Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


IUPAC chính thức công nhận nguyên tố 113 là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn

ND Minh Đức
1/1/2016 18:52Phản hồi: 72
IUPAC chính thức công nhận nguyên tố 113 là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn
Sau hơn 1 thập kỷ truy tìm bằng chứng, cuối cùng thì nguyên tố siêu nặng mang số hiệu nguyên tử 113 đã được chính thức công nhận là một nguyên tố thuộc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Sự kiện lần này không chỉ là thành công của các nhà khoa học sau nhiều năm nghiên cứu, góp phần hoàn thiện hệ thống tuần hoàn mà Mendeleev đã tạo ra cách đây hơn 200 năm, mà còn đẩy giới hạn hiểu biết của con người tiến thêm một bước nữa.

Nguyên tố đó trước đây được biết tới với tên gọi ununtrium, ký hiệu tạm là Uut, số hiệu nguyên tử 113, nằm giữa copernicum và flerovium trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Đây là một nguyên tố siêu nặng (SHE) có số hiệu nguyên tử từ 110 trở lên. Các nhà vật lý đã tạo ra nó trong lúc vận hành máy gia tốc hạt năng lượng cao và do đó, người ta nói vui rằng việc tìm ra nguyên tố này cũng giống như người sắt Tony Stark đã tự xây dựng một máy gia tốc cộng hưởng từ để phát hiện ra nguyên tố mới.

Tuy nhiên, đó là phim còn trong thực tế thì việc tạo ra một nguyên tố mới được các nhà khoa học ví như là bơi trong địa ngục đầy khó khăn và tốn rất nhiều thời gian. Dấu hiệu đầu tiên của Uut xuất hiện vào năm 2003, khi nhóm nghiên cứu Mỹ - Nga tại phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (LLNL) tuyên bố đã phát hiện ra bằng chứng của một nguyên tố mới. Trong khi đó vào năm 2004, một nhóm nhà khoa học của Nhật Bản tại RIKEN tuyên bố cũng có quan sát tương tự và năm 2005 điều đó lại được lặp lại.

Tuy nhiên, Liên minh quốc tế về hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng (IUPAC) yêu cầu cần phải có khám phá cuối cùng và đáng tiếc là chưa có bằng chứng thuyết phục được đưa ra. Vấn đề ở đây là thật ra các nguyên tố siêu nặng này không bền vững, không thể tồn tại được lâu và đồng vị của nguyên tố thứ 113 này chỉ tồn tại chưa tới 1/1000 giây. Do đó rất khó để theo dõi các chuỗi phân rã hạt nhân - bằng chứng của một nguyên tố mới.

Giáo sư Kosuke Morita, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu Nhật Bản cho biết: "Qua hơn 7 năm, chúng tôi đã tiếp tục tìm kiếm dữ liệu thuyết phục để xác định nguyên tố 113, nhưng không hề có một sự kiện nào xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi không bao giờ từ bỏ và tôi tin rằng, một ngày nào đó, nếu chúng tôi kiên trì, sự may mắn sẽ đến với chúng tôi một lần nữa."


Và sự lạc quan của ông đã được đền đáp vào ngày 12/8/2012, khi mà nhóm nghiên cứu cuối cùng đã tuyên bố rằng sự kiện mà họ mòn mỏi chờ đợi đã xuất hiện. Các kết quả phân tích dữ liệu đã đi tới một kết luận đầy thuyết phục, đủ để IUPAC công nhận rằng đây là một phát minh bona fide (từ tiếng Latin chỉ sự đúng với sự thật, tuyên bố của IUPAC cũng dùng từ này, khá hay nên mình giữ lại). Và với thành tựu này, nhóm nghiên cứu Nhật Bản có được vinh dự đặt tên cho nguyên tố 113, trở thành nhóm khoa học châu Á đầu tiên được đặt tên cho một nguyên tố. Đồng thời, lần này IUPAC cũng xác nhận các nguyên tố 115, 117 và 118 đã được phát hiện bởi LLNL (Mỹ) và Dubna (Nga).

Dù việc tạo ra một nguyên tố siêu nặng là rất khó khăn nhưng tại sao các nhà khoa học lại cố gắng làm điều đó? Bản chất tự nhiên của khoa học không phải là để đội vòng nguyệt quế lên đầu. Tất cả đều được thực hiện với mục đích cuối cùng là tạo ra những khám phá mới và đẩy giới hạn kiến thức của con người tiến thêm một đoạn nữa. Và với những nghiên cứu như thế này sẽ tiếp tục cải thiện sự hiểu biết của con người về hạt nhân nguyên tử.

Mặt khác, nó còn có thêm một tiềm năng nghiên cứu nữa đối với các nhà khoa học. Thông thường thì các nguyên tố càng nặng thì tuổi thọ của nó càng ngắn. Tuy nhiên, nguyên tố phát hiện lần này trông có vẻ như có tuổi thọ dài hơn bình thường. Đối với các nhà vật lý, điều này vô tình ủng hộ một giả thuyết trước đây về "hòn đảo ổn định" trong bảng tuần hoàn, một khu vực các nguyên tố siêu nặng và ổn định mà hiện nay chỉ mới dự đoán chứ chưa phát hiện được.

Sau thành công lần này, nhóm nghiên cứu Nhật Bản cho biết rằng họ sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm củng cố lập luận chứng minh sự tồn tại của nguyên tố 113, đồng thời tiếp tục tim kiếm bằng chứng của nguyên tố 119, hướng tới kiểm tra tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc hàng thứ 7, thứ 8 và tất nhiên là "hòn đảo ổn định" nữa.

Tham khảo Gizmodo, LLNL, Japantimes, GWD
72 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mrtulq1
ĐẠI BÀNG
8 năm
hic, hỏi ngu là nguyên tố này sau này sẽ áp dụng trong lĩnh vực nào...
@mrtulq1 Đây là câu hỏi rất lớn khi phát minh, tìm ra một cái mới trong khoa học / kỹ thuật. Nhiều công trình mà tính ứng dụng của nó phải 200- 300 năm sau mới biết được. Nên những câu hỏi như thế này thì cứ để tương lai trả lời bạn à 😃
hhd357
TÍCH CỰC
8 năm
@mrtulq1 câu này giống câu hỏi "học toán để làm gì " 😆
hkk626
ĐẠI BÀNG
8 năm
@mrtulq1 Sau cả chục năm nghiên cứu người ta thu được những gì từ những nghiên cứu đó, chứ đâu phải tìm ra để làm gì ?
Nitd
Trứng
8 năm
@stanley nguyen Mình nghĩ là tới lúc họ tìm ra cái đảo gì gì đó thì mình sẽ có những nguyên tố hoá học mới ứng dụng vào thực tế. Mà tới lúc đó thì chúng ta đã thuộc về lịch sử hết rồi...
Xin chúc mừng họ. Quả thật là không thể tin nổi, thật tuyệt vời.
sonvnvn
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Đẹp trai khoai to Đối với tôi. Thật tuyệt vời! Không thể hiểu nổi.
johnny8384
TÍCH CỰC
8 năm
em tưởng là nó phải tồn tại trong tự nhiên thì mới được xếp vào bảng HTTH chứ?
osama.lyduc
ĐẠI BÀNG
8 năm
@johnny8384 Tồn tại trong tự nhiên có 2 loại:
1. Các đồng vị có chu kỳ bán rã dài, hay số lượng lớn thì đến thời điểm này vẫn còn trên trái đất
2. Các đồng vị bền ko phân rã thì tồn tại mãi (theo lý thuyết)
Bảng tuần hoàn sắp xếp theo số Z của nguyên tố, nên còn hay ko vẫn nằm trong đó thôi bạn.
Thực ra trong bảng tuần hoàn có những đồng vị đã ko còn tồn tại nữa vì chu kỳ bán rã của nó ngắn hơn so với tuổi của Trái Đất nhưng vẫn có mặt trong bảng
@johnny8384 Câu trả lời chính xác và ngắn gọn là. Bảng tuần hoàn hóa học là bảng tổng hợp những chất đơn lẻ, k kết hợp với bất kỳ chất nào. Chất đơn lẻ đó đc có sẵn trong tự nhiên hay đc tạo thành đều có trên bảng.
@johnny8384 không cần phải tồn tại trong tự nhiên bạn à, miễn nó đúng quy luật của bảng tuần hoàn là được
rosejaooh
TÍCH CỰC
8 năm
Mặc dù rất thích hoá học vô cơ nhưng chả hiểu gì cả 😁
Hồi bé thích đọc mấy bài như thế này dã man, rồi cũng mơ mình thành nhà khoa học này nọ, tìm ra thứ gì lớn lao kì vĩ. Sau lớn lên ước mơ nhỏ bé lại chỉ là ráng làm đủ tiền để mua những thứ đồ công nghệ mình thích vậy là hạnh phúc rồi. Đúng là càng lớn con người lại càng thực dụng 😃
TheWingAg
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Archibald_Mclean e phải đk like cho B. Đồng quan điểm và hành động lun.
@Archibald_Mclean Đó là người VN thôi, còn tụi tây càng lớn càng có hoài bão bởi vậy mới có xã hội ngày nay.
cuthuyen
TÍCH CỰC
8 năm
Haiz, mình ngày xưa đi học hết cấp 3 cũng chưa được học đến 100 nguyên tử. Học cái thau nhôm, thau đồng thui là đã muốn lòi cái não ra rồi.
luka brasi
ĐẠI BÀNG
8 năm
để ứng dụng vào việc gì nhỉ?
break3go
ĐẠI BÀNG
8 năm
thật là vinh dự cho châu á, lại phải chờ đợi xem nguyên tố mới có ứng dụng gì hay không ...
nguyên tố 113 này đêm nào chả đi tuần qua khu phố nhà em, mấy cậu choai lạng lách hay bị nguyên tố này ép lề lắm , tính ứng dụng rất cao, cao ngang mặt luôn 😁
thuc37na
TÍCH CỰC
8 năm
@eternal_vnn thật là mở mang tầm hiểu biết :eek:
Thầy hồi xưa dạy nhớ hoài : Bé Mang Ca Sợ Ba Rầy = Be Mg Ca Sr Ba Ra
lucky luke
TÍCH CỰC
8 năm
@archi-T Em thì được dạy: Bé Mang Cây Súng Bắn Rắn.
Ly Này Không Rót Cà Phê = Li Na K Rb Cs Fr
và: Phải Chi Bé Yêu Anh = Fl Cl Br I At
chỉ tồn tại trong 1/1000s thì chỉ để chơi là chính.
nutac_bb
ĐẠI BÀNG
8 năm
Từ hôm nay lên lớp cho đám học trò em phải "tuyên bố" lại là có "113 nguyên tố hóa học". Con người chỉ mới biết một phần rất nhỏ những gì có xung quanh ta, mà ta lại chỉ biết những gì rất nhỏ mà con người biết!
ôi hóa học huyền nhiệm, ăn sương sa hạt lựu cũng có cái để nói, nấu chè đỗ đen cũng có chuyện để nói, tự chế soda chanh cũng có hóa học,.... 😁
Kal-el119
TÍCH CỰC
8 năm
Dốt hóa bẩm sinh nên em ko care vấn đề này 😆
thienphuc811
ĐẠI BÀNG
8 năm
khi nào cần mua áo giáp sắt nhớ sang phố huế của hàng á phi âu
@thienphuc811 cửa sắt hàng á phi âu 😁
Howard Stark và Tony Stark là thiên tài, tỷ phú có điều kiện nghiên cứu nên không thể so sánh được. :v
T-Com
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thế đọc là un-un-tri-um hay là u-nun-tri-um?
@T-Com Đọc mịa nó là 113 luôn cho nhanh 😁
phudiec_95
ĐẠI BÀNG
8 năm
@T-Com sắp tới ko cần quan tâm nữa vì bên RIKEN chuẩn bị đặt tên mới rồi
Đang chọn giữa Japonium, Rikenium và Nishinanium (đặt tên theo tên quốc gia, tên phòng thí nghiệm hoặc tên của cha đẻ ngành vật lý hiện đại Nhật Bản Yoshio Nishina)
@NTN-BEARINGS Ông tên gì? Mịa gọi ông là 000 cho nhanh!!!
Nếu cứ làm theo cách đó thì nguyên tố nào mà chả tạo ra đc.
@Hoang_HaoMinh ngồi bình luận là 1 chuyện, làm là chuyện khác
MasterPhuong
ĐẠI BÀNG
8 năm
Nguyên tố mới cũng là 1 đồng vị phóng xạ yeah yeah thui khỏi quan tâm nhớ chi cho mệt haha

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019