[Infographic] Một góc nhìn về thời gian

BaroTo
23/11/2013 4:4Phản hồi: 48
48 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Người làm cái này người Mỹ, toàn tóm tắt lịch sử nước Mỹ, nhưng mà rất hay, rất dễ gần, nên áp dụng cho việc học lịch sử
CloudNine
TÍCH CỰC
10 năm
nhiều chú tỏ ra vẻ yêu nước đòi làm lịch sử VN vào cơ đấy, VN là trung tâm vũ trụ mà nhỉ, qua mà nói cái chú làm ra cái Infographic này ấy.
Nhiều bố tiếng việt còn ko biết,đọc bài ko biết người ta dịch rồi việt hoá lại hay sao mà vào phán saok o bỏ sử việt vào.học sử ngu như bò mà làm như yêu nuóc lắm ấy,giỏi sao ko thấy ai làm thử cái coi xem,cứ mở mồm ra là giả tạo.sống giả tạo quen rồi hay sao ấy.mod viét cho đọc cho mở mang đầu óc mà chả thấy cmnt nào ra hồn toàn chê bai với bắt lỗi.
vũ trụ bị tiêu hủy??? là sao nhỉ
Những người như phaikodo các bác đừng tranh cãi làm gì cho mất công nữa, lớn lên họ sẽ tự hiểu thôi (Nếu k phải lớn lên về thể chất thì sẽ là về tinh thần). Mong phaikodo hiểu được ý của mình ;)
phhdinh
ĐẠI BÀNG
10 năm
rối
hunganh309
ĐẠI BÀNG
10 năm
Không biết ngoài vũ trụ của mình, còn vũ trụ nào nữa không nhỉ. :rolleyes:
Dự là sau khi tự tiêu hủy, 1 vũ trụ mới sẽ ra đời. Rồi lại hình thành sao, sự sống lại diễn ra đâu đó trên một hành tinh trong vũ trụ mới. 😁
caothukiet
ĐẠI BÀNG
10 năm
Hay quá.. thanks tinhte 😃
he he
thời gian dằng dặc, không gian mênh mông

có bước nhảy alfa về thời gian ko dây ? khi có năng lượng đủ mạnh ?
Hay. thanhk u vinamilk
Bocubi
TÍCH CỰC
10 năm
Cái này hay đây, coi như ôn lại các môn lich sử và vật lý về sự hình thành và tự tiêu diệt của sự sống!
nokishock
TÍCH CỰC
10 năm
Thôi tắt máy học bài đi mấy cháu 😔
Tartarus
ĐẠI BÀNG
10 năm
Cảm ơn bạn BaroTo đã chịu khó edit 1 infographic thú vị. Tất nhiên là không thể tránh khỏi sai sót khi dịch những thuật ngữ vật lý và vũ trụ học. Đây là góp ý của mình: Ở cuối hàng đầu tiên Dòng đời của vũ trụ (mình nghĩ dịch như vậy hợp lý hơn), chỗ "vũ trụ bị hủy diệt vì nhiệt độ nóng", có 1 sự hiểu lầm không nhỏ. Chỗ này trong bản gốc là "Heat death of the universe" (có trên wikipedia), tạm dịch: "Sự chết nhiệt của vũ trụ". Phần chú thích cũng nhầm nhọt ở chỗ "mức độ năng lượng chậm", thật ra phải là "mức độ năng lượng thấp" (low).

Giải thích về "heat death": Trước thời điểm "chết nhiệt" là Thời kỳ của các lỗ đen (trước đó, các lỗ đen đã nuốt tất cả những vật chất khác trong vũ trụ nên vũ trụ không còn gì khác ngoài chúng). Thời kỳ này kéo dài đến khi lỗ đen cuối cùng cũng không còn và sau đó là thời điểm "chết nhiệt". Khi đó, vũ trụ sẽ đạt tới trạng thái cân bằng nhiệt động lực học: nhiệt độ/năng lượng được phân bố đều và như nhau tại mọi điểm. Vì không có sự chênh lệch nhiệt độ/năng lượng nên không thể xảy ra bất cứ hiện tượng, tiến trình nào nữa. Trong infographic này, đoạn cuối của Dòng đời vũ trụ là 1 khoảng mờ, ý nói nó vẫn còn tiếp tục nhưng không nói những gì diễn ra sau đó hay theo như trên, không còn gì xảy ra nữa. Nếu vũ trụ không vận động thì khái niệm thời gian sẽ trở nên vô nghĩa. Cái chết của vũ trụ chính là sự bất động.

Tuy nhiên, không có gì là mãi mãi. Đến 1 lúc nào đó, 1 khả năng nào đó cho dù với xác suất rất thấp vẫn phải xảy ra sau 1 khoảng thời gian dài dường như vô tận. Đó là 1 sự thay đổi sẽ tái thiết vũ trụ giống như Big Bang trước đây đã từng? Nghĩ xa hơn, vẫn còn những vũ trụ khác đang tồn tại, liên tục sinh ra, phát triển và chết đi, thậm chí theo những cách nhau với những quy luật vật lý khác nhau? Đó là những câu hỏi chưa có lời đáp và có lẽ có cùng ý nghĩa với 1 câu hỏi khác mà một số người vẫn thường đặt ra: Vậy thì có gì trước Big Bang?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019