Libratone Q Adapt USB-C: Không nên trông đợi quá nhiều

AudioPsycho
7/12/2017 2:58Phản hồi: 0
Monospace-Libratone-Q-Adapt-1.JPG
Theo chân Apple, việc Google loại bỏ jack 3.5mm không thương tiếc trong chiếc smartphone mới nhất Pixel 2 đã tạo ra 1 làn sóng ca thán từ người dùng, đặc biệt là những ai đang sở hữu 1 chiếc tai nghe cao cấp nhưng lại dùng jack 3.5mm. Chuyển sang jack kết nối duy nhất là USB-C, Google muốn tạo ra cơ hội mới cho bản thân mình nhằm “nổi bật” hơn trước các đối thủ trong làng công nghệ. Tuy nhiên với các thương hiệu lớn như Audeze, Shure, Bowers&Wilkins... đang bắt đầu chú trọng hơn vào jack Lightning, tùy chọn USB-C của Google có vẻ như đang tự cô lập chính mình, hay nói cách khác là cô lập trực tiếp người dùng của nó


Hãng âm thanh Libratone đến từ Đan Mạch hồi năm 2016 đã cho ra mắt chiếc tai nghe chống ồn Q Adapt với jack Lightning, 1 trong những sản phẩm tai nghe đầu tiên có phiên bản với kết nối của Apple. Giờ đây với phong trào USB-C ngày càng tăng cao, Libratone lại xuất hiện cùng phiên bản mới của Q Adapt sử dụng jack USB-C. Nổi bật hơn nữa, cả 2 phiên bản Q Adapt mới (In-ear với jack USB-C và On-ear Wireless) đều có dán nhãn chứng nhận “Made for Google” nhằm thể hiện chúng sẽ tương thích hoàn hảo với dòng smartphone Pixel của Google. Chúng ta hãy cùng đánh giá xem chất lượng của chúng đến đâu.

Monospace-Libratone-Q-Adapt-2.jpg

Điều đầu tiên cần xem xét chính là mức giá. Libratone Q Adapt In-ear USB-C có giá $149 (3.600.000 VND), trong khi phiên bản lớn hơn là Q Adapt On-ear Wireless có giá $249 (5.900.000 VND). Ở giá thành này, người ta thường sẽ trông đợi 1 chiếc tai nghe có chất âm trung bình, nghĩa là không cần quá hay nhưng cũng không được quá dở. Rất may là Libratone đã làm tốt với chất lượng âm thanh cực kỳ ấn tượng. Bass của Q Adapt rất sâu và chắc tuy nhiên vẫn giữ được sự chi tiết cần thiết. Q Adapt In-ear USB-C không có âm trường quá rộng rãi nhưng vẫn cho độ phản hồi âm học khá chính xác, ít nhất là đối với người nghe không quá khó tính.

Jack USB-C cũng giúp cho Libratone tích hợp tính năng chống ồn thời thượng Adaptive Noise Cancelling vào tai nghe như ở phiên bản dùng jack Lightning trước đây. Người dùng có thể điều chỉnh các mức chống ồn thích hợp bằng phím chuyển đổi nhanh ngay trên remote control. Thêm vào đó, jack USB-C sẽ cung cấp cho tai nghe khả năng dùng dòng nguồn từ chính chiếc smartphone cho tính năng chống ồn, cho bạn sự tiện lợi cao hơn khi không phải vừa sạc điện thoại vừa sạc tai nghe 1 cách rắc rối.

Monospace-Libratone-Q-Adapt-3.jpg

Monospace-Libratone-Q-Adapt-4.jpg

Phần vỏ ngoài được bện vải lụa của cable cũng là 1 trong những điểm nhấn nổi bật mang lại sự “hầm hố” cũng như độ bền cao cho tai nghe. Đây dĩ nhiên không phải là cái gì đó quá đặc biệt hay khác lạ, nhưng cái chính là nó cho người dùng cảm giác dễ sử dụng và bảo quản, không phải “nâng niu” như những chiếc tai nghe khác.

Monospace-Libratone-Q-Adapt-5.jpg

Tuy vậy cũng cần phải nói đến điểm trừ cơ bản của các dòng tai nghe sử dụng kết nối USB-C: Bạn sẽ không biết nó có khả năng tương thích với các dòng thiết bị nào. Lấy ví dụ, cùng cắm qua jack USB-C nhưng ở Google Pixel 2, Pixel XL, Xiaomi Mi Mix 2 và Huawei Mate 10 Pro thì cho khả năng tương thích tốt trong khi OnePlus 5T thì không nhận gì cả. Hay khi cắm Q Adapt In-ear vào MacBook Pro thì vẫn có thể nghe nhạc như không dùng được remote control.

Monospace-Libratone-Q-Adapt-6.jpg

Chuyển sang Q Adapt On-ear thì lại buồn cười hơn khi chiếc tai nghe này vẫn sử dụng jack microUSB để sạc, vậy mà trên hộp sản phẩm thì vẫn chễm chệ logo “Made for Google”. Nếu Libratone cho nó khả năng kết nối cả Wireless lẫn cable USB-C với smartphone thì sẽ phù hợp hơn.

Quảng cáo


Monospace-Libratone-Q-Adapt-7.jpg

May mắn là Q Adapt On-ear cũng có chất âm rất tốt (trong khuôn khổ tai nghe bluetooth) cùng độ tiện lợi và thoải mái cao. Tai nghe có khối lượng nhẹ nhưng lại đeo giữ rất chắc chắn trên đầu, ngoài ra còn có thể làm 1 món trang sức đeo cổ khi bạn ngưng nghe nhạc. Q Adapt On-ear cũng sở hữu tính năng Adaptive Noise Cancelling như phiên bản Q Adapt In-ear tuy nhiên cho chất lượng kém hơn vì sử dụng kết nối Bluetooth. Nó cũng có chất lượng âm thanh tổng thể nói chung hơi thiếu bass và kém sống động hơn Q Adapt In-ear dùng jack USB-C. Thời lượng pin của Q Adapt On-ear cũng ít hơn rất nhiều so với quảng cáo 20 giờ từ Libratone, trên thực tế chỉ được khoảng độ 10 ~ 12 giờ là đã bắt đầu báo pin yếu và có hiện tượng lag kết nối. Tai nghe dường như cũng không có chế độ chờ tự động và vẫn hao pin nhanh khi không sử dụng.

Monospace-Libratone-Q-Adapt-8.jpg

Monospace-Libratone-Q-Adapt-9.jpg

Về độ tương thích với Android, Q Adapt On-ear nói chung không có gì đặc biệt với các tùy chọn cơ bản thông thường cho bất cứ chiếc tai nghe không dây nào. Nếu nói khả năng báo lượng pin còn lại của tai nghe trên thanh trạng thái của smartphone là 1 “tính năng tương thích” thì hầu hết những chiếc tai nghe trôi nổi trên thị trường hiện nay cũng có thể làm được điều này.

Monospace-Libratone-Q-Adapt-10.jpg

Quảng cáo


Libratone nói chung đã bước đi đúng hướng khi “chuyển giao” các sản phẩm tai nghe của mình đúng theo nhu cầu thị trường, trước đây là jack Lightning và bây giờ là USB-C. Nó sẽ không thể tương thích với tất cả những chiếc smartphone có jack USB-C, tuy nhiên 1 khi đã kết nối và làm việc hiện quả thì nó sẽ cho chất lượng sử dụng cực kỳ ấn tượng. Nếu bạn đã mua Pixel hoặc 1 chiếc smartphone nào đó sử dụng jack USB-C, Q Adapt In-ear USB-C sẽ là 1 tùy chọn rất đáng chú ý. Về phần Q Adapt On-ear thì không được như vậy, ngoài kiểu dáng thời trang và độ thoải mái cao khi sử dụng, nó không còn đáng giá ở 1 điểm nào khác cả. Nếu bạn thực sự yêu thích 1 chiếc tai nghe không dây, Sony 1000X sẽ là tùy chọn đáng giá hơn chỉ với $229 (5.500.000 VND).

Nguồn theverge
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019