[Infographic] Lợi ích của thiền định và cách mang thiền đến nhiệm sở

BaroTo
15/10/2016 14:8Phản hồi: 68
[Infographic] Lợi ích của thiền định và cách mang thiền đến nhiệm sở
Bạn là người bận rộn, hàng ngày bạn phải giải quyết cả khối công việc, điều đó làm bạn luôn trong tình trạng quá tải, ức chế và vô cùng áp lực. Tuy vậy, dù có bận thế nào đi nữa hãy dành một chút thời gian cho việc thiền định, điều đó sẽ củng cố năng lượng, giúp bạn tập trung, giảm căng thẳng và lo lắng, tăng khả năng thích nghi với sức ép của cuộc sống, giúp cải thiện cuộc sống và bộ não của bạn.
Nhưng lại có một rào cản khiến chúng ta không tiếp cận được với thiền, nhiều người nghĩ rằng thiền là một điều gì đó rất cao siêu, ta phải ngồi hàng giờ để thực hiện. Không đâu, không nhất thiết phải thế, việc thiền định bắt nguồn từ những việc vô cùng đơn giản trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và chỉ cần dành ra 15 phút mỗi ngày là đủ, thậm chí chúng ta có thể đem chúng đến nơi làm việc đấy! Mời các bạn xem infographic sau đây để biết rõ hơn lợi ích của thiền và cách mang thiền đến nhiệm sở.

mangthiendennhiemso.png

Nguồn: visual.ly
68 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tdhxxx
ĐẠI BÀNG
8 năm
Ước gì làm được
zhongjun
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mình cũng tập hoài để trú tâm trong công việc nhưng sống trong môi trường bây giờ rất khó để thực hiện, nhất là các bạn trẻ bay giờ cũng hay dễ nản lòng. Mà không vì khó mà không tập, các bạn cứ tập tập thử rồi sẽ thấy nó hiệu quả lắm. Tính mình lúc trước hay nóng nảy, nhờ tập mà dần giảm được cái nóng nhiều hơn, làm việc tập trung hơn dù triệt để thì chưa và cần thời gian tập nhiều hơn nữa ☺
ksl0v3
ĐẠI BÀNG
8 năm
tất cả những người thành công trên thế giới đều thiền, đây là 1 nghi thức quan trọng để nhìn lại chính mình
shuchanglove
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thiền không nhất thiết là phải ngồi 1 chổ, nhưng mới bước vào học thiền thì mình nghĩ cần phải tập ngồi thiền trước.
@shuchanglove Đúng rồi bác, em có người thân đi tu, chú em có thể thiền khi đi, nằm, ngồi....
Chú em nhờ thìền mà trí tuệ khai thông, học cái gì cũng nhanh.
Bây giờ ổng nói lưu loát 6-7 ngoại ngữ.
Em cũng muốn học, nhưng khó quá.
shuchanglove
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Galaxy Lover Không phải khó, mà là do bạn không kiên trì thôi. Bạn cố gắng tập là được
Ngày nào cũng gặp "bọ" thì thiền định thế nào ad ơi 😁
Một môn tưởng dễ nhưng lại rất khó và rất ít người làm được.
Jess
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thiền quan trọng nhất là người hướng dẫn, thiền ko đúng cách rất nguy hiểm, có thể dẫn tới đầu óc u mê, lâu ngày có thể nhặt lá đá ống bơ
DRhohaho
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Jess Thật vậy? Tôi chưa từng thấy ai bị như vậy do ngồi thiền cả.
Thiền không chỉ là một phần quan trọng của Phật giáo mà đã được chứng minh lợi ích về mặt khoa học.
Có điều muốn thiền thì phải đi học, có người hướng dẫn đàng hoàng, nếu không sẽ phản tác dụng.
P/S: Mấy mod Tinh tế đã có ai làm chưa? :p
truongle89pr
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thiền không hẳn mang màu sắc tôn giáo...hãy xem nó như 1 môn thể dục giúp tinh thần khỏe khắn nếu bạn ngại về khác biệt tôn giáo😁
@truongle89pr Thế thì khác gì a vào chùa rồi xưng Amen.
truongle89pr
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Nguyễn Phúc An Khang 😁 sư ông Nhất Hạnh ở nước ngoài hoằng pháp dạy Thiền cho nhiều vị tôn giáo khác lắm đó...nói chung vấn đề này khó nói 😔
Bellroy
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Nguyễn Phúc An Khang Vào chùa kêu amen thì sao??? Ông sư hiểu dc mình nói j à. Vào nhà thờ kêu adidas thì có j mà soắn.
Tôi nói thế để ông hiểu là đừng có cố áp cái lý luận vớ vẩn của ông vào người khác. Thiền không phải độc quyền của Phật giáo. Loại như ông làm xấu hình ảnh người theo đạo, dù ông theo Phật hay Theo Công giáo.
Quan trọng nhất là tôn trọng tôn giáo của nhau chứ ở đâu cũng dạy người khác ở hiền, sống lành hết.
Đa cấp à :eek:
Thiền nói gì thì nói nó gắn với Phật giáo như kiểu nói môn võ Thiếu Lâm là ta nghĩ ngay đến Chùa Thiếu Lâm. Tôi chẳng tin a nào theo Đạo Hồi hoặc Thiên Chúa giáo thiền cả -nếu có thì cực kỳ hãn hữu. Thà rằng a làm vài động tác thể dục sau đó cầu nguyện như a Đạo Hồi, hoặc sáng ra cầu Kinh với bên Công giáo hoặc gõ mõ tụng kinh nam mô như bên Phật hiệu quả hơn nhiều - Nếu như bạn có lòng tin.
@RainbowMiles Thưa với bạn là bạn nên xem lại kiến thức về Phật giáo tôi k nói nữa khi bạn cứ khăng khăng cho mình là đúng, tôi nghĩ bạn chưa bao giờ sờ vào cuốn Kinh thánh chưa nói là đọc. Kiến thức tôi trình bày theo cách hiểu biết của tôi ai có tai thì nghe, có óc thì nghĩ sao tôi áp đặt được người khác. Ý của bạn là tôi tuyên truyền láo và chê bai kiến thức của tôi hạn hẹp - một điều rất kỵ của Phật giáo là nói xấu người khác , chính bạn vướng nghiệp vào mình , bản thân tôi k theo Phật giáo khỏi phiền bạn lo tôi sợ quái gì nghiệp với nhân quả.
shuchanglove
ĐẠI BÀNG
8 năm
@RainbowMiles Theo tôi nghĩ, khi nói chữ thiền thì tôn giáo nào cũng có và tôi chắc chắn rằng thiền bắt nguồn từ tôn giáo, hơn nữa là từ Ân Độ. Nhưng đỉnh cao của thiền thì phải nói đến thiền Phật giáo, vì không phải tự nhiên người phương tây hay những người của các tôn giáo khác và biệt hơn là các nhà khoa học lại qua tìm hiểu và học hỏi Thiền Phật giáo.
Lúc trước tôi cũng có tham khảo về lịch sử đức Phật Thích Ca. Sau khi Ngài cạo bỏ râu tóc đi tìm con đường giải thoát, Ngài đã học qua rất nhiều vị tu hành lúc bấy giờ, trong đó có một vị đã đạt đến giai đoạn Tứ thiền (theo tôi nhớ là như vậy. Bạn nào không hiểu thì tra google nha). Nhưng Ngài nhận thấy nó vẫn chưa đưa đến giải thoát nên Ngài tiếp tục tìm con đường khác là tu ép xác 6 năm và cuối cùng là Ngài nhận thấy chỉ có con đường Trung đạo mới giúp Ngài giải thoát. Hơn nữa, khi đã chứng rồi thì rất nhiều những vị đứng đầu của các tôn giáo như Bà la môn, thờ bò, thờ lửa, thờ nước... bỏ đạo tình nguyện đi theo Ngài làm đệ tử như Xá lợi phất, Mục kiền liên...
Qua đây ta thấy, Thiền Phật giáo cao siêu hơn những gì ta nghĩ.
Và:
Từ những điều trên có thể nói Thiền xuất phát từ các tôn giáo và nó luôn có liên quan mật thiết đến các tôn giáo, đặc biệt là khi chúng ta đi sâu vào và thực tập nó. Còn khi mới tìm hiểu con đường này thì hầu như mọi người đều nghĩ rằng thiền của các tôn giáo là giống nhau như: chánh niệm, loại bỏ tạp niệm hay quán hơi thở..v.v... thật sự, những cái này đều chỉ là phần đầu của sơ khởi về Thiền mà thôi hay nói cách khác là khái niệm căn bản của thiền.
Trích một đoạn nói sâu hơn về Thiền:
"Thiền không phải là một hệ thống tư tưởng, hay cảm giác, hoặc một nhận thức tâm lý… Vì vậy ta đừng rơi vào cạm bẫy tìm hiểu thiền qua những giảng giải đầy chữ nghĩa. Thiền là một chứng nghiệm sống không thể giảng giải. Khi ta bị đau vì đứt tay. “Đau” là một thực tại sống, không phải là khái niệm. Nếu phân tích “đau là gì?”, ta phải đóng khung nó vào một khái niệm. Đau trở thành một khách thể để suy tư. Nhưng ta không thể kinh nghiệm đau qua suy tư giảng giải. Sự thật đau là đau. Ta và đau là một. Chủ và khách không có. Trong thiền có câu “Dù nói mãi về đồ ăn cũng không làm ta no bụng”.
Tuy nhiên người ta thường không thể chấp nhận một điều gì đó mà không có tối thiểu một vài khái niệm về nó. Vì vậy người ta đành phải có luận bàn về thiền."
Suy cho cùng, Thiền là thiền. Chỉ có những ai thực tập nó mới hiểu được nó, còn những từ ngữ để nói về nó cũng chỉ là từ ngữ giải thích, nó chỉ giúp ta hiểu được một phần rất rất nhỏ nào đó mà thôi. Chính ngay bài viết này cũng vậy!
Tôi mong rằng các bạn không nên tranh luận về Thiền mà hãy thực tập về thiền nhiều hơn để hiểu và giúp người khác hiểu 1 cách dễ dàng nhất về chữ Thiền.
Có câu chuyện khi Tổ Huệ Năng thấy 2 người tranh cãi về "gió động hay phướn động":

Chùa Pháp-Tánh tại Quảng-Châu, hôm ấy Ấn-Tông Pháp-Sư giảng Kinh Niết-Bàn. Tự nhiên có một luồng gió mạnh thổi động lá phướn, mọi người đều thấy thế, một thầy Tăng nói:

- Gió động.

Một thầy Tăng khác nói:

- Phướn động.

Hai thầy Tăng nói qua cãi lại hoài chẳng dứt, thấy thế ngài Huệ-Năng bước tới nói lớn lên rằng:

- Không phải gió động, cũng chẳng phải phướn động, ấy là tâm của qúy Thầy động mà thôi.
------------------------
Qua đây tôi mong các bạn hiểu được những điều tôi muốn nói.
Và tôi cũng xin nói lại là tôi chỉ nói Thiền Phật giáo là đỉnh cao chứ không nói là Thiền thời nay của Phật giáo là đỉnh cao.
RainbowMiles
ĐẠI BÀNG
8 năm
@shuchanglove
Tôi chỉ muốn nói thế này thôi. Trước khi có các tôn giáo hiện tại mà các bạn biết thì đã có các phương thức luyện thở và điều tâm rồi. Mong các bạn bỏ thời gian ra tìm hiểu thêm.
SOINGAMTRANG
ĐẠI BÀNG
8 năm
Qua khoảng hơn một năm tập thiền,mình cảm thấy bớt nóng nảy, ít căng thẳng hơn trước, tập trung hơn trong công việc, không đãng trí nhiều ,suy nghĩ rộng mở hơn, nói chung nhiều thứ thay đổi mà diễn tả bằng lời không hết.
Vẫn phải kiên trì chứ những việc này không có đích đến, phải giữ cho lòng được tĩnh lặng như mặt nước.
Trong cuộc sống hàng ngày, mình có thể nhìn thấy nhiều người nóng nảy, họ dễ dàng tức giận chỉ vì những chuyện nhỏ hoặc thậm chí lăng mạ người khác nếu người đó nói không vừa ý họ, một số còn dùng đến cả bạo lực. Đôi khi mình gặp những người tu luyện có tâm tính cao. Trong cuộc sống hàng ngày, họ luôn luôn xử lý sự việc một cách điềm tĩnh và tử tế. Khi đối mặt với xúc phạm và sỉ nhục, họ chỉ bình thản như mặt hồ phẳng lặng vậy.
tucammoi
TÍCH CỰC
8 năm
đkm, cắt bộ phận nhớ của não đi, thiền chi cho mệt.
Bellroy
ĐẠI BÀNG
8 năm
Tưởng gì. Công chức người ta làm hết rồi, sáng cắp ô đi tối cắp ô về, thời gian ở giữa 2 việc đó thì là thiền chứ là gì. Không đọc báo & xem TV à các bác? @@
cokinparis
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Bellroy Chuẩn luôn.
Thiền xuất phát từ đạo Phật và cũng chính đạo Phật khai sinh ra thiền định.
Khoa học đã khảo sát điện não đồ cho thấy người ở trạng thái thiền định có khả năng tập trung rất cao.
Các kỹ sư lập trình viên Google cũng đã thực hành thiền và giờ đây đạo Phật phát triển ở phương Tây rất là mạnh mẽ.
tươi vui
ĐẠI BÀNG
8 năm
@thienthantudo Sờ ai sai nhé. Có rất nhiều loại thiền và không chỉ có đạo phật mới có thiền. Và không phải ông sư nào cũng biết thiền đâu. Nên tìm hiểu thêm đức Phật trước khi thành Phật thì đi học thiền ở đâu nhé
Meohoang100
ĐẠI BÀNG
8 năm
@tươi vui Thiền của Đức Phật là thiền tứ niệm sứ, sau đó đến TQ các vị tổ phát triển thành thiền công án, thoại đầu... cũng dựa trên thiền của phật giáo của Ấn Độ. Người phương tây chỉ đến Ấn Độ thực hành thiền chứ không phải ở TQ. Công xưởng của Steven job ở TQ nhưng ngài đến Ấn Độ học thiền chứ không phải TQ nhé. Bạn có thể kể tôn giáo nào có môn thiền đi đừng có nói là Yoga nhé.
PS: Hiện nay nhiều Linh mục châu âu đến học thiền và hành thiền ở Làng mai của TS Nhất Hạnh đó bạn.
baomic
ĐẠI BÀNG
8 năm
Cám ơn bài viết của bạn. Rất hữu ích cho cuộc sống.
KAXIHAN
TÍCH CỰC
8 năm
Các bác cho tớ hỏi học Thiền là tự học hay phải đi lớp.
@SOINGAMTRANG Hiện hữu (theo mình hiểu) là vô ngã tên khác là niết bàn... là 1 trạng thái nhận thức rất đặc biệt khi nhập định.
Mình đọc conment của bạn thì mình thấy bạn đã rất hiểu về thiền.Khi tâm trí lắng xuống,chỉ còn hơi thở,khi hơi thở cũng được lãng quên thì nhập định lúc đấy ở một trạng thái đơn thuần nhận biết
Theo mình thì nhập định không phải là cố định chú tâm vào 1 cái gì đấy ( như hơi thở,hay dòng suy nghĩ,hay bên ngoài,bên trong...) mà đơn giản là mình không ở đấy,không có mình
SOINGAMTRANG
ĐẠI BÀNG
8 năm
@xunuvn Mình chỉ ở mức độ tập luyện thôi mong là thời gian tới kiên trì và siêng năng hơn.
Mình thấy một số người hay dùng từ "vô niệm" để nói về trạng thái của bạn miêu tả.
Mình chắc chưa đi tới mức độ đó vì không duy trì được lâu, chỉ có biết đến trạng thái khó mô tả, kiểu như không có trái phải, sau hay trước , trên hay dưới, cảm nhận được suy nghĩ của mình nhưng vẫn không suy nghĩ =.=a
Mình ngồi với ai mà nói mấy cái này chắc bị bảo là thần kinh vấn đề , cũng may là ở một mình .
@SOINGAMTRANG Mình đồng ý với bạn là trạng thái đấy rất khó diễn đạt, các bậc giác ngộ từ xưa tới nay đã rất nỗ lực dung mọi phương tiện từ lời nói,cử chỉ hay đơn giản là im lặng để nói cho người khác về trạng thái đấy nhưng không thành công,bởi đơn giản nó vô ngôn,vô ngã,vô tướng, đã vô rồi thì không diễn đạt được,mọi diễn đạt là thừa thãi
Thầy chỉ chỉ ra đường,đệ tử đi đến trải nghiệm trạng thấy đấy không thì là do đệ tử rồi!
Theo kiểu diễn đạt của mình thì lúc đấy bạn là sự quan sát ... quan sát cơ thể,tâm trí,bên trong,bên ngoài... mọi thứ đến và đi
Theo mình từ '' vô niệm= không còn ý niệm,không có ý niệm" chỉ diễn tả được 1 phần về tâm trí,lúc đấy dòng suy nghĩ đến và đi thôi.Ngoài ra còn vô ngã,vô tướng,vô pháp... nói chung lại là vô ! không còn nghĩ đến (không còn phân biệt) tôi,ta,chúng ta,linh hồn,con người,thể xác...
SOINGAMTRANG
ĐẠI BÀNG
8 năm
@xunuvn Có nhiều thứ quá đơn giản mà giải thích thì mất bao nhiêu từ vẫn không nói rõ được. Chúc tất cả ngon giấc.
tungdylan
ĐẠI BÀNG
8 năm
cái mà mấy bác nói ở đây đó là ngồi tỉnh tọa , để đầu óc bớt suy nghĩ lại và giãm căn thẳng thôi. còn thiền định chỉ dành cho những có trí tuệ và có căn tu thiền đó bạn. thiền đã khó lắm rồi , mà định thì khó gấp nhiều đó, định chính là một cảnh giới của nội tâm . ta thiền được chứng đắc quả vị sơ thiền mới bắt đầu vào được định. ta tu học thì phải có thầy minh sư chỉ bảo mới đc. ta k có trí tuệ cộng với thầy chỉ bảo thì khả năng lạc vào cảnh giới của ma là rất cao , nhẹ thì tâm thần điên đảo . nên các bạn cẩn thận. nói sơ vậy thôi chứ phức tạp lắm..!
tươi vui
ĐẠI BÀNG
8 năm
Có một điều chưa nghe ai nói nhưng bạn nào muốn tránh đau lưng khi tọa thiền và muốn tọa thiền nghiêm túc theo đuổi lâu dài thì nên vô youtube có mấy vị sư dạy kĩ lắm. Nên nhớ tọa thiền cần phải ngồi chạm đất, có thể kê cái gì cho êm êm nhưng đừng ngồ trên ghế hay giường vì không đúng âm dương dẫn đến đau lưng... và không định tâm được. Nhìn đức Phật mà làm theo, ngài ngồi trên đệm rơm, sát mặt đất dưới gốc bồ đề. Còn ngày nay các vị dạy thì ngồi trên ghế lớn, ván gỗ một tấm kê cao... ngồi cách mặt đất một gang là đã cách phật rất xa rồi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019