Kính viễn vọng không gian Kepler chính thức ngừng hoạt động sau gần 10 năm trên quỹ đạo

MinhTriND
6/11/2018 11:20Phản hồi: 60
Kính viễn vọng không gian Kepler chính thức ngừng hoạt động sau gần 10 năm trên quỹ đạo
Gần 10 năm hoạt động, quan sát được hơn 530.000 ngôi sao, phát hiện trên 2.500 hành tinh, tàu vũ trụ và cũng là kính thiên văn Kepler đã chính thức ngừng hoạt động vì một lý do đơn giản - hết nhiên liệu. Trên thực tế, các kỹ sư đã sớm nhận thấy việc Kepler sắp cạn nhiên liệu từ đầu mùa hè năm nay. Lúc bấy giờ, họ chuyển con tàu vào chế độ an toàn (safe mode), một nỗ lực nhằm chép toàn bộ những dữ liệu mà con tàu thu được từ trước đến nay về lại Trái Đất trước khi quá muộn.

Theo dự tính ban đầu, Kepler được phóng lên quỹ đạo với lượng nhiên liệu Hydrazin (N2H4) đủ dùng cho 6 năm nhưng cho đến thời điểm dừng hoạt động, con tàu đã vận hành được 9 năm, 7 tháng, 23 ngày. Sau khi không còn nhiên liệu, NASA quyết định cho con tàu "nghỉ hưu" và hiện tại, các nhà khoa học cho biết có thể nó đang ở quỹ đạo xa Trái Đất. Dự kiến sắp tới, nhóm chuyên gia sẽ gửi lên một dòng lệnh nhằm tắt hệ thống điện cũng như toàn bộ các thiết bị khác, biến Kepler trở thành một vật thể bay im lặng quanh quỹ đạo.

Kepler_graphic_tinhte.jpg

Kepler được phóng lên không gian vào năm 2009 với sứ mệnh tìm kiếm các hành tinh nằm bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Vào thời điểm đó, có rất ít ngoại hành tinh được phát hiện nhưng về cơ bản, Kepler được đánh giá là một bước ngoặt lớn về kỹ thuật khoa học. Nguyên lý hoạt động của hệ thống chính là phát hiện ngoại hành tinh bằng cách tìm kiếm những thay đổi về ánh sáng của một ngôi sao khi một hành tinh đi ngang qua vùng nằm giữ ngôi sao đó và Trái Đất. Theo William Borucki, một chuyên gia từng tham gia chương trình Kepler, việc đó cũng giống như "bạn đang cố tìm một con bọ chét đang bò qua phía trước đèn xe hơi khi nó đang cách bạn hơn 160 cây số".

Trong những năm đầu hoạt động, Kepler thu được thành công vang dội. Nhưng đến năm 2012, một số thiết bị trên tàu vũ trụ bị trục trặc khiến cho nó hoạt động không ổn định. 1 năm sau, tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn, thậm chí các nhà khoa học đã nghĩ số phận của Kepler kết thúc từ đó. Sau đó vào năm 2013, việc nghĩ ra giải pháp dụng áp lực của ánh sáng Mặt Trời để cân bằng con tàu đã giúp hồi sinh Kepler, giúp nó tiếp tục thực hiện một sứ mệnh khác mang tên K2.

kepler_tinhte_01.jpg

Tính đến thời điểm ngừng hoạt động, Kepler đã quan sát được 530.506 ngôi sao, phát hiện 2.662 hành tinh - một con số không hề nhỏ trong công cuộc khám phá vũ trụ của loài người. Được biết, gần như toàn bộ dữ liệu đã được gửi về Trái Đất một cách an toàn, nhưng vẫn còn một số đang trên đường đi.

Kepler không còn rõ ràng là mất mát lớn nhưng may thay, NASA vẫn còn có TESS hiện đang trên quỹ đạo và James Webb - kính thiên văn vũ trụ khổng lồ hứa hẹn sẽ thăm dò hơn 2100 mục tiêu, tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

Dù vậy, sứ mệnh James Webb cho đến nay vẫn đang bị trì hoãn. TESS, James Webb hay bất kỳ chiếc kính viễn vọng không gian nào đều còn một chặng đường rất xa mới bắt kịp Kepler. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ sẽ giúp các hệ thống này mang đến cho chúng ta những hình ảnh sắc nét và chi tiết hơn, cuối cùng là gia tăng sự hiểu biết của con người về những gì xa xăm ngoài kia vũ trụ.

Nguồn: The Verge
60 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Có một ngày nào đó, người ta sẽ có cách gửi "nhiên liệu" và hồi sinh Kepler, hy vọng thế 😁
@vule123 Sạc không dây hả?! Kk
@nguyenly2016 "Gửi nhiên liệu" chứ sạc không dây nào xài được bác. Toàn dùng năng lượng mặt trời chủ yếu cho linh kiện điện tử hoạt động.
Eldimio
CAO CẤP
5 năm
@nguyenly2016 Nó phải dùng nhiên liệu tên lửa để chuyển hướng trong không gian nên kiểu gì muốn nạp cũng phải phóng 1 tàu tiếp liệu mini lên ghép nối.
@vule123 cái này chắc khó. vì lúc không có ánh sáng mặt trời. con tàu sẽ phải có chế độ sưởi cho các thiết bị diện tử. mà khi hết nhiên liệu thì linh kiện điện tử không được sấy có khi hỏng do nhiệt độ xuống quá thấp
@Eldimio Chi phí sẽ cao y như phóng cái mới. Mà kiểu phóng này là có đi không có về nên chắc phóng cái mới chứ không ai lên thay đâu.
Phát hiện mới 2662 hành tinh 😁 Ấn tượng quá
i.ntluu
ĐẠI BÀNG
5 năm
Phí nhỉ 😃
@i.ntluu bác xin nasa rồi mang về bán ve chai. chắc nó cho đấy
@thangngocit 😁 chi phí vận chuyển tự lo
topol1990
TÍCH CỰC
5 năm
@i.ntluu Có khi em sẽ xin NASA kiếm cái thấu kính về soi côn trùng, hỗ trợ cho con dslr chụp macro o_O
i.ntluu
ĐẠI BÀNG
5 năm
@thangngocit Nếu nó hạ xuống và cho thì e cũng miễn cưỡng nhận a
i.ntluu
ĐẠI BÀNG
5 năm
@topol1990 Thế thì soi đc cả kẽ tơ, sợi cọng bác ah
có kính thay chưa nhỉ, mà chắc thay cái ghê hơn
11.8l nguyên liệu được dùng là sao nhỉ, nghe có vẻ ít so với việc chạy 1 cỗ máy trong gần 10 năm trời. Nếu là 11,8l thì mình dùng dấu phẩy mà.

P/s: vừa đọc lại bảng tiếng Anh bên The Verge. Giá trị gốc 3,12 gallon ~ 11l như bác kia nói là đúng ạ. Chắc ống kính thi thoảng mới phải thay đổi tiêu cự nên ko quá tốn nhiên liệu, nên mới có chuyện dùng 10 năm mất có 11l dầu.

Em hơi thắc mắc vụ trans sang tiếng Việt thì đơn vị nên dùng dấu "," , thay vì dùng "." để đỡ nhầm lẫn thôi.

galon.jpg
@megatroll Lúc lên là nó dùng tên lửa đẩy để đưa lên, cái này mới tốn nhiều nhiên liệu. Khi đã vào quỹ đạo chuẩn thì hoạt động của nó chủ yếu dựa vào năng lượng mặt trời để hoạt động máy móc, còn nhiên liệu đây để điều chỉnh quỹ đạo nếu cần, xê dịch chút ít nên không cần nhiều nhiên liệu đâu bác.
MrPrjnce
ĐẠI BÀNG
5 năm
@megatroll Chính xác là khoảng 11 lít nhé bạn, nhiên liệu này chủ yếu được dùng để điều khiển con tàu (kính viễn vọng). Theo mình biết trong không gian chỉ cần một chút dịch chuyển nhỏ là có thể thay đổi hướng, vị trí... của tàu rồi.

Thêm thông tin về tình trạng nhiên liệu của Kepler mình tham khảo ở đây
https://www.nasa.gov/kepler/fuel-status-faq

P.S: Ông viết bài này có tâm phết, mình đoán là cắt ghép cẩn thận lắm mới việt hoá được cái hình 1 trong bài. Có điều thiếu thông tin (732,128 lệnh được thực thi), ổng thay bằng thời gian con tàu đã hoạt động (9 năm 7 tháng 23 ngày) vốn đã được nhắc đến ở trong cùng hình đó.
@vndkh Thay đổi hướng thì dùng con quay hồi chuyển ông ơi. Thay đổi quỹ đạo mới cần động cơ phản lực.
komodovn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hackieuhoang Con quay hồi chuyển chỉ xác định sự đổi hướng chứ nó làm sao thay đổi hướng của kính được.
Hoạt động quá hạn rồi. Nghỉ là ổn rồi. Không như vệ tinh của Tung Của. Chưa được bao lâu đã rơi
@nguyenly2016 bác có biết vệ tinh của VN mình (FPT) còn phải đi theo dạng hàng ký gửi không. mà còn chết nhăn răng trước khi được cánh tay robot thả ra ngoài không gian
@nguyenly2016 Vâng ! Người Việt chê tàu vũ trụ của tàu 😃
@nguyenly2016 Khi chúng ta chưa làm đc gì mà chê họ.
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Chúng ta đã sản xuất được Smartphone. Kk
herophanx19
ĐẠI BÀNG
5 năm
Từ giờ Kepler đã là lịch sử. Một lịch sử chói lọi của loài người trong thế kỷ XXI
@herophanx19 hồi xưa có chiến dịch sửa chữa kính Hub mà thằng Kepler này không được sửa hay nạp nhiên liệu. 😁 chắc do cấu hình cũ rồi máy cụ nasa không thèm nữa. giờ ngta lên cam xóa phông dual cam, octa cam hết rồi (. :D
herophanx19
ĐẠI BÀNG
5 năm
@thangngocit chắc vậy quá bác ơi, giờ phát triển quá mà hàng nó cũng cũ rồi, nên thôi chắc dành tiền đầu tư cái mới có vẻ tốt hơn. :p
RIP...
svincoll5
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thuê SpaceX mang nhiên liệu lên cho nó chạy tiếp chứ bỏ phí quá.
@svincoll5 cấu hình thấp quá bác ơi. ai thèm nữa, mấy cụ nasa chê rồi, giống như giờ ai đưa bác con iphone 2 cũ, hoặc galaxy s1 cũ, nói đi mua pin về thay rồi sài tiếp. chắc bác chả thèm ( máy cũ không có giá trị sưu tập nhé).
mrqd
TÍCH CỰC
5 năm
Tin đã làm tôi nhớ đến Johannes Kepler, nhà thiên văn học với các định luật về sự chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ. Một trong những nhà khoa học tạo nên Cách mạng khoa học thế kỉ 17. Vũ trụ được khám phá như ngày nay nhờ những công trình của ông.
dungladap
TÍCH CỰC
5 năm
Đám Tư Bản lãng phí tiền tài vào những thứ trên trời đưới đất.
herophanx19
ĐẠI BÀNG
5 năm
@dungladap cũng nhờ "Đám Tư Bản" đó mà thế giới mới biết Vũ trụ bao la nhường nào đó bác 😁
dungladap
TÍCH CỰC
5 năm
@herophanx19 Đám giở hơi biết bơi... còn đám không giở hơi lại chết chìm
Việt nam sẽ có câu: hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, đã đến lúc đồng chí được hạ cánh an toàn
anhmk95
TÍCH CỰC
5 năm
@tranvutruong thiếu bằng khen
Thực chất thay pin mới vẫn chạy tiếp được. Nhưng chắc thay pin phải bung máy gần bằng tiền mua mới! Nên đổi Kepler XS Max xài luôn, camera xịn hơn đời cũ! 😃
mimosa1805
TÍCH CỰC
5 năm
Nước người ta làm cái gì dự trù tuổi thọ 5năm 10 năm thì nó sẽ duy trì được gấp đôi thời gian đó còn nước nào đó đã nghèo làm cái gì chưa hết tuổi thọ đã hư mẹ nó rồi
@mimosa1805 bác đang đề cao nước nào đó rồi đó, thậm chí có cái còn chưa sử dụng dc gì đã hỏng rồi kìa> 😃
@mimosa1805 khu em ở. nó làm vỉa hè mà em không dám chạy bộ. vì sợ hư gạch. phải đi bộ 1 đoạn cả km để ra dc khu dân cư để chạy.
@thangngocit Chỗ bác còn đỡ. Chỗ em đường rộng, bê tông phẳng lỳ mà ếu dám chạy. Chạy là bị chó rượt.
Cảm ơn vì sự tận tuỵ :3
*salute*
Mấy cái này mình ấn tượng vì truyền dữ liệu ở khoảng cách xa vcc.
Đồ của Mỹ có khác ước tính 6 năm sài tới 9 năm mấy tháng. Đồ Việt Nam ước tính 1 năm xài 3 tháng
@Akiminh vậy là mấy bác KS nhà mình giỏi hơn nó. bởi vì ước tính thời gian hư hỏngchuẩn hơn và ít sai lệch hơn nó 😃. nên sẽ có kế hoạch làm mới đúng hạn
phuongsd
TÍCH CỰC
5 năm
@Akiminh Đồ gì vậy bạn? Nghe nhiều bạn nói VN mình còn ko sx được ốc vít mà? 😆)

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019