Kiểm soát tĩnh điện cho người khi làm việc trong khu công nghiệp

Thavina
2/5/2018 15:27Phản hồi: 0
1. Kiểm soát tĩnh điện cho người.

Con người là yếu tố hàng đầu sinh ra tĩnh điện. Đơn giản như hoạt động đi lại hoặc di chuyển trong quá trình sửa chữa một bản mạch cũng tạo ra mức tĩnh điện vào ngàn volt. Nếu không được kiểm soát đúng cách tĩnh điện phát sinh có thể phóng vào thiết bị nhạy cảm tĩnh điện (dạng phóng tĩnh điện theo mô hình HBM). Ngay cả trong quá trình lắp ráp và test với mức độ tự động hóa rất cao thì con người vẫn tiếp xúc với ESDS ở: nhà xưởng, sửa chữa, phòng lab, vận chuyển. Do đó các chương trình kiểm soát chống tĩnh điện thường tập trung vào kiểm soát tĩnh điện và phóng tĩnh điện từ con người.

1.1. Vòng đeo tay ESD

Thông thường, vòng đeo tay là cách cơ bản nhất để nối đất cho con người. Khi một người sử dụng vòng đeo tay đúng cách thì vòng đeo tay luôn giữ cho điện thế của con người ở gần mức 0 volt. Nó duy trì mức điện áp giữa con người và các thiết bị quanh khu vực thao tác là bằng nhau (đẳng thế), do đó khó sảy ra hiện tượng phóng tĩnh điện. Khi một người ngồi trên ghế không phải ESD thì bắt buộc nối đất thông qua vòng đeo tay ESD.

Vòng đeo tay gồm 2 bộ phận chính:


Dây đeo: kết nối cổ tay người, dây kết nối: Kết nối dây đeo tới điểm nối đất.

Thông thường các vòng đeo tay sẽ có điện trở để hạn dòng. Thông thường điện trở của vòng đeo tay là 1Mohm. Công suất là 0.25W khi con người sinh ra mức tĩnh điện 250 Volts.

1.2. Thảm sàn chống tĩnh điện,giày.

Phương pháp nối đất thứ hai là sử dụng hệ thống: Sàn/ Footwear để truyền tĩnh điện và giảm mức tĩnh điện do con người tạo ra. Sử dụng sàn ESD/ Giầy, vòng đeo chân chống tĩnh điện là cần thiết cho khu vực có con người di chuyển. Ngoài ra sàn chống tĩnh điện còn làm giảm mức phát sinh tĩnh điện cũng như truyền tĩnh điện của ghế, thiết bị di động. Tuy nhiêu yêu cầu bắt buộc là các thành phần phải truyền dẫn được tĩnh điện, bánh xe phải được làm bằng vật liệu dẫn điện hoặc truyền dẫn tĩnh điện.

Hệ thống nối đất cho người bao gồm con người, giầy, sàn phải đảm bảo gióng như hệ thống nối đất thông qua vòng đeo tay (nhỏ hơn 35 Mohm) và mức phát sinh tĩnh điện không vượt quá 100 Volt (ANSI/ESD STM 97.2).

1.3. Quần áo

Quần áo được xem như một thành phần cần kiểm soát chống tĩnh điện trong khu vực kiểm soát ESD. Đặc biệt là phòng sạch và môi trường có độ ẩm thấp. Vật liệu làm quần áo thường bằng loại vải tổng hợp, sẽ phát ính tĩnh điện và có thể phóng tĩnh điện tới tới các linh kiện ESDS hoặc điện trường xung quanh chúng sẽ gây ra hiện tượng cảm ứng. Quần áo chống tĩnh điện sẽ làm nén hoặc suy giảm điện trường của quần áo thông thường. Theo tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20 và tiêu chuẩn quần áo ANSI/ESD STM 2.1, quần áo ESD được chia làm ba loại:

Loại 1: Quần áo được kiểm soát tĩnh điện nhưng không nối đất. Tuy nhiên tĩnh điện sinh ra trên quần áo sẽ tích tụ và là nguồn phát sinh tĩnh điện.

Quảng cáo



Loại 2: Quần áo được nối đất, khi được kết nối với hệ thống nối đất nó sẽ cung cấp một mức nén điện áp lớn hơn của quần áo nền bên dưới.

Loại 3: Quần áo chống tĩnh điện được nối đất thông qua tiếp xúc với da của con người (được nối đất thông qua hệ thống nối đất). Yêu cầu tổng điện trở bao gồm con người và quần áo, điểm nối đất có tổng điện trở nhỏ hơn 35Mohm.
nguồn : thavina.vn
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019