Kỷ lục mới trong lượng dữ liệu cần dùng để chứng minh một vấn đề toán học: 200TB

ND Minh Đức
27/5/2016 18:4Phản hồi: 113
Kỷ lục mới trong lượng dữ liệu cần dùng để chứng minh một vấn đề toán học: 200TB
Nếu bạn từng nghĩ rằng hồi nhỏ đi học giải phương trình, chứng minh bất đẳng thức tốn tới cả trang giấy đã là rất nhiều thì có lẽ bạn phải nghĩ lại bởi mới đây, các nhà khoa học đã phải dùng tới 200 TB dữ liệu, sử dụng 800 vi xử lý mới có thể được chứng minh được 1 bài toán và càng ngạc nhiên hơn khi mà bái toán đó chỉ xoay quanh định lý Pytago.

Đó chính là bài toán được đưa ra bởi nhà toán học Ronald Graham vào những năm 1980 và ông đã đưa ra phần thưởng 100 đô la lúc bấy giờ để tặng cho những ai có thể tìm được câu trả lời. Câu hỏi ở đây là:
Sieu_may_tinh_texas_Tinhte.png
Chiếc siêu máy tính tại Đại học Texas dùng để chứng minh bài toán

Và mãi cho tới bây giờ, nhờ sự trợ giúp của máy tính mạnh mẽ, nhóm 3 nhà toán học tại Đại học Texas mới có thể giải được bài toán. Hóa ra câu trả lời là không. Tuy nhiên để đạt tới kết luận này, nhóm đã phải thử kết hợp các số từ 1 tới 7825 (cho tới số 7824 thì câu trả lời vẫn là có tồn tại). Nhưng khi đạt tới số 7825 thì đã có hơn 10^2300 cách đánh dấu màu tất cả các con số này. Và để giải quyết vấn đề, nhóm đã sử dụng một số thủ thuật toán học để đơn giản hóa vấn đề nhưng vẫn còn lại 1 ngàn tỷ cách kết hợp cần phải kiểm tra.

ky_luc_toan_hoc_Tinhte.jpg
Những con số từ 1 tới 7824 có thể là màu đỏ hoặc xanh nên không có bộ ba a, b và c thỏa a2 +b2 = c2 có cùng màu. Mạng lưới 7824 ô vuông trên đây cho thấy vẫn có ít nhất một bộ như vậy với các con số được đánh dấu là đỏ hoặc xanh (một ô màu trắng đại diện cho khả năng 1 trong 2 màu). Tuy nhiên đối với bộ số từ 1 tới 7825 thì không có đáp án.

Đồng thời, họ phải sử dụng siêu máy tính Stampede tại Đại học Texas để phân tích các cách kết hợp, sử dụng 800 bộ vi xử lý trong suốt 2 ngày để tạo ra 200 TB dữ liệu (kỷ lục trước đây trong lĩnh vực này là 13GB.) Sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục sử dụng một chương trình máy tính để xác nhận lại kết quả này và tất nhiên, đáp án cuối cùng đơn giản là không.

Trên thực tế, kỹ thuật dùng máy tính để hỗ trợ chứng minh các vấn đề toán học là ngày càng phổ biến trong toán học mặc dù người ta vẫn tranh luận về mức độ tin cậy của nó. Cho tới hiện tại, phần lớn các nhà toán học vẫn đồng ý rằng số lượng dữ liệu cần thiết để chứng minh được bài toán lần này là lớn nhất trong toán học trước giờ. Trên đây mình chỉ tóm tắt lại nghiên cứu lần này, bạn nào muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể xem thêm file PDF tại đây.

Tham khảo Nature, Arxiv
113 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ông đưa ra ông có biết kết quả không nhỉ
buihai
CAO CẤP
8 năm
@range_rover Ông í chỉ đưa ra câu hỏi thôi. Giống như bạn hỏi "có hay không sự sống ngoài trái đất", đơn giản chỉ là Có hay Không nhưng giờ chưa ai chứng mình được
philong.ktnn
ĐẠI BÀNG
8 năm
kinh khủng 😁
matrix8145
TÍCH CỰC
8 năm
Tít thì 200 GB, nội dung thì 200 TB là sao?
@matrix8145 Sai có 1 chữ mà Bác 😁 (có 1000 lần thôi)
@matrix8145 cHẮC 200T
a.apell
ĐẠI BÀNG
8 năm
Sửa nhan đề lại đi bác, 200TB như trong bài chứ
Xác nhận là 200T các bạn nhé
Như kiểu brute force nhỉ, chứng minh bằng thực nghiệm chứ ko phải lý thuyết??? Bác nào hiểu giải thích em với 😁
Bác nào biết định lý fermat lớn không nhỉ, nếu chứng minh cái đó chắc mất 2 gì gì đó quá
Meomeonhi
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ntnguyen4 người ta chứng minh từ năm 1994 rồi còn đâu! lí thuyết sai thì thực nghiệm đúng bằng niềm tin à! 😁:D:D
ntnguyen4
TÍCH CỰC
8 năm
@Meomeonhi Thì e đã bảo nó được chứng minh bằng lý thuyết rồi mà =.=' Bài toán Fermat lớn chỉ là ko tồn tại 3 số nguyên dương thoả điều kiện của bài toán thôi.

Thực nghiệm có nhiều cách, ý của e ko phải là chạy tới vô hạn lần để chứng minh vì ko thể chạy vô hạn lần.

Thực nghiệm ở đây có thể là nếu như có ai đó có thể chứng minh từ 1 số n nào đó trở đi, ko thể tồn tại 3 số thoả điều kiện, nhưng những trường hợp nhỏ hơn lại quá khó để chứng minh bằng lý thuyết thì kết hợp với thực nghiệm sẽ hoàn thành được.
Meomeonhi
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ntnguyen4 bạn lầm rồi! đó o phải thực nghiệm! đó gọi là thử nghiệm toán học thôi! người ta chỉ thử nghiệm khi chưa chứng minh bằng lsi thuyết được thôi! để xem liệu nó có khả năng đúng o?còn nếu nó sai trong 1 thử nghiệm thì kết luận sai luôn! còn khi lí thuyết đã chứng minh đúng hay sai thì đó là kq cuối cùng!
còn bài toán ferma lớn người ta đã thử nghiệm rất nhiều rồi! thử khá nhiều cách và rất nhiều lí thuyết mới của toán học ra đòi từ cái thử đó như chính đại số boolean mà vấn đề này là 1 phần cũng ra đời do người ta tìm cách chứng minh bài toán ferma lớn mà ra!
ntnguyen4
TÍCH CỰC
8 năm
@Meomeonhi Có thể e chưa nói trúng ý bác về chữ thực nghiệm, nhưng thôi bác hiểu ý e như thế nào cũng được =.=' E chỉ đang nói về 1 cách tiếp cận khi chứng minh bài toán đó bằng cả lí thuyết và tính toán máy tính thôi.
xmen02q1
TÍCH CỰC
8 năm
Thế nên những ông giỏi toán thường hay chập chập là vì thế - full ổ rồi làm sao mà chạy nuột dc :v
puppygoody
ĐẠI BÀNG
8 năm
@xmen02q1 Đến lúc chập chập thì nâng cấp OS (Cái đầu) là chạy ngon lành lại thôi.
lambda_hwang
ĐẠI BÀNG
8 năm
Đọc lui đọc tới vẫn chưa hiểu. Ai giải thích hộ phát 😕
@lambda_hwang Đúng ra phải là 3 màu: xanh đỏ và "không màu". Mỗi số hoặc xanh, hoặc đỏ, hoặc không màu. Bắt đầu từ 0, cứ tô dần. Nếu trong các số đã tô màu mà xảy ra trường hợp " a^2 + b^2 = c^2 và có 2 số trong 3 số a, b, c trùng màu nhau" là sai. Và máy tính kiểm tra đến số thứ ..xxxxx.. số và xác định được là không có cách nào tô mà không vi phạm điều kiện trên nên kết luận bài toán là sai. Thực ra thì bài toán chỉ sai khi n > ....xxxxx... đó thôi, còn n < là đúng.
@kaiel Vẫn ko hiểu 😆
ntnguyen4
TÍCH CỰC
8 năm
@cobematmeo 2 màu bác ah burn_joss_stick(1).png Người ta để mấy ô ko màu ý chỉ bác muốn tô màu gì cũng được, ko ảnh hưởng đến kết quả.
onix95
ĐẠI BÀNG
8 năm
@noridomi Cách lý giải của bác này mới dễ hiểu nè 😃, định lý pitago thì ai cũng biết rồi.
Cái câu hỏi ngắn ngủn mà hại hão quá, bác nào mà chứng minh dc khéo ko phải người trái đất mất!
Mình vẫn nghĩ thử từng số không phải là cách hay.
@Nguyễn Minh Đức 24 đúng rồi, máy tính thì máy chứ, phải lập trình cho nó cách giải ngắn ngọn, tổng quát nhất.
Bài toán bị phát biểu sai. Đọc không thể hiểu nổi.
@kaiel Vì đề bài gốc xuất hiện nhiều từ chuyên môn nên ad cũng chỉ dịch theo cách hiểu thông thường thôi. Khó hiểu là phải thôi 😆)
esata
CAO CẤP
8 năm
@aVpro Không có chuyên môn, không hiểu bài viết, thì dịch làm gì? Dịch ăn tiền ngon vậy sao?
Dốt toán ko quan tâm lắm nhưng nội dung chính thì chưa nắm đc là G hay T. Trang tinhte nhưng ko hiểu tinh tế ở chỗ nào
@thanhbinhvphuc có bài viết có view là đc rồi
tinhte cái củ cải
câu hỏi không rõ ràng. "Nếu đánh dấu tất cả các số nguyên dương bằng màu đỏ h_o_ặ_c xanh thì liệu có tồn tại bộ ba số nguyên Pytago a, b, c thỏa điều kiện a2+b2=c2 có cùng màu hay không?".
"và" hay "hoặc" ? đánh dấu kiểu nào ? ngẫu nhiên, xen kẽ hay cách bao nhiêu số thì đổi màu ? giới hạn từ đâu đến đâu.
sieudaigai2
ĐẠI BÀNG
8 năm
cố gắng lắm mới đọc hết nửa bài. vì chẳng hiểu gì
chờ video trên tay cái siêu máy tính nữa. 😃
Mà tinh tế thì phải viết a²+b²=c² chứ, hay là không thể viết được ? Nói đừng giận nhé.
nguyenquan1
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Triệu La Bách mod ở đây chưa rờ tới bảng code ALT
đè nút Alt rồi bấm 253 sẽ ra: ²
Mình nghĩ là 200GB. Vì kỷ lục trước có 13GB à.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019