đi nào! một ngày mình dùng tốn khá nhiều dung lượng mà trong khi dung lượnng ổ cứng lại có hạn nhiều khi phải xóa đi những cái cần thiết để thay cho cái mới mà khi tải lại nhiều lúc link đã mất! có cái thiết bị lưu trữ này thì khỏi lo mọi vấn đề..! Ju

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019