Mời nghe giai điệu đàn mộc cầm sáng tác và biểu diễn bởi robot trí thông minh nhân tạo

ND Minh Đức
15/6/2017 13:21Phản hồi: 39
Mời nghe giai điệu đàn mộc cầm sáng tác và biểu diễn bởi robot trí thông minh nhân tạo
Không chỉ đe dọa tới công việc của các bác sĩ, đánh cờ giỏi hơn kỳ thủ thế giới hoặc chơi game Pac Man vô địch thắng con người mà bây giờ, trí thông minh nhân tạo AI còn có đe dọa việc làm của các nghệ sĩ, nhạc sĩ. Với tên gọi, Shimon, con robot 4 cánh tay với sự hỗ trợ của công nghệ deep learning vừa có thể sáng tác ra các giai điệu âm nhạc của riêng nó, vừa tự chơi các giai điệu đó bằng cây đàn mộc cầm như một nghệ sĩ thật sự. Mời nghe Shimon chơi đàn mộc cầm.


Được phát triển bởi trung tâm công nghệ âm nhạc của hãng công nghệ robot George Tech, Shimon có thể tạo ra những bài nhạc mới dựa trên công nghệ deep learning. Chi tiết hơn thì ban đầu người ta sẽ cho nó học một lượng lớn thông tin từ cơ sở dữ liệu hơn 5000 bài nhạc để nó tự rút ra những giai điệu âm nhạc phổ biến. Thí dụ như khi bạn cho Shimon chuỗi nốt Fa, Son, La,… và hỏi tiếp theo là nốt gì, Shimon hoàn toàn có thể trả lời cho bạn dựa trên kiến thức mà nó tích lũy được. Nhờ đó, nó có thể tạo nên những giai điệu mới và đồng thời, tự chơi nhờ vào 4 cánh tay robot kết hợp với hệ thống camera tích hợp sẵn.

Hiện nguyên mẫu thử nghiệm Shimon đã có thể chơi nhạc cùng với con người nhưng chơi những bài nhạc đã được lập trình trước. Đồng thời, hiện nó đã được dùng để chơi những tác phẩm âm nhạc gốc. Ngoài ra, nó cũng có thể sáng tác ra những giai điệu mới và chơi cho chúng ta nghe như video bên trên đầu bài hoặc bên dưới đây.


Một số người cho rằng những giai điệu mà Shimon sáng tạo ra có vẻ hơi kỳ dị hoặc thậm chí là Avant-garde (thuật ngữ tiếng Pháp dùng chỉ những tác phẩm âm nhạc đi trước thời đại, có chứa những yếu tố mới hoặc cách pha trộn theo phong cách mới lạ). Và chính các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng thừa nhận rằng do các hệ thống deep learning đang được dùng để phân tích nhạc vẫn có xu hướng chưa thật sự hoàn hảo nếu xét về lâu dài. Trên thực tế, các hệ thống này phân tích nhạc theo các xung ngắn và kết quả thu được cũng phản ánh nên điều đó. Và người ta hoàn toàn có thể lập trình cho AI nghe nhiều hơn các giai điệu, cấu trúc âm nhạc dài hơn nhưng cách làm này vô tình không phải là AI sáng tác âm nhạc mà là AI hợp tác với con người.

Tham khảo Theverge
39 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chắc nó sẽ phục vụ đám robot sau này thưởng thức
@luanth robọt nghe nhạc làm cái loằn gì bác 😁
@Fbiprohj Bọn nghe là bọn đệ tử, nghe để biết sáng tác như thế nào mới đúng kiểu robot :D
@Fbiprohj haha chứ nó đờn tủn tủn vậy ai đâu nghe, có robot sáng tác, robot nghe thì may ra. với lại con người có khi cũng là kiểu robot của đám nào ở trên nó tạo ra, rồi con người đờn con người nghe chứ tụi trển nó cũng cười...
Thangvu1
ĐẠI BÀNG
7 năm
Nghe ngây ngô thật
ngvahoan
ĐẠI BÀNG
7 năm
chơi đàn gỗ hay mộc cầm là đủ rồi.
Ngành công nghiệp tình dục tỷ đô cũng đang đứng trước nguy cơ bị điêu đứng khi ngày nay nam giới rất hài lòng với những búp bê có khả năng giúp thỏa mãn mà ko hề lo sợ HIV hay bị tạt axít vì ghen tuông.
em tai trâu nên nghe cũng chẳng có cảm xúc j hết
AI everywhere😆 tầm 10 năm nữa chắc ngập tràn như smartphone
Hoahp2010
TÍCH CỰC
7 năm
Tới đây nó sáng tác, rồi nó hát luôn ca sĩ cũng mất việc.
tiger_8689
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Hoahp2010 Khỏi phải sợ thu tiền tác quyền bác ạ 😁:D:D
Công bằng thì phải chơi 2 tay thôi chứ? 😃
binjeziin
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đúng là robot nghe cũng thật là robot . Ko cảm xúc j hết 😔 .
Noname100
ĐẠI BÀNG
7 năm
Các hệ thống này phân tích nhạc theo các xung ngắn chưa thực hiện được theo cấu trúc dài hơi, chính là quá trình tạo hồn cho những âm thanh rời rạc trong tự nhiên, quá trình của con người. Dễ gì.
NatvPa
TÍCH CỰC
7 năm
Nói chung là các bạn làm nghệ thuật sẽ không bao giờ mất việc vì robot
Khi nào gảy được guitar hoặc đàn bầu thì tính tiếp, chứ thứ âm nhạc này còn lâu mới ảnh hưởng tới nhạc sĩ được
nsditn2
ĐẠI BÀNG
7 năm
@loska Smells Like Teen Spirit
Chơi hay vãi,
Idol1990
TÍCH CỰC
7 năm
@sskkb Bạn ơi. Nếu chỉ đơn giản là gảy dc guitar, hoặc đàn bầu thì quá đơn giản. Con robot kiểu ấy thì đến sinh viên Việt Nam cũng làm được. Bởi vì nó chỉ là 1 cái máy dc lập trình sẵn.

Còn All (trong bài viết bên trên) được đánh giá cao ở khả năng tự học hỏi và sáng tác nhạc. Khả năng này khiến All không đơn giản chỉ là 1 cái máy, mà có chút con người rồi.
@nsditn2 My neighbors love this song so much that they threw a brick at my window to hear it better!
@loska Moá, vãi nồi sunhouse
Đợi đến lúc thông thạo 7 thì....
AI self-learning, đừng xem thường
[​IMG]
sáng tác phải dựa vào cảm xúc mới hay chứ dựa vào "giai điệu phổ biến" thì nghe như bấm bừa vậy.
tronghpfc
ĐẠI BÀNG
7 năm
Trong lĩnh vực nghệ thuật thì không có rôbot nào có thể thay thế được con người cả , đơn giản muốn sáng tác ra 1 tác phẩm nghệ thuật ,1 bài hát thì phải có cái hồn của người nghệ sỹ . Còn với các bản nhạc tại sao có người hát hay ,hát dở là do phong cách ,chất giọng của mỗi người làm sao chuyền tải dc nhiều cảm xúc tới người nghe ,cái này thì rôboot không làm dc.Giống như nhiều khi giữa đường bất chợt dừng lại chỉ để nghe 1 giọng hát của người bán hàng rong hay người xin ăn với tiếng đàn mộc mạc ,nhưng hay hơn bất kỳ ca sỹ nào khác .Tưởng như thời gian dừng lại với ý nghĩ bỏ qua mọi cái chỉ đứng đó nghe mái giọng ca đó thôi,cái đấy 1 cỗ máy không có tâm hồn không thể làm được
Idol1990
TÍCH CỰC
7 năm
@tronghpfc Robot mà bạn nói khác với "trí thông minh nhân tạo".
Có nghĩa là "robot trí thông minh nhân tạo" nó cũng suy nghĩ, cũng học hỏi, cũng có hồn, và cũng biết yêu.
Ko biết mọi ng nghĩ sao chứ mk càng ngày càng sợ nó rồi
Nghe thật là nhảm nhí, một mớ hổn độn không nên gọi là giai điệu.
Nhưng ít ra chúng không bị kêu là đạo nhạc, vì có nhạc sĩ nào khùng như con robot AI này đâu

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019