Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Lượng oxy trong khí quyển Trái Đất đã mất 0,7% và các nhà khoa học vẫn chưa biết tại sao

ND Minh Đức
25/9/2016 7:51Phản hồi: 70
Lượng oxy trong khí quyển Trái Đất đã mất 0,7% và các nhà khoa học vẫn chưa biết tại sao
Khí quyển của chúng ta đang bị "rò rỉ" oxy, nồng độ oxy đã giảm 0,7% trong 800 ngàn năm qua và mặc dù vẫn chưa hiểu được nguyên nhân của vấn đề nhưng các nhà khoa học vẫn khá vui mừng vì điều đó! Tại sao? Bởi việc xác định được xu hướng thay đổi nồng độ oxy khí quyển và những nguyên nhân của nó sẽ giúp họ hiểu hơn về các khía cạnh duy trì sự sống của một hành tinh, những thông tin cực kỳ hữu ích trong quá trình nghiên cứu các ngoại hành tinh trong vũ trụ.

Daniel Stolper, giáo sư địa chất học tại Đại học Princeton cho biết: "Chúng tôi đã phân tích được nhiều thứ thú vị hơn bất kỳ dự đoán nào trước đây. Hồi xưa chúng ta vẫn chưa biết được rằng liệu lượng oxy sẽ tăng, sẽ giảm hay sẽ như vậy. Bây giờ hóa ra đã có một xu hướng rất rõ ràng: oxy sẽ giảm!"

Trên thực tế, lượng oxy trong khí quyển Trái Đất đã thay đổi đáng kể trong lịch sử Trái Đất nhưng việc tìm số liệu chứng minh cho giả thuyết này là cực kỳ khó khăn. Chúng ta đều biết rằng trong 1 tỷ năm đầu tiên, khí quyển của chúng ta không hề có oxy. Sau đó một loại tảo xanh gọi là cyanobacteria với khả năng quang hợp đã phát triển và lan rộng khắp mọi nơi, kích hoạt sự hủy diệt hàng loạt những loại vi khuẩn kị khí vốn xem oxy như một loại chất độc.

tao_su_song_Tinhte.jpg
Tảo cyanobacteria - nguồn tạo ra oxy cho Trái Đất thuở xưa

Khi thực vật phát triển và lan rộng, oxy tiếp tục được tích lũy trong bầu khí quyển của chúng ta và cuối cùng lượng oxy nhiều tới mức đủ để cung cấp cho sự sống của những loại sinh vật phức tạp, bao gồm cả con người. Trong vài triệu năm qua, mọi thứ đã khá ổn định, lượng oxy cũng vậy và nhờ đó mà sự sống của động vật trên hành tinh này có điều kiện phát triển mạnh.


Tuy nhiên khi đào sâu phân tích, các nhà khoa học khẳng định rằng lượng oxy cũng có sự biến động. Động như như con người tiêu thụ oxy từng phút từng giây, trong khi thực vật lại sản sinh ra oxy như một phần trong quá trình quang hợp. Nếu xét trong quãng thời gian dài, lượng oxy sẽ dần dần bị tiêu hao vào quá trình phong hóa của đá silicat.

Giáo sư Stolper cho biết: "Qua hàng ngàn năm, toàn bộ lượng oxy trong khí quyển sẽ được chuyển thành nước và sau đó trở lại làm khí oxy. Nhưng vẫn có một sự rò rỉ nhẹ theo thời gian và lượng mất đi đó có thể nằm trong các sản phẩm phụ hoặc bị tiêu thụ." Trong một khoảng thời gian cho trước đủ lớn, lượng oxy rò rỉ này cũng có số lượng không nhỏ và thậm chí sự biến động này còn có thể thay đổi sự sống trên cả một hành tinh.

Do đó, giáo sư Stolper cùng các đồng nghiệp tại Đại học Princeton đã tìm cách đo lường lượng oxy rò rỉ này. Để làm được điều đó, họ tập trung phân tích một trong những "bản ghi chép lượng oxy" đáng tin nhất mà con người có. Đó chính là lõi băng ở Greenland và Nam Cực vốn còn lưu giữ làng vô số bong bóng khí đại diện cho "ảnh chụp" của bầu khí quyển Trái Đất trong hàng triệu năm qua. Bằng cách phân tích tỷ lệ oxy của đồng vị nito trong các lõi băng này, họ đã xác định được xu hướng rằng: nồng độ oxy đã giảm 0,7% trong 800 ngàn năm qua.

Trong báo cáo vừa công bố, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số giải thích khả dĩ cho điều này. Đầu tiên, tốc độ xói mòn đã được đẩy nhanh trong lịch sử địa chất gần đây, khiến cho lượng trầm tích tươi được phơi bày ra nhiều hơn và bị oxy hóa bởi không khí cũng nhiều lên, từ đó khiến lượng oxy tiêu thụ tăng lên. Tiếp theo là sự giảm nhẹ của nhiệt độ trung bình toàn cầu trong quãng thời gian vài triệu năm qua, khiến cho đại dương cũng mát hơn và độ hòa tan oxy vì thế mà tăng lên. Giáo sư Stolper giải thích rằng: "Điều đó có nghĩa là bạn oxy hóa nhiều carbon hữu cơ hơn trong đại dương và bạn có ít lượng oxy hơn để trả lại khí quyển."

Ông cho biết thêm rằng ngoài ra còn có những nguyên nhân khác nhưng việc xác định bằng chứng là cực kỳ khó khăn. Việc nghiên cứu những gì đang kiểm soát hành tinh của chúng ta đã là một nỗ lực lớn và điều đó giúp chúng ta hiểu hơn về những khía cạnh của sự sống trên một hành tinh, điều mà các nhà khoa học cực kỳ quan tâm trong quá trình tìm kiếm những "người anh em song sinh" của Trái Đất.

Thú vị hơn, trong phân tích của giáo sư Stolper cũng bao gồm 200 năm cuối của quá trình công nghiệp hóa trong xã hội loài người, giai đoạn mà ông cho là rất bất thường. Ông cho biết: "Chúng ta đang tiêu thụ oxy ở tốc độ nhanh hơn 1000 lần so với trước đó. Loài người đã hoàn toàn đẩy nhanh quá trình bằng cách đốt hàng tấn carbon." Dù vậy, giáo sư nhận định chúng ta vẫn còn nhiều khí thở và nghiên cứu lần này chỉ là xác định được điều gì xảy ra đối với Trái Đất.

Tham khảo Slate, Sciene
70 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chắc là tại Falcon 9 dạo này phóng lên hơi nhiều => hao hụt lượng oxy 😁:D:D
rosejaooh
TÍCH CỰC
8 năm
Do cháy nổ nhiều quá mà! Hết điện thoại lại xe bus 😁
@rosejaooh Xe bán tải chở nữa bác
Cứ vui đi khi đời còn cho phép!
Cái này người phàm ở thế giới này gọi à Oxy thôi chứ giới tu chân gọi là Linh Khí. Từ hiện tượng này thì chắc chắn đại nhân vật nào đó đang thăng cấp hay độ kiếp rồi, cần dùng 1 lượng rất lớn Linh Khí nên mới biến mất vậy thôi. Cứ yên tâm nhé.
@thanh_nhan Đột phá biến anh kỳ rồi nhé!
@thanh_nhan Đại ma đầu xuất hiện đó bác.
kecatin
TÍCH CỰC
8 năm
@doantatthang Đến lúc đánh nhau bị trọng thương thì lúc ấy cần đến oxy già 😆
trunganh688
ĐẠI BÀNG
7 năm
@MrBach248 gọi là ô nhiễm kiếp =))
thanls
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thế giới có gần 7 tỉ người kéo theo hàng tỷ con gia súc gia cầm nữa, rồi nạn chặt phá rừng, khí thải khu công nghiệp, khí thải động cơ. Như thế cứ so với 800 ngàn năm trước thì sao mà oxi không giảm cho được.
@thanls Và như vậy là quá ít phải ko
dạo này qwerty hơi nhiều , thở mạnh liệu có phải là lý do tiêu hao oxy của trái đất ko ạ? nếu có để e bỏ .
Gớm. 7 tỷ con người. Mỗi người một cái ô tô, xe máy, điện thoại. Hàng ngày hàng giờ đốt oxy nhả khói. Đồ dùng công nghiệp phục vụ nhu cầu con người tràn ngập. Các nhà máy thi nhau dùng năng lượng, thải ra chất thải.
Liên tục xây dựng đô thị, đường xá, bến bãi, các khu công nghiệp mở ngày càng nhiều, càng to. Đất nông lâm nghiệp không còn, cây xanh không còn, rừng thì bị tàn phá không thương tiếc.
Oxy ở đâu ra nữa. Giảm là phải rồi. Cần gì phải tìm nguyên nhân ở đâu??
Mấy hôm nay mình thở hơi nhiêu, may quá mấy ông khoa học đó không có biết:oops:
Do time này có nhiều ngừoi nhập viện thở oxy quá ấy mà
Nano Eagle
ĐẠI BÀNG
8 năm
trích "con người tiêu thụ oxy từng phút từng giây, trong khi thực vật lại sản sinh ra oxy như một phần trong quá trình quang hợp". cần thay cụm từ "con người" bằng "động vật".

Nếu nói theo cách hiểu oxy là khí O2 để thở: dân số thế giới tăng không ngừng, kéo theo là nguồn thức ăn tăng, mà toàn ăn thịt chứ, nên phải nhiều trại chăn nuôi... tức nguồn tiêu thụ oxy rất lớn, cộng với sản xuất công nghiệp đốt oxy, vận tải đốt oxy... trong khi rừng thì tàn phá ngày càng kinh khủng, mất nguồn cung oxy. Như vậy, oxy hụt đi là đương nhiên.

Nếu nói theo định luật bảo toàn vật chất, tức nói đến lượng nguyên tử oxy không thể tự nhiên mất đi, không thể tự nhiên sinh ra: vậy lượng oxy trên trái đất bị hụt là do đâu?: có thể do có sự rò rỉ ra ngoài không gian vũ trụ (nhưng rò rỉ là không thể). vậy nguyên nhân này bị loại bỏ; có thể do phản ứng hạt nhân, phân rã: các phản ứng hạt nhân có thể phá hủy biến nguyên tử oxy thành nguyên tử khác. Nguyên nhân này khả đúng; có thể do Chúa hoặc Thượng đế đã chén mất...; có thể do...
@Nano Eagle Nó ko mất đi mà nó chuyển thành hợp chất khác mà con ng ko thở đc nhé...
Có ngày mới ra đường đi làm ngáp dc 1 phát là về thăm ông bà luôn 😃
😔 cứ phá hoại môi trường thế này thì đi sớm cả thôi 😆))))
anthui2009
ĐẠI BÀNG
8 năm
Quá giỏi, chỉ có thể là nước ngoài! Vn với 24k tiến sỹ giáo sư có đề án nghiên cứu nào như này ko? Hay là học tiếng Trung và Nga? Hay là đề án tạo mưa 5000 tỷ? ....
boylikegirlz
ĐẠI BÀNG
8 năm
@nvkhoi123 Không những nó thay đổi cả lượng mà còn thay đổi về % nhé bạn. Bạn tham khảo: http://www.higherpeak.com/altitudechart.html Hồi trước mình được xem bộ phim tài liệu nói về vấn đề này.
nvkhoi123
ĐẠI BÀNG
8 năm
@boylikegirlz chắc xếp lớp theo tỉ trọng nên vùng thấp tỉ lệ oxy nhiều hơn.
mình có thử tìm kiếm mà ko thấy, cám ơn về cái link nhé.
à mà việc lấy mẫu thì mình vẫn nghĩ là người ta lấy công bằng. chỉ cần tại 1 địa điểm ở nam cực, nếu lấy ở tầng băng càng sâu hơn thì niên đại càng xa, lúc đó thì so sánh dễ dàng giữa các thời đại. Tổng hợp nhiều mẫu ở các địa điểm khác nhau thì rút ra kết luận là hoàn toàn có thể.
boylikegirlz
ĐẠI BÀNG
8 năm
@nvkhoi123 Hồi bé mình có xem bộ phim trên vtv2 tên là "chết trên everest" nên mình mới biết 😁 nhưng suy luận khoa học của bạn rất tốt. Mình cũng cảm ơn bạn đấy.
nvkhoi123
ĐẠI BÀNG
7 năm
@boylikegirlz Mình google thì hình như bộ đó tên là Everest - The death zone phải không?

có thêm 1 bộ tài liệu sưu tầm nữa rồi.
đơn giản rò rỉ ra vũ trụ chứ cần gì suy nghĩ cho nhiều

nvkhoi123
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Nano Eagle có rò rỉ đấy. Tuy nhiên khí bị rò rỉ chủ yếu là hydro chứ không phải oxy như bài viết.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trái_Đất
"Dựa trên nhiệt năng, một số phân tử ở rìa ngoài khí quyển của Trái Đất có thể tự tăng tốc độ đến mức chúng có thể thoát khỏi lực hút của Trái Đất. Quá trình này diễn ra chậm nhưng không khí vẫn dần dần thoát vào không gian. Bởi hiđrô có khối lượng phân tử thấp, nên chúng có thể dễ dàng đạt tới vận tốc vũ trụ cấp 2 và chúng có tỉ lệ thoát vào không gian cao hơn hẳn các loại khí khác.[104] Quá trình rò rỉ hiđrô vào không gian là một yếu tố tham gia vào việc đẩy Trái Đất từ trạng thái khử lúc đầu sang trạng thái ôxi hóa hiện tại. Sự quang hợp là quá trình cung cấp ôxy tự do, nhưng người ta tin rằng sự biến mất của các chất khử như hiđrô là điều kiện cần thiết cho quá trình tăng lượng ôxy trong bầu khí quyển.[105] Quá trình hiđrô thoát khỏi khí quyển Trái Đất có thể đã ảnh hưởng giúp cho sự sống phát triển trên hành tinh.[106] Trong khí quyển giàu ôxy hiện tại, phần lớn hiđrô bị chuyển thành dạng nước trước khi chúng kịp thoát khỏi bầu khí quyển. Thay vào đó, phần lớn lượng hiđrô mất đi là từ sự phân hủy khí mêtan trong tầng thượng khí quyển.[107]"
Không biết cần bao nhiêu cây xanh để cung cấp đủ ô xi cho một người một ngày nhỉ?
bậy nhé, CO2 cũng có Oxi nhé
thanls
ĐẠI BÀNG
8 năm
@hieupy89 người ta nói đến khí oxi chứ có nói CO2 đâu mà
Chả biết thế nào nhưng sự thật là sống ở TP lớn như HN, HCM nó ngột ngạt và khó thở hơn rất nhiều ở miền núi. Chỉ cần đi lên mấy tỉnh miền núi là ngay lập tức thấy như được sống lại, không khí trong lành hơn rất nhiều. Nghĩ sao một thành phố bé tẹo có mười mấy triệu người và cả triệu cái xe lớn nhỏ sống chung một bầu không khí, sợ thật. Thế mà mọi người vẫn đổ xô ra thành phố.
@thenhantinh Vay ban ve que o di nha, hok ai ep ban o thanh pho dau
hakatu
ĐẠI BÀNG
8 năm
800 ngàn năm mới giảm 0.7 % thôi 😕😕😕
@hakatu Nhân 100 lần như vậy là tuyệt chủng
gaubupro
ĐẠI BÀNG
8 năm
dân số trên thế giới ngày càng tăng, hít thở nhiều thì giảm oxy thôi.Đơn giản vậy mà ko biết.
@gaubupro 800.000 năm mới giảm 0,7 . Dân số con người chỉ tăng đột biến 100 năm trở lại đây thôi . Nếu chỉ đơn giản do tăng dân số thì các nhà khoa học đâu có bó tay

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019