Larry Burrows – nhiếp ảnh gia hay nghệ sĩ chiến trường

nobita2604
1/5/2018 17:47Phản hồi: 47
Larry Burrows – nhiếp ảnh gia hay nghệ sĩ chiến trường
Ông được sinh ra ở London vào năm 1926. Ông rời trường học ở tuổi 16 và làm việc tại văn phòng của tạp chí Life's London, nơi ông in hàng ngàn ảnh của Robert Capa và những người khác. Thật khó có thể nói về sự hiệu quả của việc học nghề này trong sự nghiệp tiếp theo của ông. Capa đã phát minh ra thể loại nhiếp ảnh chiến tranh và nêu ra các tiêu chuẩn mà một nhiếp ảnh gia chiến trường nên có. “Nếu hình ảnh của bạn không đủ tốt, ông tuyên bố, đó là bởi vì bạn không đủ gần". Burrows xem lời nói của Capa như một lời khuyên nhủ.

Ở chiến tranh Việt Nam, một đồng nghiệp đã nhận định rằng Burrows là một trong những người dũng cảm nhất trên thế giới hoặc là người có “tầm nhìn ngắn nhất”. Giống như các nhiếp ảnh gia khác ở đó, Burrows rơi vào thói quen “sắc đến tận cùng”, nhưng trong khi Page và Sean Flynn (con trai của Errol) thỉnh thoảng rơi vào trạng thái vội vàng, Burrows được phân biệt bởi sự kiên nhẫn và bình tĩnh tỉ mỉ. Có thể thấy được những phẩm chất này trong sự trang nhã trong tác phẩm của ông. Capa từng nói "có một hình ảnh tuyệt vời về kỹ thuật hoặc là xấu hơn"; Burrows bị ám ảnh với những hình ảnh hoàn hảo, chuẩn mực.

Phần 1: Larry Burrows – Đôi mắt thản nhiên chứa đựng tình người.

1_by Roger Mattingly ảnh httpmultashkin-inspiration.blogspot.com.jpg
Photo by Roger Mattingly ảnh httpmultashkin-inspiration.blogspot.com


Sự hoàn hảo hoặc không hoàn hảo của ông được thể hiện vô cùng ấn tượng trong một bài luận ảnh đen trắng được xuất bản trong Life vào tháng 4 năm 1963. Burrows đang tác nghiệp chụp một phi đội trực thăng Marine, ông tập trung chụp James Farley, một xạ thủ 21 tuổi lần đầu đối mặt nhiệm vụ. Đó là một nhiệm vụ thường lệ, đội hình bay bất ngờ bốc cháy. Một trong những chiếc trực thăng rơi xuống và chiếc trực thăng của Farley hạ cánh gần đó, cố gắng tìm cách giải cứu đồng đội. Hai người đàn ông bị thương nặng nằm dài trên sàn máy bay trực thăng. Một trong số họ đã chết. Các bức ảnh có tất cả những hoảng loạn và kinh hoàng trong cái chết của Snowdon ở máy bay Catch-22. Nhưng nếu chỉ chụp có vậy thì không phải là Burrows, cái tuyệt đỉnh của một câu chuyện khép kín hoàn hảo là ông đã chụp Farley khi trở lại cơ sở, trong những thổn thức, đớn đau, sốc cảm của tuổi đôi mươi phải đối mặt khi chứng kiến cảnh đau thương.

googletienlang2014.blogspot.com.jpg By Larry Burrows ảnh googletienlang2014.blogspot.co
httpgoogletienlang2014.blogspot.com.jpg
By Larry Burrows Ảnh googletienlang2014.blogspot.com


Đó là sự sâu sắc trong cách làm việc của một kỳ tài nhiếp ảnh: Tự do xây dựng một câu chuyện tuyệt vời và hoàn hảo xung quanh các bức ảnh gần xa, tiền hậu, trước sau thay vì chỉ chụp để minh họa cho một tin tức mới “sốt dẻo”. Burrows đã sáng tạo như một nghệ sĩ bằng óc tự do tuyệt hảo trong loạt ảnh màu về "Chiến dịch Prairie" (1966) mà đỉnh cao là hình ảnh của trung sĩ da đen bị thương tiếp cận người đồng đội da trắng của mình, cũng bị thương. Sự pha trộn của bùn và máu là hậu quả của chiến đấu. Nó giống như một hình ảnh bản năng của cuộc sống, đồng thời là một tuyên bố của sự thật (điều này thực sự đã xảy ra) rằng sự đau khổ giữa các chủng tộc, sự bất bình đẳng, sự gai góc của màu da là không đúng, giữa lúc này đây tất cả chỉ còn tồn tại một tình người bất khuất. Nó giống một bức ảnh tuyên ngôn tự do bác ái vậy.

Ảnh 36hn.wordpress.com.jpg
By Larry Burrows Ảnh 36hn.wordpress.co


Điều đó cho thấy nhiếp ảnh gia họ rất trung lập, họ chỉ đấu tranh cho một ý niệm cao hơn cuộc chiến họ đấu tranh để kết thúc chiến tranh, họ phản chiến. Trước những năm 1969 ông vẫn giống một chú diều hâu đi tìm khoảnh khắc, chỉ đến năm 1969 ông mới đạt được "mức độ tan vỡ". Đó là tiêu đề của một bài luận hình ảnh tập trung vào tác động của cuộc chiến về người Việt Nam.

Ảnh laurencemillergallery.com.jpeg
By Larry Burrows Ảnh laurencemillergallery.com

Quảng cáo


Burrows nói rằng, những khuôn mặt trên khắp Việt Nam "mệt mỏi" và "kinh ngạc" hơn ông từng biết. Trong bức chân dung nổi tiếng năm 1971 của Roger Mattingly, sự mệt mỏi được khắc vào khuôn mặt của chính Burrows. Ông trông giống hệt những sự mệt mỏi ông đã từng thấy: một dấu hiệu cho thấy khoảng cách giữa nhiếp ảnh gia và đối tượng của người chụp đang co lại như thế nào. Đôi khi người ta không nhận ra Henri Huet và Burrows cứ như hai người được hoán đổi cho nhau trong ảnh. Hai nhiếp ảnh gia đã chết cùng nhau trên một chuyến bay trực thăng gần biên giới Lào như một định mệnh.

laurencemillergallery.com Ảnh 4.jpeg
By Larry Burrows ảnh laurencemillergallery.com


Đôi khi người ta nhầm ảnh của Burrows với ai đó, nhưng đó là một cuộc chiến điều đó không làm phai nhòa đi tài năng và phong cách nghệ sĩ siêu phàm trong ông. Nó giống như lời Susan Sontag đã nói năm 1970 “Sự khó khăn của báo chí ảnh là phân biệt được ảnh của nhiếp ảnh gia nào trừ khi ai đó độc quyền một chủ đề cụ thể và ở Việt Nam tất cả họ đều chụp chung một chủ đề”.

Ảnh timedotcom.files.wordpress.com.jpg
By Larry Burrows Ảnh timedotcom.files.wordpress.com


Burrows luôn được ca ngợi vì lòng nhân đạo và lòng từ bi của ông dù nhiều người chỉ trích nhiếp ảnh gia chụp ảnh cảnh đau khổ, thương tâm còn với một thái độ vui sướng và kích thích. Không, Burrows là một nhiếp ảnh gia tuyệt vời anh giống như một nghệ sĩ để phân biệt với những phóng viên chiến trường khác. Nó làm nên thương hiệu của ông để chúng ta những thế hệ sau này nhớ đến ông nhiều hơn.

Quảng cáo


laurencemillergallery.com Ảnh 2.jpeg
By Larry Burrows ảnh laurencemillergallery.com


Có những cuộc tranh luận vô cùng nảy lửa: Đứng đó chụp người bị thương hay giúp đỡ họ? Burrows nhiều lần chụp ảnh những người lính bị thương được giúp đỡ bởi các đồng đội của họ, ngay cả khi tất cả cùng bị thương. Ông bị lôi cuốn vào đó với một lòng trắc ẩn vô hạn, ông đi tìm kiếm sự giúp đỡ, ông đi tìm kiếm tình người trong đau thương, nếu có thể ông sẽ giúp, ông chụp sự giúp đỡ trong tuyệt vọng, ông là người như thế, luôn tìm cái tình người trong vạn cảnh đau thương. Một người cũng đầm đìa máu me, sống dở chết dở, cố giúp một người đồng đội gặp cảnh tương tự, không màng tới mình, hỏi còn gì đẹp hơn.

Ảnh 3 laurencemillergallery.com.jpeg
By Larry Burrows Ảnh laurencemillergallery.com


Dưới ống kính của ông, tất cả đều được kính trọng, giống như một nhiệm vụ cần lưu giữ lại, cần được tôn vinh, trong con người chứa chan cảm xúc, chất chứa chất nghệ sĩ là tấm lòng giữ lấy chút tình nhân. Larrry Burrows là người như vậy đó.

Nguồn: www.theguardian.com
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tội ác thật sự thuộc về ai ???
@vietsnam Theo tôi thì: Nội chiến ở xứ Vệ chính xác là cuộc chiến ý thức hệ, giữa tư tưởng tự do, muốn Công Bằng trong sở hữu, thân phương Tây và tư tưởng tập quyền, muốn Bình Đẳng trong phân chia thành quả lao động xã hội của người vô sản thân Liên xô & Trung Quốc. Chỉ sau chiến tranh thì lòng tham mới là thứ dẫn đường chỉ lối cho những cán bộ của thực tại mà thôi.
@Thành Viên Dấu Tên Tại sao sau giải phóng người dân miền bắc ồ ạt đổ vào miền nam sống, tại sao trước giải phóng không có người miền nam nào đi ra miền bắc sống, tại sao sau giải phóng nhiều người tìm cách ra nước ngoài sống. Tại sao những người dân đang bị bóc lột mà sau khi giải phóng phải làm như vậy. Vậy cuối cùng tội ác thuộc về ai, nhỏ giờ nghe nói nó thuộc về thằng mĩ 😁
Ngày xưa người ta ta bảo ăn khoai mì rất tốt cho mắt, quả đúng thật h đã rất nhiều người sáng mắt ra cả rồi :V
skynet212
TÍCH CỰC
6 năm
@Thành Viên Dấu Tên Còn nhiều người mù quáng lắm, ngay cả những người đã phải đi nước ngoài vì kinh tế. Họ cũng chưa hiểu nguyên nhân họ phải đi, nhiều người còn nổi đóa lên khi thấy ng khác chỉ trích cq cs đấy.
@thangloi Thím hàm ý sâu sắc quá
ides
CAO CẤP
6 năm
Nhiều ảnh ám ảnh ghê 😃
Vì vậy chính phủ luôn cố gắng hết mình để ko xảy ra chiến tranh. Các Anh hùng đừng kích động nữa 😃
Seneken
ĐẠI BÀNG
6 năm
@ides làm gì có ai kích động chiến tranh ?
Lee Hat
ĐẠI BÀNG
6 năm
@ides sau khi ăn cướp thành công tất nhiên là muốn sống yên biển lặng để hưởng thụ rồi =))
suthaydaigai
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Lee Hat ý nói của ông này thâm hiểm vl . chắc đang sống ...... lv ở nước ngoài
@Lee Hat Nhà bạn mất cái gì vậy ?!
formeonly
ĐẠI BÀNG
6 năm
@thuyhu1996_1996 mất tiền thuế đóng hằng ngày đó bạn ( :
nmduc073
TÍCH CỰC
6 năm
Mấy bài viết serie về nhiếp ảnh hay ghê
minh3ko
TÍCH CỰC
6 năm
Hình như bác này chụp chị Tư.mà mấy ngày nay đang dậy sóng thì phải.
tamnam
ĐẠI BÀNG
6 năm
@minh3ko Đúng rồi đó, nhưng khi đưa lên, vì mục đích của mình mà chắc có chút nhập nhèm trong đó thì phải.
Sao không có tấm hình chụp người phụ nữ cho con bú nhỉ? Tấm này, cũng như tấm "Em bé Napalm" hay tấm tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn Bảy Lốp, là đại diện tiêu biểu cho câu nói "Một nửa ổ bánh mì thì vẫn là ổ bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật". Người phóng viên chỉ làm nhiệm vụ của mình, nhưng tiếc thay tác phẩm của họ lại bị người ta đem ra xuyên tạc, phục vụ cho ý đồ chính trị. Tởm!
fdtre
TÍCH CỰC
6 năm
@Long UFM 1 nửa sự thật của sự thật 😔 kinh tởm với cái kiểu tuyên truyền xáo trá.
@fdtre công nhận bọn mất dạy tuyên truyền, rồi vu khống bác nhỉ, nọ xem cái video mà cái nhóm mũ bảo hiểm trắng nó tung lên bằng cách lừa các e bé ở bệnh viện, đẻ mỹ nện syria xong nga post quả điều sự thật các em ấy nói nhỉ 😁
thangloi
TÍCH CỰC
6 năm
@Long UFM người ta đã cống hiến đời mình trên chiến trường để đưa những hình ảnh tàn khốc của chiến tranh để mọi người trên thế giới thấy mà yêu chuộng hòa bình hơn. Vậy mà chỉ vì mục đích lợi ích nhóm, mà đi xuyên tạc cả 1 thành quả của 1 đời người. Đáng khinh
Lee Hat
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Long UFM còn ai giỏi việc này hơn ban tuyên láo =))))
@Lee Hat Ai giỏi hơn Lũ Đu càng
Tham gia 1 cuộc chiến tranh phi nghĩa như thế này thì chẳng thể nào không mệt mỏi !

[​IMG]
@formeonly Cái này là binh lính Mỹ, người dân Mỹ, giới chức Mỹ tự nhận đấy bạn gì đó ạ ;))
Lee Hat
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Nokfev họ có lương tâm nên tự cảm thấy mình có lỗi, còn máy con khỉ trong hang pắc pó tự hào lắm khi quyết tâm phỏng giái thằng giàu hơn mình giết chính dân mình để rồi ăn popo chán rồi cũng chuyển qua ăn bám vào kinh tế thị trường (định hướng xuống hố cả nút ) =)))
@Lee Hat Kì lạ ! Người ta tự nhận mình có tội mà cũng không cho 😃
Lee Hat
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Nokfev không cho chỗ nào e , khôn lên đi e :v
xem ảnh rất đẹp và có hồn!?!? 😁
Những người hùng thầm lặng mang lại góc nhìn khác từ chiến tranh
icemain
TÍCH CỰC
6 năm
Thế mà không có bức ảnh này 😃

Lỗi của ông báo chí nhanh nhẩu nhưng sự kiện bà Tư thì có thật. Ảnh bìa Telegraph ghi rất rõ Number 219, May 1970 https://www.telegraph.co.uk/lifestyle/saturday-magazine/11127994/Telegraph-Magazines-50th-anniversary-Front-covers-from-the-1970s.html?frame=3055263


Nhưng hai tác giả Nam Yên - Tấn Đạt của ANTG đã nhét chữ lùi xuống 1972 cho phù hợp minh hoạ. Đúng là dở hơi...
http://antg.cand.com.vn/Phong-su/Gap-lai-nguoi-trong-buc-anh-Giot-sua-cuoi-cung-481011/


Trong khi thực tế, vụ chị Tư là có thật
https://baomoi.com/cau-chuyen-co-that-trong-bai-ca-giot-sua-cuoi-cung/c/8980003.epi


01-05-1970_3055263k.jpg

Và bức ảnh này được Larry Burrows chụp năm 1967 tại Rạch Giá, Kiên Giang

http://www.arteinformado.com/agenda/f/vietnam-fotografias-de-larry-burrows-58970
ndt9867
ĐẠI BÀNG
6 năm
@icemain theo link của Báo Mới thì chị Tư chết 17/4/1972, Lary Burrows chết 10/2/71 .... ???
Các bạn muốn tra thông tin thì tra nhiều nguồn báo, chứ dựa theo 1 bài báo VN mà nói là chuyện có thật thì e rằng bị "fake news" hơi nhiều.
Chuyện chị Tư trong chiến tranh cũng có thể xảy ra, cũng có thể hoàn toàn bịa đặt như truyện Lê văn Tám ...
icemain
TÍCH CỰC
6 năm
@ndt9867 Vâng, fake news cái gì. Xây dựng nhà tình nghĩa từ năm 2012 đây
https://vov.vn/doi-song/khoi-cong-xay-nha-tang-con-liet-sy-nguyen-thi-tu-237718.vov
formeonly
ĐẠI BÀNG
6 năm
@icemain cái này không được gọi là fake news nhưng được gọi là báo chí không tử tế - lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia nhằm mục đích câu view - cũng không tử tế được là để một câu hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ - hình Larry chụp có phải là hình của bà Tư đâu - vậy mục đích dẫn hình ngoài giựt tít câu view là gì - thân
Seneken
ĐẠI BÀNG
6 năm
@formeonly Nhiều khi mình đi dạo các diễn đàn, thấy tụi ngu, tụi bò đỏ và tụi bị nhồi sọ nhiều vô kể. Đã vài lần thử khai sáng cho tụi nó (tất nhiên là bằng tài liệu và dẫn chứng cụ thể từ các trang tin uy tín, các bằng chứng rõ ràng) nhưng nhận lại toàn gạch đá và bị chửi te tua =)) Thôi thì cứ để tụi nó ngu mãi thôi bạn ơi.
ndt9867
ĐẠI BÀNG
6 năm
@icemain ngày nào em Iceman chỉ dựa vào báo chí VN để tìm chân lý thì ngày đó em vẫn còn như người say rượu tưởng mình sáng suốt...
như một nhân danh nói : Quan trọng không phải là câu trả lời mà đặt câu hỏi đúng ...
anhcobra
TÍCH CỰC
6 năm
Sau chiến tranh Việt Nam thì các tờ báo, phóng viên ảnh Mỹ không còn được tự do đưa tin về chiến trường nữa. Mọi hình ảnh về chiến tranh đều phải kiểm duyệt trước khi đăng. Nên có thể nói chiến tranh Việt Nam là thiên đường của phóng viên ảnh
@anhcobra Mỹ đã rút kinh nghiệm rất tốt việc này, quản lý chặt bọn báo chí và giới văn nghệ sỹ. Kết quả là các cuộc chiến sau này do Mỹ gây ra đã không có phong trào phản chiến trong lòng nước Mỹ mạnh như thời chiến tranh Việt Nam.
Và ông ấy là người chụp bức #giọt sữa cuối cùng " năm 1972 😁
ndt9867
ĐẠI BÀNG
6 năm
@QuaChanThat va Larry Burrows chet nam 1971 ???
mrqd
TÍCH CỰC
6 năm
Tôi ngắm mãi tấm ảnh chân dung: sự mệt mỏi sau cặp mắt thản nhiên đến kì lạ, nó không chút căng thẳng nhưng mọi chi tiết đã không dấu giếm chủ nhân của nó có lẽ không có được 1 giây phút riêng về thời gian, không có được 1 khoảng riêng về không gian… nhưng không cần, trí tuệ và thần thái của ông ở trên khuôn mặt, mái tóc, thậm chí cả ở trang phục nữa, và tất cả hội tụ trong ánh nhìn cho thấy rõ ông đã làm chủ tất cả, làm chủ từng khoảnh khắc thời gian, làm chủ từng cự li không gian, nắm bắt từng cơ hội mà nếu không dừng lại ở những tấm ảnh mà ta đang ngắm, chúng ta cũng chẳng bao giờ nhận ra chân giá trị mà những thông điệp từ những tấm ảnh mang lại, hoặc là nó cứ trôi đi như cái sự kiện mà người ta nói cộc lốc là chiến tranh. Thực sự những tấm ảnh của ông cho cảm giác buồn và bất lực nhưng nó vẫn le lói điểm cái nhìn của tác giả: nhân văn.
54-91 .Bao nhiêu năm nhỉ ?!. Máu thấm đẩm khắp cái Dải Đất chữ S này .
Toàn tư liệu quý, chiến trành đau khổ. 😕😕
Tất nhiên Mỹ là văn minh và luôn phát triển để hoàn thiện. Theo Mỹ là ok, theo Nga đúng khổ. Tiếc là nước Mỹ nuôi một lũ ăn bám " Nixon said" vừa mới thua đã gom hết gia tài ngân khố quốc gia đu càng chạy trốn. Lẽ ra phải nằm gai nếm mật rút vào rừng, qua Phi, Thái, Cam lập căn cứ để chiến tiếp.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019