Lịch sử MP3: từ một luận án tiến sĩ bất khả thi trở thành chuẩn nhạc nén phổ biến nhất trên Internet

Duy Luân
14/5/2017 0:32Phản hồi: 143
Lịch sử MP3: từ một luận án tiến sĩ bất khả thi trở thành chuẩn nhạc nén phổ biến nhất trên Internet
"Tôi không thích người ta gọi tôi là 'Cha đẻ của MP3', Karlheinz Brandenburg nói. "Tất nhiên, tôi đúng là có tham gia từ lúc nghiên cứu cho đến khi nó xuất hiện trên thị trường". Brandenburg là một trong những người đã đặt tên cho định dạng nhạc số MP3 khi ông làm việc cho Hiệp hội Moving Picture Experts Group (MPEG). Nhân dịp MP3 đã bị dừng cấp giấy phép sử dụng bản quyền, cũng có nghĩa là những ngày cuối cùng của MP3 đã tới, chúng ta hãy cùng xem lại lịch sử một định dạng nhạc lừng danh đã gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều, những công dân đầu tiên của kỉ nguyên số, và cũng là thứ giúp âm nhạc trở nên phổ biến như hiện nay trên Internet.

Những ngày đầu tiên: một luận án tiến sĩ


Vào đầu những năm 1970, Giáo sư Dieter Seitzer đến từ đại học Erlangen-Nuremberg ở Đức bắt đầu vật lộn với vấn đề truyền tải giọng nói qua đường điện thoại với chất lượng cao. Bản thân ông đã nộp một bằng sáng chế trước đó nhưng bị từ chối, nhưng ông vẫn tin rằng điều này có thể diễn ra nên ông tập hợp một nhóm sinh viên lại với nhau. Những người này cùng có hứng thú với việc tìm hiểu về giải thuật nén, giải nén âm thanh, và họ lấy nó làm chính luận văn tốt nghiệp hoặc luận văn tiến sĩ của mình.

Cuối năm 1970, với sự xuất hiện của chuẩn ISDN dùng để truyền tải âm thanh qua cáp quang dùng trong ngành viễn thông, việc cải thiện công nghệ giải nén giọng nói đã trở nên ít quan trọng hơn. Nhận thấy được điều này, nhóm của Giáo sư Seitzer chuyển hướng nghiên cứu, họ tập trung phát triển những giải thuật mới dùng cho tín hiệu âm nhạc.

Đến năm 1979, nhóm của Seitzer đã phát triển được một bộ vi xử lý đầu tiên có khả năng nén âm thanh. Trong quá trình làm ra linh kiện này, Karlheinz Brandenburg, thời đó còn là một sinh viên trong nhóm, đã bắt đầu áp dụng các nguyên lý tâm thính học (psychoacoustic) vào thuật toán mã hóa của nhóm. Nó mang vào dự án những tìm hiểu quan trọng trong việc tái tạo ra âm thanh mà tai người có thể nghe được và nghe giống với đời thực nhất có thể. Dưới sự hướng dẫn của vị giáo sư, Brandenburg và nhóm liên tục đạt được những bước tiến mới trong giải thuật mà họ đã miệt mà phát triển trong 9 năm ròng rã.


Karlheinz_Brandenburg_cha_de_MP3.jpeg
Đây là Karlheinz Brandenburg

Năm 1981, dĩa CD lần đầu tiên được công bố ra thế giới. Với mục đích lưu trữ dữ liệu âm thanh, CD sử dụng một định dạng không nén 16 bit / sample. Nhưng làm sao để có thể dễ dàng chuyển dữ liệu này qua các phương tiện khác hay chỉ đơn giản là truyền đi xa?

Brandenburg kể rằng ông vẫn tiếp tục làm việc với dự án mãi đến năm 1986. "Tôi luôn nói rằng những bước đi thật sự đầu tiên diễn ra vào năm 1986. Chúng ta có những chiếc máy tính tốt hơn, có cơ hội để thử nghiệm với nhạc trên máy tính. Thực ra thì vào đầu năm đó tôi đã thử nghĩ một số cách đi khác so với những người đang cùng nghiên cứu với tôi, và ý tưởng đó đã biến thành bản quyền đầu tiên cùng trong năm 1986. Ngày nay ý tưởng đó vẫn còn dùng cho MP3 và ISDN".

Năm 1987, một liên minh được thành lập giữa Đại học Erlangen-Nurember và Viện nghiên cứu Fraunhofer (Fraunhofer IIS). Họ nhận được sự tài trợ từ EU để nghiên cứu cách thức truyền âm thanh. Dưới sự dẫn dắt của Giáo sư Heinz Gerhäuser (đến từ IIS), nhóm nghiên cứu đã có thể tạo ra một thuật toán mã hóa âm thanh thời gian thực và có thể hoạt động được, gọi là LC-ATC. Trước đó LC-ATC chỉ xuất hiện ở dạng mô phỏng trên máy tính mà thôi vì cần rất nhiều sức mạnh xử lý, vậy nên người ta không thể dùng nó cho việc tối ưu trong môi trường thực tế.

Phần cứng cũng được nhóm của Heinz và Brandenburg làm ra, nó là một module kết hợp nhiều bộ xử lý tín hiệu số (Digital Signal Processor - DSP) với nhiều card âm thanh. Phần cứng này có thể nén và giải mã âm thanh, và cũng là một trong những phần cứng đầu tiên được thiết kế để dùng với định dạng nhạc nén.

Trở thành chuẩn chung của thế giới


Thời cơ dường như đến với nhóm nghiên cứu. Năm 1988, Tổ chức chuẩn hóa thế giới (ISO) kêu gọi tạo ra những chuẩn dành cho mã hóa âm mthanh. Nhóm nghiên cứu cho mục đích này được gọi là Moving Picture Experts Group, viết tắt là MPEG. Brandenburg nhắc tới một đồng nghiệp của mình tên là Leonardo Chiariglione, người đặt ra tầm nhìn rằng chuẩn này phải hữu dụng. Ý định ban đầu của Chiariglione là đem video lên đĩa CD.

"Đó là ứng dụng đầu tiên, nhưng trong danh sách mà chúng tôi liệt kê ra vẫn còn rất nhiều chỗ cần nén video và audio... Thế là chúng ta chia nhóm ra để nghiên cứu nhiều lớp khác nhau, mỗi lớp sẽ dùng cho một mục đích nhất định. Chúng tôi có Layer-I, có Layer-II, Layer-III... Hầu hết ý tưởng của chúng tôi được chuyển hóa thành thuật toán nén âm thanh MPEG, thứ phức tạp nhất và cũng là thứ mang lại chất lượng cao với bitrate thấp - đó chính là Layer-III."

Quảng cáo



Nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc tái tạo lại tiếng của ca sĩ. Họ sử dụng đĩa CD tên là "Solitude Standing" để làm đầu vào cho thuật toán. "Mọi thứ nghe khá ổn. nhưng giọng của ca sĩ Suzanne Vega đã bị hủy diện hoàn toàn". Thế là Brandenburg phải làm việc thêm với Jim Johnston của AT&T để xây dựng nên các mô hình thanh âm thanh và thuật toán mã hóa dữ liệu. Họ cố gắng cải thiện chất lượng của họ thống và giữ lại tiếng của Vega.

Solitude_Standing_album.jpg

"Tôi nghĩ tôi đã nghe bài hát này khoảng 500 hay 1000 lần. Thực ra thì tôi vẫn thích nó đấy". Sau này tôi có dịp Suzanne Vega và tôi đã nghe cô ấy hát nhạc sống ngay trên sân khấu. "Thật xúc động, nghe giống hệt như trên đĩa CD. Tôi biết được chi tiết cô ấy hát như thế nào, và cô ấy vẫn đang hát ở đằng kia y hệt như thế".

Năm 1989, Brandenburg hoàn thành nghiên cứu tiến sĩ của mình về thuật toán mã hóa âm thanh và đây chính là nền tảng cơ bản cho MP3 về sau. Phần mềm để xử lý cho thuật toán này chủ yếu được phát triển bởi Bernhard Grill dưới sự dẫn dắt của Giáo sư Gerhäuser. Ở giai đoạn này, nhóm đã có thể nén video 64 kbit/s với chất lượng tốt lần đầu tiên trên thế giới. Với thành quả này, việc truyền âm thanh thời gian thực qua đường điện thoại là hoàn toàn có thể thực hiện, chứng minh cho niềm tin 19 năm về trước.

Năm 1991, MPEG nhận được tổng cộng 14 đề xuất về mã hóa âm thanh. Dưới sự khuyến khích của MPEG, những người tham gia đóng góp đã cùng nhau làm việc để tạo ra 4 đề xuất mới hơn. Sau nhiều tháng kiểm nghiệm, MPEG tách các phương thức mã hóa âm thanh ra làm 3 loại: Layer 1 dùng cho âm thanh không cần độ chi tiết cao, Layer 2 dùng cho phát thanh trên diện rộng, và Layer 3 là loại phức tạp nhất và có chất lượng cao nhất. Layer 3 là thuật toán mã hóa có hiệu quả cao nhất thời điểm đó và trở thành chìa khóa để truyền âm thanh qua đường điện thoại ISDN.

Năm 1992, MPEG "chốt" chuẩn mã hóa đầu tiên của mình: MPEG-1, chuyên dùng để nén video vào đĩa CD. Về âm thanh, Layer 3 trở thành cách lưu trữ nhạc trên HDD của những chiếc PC, và cũng là cách thức dùng để truyền tải file nhạc qua Internet thông qua kết nối Dial up 28.8kbps.

Quảng cáo


Nhưng mọi chuyện không dễ dàng như vậy. "Trong những ngày đầu tiên, hầu hết mọi người, nhất là những người của các công ty điện tử tiêu dùng lớn, nghĩ rằng Layer II sẽ tốt hơn vì Layer III quá phức tạp để có thể sử dụng. Vậy nên họ sử dụng Layer II trước".

Trong giai đoạn 1993 - 1994, phần cứng để giải mã MP3 bắt đầu xuất hiện. Nhóm MPEG cũng tìm nhiều cách khác nhau để quảng bá cho tiêu chuẩn mới của mình. Đât là một hành trình dài, vì họ cần kiếm đối tác, cho đối tác thấy được chất lượng của MP3, cũng như làm sao để người tiêu dùng có thể tiếp cận với chuẩn này một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất.

Trong thời gian này, nhóm cũng định vị Internet sẽ là một ứng dụng quan trọng dành cho Layer III. "Chúng tôi cần một đuôi file - và chúng tôi chọn ngày 14-07-1995 làm ngày mà đuôi .mp3 ra đời." Đây sẽ là cái tên thương mại và phổ biến khi người ta nói về codec âm thanh MPEG Layer III. Cùng trong năm 1995, Viện Fraunhofer cung cấp phần mềm giải mã MP3 đầu tiên cho PC dưới dạng shareware. Bức thư viết về việc sử dụng đuôi MP3 nằm ngay bên dưới.

Buc_thu_MP3.jpg

MP3 bước ra "trường đời"


Giai đoạn 1996 tới 1999 là giai đoạn MP3 dần trở nên phổ biến với mọi người. Những công ty phát hành nhạc, các dịch vụ nhạc online bắt đầu tiếp cận với định dạng này nhờ lợi thế chất lượng cao với dung lượng thấp. Năm 1997, trang web mp3.com ra đời như là một hub thông tin để mọi người biết về công nghệ này, những phần mềm nào tương thích để giải mã và chơi MP3, và mọi thứ liên quan. Không lâu sau đó, mp3.com trở thành trang chia sẻ nhạc hợp pháp lớn nhất thời bấy giờ.

Mọi thứ càng thú vị hơn khi vào khoảng năm 1998, các máy nghe nhạc MP3 bắt đầu xuất hiện rầm rộ. Hãng Saehan của Hàn Quốc ra mắt chiếc MPMAN, thiết bị chơi nhạc cầm tay đầu tiên sử dụng bộ nhớ đặc để phát các file MP3 tải về từ Internet hay được rip từ đĩa CD sang. Anh em còn nhớ những chiếc máy chơi MP3 bé bé nhỏ nhỏ mà chúng ta từng thấy hồi còn bé chứ? MPMAN chính là khởi điểm của một hành trình vui vẻ sau này.

mpman_f10_1.jpg

Năm 2000, những thiết bị MP3 đầu tiên bắt đầu bán ra ở Mỹ, cũng có vài model hỗ trợ cả CD lẫn MP3. MP3 nhanh chóng trở thành một xu hướng văn hóa mới với hàng triệu, trăm triệu thiết bị có khả năng chơi MP3 được bán ra mỗi năm.

Năm 2004, Viện Fraunhofer ra mắt cấu hình mới hơn là MP3 surround, một bản nâng cấp của MP3 hỗ trợ âm thanh 5.1. Bitrate của MP3 surround tính ra cũng ngang ngửa với MP3 stereo mà thôi. Cái hay đó là MP3 surround tương thích với mọi thiết bị MP3 đang bán ra nên không tạo một cú "nấc cục" cho sự phát triển của chuẩn mã hóa này.

Tính đến năm 2006, nhờ có MP3 mà hơn 10.000 đầu việc đã được tạo ra, mang về cho Đức khoảng 300 triệu Euro tiền thuế mỗi năm. Bản thân nước Đức chi 1,5 tỉ Euro cho các máy phát MP3 và những sản phẩm có liên quan tới MP3 nói chung.

Trong giai đoạn này, MP3 cũng thật sự đánh thức tình yêu âm nhạc của hàng triệu người khi họ có thể dễ dàng thưởng thức bài hát yêu thích mọi lúc mọi nơi, trong những thiết bị chứa được cả trăm, cả nghìn bài hát. Bạn không cần phải mỏi mắt đi tìm đúng cái đĩa CD chứa một bài nhạc mà bạn đã chưa nghe nhiều năm. Chỉ vài thao tác search là file MP3 đã hiện ra. Các máy chơi nhạc 40GB có thể chứa cả 10.000 bài hát, dư sức thu gọn cả bộ sưu tập đĩa nhạc của bạn vào trong một cái máy bé tí hon.

May_nghe_nhac_MP3.jpg

MP3 không chỉ là một công nghệ, nó còn là một cầu nối giữa những người yêu âm nhạc với nghệ sĩ, giữa người hát và người nghe, giữa những người làm nhạc và khán thính giả của họ.

Năm 2009, Technicolor giới thiệu một chuẩn mới hơn nữa sau việc hợp tác với Viện Fraunhofer: mp3HD, giải pháp cho nén audio lossless. MP3 HD tương thích với tất cả thiết bị MP3, lại một lần nữa rất đáng khen.

Sự xuất hiện của AAC


Tất nhiên, người ta không bao giờ hài lòng với hiện tại. Khi mà MP3 vẫn đang bùng nổ thì chính Hiệp hội MPEG cũng nghiên cứu một thứ mới hơn, xịn hơn để thay thế cho MP3, và đó là AAC (năm 1997). AAC đã được ISO chuẩn hóa và nó sử dụng 2 loại cấu hình: MPEG-2 và MPEG-4. AAC hỗ trợ âm thanh 48 kênh full bandwidth, hỗ trợ cả stereo lẫn các hệ thống âm thanh nhiều kênh, đồng thời có khả năng nén tốt hơn MP3 trong khi chất lượng lại cao hơn. Nói cách khác, cùng một bài hát khi nén thành file nhạc AAC sẽ có dung lượng thấp hơn và nghe hay hơn so với nén thành file MP3.

AAC hiện đang là chuẩn audio dùng cho YouTube, iPhone, iPod, iPad, các máy chơi game Nintendo, iTunes, PlayStation, Android, BlackBerry. Ngày nay tất cả những thiết bị điện tử hiện đại, kể cả hệ thống giải trí trong xe hơi, cũng đã hỗ trợ cho AAC.

Nếu như MP3 chỉ phổ biến với đuôi .mp3 thì MP4 có nhiều hơn: m4a, mp4, 3gp, m4b, m4p, m4v, m4r (4 cái cuối là của riêng Apple). Video AAC cũng là thứ dùng cho các file video *.mp4.

AAC chính là thứ mà hiệp hội MPEG muốn mọi người sử dụng khi ngày khai tử MP3 đã gần kề. Ví dụ, iTunes đã sử dụng AAC làm định dạng nhạc cho các file họ bán ngay từ buổi đầu tiên. Chia tay MP3 cũng tiếc, nhưng với sự phổ biến của MP3 hiện tại thì vẫn còn khá lâu nữa định dạng nhạc này mới biến mất khỏi thị trường. Có lẽ cần thêm 2-3 năm nữa thì MP3 mới bắt đầu chậm lại, và đâu đó trong 5 năm nó sẽ không còn là chuẩn được sử dụng phổ biến nữa. Tạm biệt MP3!

Tham khảo: MP3 History, NPR
143 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thời mới có mạng (1998-1999) thì ngoài MP3, mình còn đi tải phim xxx lưu dưới chuẩn real *.rm vì nó nhẹ hơn mấy file avi
Cắm dialup tải 1 tiếng được file 3MB, phải cắt làm 3 để chép vào 3 cái đĩa mềm
@HRed23 Mình coi hàng Việt, thấy cũng không khác giờ 😁
thamlenhu
TÍCH CỰC
7 năm
@Airblade14 Hồi đó thì chưa có Vàng Anh bác nhỉ 😆
@Airblade14 Haha, em thì ko được kiên nhẫn như bác, vào hồi đó vẫn chưa dám down phim, chỉ đi theo thằng bạn cóp ảnh vào đĩa mềm, 1 điẫ đâu dc 5 hay 6 anh gì đấy, thinh thoang mấy thằng với nhau, giờ học tin, khi thầy cho tự quản là lấy ra xem, haha, bọn nữ hồi đó nó thấy bọn con trai tum lại là nó nói biết coi ảnh 'dê' rồi đó, haha, con gai Huế hồi đó hiền khô, khog dám nhay vào xem cùng, thấy là đỏ mặt.
HRed23
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Duy Luân Haha. Thì cơ bản xxx cũng chỉ là ...ịch ...ịch thui mà bác mod :D:D:D
Jul3rd
ĐẠI BÀNG
7 năm
Dicky_Ng
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Jul3rd
Mới định bình luận vậy là sau vài năm sẽ chỉ còn trang http://aac.zing.vn mà bác làm trước rồi.
@Jul3rd Ko the chuy cập trang web này
bernerasu
TÍCH CỰC
7 năm
@Jul3rd làm nhấn vào link, mình gà thiệt
@Jul3rd Bác làm như trong mp3.zing.vn nó chỉ có mỗi nhạc đuôi mp3 ko thôi vậy. Trong đó cũng có Video nữa mà. Mà video đuôi đâu có phải mp3
nha luu
TÍCH CỰC
7 năm
Nghe nhạc lossles quen rồi . Không thể nghe hết 1 bản mp3
spnova165
ĐẠI BÀNG
7 năm
@vanmaitrangchu theo mình biết thì bass nó nằm trong khoảng tần số thấp hơn.

thường thì tai người không nghe được hết những giải tần cao của file lossless. nhưng khi âm thanh được tai nghe tái tạo, công với việc âm thanh giao động, hoà vào nhau mà tạo ra những âm thanh ở tần số mà tai người tiếp nhận được. đó là những gì mình đọc được đâu đó trên mạng thôi. cái đó không biết đúng không
@biahoi5ngan Hà Nội văn hoá quá mà 😃 login 2012 chắc lại trẻ trâu 😃
maingoctinh
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nha luu Nghe giống như kiểu khoe của, bạn có xe sang ko, mang đến khoe luôn đi cho anh em được chiêm ngưỡng nữa
nqhuy229
ĐẠI BÀNG
7 năm
@anh.duong.218 châm chọc gì chứ, 1 thiết bị không thể phát được thì âm thanh có chất lượng cao thì cũng vẫn bị giới hạn. Mà chắc gì những file nhạc trên mạng chuẩn lossles. hihi
vndtdd
TÍCH CỰC
7 năm
đuôi mp3 là gì lạ vậy, mình chỉ biết aac ,mp4
@vndtdd Chắc thím này sanh sau năm 2009 😁

Chứ sanh trước năm 2009 thì nhạc nhẽo các kiểu có đuôi .mp3 nhiều lắm
maingoctinh
ĐẠI BÀNG
7 năm
@AquaCrop Người ta đang thể hiện đấy
vndtdd
TÍCH CỰC
7 năm
@AquaCrop thanh niên nghiêm túc vãi, sao ko nghĩ khi tui nói câu này vì tui là người tương lai trở về =))
tương lai thôi chứ còn hiện tại mp3 vẫn chiếm số đông,có thời vài năm nữa có khi nào AAC chiếm lĩnh thị trường file nhạc
HPSS
TÍCH CỰC
7 năm
Mình nghe nhạc chuẩn HD, đĩa than quen rồi không thể nghe hết 1 bản lót lét, đĩa nhựa 😁
PhAnh1997
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mặc dù mình chuyển qua dùng các định dạng lossless từ dăm bảy năm nay nhưng nói thật .mp3 còn lâu lắm mới chết, phổ biến quá rồi, muốn thay đổi đâu thể một sớm một chiều là được.

Sent from my iPhone http://.........../2t16.png
namlinhct
ĐẠI BÀNG
7 năm
Nhiều bài không có trong chuẩn hd hay đĩa than thì bạn nhịn à,
respect 😃
Có ai nhớ máy mp3 nomad gì đó củ creative bán trên cửa hàng Anh Phương trên Nguyễn Trãi không?
fallingstar
ĐẠI BÀNG
7 năm
@cuhiep Xưa nó có một mớ nomad jukebox j j. Em cũng từng có một cái, to cỡ cái cd walkman
sai chính tả nè bác.
@SuzukiAxeloHPcity Không có sửa đâu. Nên đừng quote làm gì, mắc công bạn ạ 😁
PhuHaMy
ĐẠI BÀNG
7 năm
@™KunaiNTC™ Chắc chắn sẽ sửa đấy bác ah.Bác @Duy Luân cẩn thận nhất tinhte lun đó. 😃
Tương lai là âm thanh không nén hoặc nén không làm giảm chất lượng.
Thời dung lượng bộ nhớ hạn chế sắp qua rồi!
giờ cứ lossless mà táng, cũng không quan tâm mp3 nữa nên khai tử cũng không sao.
namlinhct
ĐẠI BÀNG
7 năm
@minhcuongpro1234 Bạn có nghe nhạc trực tuyến không?
@namlinhct không bạn.
Hây, bài này mod tổng hợp với bài mp3 bị khai tử kia thì hay rồi, cứ thấy mấy chủ đề dạng này là các "sếp" ùa nhau vào tai trâu, tai người, phân biệt này nọ, như kiểu 4k, 2k với full hd vậy. Tạo ra nhiều topic như thế này chủ yếu tạo ra đất để vào cãi nhau là nhiều.
mrd213
CAO CẤP
7 năm
Khoảng tầm năm 2003 2004 bùng nổ máy nghe nhạc mp3, hồi ấy đi học mà đứa nào có cái mp3 tàu là xúm vào nghe ké rồi mượn về nghe đi nghe lại mấy bài. Rồi ai có điều kiện mà mua được cái sony walkman thì thôi rồi, nghe quên sầu, còn ai mà có cái máy nghe nhạc xem đc cả video (hay được gọi mà máy mp4) thì làm trùm ae luôn 😃
Những cảm xúc ấy các thanh niên giờ có nghe lossless hay mấy cũng chưa chắc có.
@mrd213 Sony NW-HD1 20Gb huyền thoại năm 2004 đây bác, độ ấy tinhte, voz cãi nhau ipod và Sony wm mấy năm trời cái khoản nhạc tai nghe hãng nào hay hơn. Hồi ấy máy nghe nhạc mp3 Creative, Philips, Sony, SamSung, Ipod là hàng xa xỉ.
zdakulaz
ĐẠI BÀNG
7 năm
@tuyen_kientruc2013 Bán ko bác
@tuyen_kientruc2013 2004 chưa có Tinh tế nha 😁 mình cũng thích mấy con Walkman MP3 dữ lắm, nhưng rốt cuộc cái máy nghe nhạc đầu tiên mà mình mua lại là iPad nano đời đầu. Nó vẫn còn đẹp lắm lắm tính tới thời điểm này. iPod Nano hiện tại không đẹp bằng.

Mấy hãng kia, cũng như hiện tại, làm tính năng này nọ thật nhiều mà không design đẹp và sexy nên đứa con nít như mình hồi đó cũng chọn Apple hoặc Sony thôi
vừa tải Làmdâuxứlạ.mp3, 😁
Sao mình trích file aac từ Youtube mà về máy android k tua đc nhỉ,
Giờ bộ nhớ lưu trữ không phải là vấn đề thì nên chơi với nhạc tem vàng thần thánh của mấy thánh nhật bổn
logo.hiresvietnam.com.jpg
@Seraphic_Wings Mong các nhà sản xuất, phân phối nhạc quất mẹ nó lên Lossless hết đi. Mua nhạc thì phải chất lượng đỉnh cao chứ 😁
Stream nhạc thì AAC là OK
@bango123 Mua nhạc Hi-res thì nên mua nhạc ở nhật, đắt nhưng chất lượng thì đ' phải bàn (vd: mora.jp, e-onkyo.com,...). Dĩ nhiên, nếu có kinh nghiệm sẽ kiếm dc những album hay mà tốn ít tiền
Tui cũng mua ở đây, nó có bên thứ 3 chấp nhận thẻ debit việt nam để thanh toán
@Seraphic_Wings bác thường mua với giá bao nhiêu 1 album?
@Mr Prince 1 single (4 bài) tầm từ 1k2 ~ 1k8 yên (260 ~ 360k), 1 album 13 bài tầm 3k2 ~ 3k8 (620 ~ 800k)
@bango123 Thì bây giờ đa số các bản thu âm đều ở mức lossless mà Cũng thỉnh thoảng được ít bài lossless 24bit khi thu âm ở phòng thu tốt và ca sỹ cầu toàn đầu tư đúng mức
trừ khi các bác bỏ tiền ra mua nhạc lossless còn lại e đố các bác kiếm được chuẩn lossless trên mạng
namlinhct
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Phuphobo Đúng rồi lossless fre trên mạng khác gì mp3 chỉ tổ tốn dung lượng
@Seraphic_Wings k có ý gì với bác nhưng thật sự giờ chúng nó toàn convert lên lossless thôi,chả có ai cho k đâu. tiền bọn nghệ sĩ cả, lấy đâu free. kể cả bọn mà mua xong cho lên mạng thì cx k có free đâu,chắc chắn là mất tiền (ít hay nhiều thôi) mà thường thì k có đâu =)) nghe m4a e thấy tốt hơn mp3 nhưng e cx nghĩ là n convert lên thôi
@Phuphobo Convert? Convert là gì vậy ăn dc k
01-Catch the Moment.flac.png
01-ともだち.flac.png
1-0008898553.flac.png
11. recall.flac.png
1-0009157579.flac.png
Capture.PNG Capture3.PNG
Capture2.PNG
Capture5.PNG Capture6.PNG Capture7.PNG Capture8.PNG

Toàn nhạc người ta bỏ tiền túi ra mua đấy ông ơi không phải đi chôm của thằng nào đâu =))
Capture9.PNG
Capture10.PNG
Capture11.PNG
@Seraphic_Wings đấy chỉ là 1 cách thôi mà <(") đâu phải cứ thế là đúng đâu <(")

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019