Lối đi nào cho Always Connected PC, phải chăng sẽ là quả bom xịt như thời Windows RT?

bk9sw
13/5/2018 10:7Phản hồi: 29
Lối đi nào cho Always Connected PC, phải chăng sẽ là quả bom xịt như thời Windows RT?
Cuối năm 2016, Microsoft cùng Qualcomm đã ra mắt những chiếc máy tính chạy Windows 10 trên nền tảng vi xử lý ARM, gọi đây là một danh mục laptop mới có tên Always Connected PC (ACPC) với những ưu điểm mà laptop truyền thống không có được như luôn kết nối nhờ tích hợp kết nối di động (LTE), mở máy là hiện ngay như kiểu smartphone và thời lượng pin dài lâu. Tuy nhiên, ACPC giờ đây không chỉ là tên gọi dành riêng cho những chiếc laptop chạy Snapdragon nữa bởi nếu xét về khía cạnh mạng di động thì cả những chiếc laptop chạy Intel hay AMD cũng có thể được tích hợp và được xếp vào ACPC. Phải chăng Windows 10 và Snapdragon sẽ trở thành một quả bom xịt, nối gót Windows RT?

Đã gần 2 năm kể từ khi ACPC ra đời, trên thị trường hiện tại cũng chỉ có 3 mẫu máy chạy Windows 10 trên nền tảng Snapdragon 835 gồm HP Envy x2, ASUS NovaGo và Lenovo Miix 630, vẫn chưa có thêm sản phẩm nào khác và cả 3 mẫu máy này vẫn không phổ biến trên thị trường máy tính. Trong khi đó, Surface Pro chạy Intel Core I cũng đã có phiên bản hỗ trợ kết nối di động và chính Microsoft cũng đã gọi "Surface Pro 4 LTE là chiếc ACPC đầu tiên của hãng".

Always Connected PC battery.png
Ý tưởng của ACPC rất đơn giản và bắt kịp xu hướng là vào năm 2018, không có lý do gì các thiết bị điện tử mà chúng ta hay dùng lại không được kết nối Internet. Với 4G LTE và sắp tới đây là 5G, bạn có thể mang chiếc máy tính Windows 10 của mình đến mọi nơi mà vẫn có thể kết nối. Bạn không phải lo về việc nơi bạn đến có Wi-Fi hay không hay dùng điện thoại làm cục phát Wi-Fi, tốn pin cả 2. Nghe thì hay nhưng ý tưởng trên khó triển khai, ít nhất là vào giai đoạn hiện tại.

Windows 10 trên nền tảng vi xử lý ARM?


ACPC hiện tại bao gồm cả những thiết bị chạy vi xử lý ARM lẫn x86 và chúng hoạt động khác nhau. Windows 10 trên máy tính ARM hiện tại chỉ sử dụng Snapdragon 835, đây là SoC và nó tích hợp mô-đem 4G LTE Snapdragon X16 nên mặc nhiên thiết bị sẽ có khe SIM để chúng ta kết nối mạng di động.


Vấn đề lớn nhất là những chiếc laptop này vẫn chưa sẵn sàng để chúng ta có thể sử dụng thay thế laptop chạy vi xử lý x86 truyền thống. Microsoft, Qualcomm và các đối tác OEM đều đã nhấn mạnh rằng ACPC sẽ mang lại trải nghiệm như iPad và bản thân Microsoft cũng nói ACPC không phải là thứ bạn dùng để lập trình. Ý ở đây là những chiếc laptop chạy Windows 10 trên nền tảng vi xử lý ARM có thể bật lên tức thời (instant on) giống như iPad mà không phải đợi chờ khởi động đồng thời thời lượng pin chờ lâu hơn. Điều này có được nhờ kiến trúc big.LITTLE của ARM trong đó các nhân mạnh hơn sẽ được dùng cho các tác vụ cần năng lực xử lý mạnh trong khi những tác vụ chạy nền sẽ được xử lý bởi các nhân hiệu suất.

Khi mới phát hành, Windows 10 trên các thiết bị dùng vi xử lý ARM có thể chạy được các ứng dụng UWP lẫn các ứng dụng x86 truyền thống nhờ bộ giả lập. Microsoft cũng đã ra mắt ARM64 SDK tại hội nghị BUILD vừa diễn ra, cho phép các lập trình viên biên tập lại ứng dụng để chạy nội trú, tối ưu hơn cho kiến trúc ARM để đạt hiệu năng tốt hơn so với các ứng dụng chạy trên bộ giả lập.


Tuy nhiên, những chiếc máy như thế này vẫn chưa thể trở thành chiếc laptop Windows trong mơ của bạn. Ứng dụng vẫn là vấn đề nhức nhối nhất, chẳng hạn như Adobe vẫn chưa có phiên bản UWP của bộ công cụ Creative Cloud tối ưu cho những chiếc laptop chạy Snapdragon. Mặc dù vẫn có thể chạy được Photoshop thông thường nhờ bộ giả lập nhưng mọi thứ rất chậm. Thêm nữa là trình điều khiển đối với các thiết bị ngoại vi cũng cần phải làm lại để giúp thiết bị tương thích tốt hơn với laptop.

Dù vậy, vi xử lý ARM đang được cải tiến rất nhanh và thế hệ Snapdragon 845 có hiệu năng cao hơn đáng kể so với Snapdragon 835. Cứ đà này thì những chiếc laptop chạy vi xử lý ARM sẽ đạt hiệu năng cao hơn qua thời gian trong khi vẫn phát huy được những ưu điểm mà vi xử lý x86 không có, đặc biệt là về điện năng tiêu thụ thấp. Nếu như Microsoft vẫn quyết tâm theo đuổi Windows 10 trên ARM thì điều này sẽ cho phép các nhà sản xuất chip tranh đua nhau nhằm tạo ra một hệ sinh thái phần cứng đa dạng, tương lai sẽ rất sáng nếu cuộc đua vi xử lý có thêm Nvidia, MediaTek hay Samsung với Exynos. Tuy nhiên, để tạo nên cuộc đua này thì Windows 10 ARM phải thật sự trưởng thành và hấp dẫn.

Những chiếc ACPC chạy vi xử lý x86:


ACPC SoC.jpg
Ban đầu Microsoft và Qualcomm đã khiến chúng ta nghĩ rằng Always Connected PC là tên gọi dành riêng cho những chiếc laptop có hỗ trợ kết nối mạng di động, chạy vi xử lý ARM như Snapdragon. Thế nhưng nếu kết nối mạng di động là yếu tố bắt buộc để tạo thành một chiếc ACPC thì điều khiến mình ngạc nhiên là trong thế giới máy tính chạy vi xử lý Intel hay AMD, có hàng tá chiếc được trang bị kết nối mạng di động. Trước khi Surface Pro 4 có phiên bản LTE thì nhiều dòng máy doanh nghiệp, chẳng hạn như HP EliteBook, ThinkPad, Dell Latitude … đều có tùy chọn khe SIM và hỗ trợ kết nối mạng di động tốc độ cao nhờ trang bị thêm một chiếc card WWAN. Đây không phải là giải pháp tích hợp vào chip xử lý như Snapdragon nhưng nó vẫn giải quyết được vấn đề về kết nối.

Quảng cáo



Lợi thế của các vi xử lý x86 chúng ta đều đã biết, hiệu năng cao hơn, tương thích ứng dụng tốt hơn và đặc biệt là cả hệ sinh thái Windows đều được phát triển xoay quanh vi xử lý x86. Nhiều chiếc máy còn được trang bị thêm vi xử lý đồ họa rời của Nvidia và AMD thành ra xét về sức mạnh xử lý thì Snapdragon hay các vi xử lý ARM còn kém rất xa.

HP Envy x2.jpg
HP Envy x2 có cả biến thể chạy Intel và hỗ trợ 4G LTE.
Những chiếc laptop chạy vi xử lý x86 và được trang bị kết nối mạng đã xuất hiện từ rất lâu trước đây nhưng thường thì người dùng phổ thông ít khi chọn. Cũng giống như trường hợp của iPad với các phiên bản có kết nối di động và chỉ Wi-Fi, chi phí của phiên bản hỗ trợ 3G/4G thường cao hơn khoảng $130 so với phiên bản còn lại. Theo một thống kê năm 2012 thì có đến 9/10 chiếc máy tính bảng bán ra chỉ hỗ trợ Wi-Fi, con số này có thể đã thay đổi sau 6 năm nhưng vẫn chưa nhiều.

Riêng Surface Pro, phiên bản hỗ trợ 4G LTE có giá cao hơn phiên bản thường $150 và hầu hết người dùng đều không chọn phiên bản này để tiết kiệm chi phí bởi giá máy đã rất cao. Anh em nghĩ thế nào khi chọn mua máy tính bảng hay laptop nếu nó có cả 2 phiên bản: chỉ Wi-Fi và Wi-Fi + 4G?

Vậy giải pháp nào cho ACPC?


Lenovo Miix 630.jpg

Quảng cáo


Lenovo Miix 630.
ACPC vẫn sẽ phát triển nhưng hãy nhìn vào thị trường hiện tại, mọi thứ vẫn chưa thể cất cánh bởi kết nối di động tốc độ cao vẫn chưa được xem là yếu tố sống còn trên những chiếc máy tính như Wi-Fi hiện tại. Chúng ta cũng chưa bước vào một thời đại mà tất cả các thiết bị đều cần phải được kết nối mọi nơi như thông điệp mà Microsoft muốn truyền tải.

Một trong những giải pháp đó là các OEM nên bắt đầu bán ra những chiếc máy tính mà kết nối mạng di động được trang bị như một tiêu chuẩn thay vì tùy chọn. Nếu không, người dùng vẫn sẽ chọn phiên bản chỉ có Wi-Fi nếu nó có giá rẻ hơn.

Một giải pháp nữa đối với Intel là bắt đầu phát triển những vi xử lý tích hợp mô-đem 4G LTE và thật sự mà nói điều này không quá khó với Intel, tại sao hãng này vẫn không làm bởi Intel đã có các giải pháp kết nối mạng di động từ lâu trước đây. Bản thân mô-đem 4G LTE của Intel cũng đã được trang bị trên nhiều thiết bị di động, điển hình như iPhone. Vậy nên việc đưa mô-đem này vào vi xử lý Intel Core là hoàn toàn có thể. Đến GPU rời của Radeon Vega của AMD còn tích hợp vào vi xử lý được thì mô-đem 4G LTE đâu nhằm nhò gì?

Qualcomm cải tiến vi xử lý ARM của mình hàng năm, hiệu năng cao hơn đáng kể dù vẫn chưa thể sánh với vi xử lý Intel. Đối thủ chính của Qualcomm vẫn là những Apple hay Samsung trong làng SoC dành cho điện thoại nhưng là một công ty bán dẫn, hiện đang là đối tác chiến lược của Microsoft với Windows 10 ARM thì không loại trừ khả năng Qualcomm sẽ phát triển một thế hệ SoC dành riêng máy tính. Nó có thể có kích thước lớn hơn SoC cho điện thoại nhưng lớn hơn cũng có nghĩa Qualcomm sẽ có thể khiến cho nó mạnh hơn. Vì vậy, ACPC có thể cất cánh hay không còn phù thuộc vào nhiều yếu tố, cả Microsoft với vai trò phát triển một hệ điều hành đủ hấp dẫn để các OEM có thể bước chân vào cuộc đua một cách tích cực với nhiều tùy chọn vi xử lý cho người dùng, luôn kết nối, bật là lên, pin thì dài lâu, đúng như tôn chỉ của Always Connected PC.

Theo: Neowin
29 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bắt tay với lntel thì mới giải quyết đc gốc rễ vấn đề . Chứ 2 ông kia làm đc mà ko đc công nghệ của lntel thì cũng vứt đi .
anhutsg
CAO CẤP
6 năm
@minhthuvc dòng Atom mobike của intel cũng xịt rồi còn đâu.
@anh_ut_sg Quan trọng là cái x86 của lntel .
@minhthuvc Thì mấy dòng tiết kiệm điện như atom x7 hay core m3 đó. Cũng x86 nhưng sao yếu nhớt quá đến nổi phwa3i d8o63i tên sang core để dụ gà¿
Joe Ha
ĐẠI BÀNG
6 năm
Sao cuối 2016 bác???? @bk9sw
Cuối 2017 chứ??????
@Joe Ha WIndows 10 ARM được giới thiệu tại WinHEX 2016, cuối năm 2016 bác 😁
trung3anh
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Joe Ha Đang thắc mắc. Hình như ra mắt tháng 1/2018 ở ces2018 chứ nhỉ
@trung3anh Giới thiệu Windows thôi Còn cái đó là sản phẩm
Thằng Intel làm Atom mà mạnh ngang Snap 845 hiện tại thì được
realvn
TÍCH CỰC
6 năm
@NguyễnDuyĐạt Quan trọng vẫn là p/p. Hiệu năng làng nhàng và giá trên trời như core m cũng chỉ để chưng là chính thôi
@NguyễnDuyĐạt Cần gì 10nm d9a6y¿ thời 14nm đó, mấy atome thua đứt đuôi chứ so cùng 10nm cũng thua là thua thôi. Cuối năm nay đám arm lên 7nm trong khi intel sang năm mới 10nm xuất hiện bán?
@ragefighter :v cái cơ bản là intel không tối ưu được điện năng nên nó bỏ dở luôn. Con đầu tiên trên Zen 2 Asus còn mạnh ngang 800/801 cùng thời là bác cũng đủ hiểu rồi
@ragefighter Thế sao tệ vậy nhỉ? Thằng Intel kinh nghiệm lâu năm mà hiệu năng chán vậy
1ink
TÍCH CỰC
6 năm
Cái này chủ yếu do MS. Mình nghĩ MS làm ra cái ACPC để làm phương án dự phòng cho trường hợp PC x86 bị lấn át bởi iPad và Chrome Book. Cũng là một đòn gió để hù Intel khi hãng này đã chậm cải tiến trong mấy năm gần đây. Hiện tại iPad và Chromebook chưa thực sự ảnh hưởng đến PC x86 nên MS chưa tập trung vào nó.
anhminh1208
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mình nghĩ là MS làm thế đề hù người bạn lâu lăm là Intel thôi, kiểu chú mà không cải tiến nhanh là anh cho thằng Qualcomn nó thế chỗ ngay nhá, thế là có khi mấy năm sau lại tháy laptop nào chạy chip Intel cũng có bản 4G LTE luôn ấy chứ.
p/s: Một thanh niên theo chủ nghĩa âm mưu cho hay o_Oo_Oo_O
longtth
ĐẠI BÀNG
6 năm
không quan tâm lắm tới kiến trúc, hardware là intel cũng được mà qualcom cũng xong, miễn là mở lên nó chạy 😃
rất hy vọng anh sốp thật sự đầu tư vào surface pro LTE. đang vì lựa chọn sự tự do acpc mà không chọn pro 3 hoặc pro 4 mà chọn sf 3 LTe 😔
Intel giờ chật vật với đám lỗi mà dân lập trình khui ra, càng fix thì càng bị khui mạnh.
Thằng AMD thì ngồi trên đống lửa ko biết chừng nào bọn kia mới xử tới mình vì mới lấy lại danh tiếng gần đây bằng ryzen.
QC thì nhờ bú mút dây chuyền đóng chip của SS nên mới nhồi Snap S845 mạnh vượt trội như vậy. Mà ai cũng biết chơi mà lệ thuộc SS nhiều quá thì có ngày chuốc đau thương.
Nên M$ có muốn phát triển nhanh cũng pó tay, các nhà sx cpu đều đang nằm trên bàn thớt =))
@Fatcat88 Chơi với ss an toàn đấy, sản lượng ổn định, chứ s810 chơi với tsmc xong chạy mất dép.
@ragefighter Bạn quên Vega rồi đó. 1 nạn nhân
@Fatcat88 Qualcomm phụ thuộc Samsung cái gì vậy!?!
CỨ GIAO DỰ ÁN NÀY VÀO TAY STEVE QUẢNG CỦA VIỆT NAM LÀ OK😁
Song Sinh VN
ĐẠI BÀNG
6 năm
Với máy tính làm việc quan trọng khi không làm vc nữa là mình tắt mọi kết nối và sleep 😃
Zelda
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mod êi con máy dc nhắc đến là Surface Pro LTE, ko phải Surface Pro 4 LTE đâu (đời 4 ko có LTE)
thanhdong22
ĐẠI BÀNG
6 năm
always connected + mã đào coin = đào coin 24/7 😃
Những chú nào ca ngợi thì vào mà ca ngợi tiếp đi!
odysseyntn
TÍCH CỰC
6 năm
nhìn con CPU của intel to gấp mấy lần với với CPU qualcomm, Ss thì mấy con kia sao có cửa mạnh bằng ? đừng nói công nghệ nm vì 10nm của Intel cũng tương đương 7nm SS hay TSM, muốn mạnh hơn thì phải to phải tốn điện hơn. quy luật tự nhiên rồi 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019