[Infographic động] Điện hoạt động như thế nào?

ND Minh Đức
20/8/2016 14:13Phản hồi: 168
168 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hungnqa
ĐẠI BÀNG
8 năm
3 kim loại dẫn điện tốt nhất theo thứ tự: Bạc > Đồng > Vàng
Chỉ đúng một phần thôi. Khi áp cao thì làm vận tốc dịch chuyển electron nhanh hơn nên dòng điện khi đó cũng sẽ lớn hơn nhé. Chứ không phải electron di chuyển trong dây dẫn với tốc độ bằng nhau đâu.
Trong truyền tải điện lưới thì người ta đã nối đất dây trung tính rồi. Thế nên khi chạm tay vào ổ điện thì người mới sáng và đi vào đất mẹ nhanh hơn.
hungnqa
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ger'sKing Khi chạm vào điện cao thế người cũng sáng, mặc dù không tiếp đất 😆)
htkim
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mod chỉ đơn thuần dịch tài liệu ra tiếng Việt mà không hiểu gì cả. Ví dụ về Ohm, cái câu "1V năng lượng di chuyển với tốc độ 1A thì vật liệu đó 1 Ohm" quá tối nghĩa.
Định nghĩa giáo khoa "dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện" không có nghĩa là một hạt electron phát ra từ nguồn phải di chuyển đến tải (có khi cách xa hàng trăm km). Trên thực tế trong dây dẫn điện thì các điện tử (electron) chỉ di chuyển vài ba cm là đã bị trung hòa với các điện tích dương rồi. Như vậy dòng điện là dòng các điện tử không ngừng tạo ra và dịch chuyển liên tục theo một hướng. Để có thể thu hút các điện tử chảy theo một hướng thì phải có một điện trường (cái này bài của mod không nói), trong điện trường này thì các điện tử bị hút về cực âm, các điện tích dương bị hút về cực âm. Nếu không có điện trường thì các điện tử sẽ chạy lung tung chứ không theo cùng hướng để tạo thành dòng điện đâu nhé. Lưu ý người ta chỉ quy ước chiều dòng điện là chiều của các điện tích dương mà thôi, nếu quy ước ngược lại thì cũng không có gì nghiêm trọng cả, đơn giản là trong các tính toán điện thì đổi dấu dòng điện lại thôi.
Còn rất nhiều điều về điện mà cho đến nay người ta cũng chưa hiểu rõ bản chất đâu. Ví dụ dòng điện có thể tạo ra ánh sáng điện, làm quay quạt sinh ra gió, chạy vào máy nén lạnh sinh ra hơi lạnh v.v. nhưng đâu có ai nói được dòng điện hình dáng, mùi vị, cân nặng... ra sao. Người ta chỉ có thể nhận biết dòng điện nhờ các tín hiệu trung gian, ví dụ nhìn dây dẫn không ai biết trong đó có dòng điện hay không, nhưng nếu nối vào bóng đèn thấy nó sáng thì biết có điện, hoặc dùng bút thử điện thì thấy đèn sáng thì biết.
fvmjnhwt
ĐẠI BÀNG
8 năm
@htkim Việc sinh ra hơi lạnh trong máy nén lạnh không phải do dòng điện gây ra, mà do sự chuyển pha của "chất được sử dụng làm lạnh" (mình học bên hóa nên không biết bên nhiệt lạnh gọi là các chất gì) từ pha lỏng sang pha khí, dòng điện sẽ tạo công để nén chất khí thành lỏng, trong quá trình nén sẽ sinh nhiệt (lượng nhiệt này được tản ra dàn nóng), sau đó dòng chất lỏng sẽ được đưa vào môi trường áp suất bình thường trở lại và chuyển pha thành pha khí, trong quá trình chuyển pha từ lỏng sang khí sẽ cần nhiều năng lượng gọi là nhiệt chuyển pha, nó sẽ lấy lượng nhiệt này từ vật chất xung quanh và làm giảm nhiệt độ của vật chất xung quanh xuống.
htkim
ĐẠI BÀNG
8 năm
@fvmjnhwt Máy nén lạnh chẳng phải chạy bằng điện là gì? Chuyện xảy ra bên trong máy nén lạnh chỉ là việc chuyển năng lượng điện sang hóa năng và thế năng (của môi chất lạnh - cái mà bạn không biết gọi là gì) và sang nhiệt năng (hơi lạnh) là cái cuối cùng bạn dùng mà thôi.
Nói thêm, hiện nay điện năng cung cấp năng lượng đầu vào cho hầu hết các nhu cầu thông thường trong công nghiệp và sinh hoạt. Còn việc biến đổi điện năng thành các dạng khác như quang năng (ánh sáng), phong năng (gió mát), nhiệt năng (nóng, lạnh), cơ năng (mô tơ quay)... là nhờ các thiết bị trung gian như đèn, quạt, máy lạnh.
P
Vậy thì sáng nhất là khi sét đánh 😃)
hungnqa
ĐẠI BÀNG
8 năm
Vì sao điện lưới là dòng điện xoay chiều mà ổ cắm điện lại có âm và dương?
@hungnqa Ai biểu ổ cắm có âm dương ?
Ổ cắm có 1 dây pha (1 trong 3 dây pha làm sáng bút thử điện) và 1 dây trung tính không làm sáng bút thử điện. Nhìn trên đường tải điện sẽ thấy 3 dây có kích thước lớn là 3 dây pha (gọi là điện 3 pha là vì thế). 1 lỗ ổ cắm sẽ được nối vào 1 trong 3 dây đó. Dây còn lại là dây trung tính có kích thiước nhỏ hơn, được nối vào lỗ còn lại của ổ cắm.
fvmjnhwt
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mà nói thiệt nếu không có kiến thức chuyên ngành thì đừng nên viết những bài này. Từ:
I=dq/dt
có nghĩa cường độ dòng điện là lượng điện trên một khoảng thời gian, có liên quan thế méo nào đến vận tốc của e đâu.
Thiết nghĩ tác giả cũng chẳng biết bản chất của dòng điện nên cũng đừng cố gắng ghi là dòng điện hoạt động ntn. Dòng diện đâu phải chỉ đơn thuần là sự dịch chuyển của các electron, trong một dung dịch có phân ly, thì dòng điện còn là sự dịch chuyển của các ion dương và ion âm nữa.
Mình thấy cách mà bạn nói về dòng điện là chưa chuẩn lắm. Trong vật dẫn điện có nhiều e tự do - những e có thể thoát ra khỏi sự liên kết với hạt nhân, chỉ có điều chúng ko chuyển động có hướng và vì thế chưa thể có dòng điện. Để có dòng điện, cần phải có 1 nguồn điện. Nguồn điện này tạo ra điện trường tác dụng lực lên các e, làm cho các e tự do chuyển động theo 1 hướng nhất định, khi đó mới có dòng điện. Còn như bạn nói, chỉ cần e chuyển động từ nguyên tử này sang nguyên tử khác để tìm kiếm sự cân bằng mà có được dòng điện thì có lẽ chẳng cần phải có nguồn điện.
Hiểu sai. Ổ 220v ac ko phải là có âm có dương. Cách gọi của người vn cứ theo hiện tượng chứ ko theo bản chất (hầu như là vậy). Cụ thể sợi dây, hoặc 1 lỗ của ổ cắm, dân ta gọi là "dây lửa" hoặc "dây nóng" khiến lầm là dây "dương", ít nhất có bạn . Bản chất nó là dây ko phải dương hay âm vì biến đổi theo thời điểm (50 lần mỗi dây hoặc 60 tùy quốc gia) và nó chỉ GIẬT khi ở thời điểm DƯƠNG. Nếu siêu nhân nào thò tay vào dây và rút ngay ra trong 1/50s thì có thể KHÔNG bị giật (phải đúng lúc âm). Bút thử điện nó nhấp nháy khi cắm dây "lửa" cũng 50 lần mỗi giây.
Ở thời điểm dây lửa âm, dây trung tính mới chính là dây DƯƠNG!
Sụt áp nguồn, ko cần xét tới trong vd rất cụ thể tôi post lúc trước. Nói kiểu chung chung thì thế này, đầu xóm sát biến áp, 220V thì cuối xóm cũng phải 180V và khác biệt này ko đáng kể và ko đủ để thay đổi lớn tới mức sống hay chết khi bị giật, có giật ko, có phân biệt mức đau đớn hay ko (nếu ko chết)....
Do đó, quan trọng chính là dòng bao nhiêu đi qua người. Dòng này từ 50mA trở lên là có cảm giác giật và sự gây hại sức khỏe (phải lâu lâu, ngta điện châm bằng dòng gần mức này và ko hề chết).
Thế nên với nguồn mà đo được nội trở 10k Ôm 500V thò tay vô tư, cho chập cực thì cũng có dòng ko lớn hơn 50mA
giống như nhông xích trong xe máy vậy , nguần điện đóng vai trò như động cơ các E như các mắt xích , động cơ thực hiện 1 công đẻ xô các mắt xích đi , ở bánh xe thu lại được 1 công từ các mắt xích truyền tới ! các mắt xích ko phải đi không trở lại mờ đó là sự di chuyển luôn phiên , giống như trong dòng điện các e trượt liên tục qua các proton
Cái này bạn cũng hiểu sai nốt 😁
Người ta bị giật khi điện áp đặt lên người tầm 40V trở lên. Cả 2 bán kì điện áp pha thì người tiếp xúc đều bị giật khi điện áp đặt lên người đủ lớn để tạo dòng điện chạy qua người gây cảm giác bị giật. Bút điện cũng vậy, nó sang cả 2 bán kỳ miễn điện áp đặt lên bóng neon đủ lớn.
Chỗ này bạn cũng nhầm rồi. Dòng điện chạy qua người với cường độ 10mA đã gây nguy hiểm đến tánh mạng. Đó là lý do vì sao các thiết bị điện được chế tạo đúng quy chuẩn phải có dòng dò <10mA. Lớn hơn thì không được phép xuất xưởng.
chenzenvl
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Duong_Act định nghĩa về cường độ dòng điện => 10mA ở đây có nghĩa là làm sao đó dòng điện chạy qua người đạt được mốc đó... như cục sạc toàn 5V ~ 2A bạn dí tay kiểu nào cũng ko cảm thấy tê chứ đừng nói là... die 😁
@chenzenvl Ai bảo cậu thế ?
Cậu đã thấy sạc điện thoại bị điện giật chưa ?
Hoang_DTH
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Duong_Act Do sạc đểu thôi 😆
botayx
ĐẠI BÀNG
8 năm
Cuộc sống hiện đại là một hệ cực lớn các dao động cưỡng bức. Và điện góp phần duy trì các dao động này :3
fvmjnhwt
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thì máy nén lạnh nào chả chạy bằng điện, và cơ chế của máy nén lạnh là như thế rồi mà ông lại lấy ví dụ là không hiểu cách thức điện hoạt động thế nào trong máy nén lạnh thì chịu.
Đấy, ông nói là chưa hiểu rõ thì tui nói cho ông hiểu thôi. Vì bản chất của dòng điện cũng chỉ là một dòng năng lượng, và trong máy nén lạnh người ta cố gắng chuyển đổi nó thành động năng để chuyển pha môi chất lạnh thôi. Mà không có việc chuyển từ điện năng sang hóa năng ở đây đâu nhé, hóa năng là năng lượng phát ra hoặc thu vào từ phản ứng hóa học, mà trong máy nén lạnh chỉ chuyển pha môi chất lạnh chứ có phản ứng nào xảy ra đâu.
htkim
ĐẠI BÀNG
8 năm
@fvmjnhwt Bạn nói đúng, tôi nhầm về việc chuyển hóa điện năng thành hóa năng trong môi chất. Nếu nhìn toàn thể quá trình thì đó là sự biến đổi nội năng của môi chất lạnh nhờ công của máy nén.
Nói thật tình tôi không biết bạn hiểu cách thức hoạt động của máy nén lạnh đến đâu mà ngay từ comment đầu bạn đã không biết tên gọi của cái chất chuyển pha là "môi chất lạnh".
Tôi cũng không nói rằng tôi không hiểu cách thức điện hoạt động bên trong máy nén lạnh (tôi từng đi đào tạo nhiều về nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh), mà chỉ nhấn mạnh rằng điện năng là nguồn cung cấp năng lượng đầu vào của máy nén lạnh. Xin hỏi: nếu không cung cấp điện cho máy nén lạnh thì có xảy ra quá trình chuyển pha môi chất lạnh không? Cũng như vậy, trên quan điểm người sử dụng thì chỉ cần biết rằng khi cấp điện cho đèn thì có ánh sáng, cấp điện cho quạt thì có gió mát mà đâu cần biết bên trong đèn và quạt nó hoạt động ra sao?
Còn bạn nói rằng bạn hiểu bản chất dòng điện là dòng năng lượng thì xin hỏi bạn năng lượng là gì, nó có phải là vật chất hay không, nguồn gốc ở đâu ra? Đây là vấn đề lớn, nếu bạn có trả lời thỏa đáng thì xin dẫn nguồn tin cậy và có kiểm chứng, và nếu bạn có thể trả lời rõ ràng minh bạch thì có thể đăng báo quốc tế được đấy.
botayx
ĐẠI BÀNG
8 năm
Nói chung điện là 1 loạt các hiện tượng vật lý đi kèm với nhau. Chứ chả có định nghĩa rõ ràng nào, điện chỉ là từ dùng chung chung thôi
Về mặt lí thuyết thì định nghĩa dòng điện sai mất rồi
Cường độ dòng điện là lượng điện tích chạy qua tiết diện dây trong một đơn vị thời gian. Như thế nó đặc trưng cho mức điện tích nhiều hay ít chạy qua chứ k0 hẳn là tốc độ
fatturtle
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Ngô Tùng Dương Hầu hết sách vn đều dịch sai chổ này. Bản chất của dòng điện chỉ là I = dQ/dt tức là sự thay đổi của điện tích theo thời gian. Đơn vị dòng điện là Ampe. Còn cái định nghĩa lượng điện tích chạy qua 1 tiết diện dây thì nó thành là mật độ dòng điện J = I/S (A/m2) .
4phuong.vn
ĐẠI BÀNG
8 năm
Vậy cuối cùng túm cái váy lại là các e có THỰC SỰ DI CHUYỂN từ nhà máy điện ở Đồng Nai đến nhà tui ở Cà Mau rồi quay về lại ĐN ko?
fvmjnhwt
ĐẠI BÀNG
8 năm
#1. Không phải gọi là sự biến đổi nội năng của môi chất lạnh, mà phải gọi là biến đổi năng lượng entropy của môi chất lạnh.
#2. Cái cách mà tôi hiểu thế nào về máy nén lạnh thì mấy cmt trước tôi đã nêu rồi, bạn còn nói không hiểu thì bạn chứng tỏ bạn xem thường người khác quá. Với lại tôi cũng không cần biết đó gọi là môi chất lạnh, tôi chỉ cần biết nó hoạt động như thế nào, chất gì được sử dụng làm môi chất lạnh. Chỉ cần như thế thôi toi cũng chắc được phần nào chính bạn cũng không hiểu rõ những vấn đề của máy nén lạnh nhiều hơn tôi đâu.
#3. Nếu bạn nói không hiểu năng lượng là gì nữa thì chỉ có thể là bạn đang dối lòng hoặc chỉ là kiến thức bạn cũng chỉ như bọn phổ thông thôi. Bất cứ vật chất nào có chuyển động, hoặc cơ bản hơn là chỉ cần có nhiệt độ lớn hơn 0 độ K đã là vật chất chứa năng lượng. Vì sao tôi gọi điện năng là dòng năng lượng, vì năng lượng của điện năng xuất phát từ sự dịch chuyển của các hạt mang điện mà ra. Còn câu hỏi Năng lượng có phải vật chất hay không? Nguồn gốc ở đâu ra? thì mình thấy rất chi là buồn cười, và buồn cười hơn nữa khi những vấn đề cơ bản đó lại được nêu lên trên báo chí quốc tế.
Và thêm một điều này nữa:
Tôi thấy bạn thật ngớ ngẩn khi đưa ra những khẳng định này, có cần bạn phải nói ra không, đến cả những đứa trẻ con nó cũng thừa biết như vậy rồi. Còn cái cmt trước kia bạn có nêu là không hiểu tại sao dòng điện trong máy nén lạnh hoạt động như thế nào, tôi có nêu những gì tôi biết rồi, bạn lại cố gắng lôi kéo vấn đề đến những vấn đề khác càng ngày không có liên quan gì, nhưng có phải ngày càng để thêm tranh luận có ích đâu, những gì tôi tranh luận với bạn thì chỉ nhận được là con số 0, vì thực sự bạn không phải là dân nghiên cứu khoa học, hoặc chí ít là không có kiến thức khi những từ bạn dùng nó không thật sự đúng cũng như bạn đang cố gắng phủ nhận những vấn đề thật sự là cơ bản. Vậy nên tôi xin không tranh luận với bạn từ đây. Thân
htkim
ĐẠI BÀNG
8 năm
@fvmjnhwt Cách suy nghĩ của bạn và tôi khác xa nhau quá, xin dừng tranh luận ở đây.
đề nghị ban và xoá ngay những bài có quá nhiều hình động không cần thiết, nó làm đơ máy phải khởi động lại :mad:
fatturtle
ĐẠI BÀNG
6 năm
I = dQ/dt tức là số electron di chuyển trong một đơn vị thời gian. Vận tốc của electron nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều yếu tố và nó sẽ đặc trưng cho điện trở. Mod làm ơn tìm hiểu cho kỹ trước khi đăng.
Còn việc so sánh giữa lực hút nam châm và lực hut giữa electron và hạt nhân là sai hoàn toàn. Bản chất không giống nhau. Lực hút giữa electron và hạt nhân là lực điện trường. Còn lực hút của nam châm là do lực từ gây ra bởi moment từ trong nam châm.
Ps: Mod không biết rỏ thì tìm hiểu cho kỹ. Gây hiểu sai về kiến thức rất nguy hiểm.
fatturtle
ĐẠI BÀNG
6 năm
I = dQ/dt tức là số electron di chuyển trong một đơn vị thời gian. Vận tốc của electron nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều yếu tố và nó sẽ đặc trưng cho điện trở. Mod làm ơn tìm hiểu cho kỹ trước khi đăng.
Còn việc so sánh giữa lực hút nam châm và lực hut giữa electron và hạt nhân là sai hoàn toàn. Bản chất không giống nhau. Lực hút giữa electron và hạt nhân là lực điện trường. Còn lực hút của nam châm là do lực từ gây ra bởi moment từ trong nam châm.
Ps: Mod không biết rỏ thì tìm hiểu cho kỹ. Gây hiểu sai về kiến thức rất nguy hiểm.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019