Máy ảnh mirrorless Sony từ chiếc NEX-3 đến A7R III: Hành trình 8 năm

Non@me
20/11/2017 12:12Phản hồi: 120
Máy ảnh mirrorless Sony từ chiếc NEX-3 đến A7R III: Hành trình 8 năm
Khởi từ 2010 với chiếc máy Nex3 cho đến năm nay với chiếc A7R III, Sony đã trải qua xấp xỉ 8 năm cung cấp cho giới nhiếp ảnh một hệ thống máy ảnh thành công. Máy ảnh không gương lật nói chung đang ngày càng trở nên phổ biến do người dùng ngày càng có những yêu cầu cao hơn, tốt hơn về hình ảnh so với những dòng máy ảnh compact ngày xưa và một yếu tố cũng không nhỏ là sự gọn nhẹ, có thể dễ dàng cầm theo bên mình mọi lúc hoặc có thể dùng nó như là một phương án backup cho bộ DSLR nặng nề của mình. Hiện tại, máy ảnh không gương lật là phân khúc phát triển nhanh nhất trong thị trường máy ảnh kỹ thuật số những năm gần đây và Sony là một trong những hãng được rất nhiều người sử dụng, trải dài từ mục đích sử dụng từ chuyên nghiệp đến không chuyên cũng như gia đình... và tất nhiên họ cũng có rất nhiều máy ảnh đã ra mắt và trong số đó cũng có không ít máy đã ngừng sản xuất nhưng có không ít người vẫn tìm mua cũ để sử dụng do thói quen, tính năng và do người quen giới thiệu...

Chúng ta tổng hợp các phân khúc máy ảnh không gương lật của Sony đã và đang có mặt trên thị trường, ngoài ra mình còn phân loại theo từng nhóm, mục đích sử dụng cũng như các kích thuước cảm biến để giúp các bạn tham khảo. Bên cạnh đó việc hiểu và biết về các loại máy còn giúp bạn tự chọn được máy nào phù hợp nhất với nhu cầu hiện tại và tương lai cũng như túi tiền của bạn.

Anh em chơi Sony hay quan tâm tham khảo, vào chuyên trang tinhte.vn/sonycamera có nhiều thông tin và trao đổi thảo luận.


SONY-camera-lens.jpg
Nói thêm một ít về lich sử các dòng máy của Sony:
  • Sony Alpha hay Sony α là dòng sản phẩm máy ảnh DSLR và SLT được Sony công bố vào ngày 5 tháng 6 năm 2006. Sony α được thành lập và mở rộng dựa trên công nghệ máy ảnh của Konica Minolta và hệ thống ngàm ống kính của Minolta AF. Trước Sony, Minolta đã sử dụng thương hiệu α cho hệ thống máy ảnh AF của họ tại thị trường Nhật Bản, khi thành lập Sony Alpha, Sony cũng giữ lại hệ thống ngàm ống kính đã được Minolta sử dụng đó là hệ thống "ngàm A" như chúng ta biết hiện nay.


  • Sony tham gia vào thị trường máy ảnh DSLR bắt đầu từ tháng 7 năm 2005, bắt đầu với sự kiện công ty này liên doanh với Konica Minolta. Từ 2006 đến 2008, Sony là công ty phát triển nhanh nhất trên thị trường DSLR, đạt 13% thị phần trong năm 2008 và trở thành công ty DSLR lớn thứ ba trên thế giới.

  • Tháng 5 năm 2010, Sony giới thiệu hai mẫu máy ảnh ống kính rời không gương lật Alpha NEX là NEX-3 NEX-5 và hệ thống ngàm E dành riêng cho các máy ảnh không gương lật của mình.

  • Tháng 8 năm 2011, Sony xác nhận đang sản xuất dòng máy ảnh Full frame. Rồi cho đến 2013 dòng máy Alpha ra đời với cảm biến Full frame với các đại diện A7 và A7R làm mưa làm gió trên thị trường, cho đến nay, hệ thống A7series đã tròn 4 năm với rất nhiều thành công.
  • Các máy ảnh Sony Alpha được thiết kế và sản xuất theo nguyên tắc, mẫu máy cao hơn trong dòng sản phẩm thì có thêm tính năng so với mẫu thấp hơn bên dưới mình.
  • DSLR vs MRL.png
    Mô hình so sánh nhanh hệ máy ảnh DSLR và mirrorless
    4176363_AvsE.jpg

    Sự khác nhau về kích thước của ngàm E và ngàm A Sony. Ngàm E-mount (bên trái) và công nghệ không gương lật đem lại nhiều ưu điểm so với A-mount (bên phải), giúp thu gọn thân máy cũng như sản xuất được những ống kính nhỏ hơn ở cùng tiêu cự và khẩu độ.
    • Ngàm A: Chuẩn ngàm được áp dụng trên các dòng máy có gương DSLR hoặc gương mờ SLT Alpha (ILCA-xx, DSLR-Axx, SLT-Axx). Dấu hiệu màu cam đỏ với một vòng tròn màu cam đỏ đánh dấu trên máy ảnh dùng ngàm A. Với ống kính, hãng cũng phân biệt bằng mã ống kính, ví dụ ghi là SAL50M28 thì chữ A cho biết ống kính thuộc ngàm A.
    • Ngàm E: Ngàm sử dụng các ống kính từ khi Sony sản xuất dòng máy ảnh NEX (3,5,7...) với chuẩn ngàm mới của họ là ngàm E (ILCE-xx, NEX-xx). Chữ "E" trong ngàm E là chữ viết tắt của khoảng cách 18mm (Eighteen mm) từ ngàm đến cảm biến của các máy ảnh E-mount. Dòng máy ảnh E-mount hoàn toàn không dùng gương lật, có thể hoán đổi ống kính. Mặc dù có đặc điểm nhỏ gọn đáng kể và dễ dàng mang theo, máy ảnh E-mount vẫn có khả năng cho kết quả hình ảnh không thua kém máy ảnh A-mount. Ký hiệu dòng máy sử dụng ngàm E có dấu chấm trắng, mã ống kính có chữ E, ví dụ SEL16F28.
    Ở nội dung bài này, chủ yếu mình sẽ nói về dòng máy ảnh không gương lật sử dụng ngàm E của Sony, nên mình sẽ bỏ qua các nội dung liên quan đến dòng A để các bạn khỏi bị phân tâm.

    Dòng thời gian sự xuất hiện của các dòng máy ảnh không gương lật ngàm E:


    Screen Shot 2017-11-20 at 9.08.38 PM.png
      • Màu xám: các dòng máy không gương lật E-mount đã ra mắt và đã ngừng sản xuất, chỉ còn xuất hiện trên thị trường dưới dạng máy ảnh cũ, dùng rồi.
      • Màu cam: các dòng máy không gương lật E-mount đã ra mắt và vẫn đang còn tiếp tục sản xuất hoặc các dòng máy cũ hơn đang được bán máy mới dạng tồn kho.
    • Theo như bảng trên thì chúng ta dễ dàng xác định được chiếc máy ảnh mà mình cần tìm đã ra đời vào khoảng thời gian nào, thuộc phân khúc máy dòng nào, cũng như nó là máy ảnh Crop hoặc máy Full frame.

    Quảng cáo



  • Dễ nhận thấy là bắt đầu quý 2/ 2017 Sony đã cho ra mắt phân khúc dòng máy ảnh chuyên nghiệp_Professional với đại diện máy A9 chứ không còn được ví von là "máy chỉ để chơi, không dùng để làm việc nghiêm túc như trước giờ".

  • Thứ tự phân cấp các dòng máy dành cho mọi nhu cầu từ Mới bắt đầu_Entry level với các dòng NEX-3 cũng như dòng lai E-mount nhưng dáng DSLR ngày xưa cho đến các dòng Trung gian_Mid-range NEX-5, cao hơn là dòng Nâng cao_Advanced Amateur với các đại diện dòng Sony A6000/6300/6500 cho đến dòng Sony A7series với phân khúc cao hơn Bán chuyên_Semi-Professional với chiếc A7 III chuẩn bị xuất hiện và cao nhất là dòng dành cho Chuyên nghiệp_Professional với đại diện máy A9.

  • Giai đoạn bắt đầu khoản từ những năm 2010 cho đến 2014 là quá trình của những chiếc máy dòng phổ thông với giá rẻ hoặc một số máy ở các dòng cao hơn trung gian với vòng đời ngắn ra mắt và kết thúc trong khoảng 1 năm.

  • Càng về sau thì dòng đời máy được kéo dài ra hơn với chu kỳ sản phẩm thường kéo dài từ ba đến năm năm với sự ra mắt của các dòng máy Nâng cao cũng như Bán chuyên như dòng A6xxx Crop và A7series Full frame có thể do như cầu sử dụng nhiều cũng như về chất lượng đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

  • Bảng tổng hợp so sánh thông số của các dòng máy ảnh không gương lật ngàm E chia theo ngày ra mắt:


    Screen Shot 2017-11-20 at 8.58.37 PM.png

    Quảng cáo


    Bảng tổng hợp trên dành cho các bạn tham khảo về tổng thể cấu hình cũng như loại máy và sự khác nhau giữa chúng. Nhìn vào bảng trên chắc các bạn cũng khá rối vì nó có rất nhiều máy được ra đời và kết thúc vòng đời của mình và nó lại lẫn lộn giữa các phân khúc máy cũng như cảm biến Crop và Full.

    Để chi tiết và rỏ ràng hơn là bảng phân chia theo thứ tự phân cấp các dòng máy thành 2 bảng riêng, 1 bảng dành riêng cho dòng Mới bắt đầu_Entry level và các dòng Trung gian_Mid-range, 1 bảng còn lại là các máy dòng Nâng cao_Advanced Amateur và dòng Bán chuyên_Semi-Professional cũng như dòng Chuyên nghiệp_Professional

    1. Dòng dành cho người Mới bắt đầu_Entry level và các dòng Trung gian_Mid-range:

    Screen Shot 2017-11-20 at 9.15.15 PM.png
    • Đến nay thì các dòng máy này đã kết thúc vòng đời của mình cũng khá lâu, những máy cũ trên thị trường cũng bắt đầu khan hiếm dần.

    • Đây là những máy có kích thước máy với thân hình nhỏ gọn như máy ảnh compact nhưng có thể thay đổi được ống kính linh hoạt giúp chụp được nhiều thể loại ảnh hơn so với loại ống kính cố định gắn cố định.

    • Một điểm đặc biệt nữa là bắt đầu từ dòng thấp nhất nhưng nó vẫn mang các đặc tính chức năng tương tự như các dòng DSLT như hỗ trợ việc lấy nét tay MF rất tốt, chỉ với những chiếc ngàm chuyển rẻ tiền có trên thị trường là ta có thể tận dụng được các ống kính MF của các dòng máy phim ngày xưa hoặc các ống kính của các hãng khác để chụp một cách thoải mái. Sony Alpha hỗ trợ lấy nét tay rất tốt, có chế độ zoom chỗ cần chụp lên nhiều lần để lấy nét, hoặc chức năng Peaking Color bằng màu sắc khi bạn xoay vòng lấy nét trên ống kính. Điểm trừ duy nhất là lens giá không hề rẻ, bù lại là chất lượng vượt trội.
    A. Dòng Mới bắt đầu_Entry level là dòng máy cho người mới bắt đầu tìm hiểu máy ảnh bao gồm các tính năng cơ bản, dễ sử dụng, tính tự động cao. Sử dụng cảm biến Crop APS-C.​
    sony-nex-camera-5.jpg
    Dòng máy này được Sony ký hiệu với mã NEX-"3": NEX-3/3C, NEX-C3, NEX-F3, NEX-3N.​
    Sony-A3500-vs-A3000.jpg
    Ngoài ra, còn một dòng lai E-mount khác, ít được biết đến hơn, mang dáng DSLR ngày xưa là α3000/α3500 với kích thước thân máy lớn hơn, mới nhìn tương tự những dòng DSLR bình thường.​
    Sony-A5100-vs-a5000.jpg
    Dòng α5000 và α5100 ở phân khúc này được ra mắt vào đầu năm 2014 khi mà dòng đời của các dòng máy NEX chuẩn bị kết thúc và vẫn mang dáng vẻ Rangefinder của chiếc A6000 hiện tại mặc dù nó chỉ là dòng thấp thôi, không liên quan đến dòng α3000/α3500 bên trên.

    B. Dòng Trung gian_Mid-range là dòng máy dành cho người mới bắt đầu cũng như những người chuyển từ các dòng máy khác, các hãng khác qua, bao gồm các tính năng cơ bản, dễ sử dụng, tính tự động cao. Sử dụng cảm biến Crop APS-C.​
    sony-nex-camera-4.jpg
    Đây là dòng cao hơn so với dòng NEX-"3" với việc thêm nhiều chức năng tiện ích bao gồm kết nối Wi-Fi, cảm ứng, khả năng cài đặt ứng dụng từ Internet... Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển được làm mới cũng là một trong những tính năng được rất nhiều người chú ý bởi nó có khả năng ảnh hưởng lớn đến quá trình sử dụng. Về thiết kế thì dòng NEX-"5" bao gồm: NEX-5/5C, NEX-5N, NEX-5R và NEX-5T dựa trên thiết kế của dòng Alpha NEX-5 tuy nhiên ở chiếc NEX-5T và NEX-5R có màn hình xoay lật 180° chứ không phải là màn hình lật lên xuống.​

    2. Dòng Nâng cao_Advanced Amateur, Bán chuyên_Semi-Professional và dòng Chuyên nghiệp_Professional:


    Screen Shot 2017-11-20 at 9.19.39 PM.png

    C. Dòng Nâng cao_Advanced Amateur
    là dòng máy có các tính năng cao cấp hơn tuy vẫn còn thiếu nhiều tính năng cao cấp do phụ thuộc bởi công nghệ và sức mạnh của phần cứng, giá rẻ và mềm hơn các dòng cao do sử dụng các thành phần, thiết kế vẫn là các linh kiện tương đối rẻ, ở dòng này, tuổi thọ của máy đã được nâng lên với khả năng chụp được quá 100.000 tấm, các đại diện thông dụng là Sony A6000/6300/6500 hay 2 đại diện dòng NEX đã ngừng sản xuất là NEX-7 và NEX-6, vẫn sử dụng cảm biến Crop APS-C để giúp giảm giá thành hơn so với loại cảm biến Full frame.​
    • Là dòng máy hướng đến sở thích hoặc việc chụp không chuyên, những người thích nhiếp ảnh và đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh tốt để có thể chụp mọi thứ hằng ngày khi ta nhìn thấy. Có thể là những hình ảnh về những chuyến đi chơi, du lịch, hình ảnh trong gia đình,...
    Nex7 vs Nex6.jpg

    Dòng máy Sony NEX-6 là chiếc máy ảnh ra đời sau, mang nhiều nét tương đồng với chiếc NEX-7 ra mắt trước đó 1 năm. Là dòng máy ảnh cao cấp hơn nhiều so với các dòng NEX trước đó, nếu so với NEX-C3 hay NEX-5N thì thân hình của NEX-7/6 to hơn khá nhiều, vẫn là kiểu thiết kế với dáng Rangefinder nhưng NEX-7 có phần đệm tay bằng da thay vì nhựa thông thường như trên NEX-C3 hay NEX-5N. Sony trang bị cho NEX-7 hệ thống điều khiển với ba bánh xe điều khiển (hai ở trên đỉnh và một ở đằng sau), cho phép người dùng chọn giữa các chế độ chụp và các tính năng một cách chuyên nghiệp nhất. Không những thế, NEX-7 còn là chiếc mirrorless đầu tiên trên thế giới vào thời đó sử dụng ống ngắm OLED TruFinder độ phân giải XGA, đem tới khả năng quan sát vật thể một cách rõ nét và độ tương phản cao. NEX-6 thì được trang bị kính ngắm điện tử EVF công nghệ OLED, có độ phân giải XGA, vòng chỉnh chế độ chụp P/A/S/M, hai bánh xe chỉnh thông số (khẩu, tốc, ISO,...) và màn hình lật lên xuống. NEX-6 cũng được trang bị khả năng lấy nét theo pha với 99 điểm nét giúp việc lấy nét nhanh hơn.​

    Hasselblad Lunar copy.jpg

    Ngoài ra, ở thời điểm này chúng ta còn thấy sự xuất hiện của chiếc Hasselblad Lunar_ là bản kết hợp giữa hai thương hiệu Hasselblad và chiếc Nex-7 của Sony, cơ bản thì Hasselblad chỉ lấy thân của Nex-7 rồi đắp các thành phần khác vào chứ không can thiệp sâu vào vỏ của Nex-7. Với giá bán ra khoảng 6,5 ngàn USD vào thời điểm ra mắt chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau cho nguyên vật liệu để Hasselblad gắn vào cái báng cầm của NEX, và chỉ có cái báng này là nhìn đẹp nhất trên chiếc máy này.​

    Sony-a6000-a6300-a6500-Showdown-1.jpg

    Ở cùng phân khúc nhưng mới hơn chúng ta có dòng A6xxx như chiếc A6000 đã quá nổi tiếng trong thời gian qua, tiếp theo là đại diện A6300 và A6500, đây là những đại diện được Sony quảng cáo là chiếc máy ảnh không gương lật có hệ thống lấy nét nhanh nhất thế giới 0,06 giây với 425 điểm lấy nét AF. Với thiết kế nhỏ gọn và chất lượng vượt trội, hiện các model này đang được săn lùng rất nhiều, trong đó Sony A6000 là một trong số những model được săn lùng nhiều nhất.
    Nếu bỏ qua chiếc Sony A6000 đã ngừng sản xuất thì hai chiếc A6300 và A6500 còn lại sở hữu hệ thống lấy nét tự động tốt nhất hiện nay, mặc dù nó không phải là nhanh nhất, nhưng cho đến nay nó được coi là thông minh nhất và có khả năng đáp ứng nhanh nhất, và một điều nữa là nếu đem so với các dòng DSLR cùng phân khúc thì có lẽ không có đại diện nào có khả năng tương tự.​
    • Về khả năng quay phim, bắt đầu từ dòng này chúng ta có khái niệm quay phim bằng mirrorless và chiếc A6000 đã làm rất tốt công việc của mình, A6300 và A6500 thừa hưởng khả năng quay phim của A600, được nâng cấp khả năng quay 4K toàn cảm biến. Điểm trừ duy nhất là việc quản lý nóng máy khi quay mà thôi.

    • A6500 là chiếc mirrorless APS-C được tích hợp bộ xử lý ảnh được nâng cấp cho tốc độ hoạt động nhanh hơn và đặc biệt có thể chống rung 5 trục với mức độ hiệu quả lên đến 5 stop, tương thích với dàn ống kính E-mount của Sony hiện nay và tương thích với một vài ống kính A-mount thông qua ngàm chuyển của Sony như đàn anh Sony A7R II hay A7 II. Ngoài ra Sony A6500 còn có nhiều đổi mới để phục vụ những tay máy chuyên nghiệp tốt hơn như bộ nhớ đệm lớn hay màn hình cảm ứng.

    • Chiếc Sony A6500 nói riêng và dòng A6x00 nói chung là một minh chứng rõ ràng cho thấy Sony có thể gây khó khăn cho các nhà sản xuất khác trong thị trường máy ảnh mirrorless APS-C. Chiếc máy nhỏ gọn này chứa bên trong phần cứng mạnh mẽ, tính năng thường thấy trên các máy cao cấp mà giá chỉ bằng một thiết bị tầm trung. Sự thành công đó đã được chứng minh qua doanh số và sự phổ biến của dòng máy ảnh này.
    D. Dòng Bán chuyên_Semi-Professional bắt đầu của dòng này là sự xuất hiện của series máy với mã bắt đầu là A7x và chiếc máy mới nhất dòng này là chiếc A7R III sắp được bán ra trong vài ngày tới, đặc điểm là có cảm biến Full frame. Đây là các mẫu máy cao cấp của Sony và được đầu tư mạnh mẽ, kết hợp với các ống kính G Master và Carlzeiss với chất lượng quang học cao và thiết kế nhỏ gọn, chất lượng không thua kém các máy DSLR cao cấp của các hãng khác.​
    • Là dòng máy hướng đến những người bán chuyên nghiệp, tức là sử dụng máy ảnh không phải là mục đích kiếm tiền chính hoặc dùng nó như là một dạng máy backup cho bộ máy hoặc dàn máy có sẵn của mình.
    A7 A7R A7S.JPG
    Các dòng máy A7 thường có cấu hình cao, đầy đủ các tính năng. Hỗ trợ người dùng chuyên nghiệp theo mục đích khá rõ ràng, cụ thể:
    • Sony A7: sử dụng với mục đích chụp nhanh như thể thao, phóng sự... với khả năng lấy nét theo pha kết hợp lấy nét contrast nhanh, chính xác, tốc độ chụp cũng nhanh hơn so với A7R (5fps so với 4fps), dành cho những ai không quan tâm lắm đến độ phân giải (24.3MP so với 36MP)

    • Sony A7R: sử dụng với mục đích cần độ chi tiết cao với độ phân giải lớn, dãi dynamic-range, rộng không có bộ lọc răng cưa cho chi tiết cao nhất có thể, không quan tâm lắm đến tốc độ lấy nét. Thích hợp với các thể loại ảnh chân dung, thời trang, phong cảnh, quảng cáo...

    • Sony A7S: ra đời sau một thời gian so với bộ đôi A7 và A7R, thế mạnh chính của dòng A7S là quay video với khả năng giải quyết được độ nóng trong khi quay. A7S được nâng cấp với dãi dãi dynamic-range tốt hơn, hình ảnh thu được ở độ phân giải FullHD 1080p chi tiết hơn với giảm thiểu được khá nhiều hiện tượng răng cưa cũng như moiré so với các máy ảnh khác, ngoài ra được tích hợp với bộ codec XAVC S mạnh hơn giúp khi quay video ở độ phân giải 1080p cho hình ảnh sạch hơn ở các mức ISO cao và khả năng quay 120fps slow motion ở độ phân giải 720p. Khả năng xuất ra video UHD 4K qua đầu thu gắn rời.
    Hasselblad-Lusso.jpg

    Ở thời điểm này chúng ta còn thấy sự xuất hiện của chiếc Hasselblad Lusso_ là bản kết hợp giữa hai thương hiệu Hasselblad và chiếc A7R của Sony, về cơ bản thì nó cũng giống như chiếc Hasselblad Lunar như bên trên, chỉ thay đổi về thiết kế bề ngoài với loại "phụ kiện" dắt tiền hơn từ Hasselblad chứ bên trong ruột vẫn là chiếc A7R mà thôi. Với giá bán ra khoảng hơn 10 ngàn USD vào thời điểm ra mắt so với bộ combo A7R và 24-70mm chỉ khoản 3 ngàn USD, liệu bạn có nâng cấp lên chiếc Lusso xa xỉ này không?
    A7 II vs A7R II.jpg

    Cuối năm 2014 và đầu 2015 là thời điểm xuất hiện của hai dòng Sony Alpha a7 II và a7R II, nó là bản nâng cấp cho hai dòng A7 và A7R với những cải tiến:​
    • Sony A7 II: Cải tiến những chi tiết cần thiết giúp người chụp thao tác dễ dàng hơn. Máy sở hữu cảm biến full-frame 24.3 MP với hệ thống chống rung 5 trục do hãng phát triển, thân máy nặng và dày hơn, màn hình đẹp hơn cùng với việc hỗ trợ thêm một số tính năng trong chế độ quay phim. Kiểu dáng của A7 II vẫn dựa trên khung máy của A7. Tuy nhiên lớp vỏ ngoài đã được làm bằng chất liệu tốt hơn, khả năng chống bám vân tay và chịu mưa được cải thiện, bổ sung thêm một số bộ phận làm từ hợp kim magnesium hơn. Mặt trước đã được làm hoàn toàn từ kim loại và ngàm máy ảnh cũng chắc hơn. Phần báng tay cầm cũng làm lớn hơn để dễ cầm nắm.

    • Sony A7R II: Sony đã rất tập trung khi đưa những công nghệ mới vào chiếc A7R II này, đặc biệt là nâng cấp cấu hình với cảm biến ảnh BSI-CMOS (Exmor R) 42.4MP, khả năng quay phim 4K, hệ thống chống rung 5 trục, 399 điểm lấy nét, kính ngắm điện tử OLED có độ phóng đại lớn... Về cơ bản, A7R II là sự kết hợp giữa thân máy của A7 II, tích hợp hệ thống ổn định hình ảnh 5 trục với cảm biến nằm bên trên. Tiếp đến là sự kết hợp thêm một số tính năng hỗ trợ quay phim của A7s như các Picture Profile (PP), S-log. A7R II cũng được tích hợp tính năng chụp không tiếng động (Silent Shooting) sử dụng màn trập điện tử (không dùng màn trập cơ), không gây ra tiếng động. Ngoài ra A7R II cũng bổ sung thêm cơ chế tắt/mở màn trập dạng e-front curtain shutter.
    A7S II.jpg

    Sony A7S II là phiên bản nâng cấp của chiếc A7S, A7S II đã chính thức hỗ trợ ghi hình 4K vào thẻ nhớ, với thiết kế dựa trên khuôn máy của A7R II cũng như hỗ trợ chống rung 5 trục. Sony vẫn áp dụng bộ cảm biến full-frame Exmor 12.2 MP tương tự như phiên bản cũ, tích hợp kính ngắm điện tử EVF độ phóng đại 0.78x cùng lớp phủ T* của Zeiss. Ngoài ra độ bền màn trập của máy cũng được nâng lên 500.000 lần, hỗ trợ chế độ chụp im lặng. Ngoài ra, Sony cũng áp dụng khả năng quay Full HD 120fps ở chất lượng 100Mbps mà không bị crop khung hình như A7S và cũng hỗ trợ các profile màu mới như S-Gamut3.Cine/ S-Log3 và S-Gamut3/ S-Log3. Về khả năng chụp thiếu sáng A7S II sẽ có khả năng chụp thiếu sáng tốt hơn A7R II lên đến 2 stops, ISO của A7S II được nâng lên đến 409600.
    SonyA7RIII11.jpg
    • A7R III là chiếc máy mới nhất thuộc dòng Bán chuyên_Semi-Professional, được ra mắt gần đây và có thể sẽ được bán ra trong vài ngày tới. Sony định vị người dùng chuyên chụp phong cảnh, dịch vụ, studio và hỗ trợ nhiều cho nhu cầu quay video.

    • A7R III được đánh giá cao nhờ cảm biến Exmor R 42.4 MP được Sony cải tiến về khả năng xử lý ảnh với chip BIONZ X thế hệ mới có tốc độ nhanh hơn 1,8 lần so với A7R II và bổ sung chip ngoại vi front-end LSI tăng khả năng đọc/ghi dữ liệu lớn, hệ thống lấy nét lai, quay phim 4K hỗ trợ HDR chuẩn Hybird Log-Gamma cùng nhiều cải tiến khác. Thiết kế của A7R III tương tự như A7R II nhưng hệ thống điều khiển lại giống một phần trên A9. Dễ nhận thấy chính là nút joystick được đem bên cạnh nút điều khiển 5 chiều với vòng bánh xe xoay. Núm xoay chức năng giống của A9 không có trên A7R III.

    • ISO hữu dụng tối đa 32.000 và mở rộng 102.400, dải dynamic range lên 15-stop.

    • Tốc độ chụp của máy được tăng tốc lên mức 10 fps với bộ nhớ đệm lưu được 76 ảnh JPEG hoặc 28 ảnh RAW không nén.

    • Được nâng cấp với hai khe thẻ nhớ, trong đó một khe hỗ trợ SD chuẩn UHS-II, sử dụng chuẩn pin Z mới (giống A9) cho thời gian sử dụng nhiều hơn. Nâng cấp giao tiếp USB với chuẩn USB-C băng thông 3.1 gen1 (5 Gbps) vừa hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao và sạc pin cho máy.

    • Hệ thống lấy nét của máy của máy vẫn có 399 điểm lấy nét theo pha nhưng đã được tăng lên 425 điểm lấy nét tương phản giúp cho việc lấy nét chính xác hơn. Cải thiện khả năng lấy nét bằng cách nhận diện mắt gấp 2 lần so với thế hệ trước. Với việc hỗ trợ màn hình cảm ứng thì máy cũng hỗ trợ khả năng chạm để lấy nét.

    E. Dòng Chuyên nghiệp_Professional là dòng máy có cấu hình cao nhất, linh kiện đắt tiền nhất, phù hợp với các mục đích sử dụng chuyên nghiệp.

    4043141_tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_14.jpg
    • Sony A9 là chiếc máy thuộc dòng Chuyên nghiệp đầu tiên của Sony, hướng đến khả năng chụp nhanh nhờ tận dụng sức mạnh của cảm biến và vi xử lý phiên bản mới, đồng thời có được những cải thiện mà người dùng Sony A7 mong đợi ở một đời máy hiệu năng cao hơn.
    • Đây là chiếc máy chứa đựng nhiều công nghệ và cải tiến nhất của Sony dành cho số đông nhu cầu sử dụng. Máy đã tích hợp cảm biến 24MP full-frame hoàn toàn mới nhờ sử dụng công nghệ Stacked BSI-CMOS (Exmor RS), có được những cải tiến về thân máy, lấy nét, thời gian dùng pin.
    • Cảm biến Exmor RS trên A9 được dựa trên A7RII (Exmor R). Được tích hợp bộ nhớ bên trong (integral memory) xử lý dữ liệu bởi engine tốc độ cao trước khi đưa đến bộ xử lý hình ảnh chính là BIONZ X. Nhờ vậy cảm biến có khả năng ghi nhận nhanh hơn 20 lần so với trước đây.

    • Hệ thống lấy nét tiếp tục được Sony cải tiến trên dòng máy cao cấp này. A9 được trang bị hệ thống nhận diện 693 điểm lấy nét và tất cả đều là điểm theo pha. Hệ thống có khả năng tính toán lấy nét, phơi sáng (AF/AE) lên đến 60 hình / giây và chụp được 20 khung hình / giây nhờ màn trập điện tử đạt tốc độ 1/32.000 giây.

    • Cuối cùng thì hệ thống 4D Focus vượt trội của dòng máy A6000 / A6300 / A6500 cũng được tích hợp vào A9, về cơ bản là nó có hiệu suất lấy nét tốt hơn, độ trễ thấp hơn ngay cả khi so sánh với dòng máy A7 ngay cả với máy có nhiều điểm lấy nét như A7R II.

    • Sony cũng trang bị chuẩn pin NP-FZ100 cho khả năng chụp ảnh của A9 gần gấp đôi so với A7R II. Cấu trúc thân máy với nhiều thành phần hợp kim nhôm ma-giê gia cố chắc chắn hơn, các phím điều khiển thiết kế chống lọt bụi, sử dụng dưới trời mưa tốt hơn. Khe cắm thẻ nhớ có khoá gạt mở phù hợp với phân khúc dòng máy chuyên nghiệp. Sony cũng trang bị thêm một khe cắm thẻ nhớ SD và nâng cấp 1 khe lên chuẩn UHS-II đem lại tốc độ truy xuất thẻ lên đến 300 Mbyte/s. Máy cũng được trang bị cổng LAN để sử dụng giao thức truyền dữ liệu FTP qua internet.
    Tổng kết
    Qua quá trình phát triển 8 năm của dòng máy ảnh không gương lật ngàm E của Sony, từ chiếc NEX-3 cho đến chiếc máy dòng chuyên nghiệp A9 với sức mạnh cao nhất hiện nay, Sony đã giải quyết được toàn bộ các vấn đề phát sinh và phân khúc máy ảnh dành cho tất cả mọi người. Sony cũng đang tập trung vào 3 yếu tốc: Độ phân giải, độ nhạy sáng và tốc độ với tổng cộng 25 dòng máy ảnh đã được sản xuất cho đến thời điểm hiện tại, giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, từ việc sử dụng những máy đã hết dòng đời với giá rẻ hoặc những máy mới được tích hợp các công nghệ mới nhất hiện tại.

    Qua bảng liệt kê dòng thời gian sự xuất hiện của các dòng máy ảnh không gương lật ngàm E ở trên ta có thể thấy được thị trường máy ảnh Full frame đang là thị trường ổn định và Sony sẽ tập trung vào đó. Những máy ảnh cao cấp và đắt tiền như A7R III hay chiếc A9 chỉ là một phần nhỏ trong mảng máy ảnh thay ống kính. Nó không phải là con át chủ bài để thu hút người dùng. Sony sẽ vẫn chú tâm đến thị trường máy ảnh APS-C. Đây là sự khởi đầu rất tốt cho những ai mới bắt đầu chơi. Hiện tại giá của máy APS-C và Full Frame còn xa nhau vì những thành phần cơ học và linh kiện bên trong chênh lệch nhau khá nhiều. Tuy nhiên trong tương lai, có thể những thành phần đó sẽ ít đi, rút gọn lại hơn với sức mạnh cao hơn sẽ giúp giá thành sản xuất máy ảnh APS-C và Full frame sẽ gần nhau hơn, mọi người dễ dàng trang bị những bộ máy theo ý mình mà vẫn phù hợp với túi tiền hiện tại.
    120 bình luận
    Chia sẻ

    Xu hướng

    Làm 1 bài về máy ảnh ko gương lật Fujifilm đi mod ơi! 😁
    @nospecial Mình mới biết tới máy ảnh của Fujifilm đc tầm 2-3 tháng này. Rất kết kiểu dáng thiết kế của hãng này. Mặc dù về tính năng so với Sony nhưng mà ko hiểu sao mình rất kết. Nhất mà chiếc XA3 gần đây. Mình muốn tìm hiểu thêm về Mirrorless của Fuji :D
    1 bài về M43 đi :rolleyes:
    @huykhanh95hup Cũng đang đợi, thích olympus hơn pana
    duckpro9x
    ĐẠI BÀNG
    6 năm
    hỏi ngu: tại sao lại phải có gương lật? tại sao giờ mới có mrl , sao k bỏ mẹ cái gương từ ban đầu đi???
    @duckpro9x AF và đo sáng thì chip riêng trên máy có gương lật vẫn tối ưu hơn. Và còn nhiều lý do khác nữa nên ngoại trừ sony và các hãng M43 bỏ hẳn thì Các hãng khác vẫn duy trì
    @tran.thai.hoang AF trên DSLR mà bạn nói tối ưu hơn vì dùng chip riêng thì mình cạn lời 😁
    @kkzbanana Fuji thì ko tính òi..con đường nó khác...còn sony em đang xài 7ii vs rii có nè...thích dùng kiểu gì dùng
    @Hiệp K Chắc bạn chỉ cầm dòng 3 số của canon và 4 số đầu 3 đầu 5 của nikon nên mới nói thế kkkkk
    Hornet600
    TÍCH CỰC
    6 năm
    Dùng máy ảnh Sony dòng alpha nhỏ gọn, máy chụp đẹp xử lý nhanh. Nhưng ống kính đắt bà cố

    Các bác xem tư vấn mua ống kính 16-200mm của Sony được chứ. Gía bán tận trên 13 chai.
    @Hiệp K chém thấy nhiều ảnh chả thấy cái nào
    @Ác thần_ls Em tự nhận là trẻ trâu cào phím luôn để khỏi tranh cãi với "nhiếp ảnh gia" f/0.95 hơn f/1.8 "5 khẩu" như bác. Tò mò tí, theo bác giả sử kính A hơn kính B 5 khẩu, chụp cùng điều kiện sáng, cùng môt tốc, ảnh kính A cho iso 500 thì theo bác iso trên kính B sẽ là bao nhiêu 😁
    @Hiệp K lảm nhảm gì thế show ảnh cái xem nào thanh niên....
    @Ác thần_ls đau bụng chết mất =]]
    Sony Dùng Phổ Biến Nhất Dòng SOny Alpha A6000,A6300,A6500 Và Sony A7RII 😁
    Sony A6000 Body.jpg sony a6300.jpg Sony A6500.jpg
    @Cuong Nb A6300 và Sony 18-105 f4 G là đủ cho 1 cuộc tình
    gacon14182
    TÍCH CỰC
    6 năm
    @lekhanhtrung123 Thêm con sig30f1.4 là vô đối trong phòng hẹp , thiếu sáng
    Lâu rồi mới lại thấy bác Bảo viết hardcore, đã like cho bác.
    8 năm thôi mà Sony đã thay đổi người dùng kinh khủng.
    Hôm rồi đi lễ ra mắt Mi Mix 2. Em gái PG thấy mình cầm D5 nói là máy lạ qúa... khác biệt với những người khác. Nhìn lại thì toàn thấy máy nhỏ gọn, không gương lậi. Toàn Sony và Fuji
    topol1990
    TÍCH CỰC
    6 năm
    @myisyour đó là công việc bác tạo thu nhập từ ảnh. Còn em, ảnh chỉ là một đam mê chơi vậy, cả ngày đi làm cơ khí, tối mới về, người yêu còn chả có, nói gì đến máy ảnh 😔 , cả năm chỉ có một dịp như canon nên phải mang cả bộ đi như vậy cho từng mục đích chủ đề thi. Chứ bình thường, nếu có cái chủ nhật nào được nghỉ, thì chỉ mang một máy và 1 ống 16-85 là đủ 😃
    myisyour
    ĐẠI BÀNG
    6 năm
    @topol1990 Ảnh chỉ mần thêm thôi, mua máy cũng vì đam mê, cái đầu tiên dùng là fuji x20 xài thật sự rất đã rồi đổi qua sony a65 rồi leo qua nikon đang hài lòng với nó nhưng cảm xúc sáng tác chỉ có fuji là sướng nhất.
    topol1990
    TÍCH CỰC
    6 năm
    @bạn nhật chưa chắc, đỡ cũng tầm 4 lạng chứ mấy. Con pen của em cả pin mới có 860g dù khung thân kim loại, ngang tầm tiền nhìn sang Sony có con A6300 nhẹ hơn là 404g. Các ống nói chung tầm tiêu cự đó thì mrl ngang DSLR thậm chí nếu chơi toàn cái loại đa tiêu cự f2.8 khẩu toàn dải thì ống còn nặng kinh khủng hơn. 😁
    @quynhmatroi https://www.sonyalpharumors.com/sony-a6700-specs-speculation-bby-thatcameraguy/
    Sony A6700 specs speculation by That1CameraGuy – sonyalpharumors
    sonyalpharumors.com


    A6700 bác ợ =]] !!!!!!!!
    Theo mình là có tiền hoặc muốn nhỏ gọn và k có nhu cầu nâng cấp nhiều thì hãy đến với Sony, nhìn giá bộ lens của Sony so với mấy anh đồng hương thì quả thật là choáng
    HaLeDa
    ĐẠI BÀNG
    6 năm
    @lekhanhtrung123 bác thử nghiên cứu bộ mirrorless của Canon hay FuJi ... xem. Xem xong sẽ thấy yêu Sony hơn 😁
    anti-fan
    TÍCH CỰC
    6 năm
    Mấy con này giờ mình chỉ dùng để đi kiếm tiền với lấy le với mấy em út.

    Còn chụp chơi thì điện thoại sướng hơn nhiều, đỡ phải vác.
    vẫn sài nex-5r và canon 50d...
    Nói về Mirrorless thì mình thích nhất cảu Sony và Fujifilm 😃
    Hồi năm còn học lớp 9 khi đó còn mê Nikon lắm ghét Cà Nông lòe loẹt DR thấp :p lúc mới coi mấy bài nhiếp ảnh vỡ lòng rồi sẵn tiện lên website Sony coi máy alpha mà thấy chỉ có đám NEX nhỏ con xấu xí cục mịch kém hầm hố lens thì ít xìu cứ tưởng dòng Alpha sắp khai tử ai ngờ sau này nó lại là body mơ ước của mình :eek: Đúng là ở đời chả nói trước đc cái éo gì 😁 :p
    gabeohp91
    TÍCH CỰC
    6 năm
    a6000 với a7II ngừng sản xuất rồi à xD, vẫn đang bán fullbox chính hãng tại các đại lý bình thường mà xD
    hdo2
    TÍCH CỰC
    6 năm
    Đã sở hữu Nex-F3, 3N và cả A3000 và em khẳng định là con A3000 trong cái bảng trên phải xếp trên 2 con kia chứ không phải dưới đâu 😁
    Nếu không xét về khả năng bắt nét + chụp không nhanh thì A3000 đủ sức vả A6000 (cái này em không điêu, đã thử qua A6000), dpreview cũng có topic nói về khả năng xử lí ảnh của 2 con này)
    @oo0ooabcoo0oo A3000 mà được cái EVF và LCD nét hơn thì nó chắc không lận đận đâu, chưa kể giao diện nút bấm cũng không được như đàn anh =))
    hdo2
    TÍCH CỰC
    6 năm
    @Trung Dt Cái này em công nhận 😁 EVF và LCD nhìn rõ ngu. Nút bấm ngu hơn cả mấy con siêu zoom HX series
    @oo0ooabcoo0oo Cách đây ít tuần cũng tính tìm a3000 giá rẻ bèo kết body kiểu DSLR hầm hố của nó lắm mà chỉ có duy nhất 1 bánh xe với LCD cùi qá, đành súc Nex-5T có nút Fn với 2 bánh xe 😃 Nhưng công nhận a3000 là một máy rất đặc biệt ngoại trừ đã lỗi thời. Cái lấy nét tương phản của nó cũng bị đồn là khá lởm @@ 😔
    hdo2
    TÍCH CỰC
    6 năm
    @quynhmatroi Lấy nét A3000 cũng ổn đấy bác, nó tương đương D5100 của Nikon, và hơn D3200. Đã test 2 máy trong điều kiện tối. A3000 vả chết luôn 😁
    @oo0ooabcoo0oo Đặc điểm body sony là dù có mua body rẻ tiền ra ảnh vẫn ngon. Còn lại chỉ thua về hiển thị và af lẫn các nút dial nhanh
    shensai_1
    TÍCH CỰC
    6 năm
    Bài viết hay và chi tiết 😁
    efox84
    ĐẠI BÀNG
    6 năm
    Đã chuyển từ combo nikon sang sony mà thấy trước giờ sao mình khổ thế. Một hệ thống tương đương nikon d810 + 24-70vr bên sony sẽ nhẹ hơn được vài lạng. Bác nào hay mang vác sẽ hiểu vài lạng nhẹ hơn đấy đỡ tốn mồ hôi thế nào.
    Vẫn có một số điểm mà sony chưa thể so được ví dụ lấy nét trong điều kiện ánh sáng khó, hoặc sai nét trong một số trường hợp nhất định kể cả với a9.
    Hệ thống lens thì phải nói là quá phong phú từ các lens mf cũ cho đến các lens pro, nhưng ngặt nỗi lens pro vẫn to và nặng.
    Ưu điểm thì vô vàn. body gọn nhẹ, hệ thống điều khiển trên a9 trực quan dễ sử dụng. em thích thao tác lấy nét với các kiểu lấy nét khác nhau được gán cho các phím khác nhau (trên lens cũng có phím lấy nét) mà không phải chuyển chế độ nhiều. Chỉ chuyển một lần dùng được phần lớn các trường hợp.
    @efox84 Mình coi review thấy a9 lấy nét ngược sáng còn tốt hơn 5DIV (
    ). Bác xem thử setting có tối ưu cho a9 chưa?
    thinhbk11
    TÍCH CỰC
    6 năm
    Mình mua F3, rồi sắm 1 đống lens crop SEL18-55, SEL50f1.8, SEL55-210
    dùng 1 thời gian xong thấy đống đó bán đi, thêm dăm củ là mua đc A7, thế là lại cố lên A7
    mua thêm Zuiko 50f1.8 về chụp cũng ra gì phết. mỗi tội quay tay mỏi. lại bỏ ra 4.5 củ mua con lens kit 28-70.
    Giờ lại thấy A7 và lens KIT cồng kềnh quá, không đc như F3 ngày xưa.
    cuccu1
    ĐẠI BÀNG
    6 năm
    Đang tìm hiểu con máy Sony để chụp ảnh sản phẩm, có ngay luôn bài này. Thanks
    nemesistan
    TÍCH CỰC
    6 năm
    Pin mà trâu đc như bọn dslr thì mới ngon. Nuôi cái evf tốn pin quá
    @nemesistan Chủ yếu do cục pin lởm quá 😁, nên giờ từ A9 đã phải đổi pin :D
    @nemesistan Bạn có thể chọn sony a9 hoặc a7r iii
    @Brandon T

    Xu hướng

    Bài mới









    • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
    • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
    • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
    • Số điện thoại: 02822460095
    • MST: 0313255119
    • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019