Làm chủ việc lấy nét - Phần 1: Cải thiện khả năng lấy nét tự động

Gia Tường
18/3/2017 12:30Phản hồi: 29
Làm chủ việc lấy nét - Phần 1: Cải thiện khả năng lấy nét tự động
Lấy nét là một phần thiết yếu trong nhiếp ảnh. Nó có thể tạo nên một tuyệt phẩm với chất lượng cao, khoảnh khắc hoàn hảo, nhưng nếu không dùng đúng cách thì nó có thể huỷ phá khoảnh khắc tuyệt vời của bạn. Trong bài viết này mình sẽ nói về việc làm sao để dùng chế độ lấy nét tự động hiệu quả hơn, chính xác hơn dựa trên những kinh nghiệm bản thân:

Nếu bạn vẫn chưa hiểu hoặc chưa biết về lấy nét tự động thì có thể xem tại đây:
1. Chọn đúng chế độ lấy nét
Chúng ta cần phải đi về lý thuyết một tí: Lấy nét tự động có 2 loại: Lấy nét đơn (AF-S) và lấy nét liên tục (AF-C). Trong mỗi chế độ lấy nét, chúng ta lại sẽ chọn lấy nét điểm, lấy nét vùng, lấy nét tự động toàn khung, lấy nét 3D.... Bạn sẽ cần chọn đúng chế độ lấy nét để hướng dẫn máy lấy nét chính xác.

Chế độ tự động lấy nét đơn sẽ lấy nét 1 lần cho đến khi ảnh được chụp. Trong khi đó AF-C sẽ liên tục lấy nét vào một điểm được định trước, hoặc nếu chọn lấy nét tự động toàn khung hình thì máy sẽ liên tục quét trong khung hình xem có những vật thể gì và liên tục lấy nét vào đó.

Đối với những vật thể đứng yên hoặc chuyển động không quá nhanh, bạn có thể chọn chế độ AF-S. Đối với những vật thể chuyển động, hãy chọn AF-C để máy liên tục bám nét theo đối tượng, hoặc chọn chế độ Tracking (trên các máy cao cấp) để máy tự phát hiện vật thể và bám nét vào đó.


3991714_CameraTinhte_Fujifilm_X-T20_DSC01272.jpg
Máy ảnh ngày này thường có nút gạt chuyển đổi nhanh giữa lấy nét tay (Manual), lấy nét đơn (AF-S) và lấy nét liên tục (AF-C)

Đây là một series ảnh chụp liên tục 11 hình/giây, chế độ AF-C toàn khung hình. Có thể thấy các máy ảnh ngày nay đã đạt đến một khả năng lấy nét rất tốt, có thể tự động xác định được chủ thể trong khung hình và liên tục bám nét vào đó.
3659283_a6300-speed-part-9-tinhte-15.jpg 3659271_a6300-speed-part-9-tinhte-3.jpg 3659273_a6300-speed-part-9-tinhte-5.jpg 3659274_a6300-speed-part-9-tinhte-6.jpg 3659272_a6300-speed-part-9-tinhte-4.jpg 3659276_a6300-speed-part-9-tinhte-8.jpg 3659277_a6300-speed-part-9-tinhte-9.jpg 3659280_a6300-speed-part-9-tinhte-12.jpg 3659278_a6300-speed-part-9-tinhte-10.jpg 3659279_a6300-speed-part-9-tinhte-11.jpg 3659270_a6300-speed-part-9-tinhte-2.jpg 3659281_a6300-speed-part-9-tinhte-13.jpg 3659275_a6300-speed-part-9-tinhte-7.jpg 3659269_a6300-speed-part-9-tinhte-1.jpg 3659282_a6300-speed-part-9-tinhte-14.jpg

Tuy nhiên hãy cẩn thận với AF-C vì máy có thể sẽ hoạt động không theo ý của bạn trong những bối cảnh phức tạp nhiều chi tiết. Ví dụ khi chụp chân dung nên chọn lấy nét điểm và lấy nét chính xác vào mắt của chủ thể, không nên để lấy nét tự động toàn khung vì máy sẽ có thể sẽ lấy nét vào mũi hoặc các bộ phận khác khiến ảnh out nét.

Improve AF - Camera.tinhte.vn 3.jpg
Như bức ảnh này là ảnh phong cảnh, tác giả để lấy nét tự động toàn khung và kết quả là out nét vì máy phát hiện ra có con ... ruồi trong bức ảnh!

3855046_Camera.Tinhte_5DM4_ra_mat_DSCF3185.jpg
Các máy ảnh chuyên dụng cho chụp thể thao còn có các chế độ AF-C riêng biệt, cho phép tuỳ chỉnh độ nhạy của AF, tần suất lấy nét và các thông số đó được lưu ở dạng Preset tối ưu cho từng hoàn cảnh cụ thể. Mỗi preset, máy sẽ phản ứng theo một cách khác nhau để đạt độ chính xác cao hơn.

Ví dụ: Bạn chụp vận động viên bóng đá hay điền kinh hay chụp xe máy chạy ngang qua đường thì máy sẽ ưu tiên nhận diện các chủ thể chuyển động theo chiều ngang. Nếu bạn chụp một anh chàng thực hiện nhảy Sào thì nên chọn chế độ ưu tiên chuyển động thẳng đứng vì anh chàng đó sẽ nhảy lên cao, lúc đó chế độ ưu tiên chuyển động ngang sẽ không còn chính xác.

Quảng cáo



2. Dùng nút AF-ON ở mặt sau của máy
Bạn hẳn đã nhìn thấy nút này trên các máy DSLR nhưng có thể chưa biết dung? Đây là nút để điều khiển việc lấy nét một cách riêng biệt , không phụ thuộc vào lẫy 2 mức của nút chụp. Việc dùng lẫy 2 nấc truyền thống khiến mỗi lần chúng ta chụp, máy có thể đã lấy nét lại và chúng ta sẽ thất bại trong tấm hình đó. Để đảm bảo máy ảnh lấy nét vào đúng lúc bạn cần, chúng ta sẽ dời tính năng lấy nét tự động ra nút AF-ON đằng sau.

Improve AF - Camera.tinhte.vn.jpg
Khi nhấn nút này, máy sẽ lấy nét, khi nhả ra, việc lấy nét kết thúc. Còn nút kích chụp hoạt động độc lập và chỉ có chức năng chụp ảnh. Giờ đây bạn có thể nhắm vào chủ thể, nhấn AF-ON, sau đó chụp.

Theo mình việc chuyển sang dùng AF-ON sẽ mang lại nhiều thay đổi tích cực trong việc lấy nét của bạn. Nếu máy của bạn không có nút này thì nên kiểm tra trong tuỳ chọn để gắn chức năng này vào một nút nào đó. Các máy ảnh ngày nay phần lớn cho phép bạn gán tính năng này vào một phím Function bất kỳ.

3. Chọn các điểm lấy nét Cross-type
Vùng lấy nét Crosstype là tập hợp các điẻm lấy nét chính xác và nhanh nhất trong toàn bộ hệ thống lấy nét. VÌ thế tìm hiểu xem máy ảnh của bạn có bao nhiêu điểm lấy nét, bao nhiêu điẻm Crosstype, đó là những điểm nào.

Quảng cáo


Canon 1DX mark II AF point - Camera.tinhte.vn.jpeg
Trên những hệ thống máy ảnh cao cấp như 1DX Mark II, Crosstype còn chia ra nhiều vùng khác nhau. Lưu ý rằng vùng trung tâm luôn là vùng lấy nét nhanh nhất.


Canon 1DX mark II AF point - Camera.tinhte.vn 2.jpg
Các nhà sản xuất sẽ cho phép bạn chọn lấy nét theo điểm Crosstype hoặc vùng Crosstype,… Bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng để nắm cách dùng. Với các máy ảnh ngày nay, nhà sản xuất thường trang bị cho bạn Joystick để chọn điểm lấy nét nhanh hơn.

4. Nếu máy có màn hình cảm ứng, hãy tận dụng.
Chọn điểm lấy nét trên màn hình cảm ứng có những ưu điểm như nhanh, dễ dùng. Thay vì phải ngồi chọn từng điểm, phải đi tìm các nút bấm, màn hình này cho phép bạn chọn vùng nét một cách nhanh và trực quan nhất, nhấn đâu nét đó. Tuy nhiên sự chính xác của chế độ này chỉ ở mức tương đối vì nó chỉ có thể giúp bạn lấy nét vào môt vùng nhỏ, không thể chọn chính xác như lấy nét điểm vì màn hình quá nhỏ và ngón tay chúng ta thì quá lớn.

3991753_CameraTinhte_Fujifilm_X-T20_DSC01220.jpg

5. Nhắm vào vùng có tương phản cao
Trong phần lớn các trường hợp, máy sẽ dùng lấy nét theo tương phản. Hệ thống này nhận diện một điểm có nét hay không dựa trên những dữ liệu mà cảm biến thu được. Nếu trong tình huống thiếu sáng, bạn sẽ nhận ra máy lấy nét lâu, hệ thống lấy nét liên tục nhưng không thành công. Lúc này hãy nhắm đến những điểm có sự chênh lệch độ sáng cao, sự tách bạch về màu sắc. Máy sẽ lấy nét nhanh hơn rất nhiều.

AF improve - Camera.tinhte.vn.jpg
Theo nguyên tắc của lấy nét tự động dựa trên tương phản, lấy nét vào vùng số 2 sẽ cho tốc độ và sự chính xác cao hơn vùng số 1. Điều này còn đặc biệt hữu dụng nếu bạn đang dùng ống kính tele vì hành trình lấy nét dài và lâu, lấy nét sai sẽ tốn rất nhiều thời gian để lấy nét lại.

Lưu ý: Việc lấy nét này có tác dụng tăng tỷ lệ bắt dính AF, nhưng bù lại bạn sẽ không lấy nét vào đúng điểm lấy nét. Vì thế hãy chắc là bạn đang thiết lập khẩu độ chính xác và DOF đủ dày để chủ thể được nét đầy đủ

6. Phán đoán
Việc phán đoán chính xác sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều sức lực và giảm bớt rủi ro khi lấy nét. Nếu bạn có thể đoán được chủ thể sẽ hướng từ điểm B sang điểm A, hãy khép khẩu để DOF dày hơn, lấy nét vào vật thể gần điểm A, bố cục trước, đợi chủ thể vào khung hình là chụp.

Ý tưởng của kỹ thuật này là lấy nét trước, chờ chủ thể vào vùng nét và chụp. Để đảm bảm khi chụp máy sẽ không lấy nét lại lần 2, sau khi lấy nét xong, bạn nên gạt cần gạt sang MF, hoặc tối ưu hơn nữa là giữ nút AF-ON như ở mục 2

AF Improve - Camera.tinhte.vn 3.jpg
Đây là mô phỏng giải thích cho ý tưởng này. Vùng màu đỏ là độ sâu trường ảnh (DOF), bất kỳ vật thế nào nằm trong khoảng màu đỏ này để sẽ nét. Vì thế nếu bạn muốn chụp một con thuyền nào đó ngoài xa và đoán được nó sẽ đi vào vùng vịnh trước mặt thì chỉ việc thiết lập khẩu độ để DOF dày, đúng chỗ, chờ đối tượng đi vào khoảng nét và chụp

7. Tập luyện và đừng ngại "phí shot"
Tập luyện tập luyện và tập luyện. Bạn sẽ tự rút ra những bài học cho bản thân, những kinh nghiệm cho riêng bạn và bộ máy của bạn. Các bạn cũng không nên ngại chụp nhiều tấm để đảm bảo là trong 10 tấm ảnh chụp ra, sẽ có 1 tấm dùng được 😃

Đối với chủ đề tĩnh, chúng ta có thời gian, có thể ngồi review ảnh, soi vào xem nét hay chưa, nhưng với chủ để động thì chúng ta sẽ không có đủ thời gian cho việc đó. Vì thế chúng ta phải chụp thật nhanh và nhiều. Chúng ta mua máy về để phục vụ chúng ta, bảo quản là cần thiết nhưng không nên tiêu cực, không cần giữ để "máy ít shot sau này bán được giá" 😃

Chúc các bạn có nhiều ảnh đẹp
29 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

pandacake
TÍCH CỰC
7 năm
Sau ba năm tự mày mò, tự chụp giờ em nhìn lại những bức ảnh ngày đầu chụp thật là nghô ngê =))
Quang Hoanh
ĐẠI BÀNG
7 năm
Trước giờ em hay bị out nét. Em cảm ơn
ntherol
TÍCH CỰC
7 năm
Cảm ơn tác giả. Bài viết đầy đủ, tròn trịa, chi tiết và gần gũi với anh em.
Chụp lén
IMG_5468.JPG
donganh444
TÍCH CỰC
7 năm
Bài viết rất hay và dễ hiểu, tuy nhiên em có xíu thắc mắc mong ad hoặc các pro giải đáp giúp: Dòng lens giá rẻ Yongnuo hay bị phê bình là dễ out nét, vậy vấn đề dễ out nét này là có thể khắc phục được bằng những kỹ thuật như trên bài viết không? Thú thật em muốn mua Yongnuo 35mm f2 lắm vì cơ bản ít lúa, mà ai cũng khuyên nên mua Canon 40mm F2.8 STM.
@donganh444 Em cũng từng dùng 50mm f1.8 và 35mm f2 của younguo cho canon 600d. Giá rẻ và em thấy rất tốt. Lấy nét hơi kêu 1 tí nhưng nghe rất hay. Out nét ko quá như mọi người nói đâu ^^
@donganh444 Vấn đề của ống kính TQ giá rẻ là
1. Motor lấy nét hoạt động không chính xác. Vì thế khi AF, khả năng lấy nét hụt rất cao
2. Chất lượng phần cứng thấp nên có thể có sai lệch về quang học, gây back focus hoặc Front focus (lấy nét hơi lệch ra trước hoặc sau so với thực tế). Cái này có 1 biện pháp khắc phục là sử dụng tính ăng Micro Adjustment của máy để điều chịnh

Ví dụ lấy nét ở mắt, nhưng mắt out nét, mũi lại nét, đó là Front Focus (lấy nét lệch về phía trước). Lúc này dùn Micro Ajustment chỉnh trên body (thân máy) để dạy cho máy là nên lấy nét vào trong 1 tí. Ống kính sau khi lấy nét đến phần mũi thì thân máy sẽ điều khiển ống kính lấy nét vào sâu tí nữa để lấy phần mắt 😃

Đó là ví dụ thôi, chi tiét bạn có thể GOogle. Tính năng này có trên những dòng máy thuộc phân khúc bán chuyên của Canon và Nikon

Một giải pháp khác là ... khép khẩu để tăng DOF, DOF dày thì đỡ bị out nét 😃
ChickenSoul
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nhatnguyen022
Mình cũng phân vân giữa 35f2 yn với 50 f1.8 stm. Giá ngang nhau nhưng được cái thằng 35 đa dụng hơn, đỡ mang kit khi đi du lịch.
quang577
TÍCH CỰC
7 năm
@donganh444 Vấn đề của nó là nét ko ổn định chứ ko phải ko nét bạn ạ. Cùng điểm Af mà tấm trước bị back, tấm sau bị front... Là do cái motor af nó ko chuẩn.
@ChickenSoul ngày trước cũng phân vân như bạn. cuối cùng chọn 50mm younguno vì lúc đó giá 1tr05 à 😆 sau đó 50mm chụp trong nhà cực vất vả nên chuyển qua 35mm F2 youngnuo. xài cũng gần 2 năm rồi ko thấy hư gì cả 😁
Mình dùng 6D cũng chỉ chọn 1 điểm cross type ở giữa.
KeNg0aiDao
ĐẠI BÀNG
7 năm
Viết tiếp phần II đi bác ơi.
tốt nhất là set nút af on thành khóa nét. Khỏi giữ nửa cò toàn hụt
bui manh
ĐẠI BÀNG
7 năm
khó hiểu quá
ngiamom
ĐẠI BÀNG
7 năm
máy drsl chụp đến bao nhiêu shot là nó tự hư hở :eek: có thay cái gì để nó chụp tiếp dc ko v mọi người
@ngiamom Nó hư bao nhiêu là tùy cách sử dụng,hư thì thay màn trập,gí cũng không quá cao,bản thâm nình đã thay màn trập 2 lần trong 6 tháng,vì làm dịch vụ
@nguyenducbinbin Giá nhiu z bác
@duongphatminh 1tr5 cho màn trập con 1ds3
Mình cũng thường xuyên sử dụng phím AF-on để lấy nét mỗi khi chụp 😁
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using Blackberry PASSPORT.se 
TyTysalon
ĐẠI BÀNG
7 năm
Thanks Ad nha @Gia Tường :rolleyes:
Máy mình đã cũ nên chụp chuyển động mình ưu tiên tốc độ để bắt được hình còn nét thì AFS, lấy nét đơn điểm, canh máy theo chuyển động nhá cò và bắn shot một thì 5,7 tấm là có thể có được tấm ưng ý.
Anh chàng này mình hên bắn phát một trúng luôn.
DSC_0166.JPG
Dùng máy ảnh quan trọng là có chụp được ảnh đẹp , ưng ý hay ko chứ quan tâm làm gù đến số shot .
@hoanghaidang Công nhận. Cầm máy lên thích là bắn thôi chứ quan tâm gì shot, như mình đôi khi bận quá đem ra bắn linh tinh ko chủ đề ko mục đích cho khỏi mốc đây
@tran.thai.hoang Máy ảnh bây h nếu dùng bình thường thì trên 5 năm mới hỏng , sau 5 năm lại đổi máy mới , lo gì .
Trích Đoạn "Tập luyện và đừng ngại "phí shot" 😁
Câu nói này có mùi không ổn?!?! :eek::eek::eek:
problem troll.png
tuannoi
TÍCH CỰC
7 năm
Lưu lại
xyzmen
CAO CẤP
7 năm
Trừ phi cần chụp xoá phông mờ mịt khi chụp chân dung, nếu không cứ để khẩu từ5,6 đến 8 là nét toàn tập, đỡ phải nghĩ...
phantan74
TÍCH CỰC
7 năm
Cho em hỏi, khi bấm AF ON khi chọn one focus phải giữ thì mới khoá nét hay là bấm 1 cái buông ra nó cũng khoá nét.

Thanks
quang577
TÍCH CỰC
7 năm
@phantan74 Nếu bạn ko gán AF ON cho nút chụp. Bỏ tính năng AF ON khi nhá nửa cò đi thì chỉ cần bấm nút AF ON rồi buông ra là khoá nét. Nhấn giữ AF ON mọi trường hợp đều đưa máy về AF-C.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019