Lần đầu tiên ánh sáng được lưu trữ dưới dạng âm thanh, máy tính ánh sáng sắp thành hiện thực

ND Minh Đức
20/9/2017 1:35Phản hồi: 60
Lần đầu tiên ánh sáng được lưu trữ dưới dạng âm thanh, máy tính ánh sáng sắp thành hiện thực
Bằng cách "làm chậm tốc độ di chuyển của các photon" và chuyển ánh sáng thành sóng âm, các nhà khoa học đã lần đầu tiên trong lịch sử có thể lưu trữ thông tin dưới dạng ánh sáng trên một con chip máy tính. Thành công này hứa hẹn hiện thực hóa ý tưởng máy tính hoạt động trên ánh sáng với ưu điểm tốc độ truyền dữ liệu cao (do không bị ma sát như truyền bằng e), đồng thời không tỏa nhiệt và tiết kiệm điện, hướng tới những hệ thống truyền thông bằng ánh sáng “đúng nghĩa” với hàng loạt ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Để làm được điều đó, họ đã sử dụng một chiếc máy tính đặc biệt hoạt động dựa trên ánh sáng với khả năng di chuyển dữ liệu bằng tốc độ ánh sáng. Với tên gọi photonic computers, chiếc máy tính này trên mặt lý thuyết mạnh hơn rất nhiều lần so với máy tính thông thường của chúng ta, đồng thời cũng không sinh quá nhiều nhiệt và tiết kiệm điện do dữ liệu được truyền bằng các photon ánh sáng thay vì bằng các electron.

Tuy nhiên, những ưu điểm đó là “trên mặt lý thuyết” bởi từ nói tới thực hành là một khoảng cách khá xa dù đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu phát triển máy tính hoạt động bằng ánh sáng, bao gồm cả các công ty lớn như IBM và Intel.

Trên thực tế, việc mã hóa dữ liệu vào trong các photons là không khó và thí dụ gần gũi nhất là hệ thống cáp quang giúp chúng ta truyền thông tin. Tuy nhiên, việc tìm cách để một con chip có thể tìm kiếm và xử lý những thông tin đã lưu trong những photons là việc làm cực kỳ phức tạp. Một trong những lý do: ánh sáng quá nhanh so với khả năng dọc của những con chip máy tính.

Bởi thế, những thông tin mã hóa trong ánh sáng và chạy trong những sợi cáp quang internet hiện vẫn phải được chuyển thành các electron để đọc. Tuy nhiên, còn một cách khác tốt hơn chính là làm chậm ánh sáng và chuyển nó thành âm thanh. Đây cũng chí là ý tưởng tuyệt vời mà các nhà nghiên cứu tại Đại học Úc vừa thực hiện thành công.


Giám đốc dự án, Birgit Stiller cho biết: “Thông tin trên con chip của chúng tôi tồn tại dưới dạng sóng âm di chuyển tại tốc độ chậm hơn 100 ngàn lần so với bên trong cáp quang. Điều này cũng giống như sự khác nhau giữa sấm và chớp.” Với thành công lần này, những chiếc máy tính có thể sẽ truyền tải dữ liệu với tốc độ ánh sáng, lại không sinh nhiệt, không bị nhiễu bởi bức xạ từ trường, đồng thời lại có thể giảm tốc độ dữ liệu xuống tới đủ để những chip máy tính có thể xử lý được.

Moritz Merklein, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Nếu như máy tính ánh sáng có thể được thương mại hóa thực sự, dữ liệu ánh sáng trên chip sẽ cần được làm chậm lại để xử lý, dẫn đường, lưu trữ và truy cập. Đây là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực xử lý thông tin quang học, tạo tiền đề cho sự phát triển của các hệ thống truyền thông bằng ánh sáng thế hệ mới trong hiện tại lẫn tương lai.”

Được biết hiện nhóm đang phát triển một hệ thống bộ nhớ có thể chuyển đổi chính xác giữa ánh sáng và sóng âm ngay trên một con chip ánh sáng - con chip tương tự như thứ sẽ dùng trên máy tính hoạt động dựa trên ánh sáng.


Video bên trên là mô tả sơ lược về cách hoạt động của chip nhớ ánh sáng. Theo đó thông tin mã hóa trên ánh sáng sẽ đi vào chip dưới dạng một xung ánh sáng (màu vàng) và sẽ tương tác với một xung “ghi” (màu xanh), tạo thành một sóng âm có chứa dữ liệu. Một xung ánh sáng khác gọi là xung “đọc” (màu xanh) sẽ tiến đến dữ liệu âm thanh và truyền ánh sáng đi thêm một lần nữa (màu vàng). Khi 2 xung ánh sáng đi qua con chip trong vòng 2-3 nano giây, thông tin sẽ ở lại con chip trong khoảng thời gian lên tới 10 nano giây, đủ để được thu hồi và xử lý.

Tóm lại, hệ thống nói trên không chỉ chuyển được ánh sáng thành sóng âm mà còn làm chậm nó lại để quá trình khôi phục dữ liệu được chính xác hơn. Đồng thời khác với các nỗ lực trước đây, hệ thống này có thể hoạt động được trên băng thông rộng. Giáo sư Merklein cho biết: “việc phát triển một hệ thống đệm âm học trong một con chip như thế này sẽ cải thiện hàng trăm ngàn lần khả năng kiểm soát thông tin. Hệ thống của chúng tôi không bị giới hạn trong một băng thông hẹp và khác với các hệ thống trước đây trong lĩnh vực này, chúng tôi có thể lưu trữ và phục hồi dữ liệu đồng thời tại nhiều bước sóng khác nhau, từ đó tạo điều kiện triển khai một cách hiệu quả trên nhiều thiết bị khác nhau.”

Tham khảo Nature, Phys
60 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Muốn hiện thực hóa thì chắc cần đợi chục năm nữa mất! 😆

Vài năm trước đọc đc rất nhiều thông tin về công nghệ sạc pin đầy trong vòng vài phút, công nghệ pin mới bền hơn, an toàn hơn,...
Vậy mà chờ tới năm nay rồi chắc vẫn trong phòng thí nghiệm của mấy bác học 😁
@tuansiro nghiên cứu là 1 chuyện còn sản xuất đại trà là 1 chuyện khác nhé
Tỉ lệ hỏng khi sản xuất, tính khả thi khi tái chế, giá thành sản xuất...có phải cứ muốn là đưa vào đâu
XBlue
CAO CẤP
7 năm
@tuansiro Ít ra có 1 vài thứ đã thành hiện thực như tốc độ SSD vài GB/s hay tốc độ internet, Cloud đủ nhanh có thể sử dụng cho công việc đồng bộ, smartphone đủ mạnh và nhanh,...
smilesexy
ĐẠI BÀNG
7 năm
wao ăn bờ ly vờ bồ
vậy là thiết bị liên lạc trong phim viễn tưởng có nguy cơ thành sự thật rồi ^_^
quang577
TÍCH CỰC
7 năm
Sau đây là những gì mình hiểu về công nghệ mới này. Hy vọng giúp ích được cho các bạn:







Đại loại là vậy.
lecuong6009
ĐẠI BÀNG
7 năm
@quang577 me too 😆
SOINGAMTRANG
ĐẠI BÀNG
7 năm
@quang577 Bạn giải thích vẫn hơi khó hiểu 😃
@quang577 bác hơi sai lỗi chính tả ở dòng thứ 4 nhé 😁
@quang577 kiến thức bác thật uyên thâm 😆)
duongdoi
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đúng vậy!
Thật tuyệt vời
giống trong film Spellbinder P2 - Vùng đất của thủ lĩnh rồng.
dùng máy tính bằng ánh sáng 😆
bộ phim mấy chục năm rồi
Sách vật lý 12 nói là photon chỉ tồn tại khi nó chuyển động với V ánh sáng! Khi làm chậm r thì còn gì là photon?! Và cho là làm chậm dc thì sao có tốc độ ánh sáng nữa @@
Bài lủng cug chẳng hiểu mịa gì!
Có b nào như mình ko 😁
@Đào Tiến Đức Đọc đoạn làm chậm vận tốc photon ở câu đầu tiên là đã khỏi đọc cả bào rồi.
@Hổ Báo Cáo Chồn Nguyên văn của bài dẫn lại (Không phải bài gốc) "Researchers at the University of Sydney have dramatically slowed digital information carried as light waves". Bằng cách nào đó được Mod hiểu là làm chậm photon! WTF's going on with his mind?
@Đào Tiến Đức đúng là ảo diệu vl. Như thế này sẽ khiến tinhte bị nói là trang web nhảm và làm nhiều thành phần cả tin tưởng là con người đã làm chậm đc tốc độ anh sáng. Hình như là làm chậm cái tốc độ dữ liệu truyền ở trên sóng ánh sáng thôi. Như kiểu tốc độ vẫn thế nhưng thay vì đưa dữ liệu đi liên tục thì thì giờ ngắt quãng hơn.

theo mình nghĩ tinhte không nên dịch những bài này vì quá nhiều người sẽ không hiểu những kiến thức vật lý chuyên sâu này.
@IceNinja Thằng dịch còn không hiểu nói gì đến thằng duyệt
ngocdzungvn
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đọc mà k hiểu chủ thớt muốn truyền đạt j
@ngocdzungvn Ông chủ thớt còn đang ko hiểu mình nói gì, người đọc sao mà hiểu nổi.
@nospecial Chém gió :p
@ngocdzungvn Người ta nói là nếu không hiểu cái gì đó thì không thể làm người khác hiểu được! Haiz, đọc lại bản gốc mình cứ nghĩ các tác giả nghiên cứu sai và chủ thớt có bài giải thích lại ở mức độ trừu tượng hơn!
lnminh58
ĐẠI BÀNG
7 năm
cái này chỉ là đưa thông tin quang thành dạng khác để xử lý chứ máy tính ánh sáng gì.
Mod này viết bài rối như canh hẹ, lủng củng nhiều chỗ quá, đọc xong thấy kiểu ức chế sao ấy.
thuhuongwifi
ĐẠI BÀNG
7 năm
Còn xa lắm. Electron là điện tích thôi, thứ truyền tín hiệu truyền thống là điện từ trường (lan truyền với tốc độ ánh sáng). Sóng âm có cửa nào mà so tốc độ ? Nhiều lắm đc 5km/s. Đó chỉ là quá trình mã hóa thôi, kiểu như điện-quang, gờ là điện-âm. Còn lâu lắm mới chống nhiễu sóng âm tron sản xuất thương mại được.
😔 lượng tử thì sao rồi nhỉ
Title : "Lần đầu tiên ánh sáng được lưu trữ dưới dạng âm thanh, máy tính ánh sáng sắp thành hiện thực"
Và nội dung mở đầu là: "Bằng cách làm chậm tốc độ di chuyển của các photon và chuyển ánh sáng thành sóng âm, các nhà khoa học đã lần đầu tiên trong lịch sử có thể lưu trữ thông tin dưới dạng ánh sáng trên một con chip máy tính...."

Có gì sai sai nhỉ?
ttl_71
ĐẠI BÀNG
7 năm
@duchaitp Chắc Sóng âm dịch thành âm thanh đó. Mình đoán vậy
@ttl_71 Đúng luôn: Researchers at the University of Sydney have dramatically slowed digital information carried as light waves by transferring the data into sound waves in an integrated circuit, or microchip.
Tưởng gì ..xưa như trái đất... Ahjhj.. Nhầm :v 4.jpg
Mod ndminhduc chuyên viết bài khoa học nhưng lủng củng, sai kiến thức, thiếu chuẩn xác.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019