[Khoa học] Tại sao băng lại trơn?

Du0ngHuynh
4/12/2017 5:57Phản hồi: 76
[Khoa học] Tại sao băng lại trơn?
"Tại sao băng lại trơn?" dường như là một câu hỏi ngờ ngệch vì chuyện băng trơn dường như ai cũng có thể biết và đó như là một điều hiển nhiên. Tuy nhiên, để lý giải nó bằng những minh chứng khoa học cụ thể, thì đó lại là một câu chuyện dài.

usatsi_7757290.jpg
Mùa đông ở một số nước hàn đới, nhiệt độ xuống thấp đến âm và nước chuyển dần sang thể răn để tạo thành băng, và một trong những môn thể thao phổ biến nhất vào mùa đông được nhiều người yêu thích đó chính là trượt băng, chính xác hơn thì chúng ta phải gọi là “trượt nước” vì sự thật là chúng ta di chuyển chân của mình trên một mặt nước.

5ac1f75bf2e1c40d92052567554532dd-1024x527 (1).jpg
Tại sao lại nói như vậy như vậy?
Các nhà khoa học giải thích rằng băng hoạt động giống như một dạng chất lỏng. Trong thực tế, lớp bề mặt của băng không quá lạnh như chúng ta nghĩ. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh điều này bằng cách sử dụng kỹ thuật hiện đại để đo độ nhạy ở bề mặt băng. Điều thú vị ở đây là luôn luôn tồn tại một lớp nước rất mỏng phủ phía trên bề mặt lớp băng ngay cả khi ở nhiệt độ ở - 30 độ C. Đó là lý do tại sao khi bạn đặt hai khối nước đá trong ngăn lạnh thì một lúc sau chúng sẽ dính rất chặt với nhau. Nhưng cũng tương tự, khi bạn đặt hai miếng vàng hay kim loại bên cạnh nhau trong cùng thời gian thì chúng không hề dính lại. Điều này xảy ra bởi vì luôn có một lớp nước mỏng bao bọc tản băng tạo ra sự kết dính, các chất rắn khác không hề được như vậy.

ice-1000x480.jpg
Các nhà khoa học từ Đại học Amsterdam đã sử dụng các thiết bị có thể phân biệt giữa lớp băng ngoài cùng và cấu trúc cứng bên trong của lớp băng ở nhiệt độ - 30 độ C. Họ phát hiện ra rằng có bốn lớp phân tử dày ở - 3 độ C và hai lớp phân tử ở - 30 độ C. Khi giảm nhiệt độ thấp hơn sẽ làm lớp nước mỏng đó tiếp tục mỏng dần đi. Đó là lý do tại sao băng trở nên trơn trượt hơn khi nhiệt độ giảm. Đồng nghĩa với việc khi băng ở nhiệt độ dưới - 30 độ C, việc trượt băng rất khó, nhưng bạn có thể đi bộ trên băng mà không hề lo lắng rằng sẽ trượt ngã.

tlb_162746.jpg
Mọi người đều biết nước đóng băng ở 0 độ. Tuy nhiên, bây giờ bạn biết rằng chỉ một phần nhỏ vẫn ở dạng lỏng cho đến -30, tức là băng sẽ hoàn toàn đóng băng khi ở nhiệt độ dưới -30 độ C. Đây có thể là một thực tế thú vị nhỏ, nhưng ít nhất bạn biết một trong những lý do tại sao băng thường lại trơn.

76 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ahihi, có cái hiện tượng vì sao nước nóng để tủ lạnh thì đông đá nhanh hơn nước lạnh đến giờ khoa học vẫn không giải thích được. Ahuhu
rosejaooh
TÍCH CỰC
6 năm
@nguyenhuynhvn Vì khi cho nước nóng vào tủ lạnh sẽ bật chế độ làm lạnh nhanh nên sẽ thành đá nhanh hơn nước lạnh 😁
@Kelvin1992 Tủ lạnh thông minh..;))
Longshy
TÍCH CỰC
6 năm
@rosejaooh Và khi đó tủ lạnh sẽ nhanh die cái bình ga hơn
TiaMi
TÍCH CỰC
6 năm
@nguyenhuynhvn co bai` han hoi r nhe ban
dntphuc
TÍCH CỰC
6 năm
Cảm thấy câu này có vấn đề 😔
@mr.chunglv chữ xanh chữ đỏ đồ 😁, vấn đề đọc hiểu đồ, ghê thặc =))
dntphuc
TÍCH CỰC
6 năm
@mr.chunglv Bạn thông cảm. Mình không học hành gì nhiều 😔
@mr.chunglv Bạn đọc kỹ lại xem. Câu tô đỏ thì nói khi nhiệt độ giảm thấp hơn sẽ làm băng trở nên trơn trượt hơn. Chỗ đó bị sai nên khi gắn với câu sau sẽ thành khó hiểu là đúng rồi. Khi trơn trượt hơn thì trượt băng phải dễ dàng hơn chứ.
Haichec
ĐẠI BÀNG
6 năm
@dntphuc Mình cũng thấy có vấn đề, phải đọc lại, băng càng trơn thì trượt mới dễ chứ sao lại khó.
hoaithy92
ĐẠI BÀNG
6 năm
chỉ thắc mắc là sao chạy xe hay trượt băng với tốc độ cao và thân hình nằm gần mặt đất mà k ngã sml nhỉ :v
@thang_1234 Ừ. Lực li tâm hay còn gọi là phản lực của lực hướng tâm @@@
ice.akai
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hoaithy92 Lực quán tính ly tâm bạn ạ. Miễn là bạn đủ vận tốc + ma sát tại chân đảm bảo.
@hoaithy92 Đờ mờ... Đang định vào comment photoshop xóa lem nhem chỗ tay nhìn bẩn hết cả hình... Đã thế lại gây khó hiểu cho những ai k nghĩ đây là hình pts...
@hoaithy92 mờ đờ... đang tính vào hỏi diển biến tiếp theo của tấm hình đó.
Cô gái này mặt biểu cảm quá, tôi nghĩ cô ta đang rất sướng
[​IMG]
novavn
CAO CẤP
6 năm
@deptraithu2TT Phê
chia sẻ thêm điều thú vị nữa : nước ở nhiệt độ 4 độ C thì xảy ra 2 trường hợp : hoặc vẫn dạng lỏng , hoặc dạng rắn . Do đó nên người ta ko thể dùng nước để làm nhiệt kế thay cho thủy ngân được.
@Black Mamba Không phải vậy dùng nước thay thủy ngân trong nhiệt kế thì sẽ không thể thấy được sự thay đổi nhiệt độ chứ không phải cần ống thủy tinh cao hơn 13,6 lần. Thủy ngân là kim loại nên độ nở nhiệt của nó cao mà nó lại ở dạng lỏng nên dễ quan sát. Chứ nếu có cái gì mà giống như nước mà bạn nói cao gấp 13,6 lần thậm chí chỉ cần gấp 2 thủy ngân thôi người ta sẽ thay thế luôn, bởi như thế độ nhạy sẽ tăng lên 13,6 lần mà lại an toàn vì thủy ngân độc
M43-nhl
TÍCH CỰC
6 năm
@anhlanguoibanthan Đã "do đó" rồi thì ko cần "nên" nữa!
@doantatthang Chính xác...tui định trả lời mà bác đã ghi rồi....
@vuxuanquy K dùng nước vì độ giãn nở của nước k tuyến tính, ở điều kiện trên 4 độ c nhiệt độ giảm thì thể tích nước giảm nhưng đến 4 độ c thì nước có khối lượng riêng lớn nhất, sau đó giảm tiếp thì thể tích lại tăng
Chỉ muốn hỏi sao tom toàn đi bằng móng chân trên băng còn jerry thì trượt vèo vèo =)))
@Naruto_Xboy Và, Pluto cũng đi bằng móng còn Mickey cũng trượt vèo vèo. Cớ chế khoa học nào lại dẫn đến khác biệt này nhỉ. Chắc do bộ vuốt [bắt mồi] quá nhọn nên kg trượt được
@Naruto_Xboy Cơ chế ở đây là mèo là loài nhát nước, nhát cả những loại nào lạ lẫm.Còn chuột thì nhạc nào nó cũng nhảy, nó chả sợ cái gì.Thế thôi ,@@@@
@Naruto_Xboy Đơn giản là Jerry trượt băng giỏi hơn còn Tom không biết trượt băng nên phải dùng móng để tạo ma sát. Nếu Tom mà đứng bằng bàn chân như bình thường thì té sml. Đã có đoạn film thể hiện cảnh Tom đi trên băng và bị té ngã khi đuổi bắt Jerry.
@Naruto_Xboy Chỉ đơn giản là tác giả thích thế
Ryu8
TÍCH CỰC
6 năm
Rất đơn giản, băng trơn là bởi vì băng nó trơn!!...có thế mà cũng phức tạp cả lên 😁
Chỗ này bạn dịch sai này, khi nhiệt độ giảm, nó mất dần lớp nước trên bề mặt đi và băng trở nên ít trơn hơn, chứ không phải trở nên trơn hơn.
mr.chunglv
TÍCH CỰC
6 năm
@Black Mamba Băng mà không đủ cứng thì trơn cái nỗi gì ? khi nhiệt độ giảm, băng cứng hơn (ít mòn khi trượt) + lớp nước,... Bạn nói cái khoảng độ trơn sau điểm cực đại
Untitled.jpg
@mr.chunglv Bạn nhầm giữa khái niệm "trơn" và "cứng để trượt băng".

"Băng mà không đủ cứng thì trơn cái nỗi gì?" Câu này của bạn hoàn toàn không logic cả về mặt lý luận và vật lý, ai bảo bạn nó phải đủ cứng thì nó mới trơn? Cái điểm cực đại mà bạn vẽ ra, cũng sai nốt.

Mình đã giải thích chi tiết ở cmt #75 trong chủ đề này.
tucammoi
TÍCH CỰC
6 năm
vì nó có nước chứ sao.
lenhuttrung
ĐẠI BÀNG
6 năm
cứ tưởng lạnh quá nên nó xích lại gần nhau cho ấm chớ
Mình có tìm hiểu về cái này một lần rồi nhưng không đúng với thớt nói cho lắm
Khi tác dụng một lực lên bề mặt băng (ở đây là trọng lượng cơ thể) thì áp suất ở đó tăng nên nhiệt độ tăng sẽ hình thành một lớp nước kiến hệ số ma sát giảm => điều cần CM 😁
@Đào Tiến Đức cách giải thích như bạn đã có từ lâu rồi và nó sai nhé
empty77
TÍCH CỰC
6 năm
Theo mình biết thì nước có tính chất là khi áp suất tăng nhiệt độ đông đặc sẽ giảm.
Lưỡi giày trượt mỏng như dao sẽ làm áp suất tỳ lên băng tăng cao dẫn đến hoá lỏng cục bộ ở vị trí tiếp xúc vì vậy nên băng trơn.
Đó cũng là lý do vì sao giày trượt băng lưỡi lại mỏng như vậy.
E tưởng là do mật độ phân tử của nước nó sát vào nhau nên trơn 😁
tvkhanh582
ĐẠI BÀNG
6 năm
Tại tác giả cố tình dùng từ "trơn" dân dã nên chúng quên đi kiến thức khoa học cơ bản của mình.
Phải dùng từ "ma sát" thì khoa học hơn, dễ giải thích hơn. Càng trơn có nghĩa là ma sát càng thấp.
Độ ma sát trên bề mặt băng thấp do các nhân tố sau:
1. Như tác giả nói, luôn tồn tại lớp nước mỏng trên bề mặt băng. Nước đóng vai trò là 1 chất làm giảm độ ma sát rất phổ biến.
2. Khoảng cách phân tử của các hạt trên băng nhỏ hơn nhiều so với các chất rắn khác: giảm độ ma sát.

Nếu chú ý, các loại giày trượt băng có đế rất mỏng, mục đích là để giảm diện tích tiếp xúc bề mặt, như vậy sẽ làm giảm độ ma sát (lực ma sát tỉ lệ nghịch với tiết diện tiếp xúc)
KO2
TÍCH CỰC
6 năm
@tvkhanh582 Vật lý phổ thông: Lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.
wingzero
ĐẠI BÀNG
6 năm
@tvkhanh582 Cục gạch đặt ngang hay đặt dọc kéo nó đều mất sức như nhau nhé bạn
traiminot
ĐẠI BÀNG
6 năm
Giữa lớp băng và tiếp xúc dày trượt bao giờ cũng có nước lên khi đó nước được xem như chất bôi trơn để dày trượt trên đó
Hay ! Giờ em đã hiểu fugacar diệt trừ giun như thế nào ! Thanks ad

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019