Lý thuyết mới phủ nhận "nghịch lý thông tin" lỗ đen của Stephen Hawking

uhraman
8/4/2015 20:27Phản hồi: 72
Lý thuyết mới phủ nhận "nghịch lý thông tin" lỗ đen của Stephen Hawking
Black_hole.jpg
Hình minh hoạ một hố đen với đĩa vật chất bị hút vào bên trong và hai cột sáng màu xanh biểu thị cho dòng các hạt tốc độ cao bức xạ ra ngoài.

Trong những năm 1970, Stephen Hawking đề xuất rằng hố đen có khả năng bức xạ ra các hạt. Thông qua quá trình này, năng lượng của lỗ đen sẽ dần mất đi và cuối cùng chính lỗ đen cũng sẽ biến mất. Sau đó ông tiếp tục kết luận rằng các hạt phát ra từ một lỗ đen sẽ không cung cấp một manh mối nào về những gì nằm trong lỗ đen. Theo đó, những thông tin trong lỗ đen sẽ bị mất đi hoàn toàn cùng với lỗ đen. Tuy nhiên, đối với các nhà khoa học, thật khó để chấp nhận điều này bởi theo cơ học lượng tử thì thông tin phải được bảo tồn. Thông tin chỉ trở nên khó tìm kiếm chứ không bao giờ mất đi vì nó có liên hệ với thực tại và quá khứ. Khái niệm “Nghịch lý thông tin” tồn tại từ thời điểm đó và được coi là một trong những vấn đề cơ bản nhất và cũng phức tạp nhất trong vật lý hiện đại hơn 40 năm qua.

Tuy nhiên, trong một kết quả nghiên cứu mới đây của phó giáo sư vật lý Dejan Stojkovic cùng với nghiên cứu sinh Anshul Saini tại đại học Buffalo bằng các tính toán cụ thể đã chứng minh được rằng, nghịch lý thông tin lỗ đen có thể không tồn tại bởi thông tin không hề mất đi. Theo đó, các bức xạ hạt phát ra từ lỗ đen có thể chứa các thông tin bên trong lỗ đen bao gồm đặc tính của các vật chất hình thành nên lỗ đen ở thời điểm khởi đầu cũng như đặc tính của các vật chất và năng lượng ở bên trong lỗ đen.

Cụ thể hơn, bài báo chỉ ra rằng thay vì chỉ quan tâm đến các hạt phát xạ từ lỗ đen, chúng ta cần phải tính đến các tương tác tinh tế giữa các hạt này. Sự tương tác giữa các hạt này có thể trải dài từ tương tác hấp dẫn cho đến tương tác trao đổi các hạt trung gian như photon giữa các hạt. Những “tương quan” này từ lâu đã được biết là có tồn tại nhưng nhiều nhà khoa học thường bỏ qua trong các tính toán có liên quan vì chúng quá nhỏ và không tạo sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, Stojkovic cho biết, tính toán của họ cho thấy, mặc dù chúng rất nhỏ nhưng chúng lại tăng lên theo thời gian và trở lên đủ lớn để có thể thay đổi kết quả.

Theo phó giáo sư Stojkovic, đây là một phát hiện quan trọng . Bởi mặc dù “nghịch lý thông tin” vẫn gây nhiều tranh cãi nhưng trước đó ngay với những nhà vật lý mà có quan điểm trái chiều thì cũng khó có thể giải thích một cách thuyết phục tại sao thông tin không bị mất đi.

Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí hàng đầu về vật lý Physical Review Letters, bạn nào quan tâm có thể tìm hiểu thêm.
Nguồn: Phys.org
72 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chẹp cao siêu quá.
bomvodo
ĐẠI BÀNG
9 năm
chả hiểu gì cả 😆
anhyeube12
ĐẠI BÀNG
9 năm
Trước đây có đọc 1 tài liệu của SH có tên là lịch sử thời gian thì phải,thì lỗ đen bản chất nó còn không cho foton có cơ hội thoát ra
Vậy hạt như thế nào thì thoát ra khỏi lỗ đen dc nhỉ,làm cách nào nó tiệm cận chân trời sự kiện?
@anhyeube12 bản thân lỗ đen bốc hơi bằng cách tạo ra 1 cặp hạt-phản hạt, hạt thì ở ngoài chân trời sự kiện nên sống, phản hạt thì bị hút vào 😁
mà nhớ cái này các bác khác làm và hawking thừa nhận mình sai rồi thì phải, trong cuốn cuộc chiến lỗ đen của leonard susskind
@hoanglinh221191 chính xác là hai cuốn "lược sử thời gian" và "vũ trụ trong vo hat dẻ" của HawKing.
Greycloud
TÍCH CỰC
6 năm
@anhyeube12 Stephen Hawkin có nói rõ là tại chân trời sự cố nơi trường hấp dẫn đủ lớn có tạo ra cặp hạt-phản hạt, không phải hạt ngoài chân trời sự kiện thì sống, hạt trong thì bị hút mà cặp hạt này kết hợp và phân hủy thành photon, chính photon này mới thoát ra ngoài lỗ đen được (có thể hiểu thực chất của điều này là chính trường hấp dẫn lớn tạo ra photon và photon sinh ra và thoát ra ngoài lỗ đen tại chân trời sự cố làm lỗ đen mất năng lượng)

Ngoài photon, tại chân trời sự cố không có hạt nào khác thoát ra ngoài lỗ đen được.
CloudNine
TÍCH CỰC
9 năm
em mới móc cái lỗ đen xong đọc tin này hoảng hốt quá
@CloudNine Sao thế? Chả nhẻ lại móc nhầm lổ đen hàng xóm?
TAKUMA
CAO CẤP
9 năm
@CloudNine mô phật đây chính là điều cả đời SH muốn cũng không được @@!
thuy_vimaru
ĐẠI BÀNG
9 năm
@CloudNine o_Oo_O
unborn20xx
ĐẠI BÀNG
9 năm
@CloudNine !!! :eek:
hix, đọc tạm tạm hiểu....cơ mà chắc bác uhraman cũng rành lắm hả
Tại sao phải gọi nó là " Lỗ Đen " trong khi nó rõ ràng là 1 " Cục Đen " nhỉ? 😁:D:D
@minhchauforever mình nhớ 1 lần chạy ngoài đường gần Biên Hòa thấy bảng quảng cáo golf 36 holes, thì dịch sân golf 36 hố.

Thế vậy black hole thì bắc gọi là hố đen, còn vùng khác là lỗ đen à ?
@trinhductinh1994 Cảm ơn bạn đã nói 1 điều mà ai yêu thích khoa học cũng đều biết, nhưng ý mình là rõ ràng lỗ đen nó ko có cái lỗ nào nhá, nó chỉ là 1 khối siêu đậm đặc, cả nguyên tử cũng bị ép chặt hơn, 1 muỗng cafe vật chất của nó nặng hàng tỷ tấn, bla...bla... lỗ đâu có mà kêu lỗ, mình thích kêu bằng cục đen hơn 😁:D:D
@HT Thanh Mình thì ko suy nghĩ xa xôi trừu tượng được như thế, không gian nó đâu phải chỉ có 3 chiều nhưng mình thì lại đang sống trong cái không gian 3 chiều này nên cũng không hình dung được KG 4, 5, 6... chiều nó làm quái gì cho mệt óc. Ý mình ở đây là rõ ràng cái gọi là lỗ đen nó chỉ là 1 khối vật chất siêu đậm đặc, nó nuốt tất cả mọi thứ để càng ngày càng to ra, nén chặt tất cả mọi thứ nó nuốt đến mức siêu tưởng, ép đến nguyên tử cũng phải chào thua, bla...bla... đấy, bạn có thấy nó có cái lỗ nào đâu? 😁:D:D. Rõ ràng là 1 cục đen xì. Không phải cái gì nuốt được cũng gọi là Lỗ :D:D:D
Ffyc Chi
ĐẠI BÀNG
6 năm
@minhchauforever Nó là 1 cái lỗ nhưng nó là 1 cái lỗ trong không gian 3 chiều. Những cái lỗ khác mà các bác đang liên tưởng đến nằm trong mặt phẳng 2 chiều (nắp ống thoát nước nằm trên mặt đường, lỗ thoát nước nằm trong bệ rửa bát, ...) nó chỉ cho phép những vật ở 180 độ theo hướng nhìn bên trong cái lỗ nhìn ra lọt vào thôi. Còn như lỗ đen giống như 1 hành tinh vậy, nhưng khác cái là lực hút nó cực mạnh, nó hút cả hạt ánh sáng cho nên thể tính của nó gần như vô cực và dung tích của nó gần như bằng 0.
Còn
mình mốc lâu rồi và giờ đang cố gắng đóng nó lại
mình tin định luật bảo toàn hơn
vật chất bị phân tách đến mức không quan sát được thì sao?
lổ đen là một cái cối xay khổng lồ.
bụp... quá nhỏ để quan sát
Mình rất muốn thảo luận vs Hawking về quan điểm lỗ đen, năng lượng âm và vật chất tối liên quan
HuluHala
TÍCH CỰC
9 năm
@iFAndroid :rolleyes:
@uhraman mình góp ý với bạn, lần sau đừng dùng từ "mình là người làm khoa học" như bạn đã từng comment trong một bài viết nhé
huudang8083
ĐẠI BÀNG
9 năm
Có khi nào mấy nhà khoa học nghiên cứu mãi rồi cũng tạo ra cái hố đen trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Sau đó nó tự hút các vật chất xung quanh vào và cả phòng thí nghiệm luôn ... và không còn ai phải nghiên cứu nữa vì hố đen nó k tự mất đi và cũng có cách nào phá hủy đâu.
@huudang8083 thực tế dù người ta đã dùng máy gia tốc..cố gắng tao ra lỗ đen nhân tạo..nhưng chưa có môt ai thành công.
Cho vào lỗ đen là mất luôn đó anh em
hienlanh
TÍCH CỰC
9 năm
Vũ trụ hình thành cả chục tỷ năm trước thì mất thêm tỷ năm để tìm hiểu là chuyện bình thường. 1000 năm sau khoa học hiện đại nhìn lại năm 2015 giống như bây giờ mình đang nhìn về thời thế kỷ thứ 10.
Chẹp bác uhraman thông tin chuẩn quá. những phép toán tương quan bị bỏ qua là gì nhỉ
libieu
CAO CẤP
9 năm
từ đây đến lúc chứng minh được chắc còn lâu !
Thông tin có thể vẫn tồn tại nhưng có lẻ nó không nằm trong các bức xạ phát ra thừ lỗ đen....lo mà chế tạo loại Phi thuyền có thể đi vào lỗ đen mấy ông Bác Học àh...
@macmem mình biết 1 cái lỗ đen mà các hạt lọt vào đó không chui ra được
đố các bạn đó là lỗ gì??

Hiệu ứng đường hầm lượng tử.
@Icy Cafe đường hầm lượng tử là hiện tượng hạt dù không đủ năng lượng vượt rào thế hữu hạn nhưng vẫn có xác suất nhất định vượt qua, nhưng nếu 1 hạt ở trong lỗ đen thì thế vô hạn hạt không vượt qua được đâu, thế có chiều cao hữu hạn mới có xác suất vượt qua
@hoanglinh221191 Ở đâu ra cái rào thế hữu hạn vậy bạn? Người ta đưa cái ví dụ hòn bi ở thung lũng #1 vượt đồi qua thung lũng #2 là cho dễ hiểu chứ bản chất sự việc không phải vậy nha bạn.
@Icy Cafe bác có học cơ lượng tử không thế 😁, rào mà chiều rộng vô hạn thì hạt chui vào lại bật ngược ra lại nhé :D
ví dụ như trường hợp này, hạt đâu bay ra khỏi giếng được
http://en.wikipedia.org/wiki/Particle_in_a_box
đó là trong trường hợp thế có chiều cao vô hạn, trường hợp thế có chiều cao hữu hạn và bề rộng vô hạn
http://chemistry.illinoisstate.edu/standard/che460/handouts/460PinHalfWell.pdf
hạt có chui vào thế nhưng bị dội ngược ra khi năng lượng không đủ vượt rào nhé :D, chỉ khi chiều rộng thế hữu hạn thì hạt mới chui qua được thôi
Mình vừa mới tìm hiểu thì thấy người ta có đưa ra thêm cách giải thích rằng các hạt có tunnelling ra khỏi lỗ đen cùng với cách giải thích cặp hạt-phản hạt, như vậy thế năng của lỗ đen là cao vô hạn nhưng không rộng vô hạn :D
@hoanglinh221191 Vấn đề của bạn là đang bị chi phối bởi vật lý cổ điển. Trong vật lý cổ điển thì phải đủ năng lượng hạt mới thoát khỏi rào cản của nó, nhưng với vật lý lượng tử, hạt luôn có xác suất để thoát khỏi rào cản của nó, cho dù rào cản đó là vô cùng tận. Hãy hiểu theo cách mà hạt không tốn năng lượng để vượt rào mà nó đào hầm để chui qua cái rào đó, vậy nên người ta mới nói là hiệu ứng "đường hầm".

Còn lý thuyết Particle in a box bạn dẫn ra, người ta dùng để xác định vị trí cũng như năng lượng dựa vào khối lượng của nó & độ rộng của giếng lượng tử, có gì liên quan??!

Về cặp Hạt - Phản hạt, lý thuyết đó nói cặp hạt - phản hạt được tạo ra bên ngoài chân trời sự kiện, một trong hai hạt bắn ra ngoài với năng lượng dương, hạt còn lại với năng lượng âm sẽ rơi vào bên trong làm lỗ đen mất khối lượng. Cũng hơi nghịch lý vì năng lượng làm sao mà âm được?! Không đáng tin cậy.
@Icy Cafe mình nói nó thoát ra nhưng bề rộng của thế phải hữu hạn, không phải chiều cao của thế, vì chiều rộng hữu hạn thì nó mới thấm qua, còn chiều rộng vô hạn thì chui vào lại bật ngược ra lại thôi
Các học trò của Google chuẩn bị đăng đàn chém gió
badday0401
ĐẠI BÀNG
9 năm
Lỗ đen hút mạnh đến nỗi ánh sáng không thoát ra được,mà không có vận tốc nào lớn hơn vận tốc ánh sáng.vậy các hạt thoát ra bằng cách nào?
Greycloud
TÍCH CỰC
9 năm
@badday0401 Theo S.Hawking thì tại "chân trời sự cố" (vùng mà tại đó lực hấp dẫn lớn đến mức ánh sáng bắt đầu bị nhốt) thì năng lượng hấp dẫn sẽ tạo ra các cặp hạt và phản hạt, các cặp hạt này hủy nhau tạo ra ánh sáng thoát ra khỏi lỗ đen, như vậy xem như lỗ đen cũng bị mất năng lượng dưới dạng phát ra bức xạ
@Greycloud chính xác hơn là 1 căp tiểu phân tử có trường lực âm và dương..pt âm bị hút vào lỗ đen, ptduong ở bay ra ngoài hút đi 1 phần bức xạ ,đó là ng nhân ta thấy lỗ đen phát ra các bức xạ dưới dạng nhiệt.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019