Một số khu vực gần thảm họa hạt nhân Fukushima đã có thể cho người ở, nhưng lợn rừng thì không

ND Minh Đức
14/3/2017 9:0Phản hồi: 82
Một số khu vực gần thảm họa hạt nhân Fukushima đã có thể cho người ở, nhưng lợn rừng thì không
Đã 6 năm kể từ thảm họa động đất sóng thần gây ra sự cố hạt nhân ở các nhà máy điện tại Fukushima, Nhật Bản và mặc dù mức độ phóng xạ tại khu vực bên trong các lò phản ứng vẫn còn cực cao tới mức giết chết cả robot thăm dò, nhưng một số khu vực quanh đó đã bắt đầu lác đác có người dân quay trở lại sinh sống bởi mức độ phóng xạ đã được giảm xuống tới mức an toàn.

Vậy mức độ phóng xạ có đủ an toàn để không gây ra bất cứ tác dụng lâu dài nào? Câu trả lời có là CÓ bởi theo một nghiên cứu vừa công bố thì mức độ phóng xạ cesium tại khu vực cách lò phản ứng 60 km đã giảm xuống cực nhanh (giảm 60% chỉ trong 2 năm từ 2011 và 2013).

Với mức độ phóng xạ như trên thì cư dân có thể trở lại sinh sống mà không sợ nguy hiểm. Trên thực tế, mức phóng xạ này có thể còn an toàn hơn bình thường bởi mức độ phơi nhiễm phóng xạ trung bình trong suốt cuộc đời một người bình thường tại đây chỉ 18 millisievert, còn thấp hơn mức mà những người sống ở bất cư nơi nào trên Trái Đất.

lon_rung_fukushima_Tinhte.jpg
Để thu được kết quả trên, nhóm nghiên cứu đã dựa vào dữ liệu phóng xạ từ không khí để dự đoán độ phóng xạ trong đất và ước tính xem bao giờ mức độ này sẽ giảm xuống trong 70 năm nữa. Thông tin này đồng thời còn tiết lộ rằng các nỗ lực chủ động tẩy độc trước giờ đều không có hiệu quả trực tiếp trong việc làm giảm phóng xạ.

Các nhà khoa học tin rằng mức độ giảm phóng xạ một cách nhanh chóng có thể nhờ vào những điều kiện thời tiết tự nhiên như mưa, tuyết và chính bản thân sự bán rã của cesium. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là khu vực nào cũng giống nhau. Điển hình như tại thành phố Date, người dân vẫn không chịu di tản dù mức độ bức xạ là đáng lo ngại. Trong khi đó những thị trấn như Namie thì đã được xác định là đã an toàn trước đây thì vẫn còn những thí trấn, thí dụ như Tomioka vẫn có mức độ phóng xạ cao tới mức khó lòng trở lại trong tương lai, buộc người dân phải tránh xa ra.


Các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu lần này còn có thể có ích cho những thảm họa hạt nhân khác, không chỉ ở Nhật Bản mà còn nhiều nước khác. Nguyên nhân là nó có thể dùng để ước tính liều lượng phóng xạ và đưa ra biện pháp khử độc hiệu quả.

Và có một sự thật khá thú vị là dù con người đã tới ở được ở một số khu vực gầ Fukushima nhưng loài lợn rừng thì không! Nguyên nhân là vẫn còn những bầy lợn rừng bị nhiễm xạ nặng đi từ các khu vực nhà máy ra lang thang bên ngoài và gây lo ngại cho người dân. Bởi thế, người ta thành lập hẳn một đội chuyên đi săn những con lợn này. Bên dưới là một số hình ảnh trong quá trình săn bắt lợn ở khu vực này.

lon_rung_fukushima_Tinhte_1.jpg
Một con lợn rừng đang đứng trong một khu dân cư ở vùng sơ tán gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của tập đoàn Tokyo Electric Power. Nhà máy tọa lạc ở thị trấn Namie, quận Fukushima. Bức ảnh chụp hôm 1/3/2017.

lon_rung_fukushima_Tinhte_2.jpg
Một ngôi nhà bị phá hủy bởi cơn sóng thần hồi 11/3/2011, thuộc vùng sơ tán tại thị trấn Namie. Ảnh chụp 28/2/2017.

lon_rung_fukushima_Tinhte_3.jpg
Một con lợn rừng đang đi lại trên đường phố vắng người thuộc Namie. Ảnh chụp 1/3/2017.

lon_rung_fukushima_Tinhte_4.jpg
Các thành viên thuộc nhóm thợ săn kiểm soát động vật của thị trấn Tomioka đang nhóm họp, tìm cách đặt bẫy những con lợn rừng. Ảnh chụp 2/3/2017.

Quảng cáo



lon_rung_fukushima_Tinhte_5.jpg
Shoichiro Sakamoto, trưởng nhóm thợ săn tại Tomioka, đang tuần tra tại khu vực quanh thị trấn vào 3/2/2017.

lon_rung_fukushima_Tinhte_6.jpg
Một em lợn rừng nhiễm xạ đã bị bắt vào lồng tại Tomioka. Ảnh chụp 28/2/2017.

lon_rung_fukushima_Tinhte_7.jpg
Con lợn rừng bị bắt đang gặm những thanh sắt trong lồng. Ảnh chụp 28/2/2017.

lon_rung_fukushima_Tinhte_8.jpg
Một căn nhà bị thiệt hại bởi cơn sóng thần ngày 11/3/2011. Ảnh chụp ngày 28/2/2017 tại khu vực gần lò phản ứng TEPCO.

Quảng cáo



lon_rung_fukushima_Tinhte_9.jpg
Một con lợn rừng đang lang thang trong thị trấn Namie.

lon_rung_fukushima_Tinhte_10.jpg
Chiếc máy Geiger đo lường mức độ phóng xạ tại thời điểm chụp là 0.106 microsievert/giờ. Chiếc máy đo được lắp đặt ở khu nhà phức hợp dựng lên dành cho những dân sơ tán từ thị trấn Namie.

lon_rung_fukushima_Tinhte_11.jpg
Một thành viên của đội thợ săn thị trấn Tomiokia đang tiêu diệt những con lợn đã bị mắc bắt giữ.

lon_rung_fukushima_Tinhte_12.jpg
Các thành viên của nhóm thợ săn đang chụp ảnh những con lợn rừng bị tiêu diệt tại khu vực dân cư bên trong vùng sơ tán gần lò phản ứng TEPCO.

Tham khảo Theatlantic, Engadget
82 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

đặc sản thịt lợn rừng đây r 😆
ngocultra
ĐẠI BÀNG
7 năm
nói cho cùng cũng do loài người gây ra cả
@arbre Cải tạo cái nhà bạn đang ở thành chuồng l ợ n rồi liên lạc với bên đó xin vài con về mà nuôi
arbre
TÍCH CỰC
7 năm
@mahmah cảm ơn lời góp ý lịch sự của bạn.
ONE NO!
TÍCH CỰC
7 năm
@arbre Không giết nó thì số luong sau vài năm rất lớn, lúc đó gây ảnh hưởng nhiêu mà giết cũng nhiều hơn
peterpan80
TÍCH CỰC
7 năm
@ngocultra đúng rồi... "giống loài người ta" đang yên đang lành... bị loài người đuổi đi để xây nhà máy... sau đó "cho" nổ banh xác, lớp chết, lớp nhiễm xạ chết....
khi loài người bỏ đi thì chúng quay lại tá túc... tá túc được vài hôm thì loài người quay trở lại vừa chiếm đất vừa truy sát ... thế là chết tiếp...
"Ôi! cái loài người!"
"tụi nó" mà biết nói tiếng người chắc chúng nó "chửi cả ngày"....
Hóng thảm họa zombie. . E đi chuẩn bị mì tôm với lương khô đây.
@cachnhietminhquan
Chuẩn pj di dời lên sao hỏa😃😃😃
Tội nhưng làm z thì những con lợn đỡ khổ hơn
colenao00
TÍCH CỰC
7 năm
@Nguyễn Nguyên hiro Bác đạo đức nó cao thượng quá. Do ai gây ra? sao biết nó đang sống khổ thế? Giết nó là giúp nó ah? Các nhà đạo đức tiêu chuẩn kép?
colenao00
TÍCH CỰC
7 năm
@gotomo con người sợ nó ảnh hưởng đến con người (trong khi là do con người gây ra) Mỗi loài có 1 sức đề kháng khác nhau. Con người giết nó để nó k ảnh hưởng đến mình. Ích kỷ thế thôi chả có gì cả.
duyvankm
TÍCH CỰC
7 năm
@arbre Bạn chắc hẳn là nhà tu hành chưa bao giờ ăn thịt hay mỡ động vật. Thảm hoạ hạt nhân là sự cố ko ai muốn xảy ra, và khi nó xảy ra thì con người phải khắc phục, và ko ai tự nhiên đi giết những con lợn rừng vô cớ. Bạn tỉnh táo lại đi đừng tưởng tượng những cái ngu si vậy
hoan999999
TÍCH CỰC
7 năm
@colenao00 hình như bác chưa tìm hiểu về PETA?
nierec
TÍCH CỰC
7 năm
nhìn tấm hình nó gậm lòng sắt thấy sao sao, thấy đáng thương. biết rằng để an toàn chúng phải chết.
arbre
TÍCH CỰC
7 năm
@nierec để con người an toàn thì chúng phải chết 😔
@nierec e cung vay 😔
@nierec Ở Việt Nam liệu còn có lợn rừng để mà chết ko bạn?!
Sỹ quá đi !
Nếu cho bạn chọn con người và con lợn bạn chọn con nào ? Nói như chưa từng ăn thị lợn vậy !
truongan106
ĐẠI BÀNG
7 năm
Nhật nó động đất sóng thần liên miên sao mà đi làm điện hạt nhân chi nhỉ? Giờ còn cái nào nữa ko ta
vietnamtea
TÍCH CỰC
7 năm
@truongan106 thủy điện không có, nhiệt điện tốn tài nguyên, ô nghiễm, gió, mặt trời thì không bõ nên nó mới xài hạt nhân thôi,
anhtkl
TÍCH CỰC
7 năm
Rõ ràng là lợn rừng mà. Cả bài đang lợn sao chua tấm này thành Gấu z mod?
tilamdong
ĐẠI BÀNG
7 năm
@anhtkl mình thích thì mình gọi nó là gấu thôi 😁
@anhtkl Mod đang nhớ đến gấu 😃
@anhtkl Lợn mà 😔(((
mình thích cách xây nhà của người Nhật. nhìn ảnh này thấy nhà có vẻ nhẹ nhàng thanh thoát, không kém phần thẩm mỹ 3998337_lon_rung_fukushima_Tinhte_9.jpg 3998337_lon_rung_fukushima_Tinhte_9.jpg 3998337_lon_rung_fukushima_Tinhte_9.jpg
lackentattoo
ĐẠI BÀNG
7 năm
@tanvietbt83 Kiến trúc nhật cũng không khác Việt Nam và asean là mấy, nhà giàu thì chơi biệt thự bê tông (thiết kế xu hướng tây là nhiều), nhà nghèo thì lắp ráp nhà (các bức vách được xây dựng từ thép, alu, thạch cao.. chứ ko xây gạch xi để tiết kiệm chi phí, tháo dỡ dễ, tiện di cư)
Các tay chơi hoài cổ thì xây nhà theo kiểu truyền thống (mái đình, cột kèo, cửa kéo, giấy dán vách thay kính) vật liệu đa số là gỗ. (kiểu này nay ít rồi vì chính quyền khuyến cáo nạn khai thác gỗ rừng).
Ngôi nhà bác thích ở trên khả năng cao là 1 hàng quán, tạp hóa..
17342802_1140044752771703_7919360406705707930_n.jpg 10-ngoi-nha-cuc-nho-nhung-sieu-dep-tai-nhat-ban-p1.jpg 17342478_1140044846105027_4600040417846509513_n.jpg
@lackentattoo chỉ có cao ốc thì mới có bê tông thôi bạn còn nhà ở ko có tẹo bê tông nào đâu nhìn giống bê tông nhưng thực ra là gỗ ( nếu nhà ít tầng) làm sườn còn nhà cao tầng thì là thép rồi bên ngoài nó dán tấm lợp nhìn rất giống bê tông hoặc gạch kiểu như dán thạch cao của vn mình vậy đó, thực chất là vì gỗ và khung thép nhẹ và đàn hồi tốt chống đc động đất
Con người làm, thiên nhiên gánh.
Con người đến ở, lợn rừng phải đi.
Đoạn này hơi khó hiểu nhỉ? 😁 :D
bernerasu
TÍCH CỰC
7 năm
Chắc Mod nhầm, bị tàn phá bởi sóng thần sao mà còn nguyên như thế được
@bernerasu thì ở xa bị tàn phá nhẹ hơn , có thể là cả động đất nữa mà bạn
Cấm ăn là dc. Nc ngoài luật họ nghiêm cấm là dc tgui
Quang bòi
ĐẠI BÀNG
7 năm
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Nó đẻ ra super thì thôi
Đối với Trái Đất thì loài người chính là lũ vi khuẩn, nếu có thứ thuốc nào uống vào tiêu diệt hết được loài người, nó sẽ uống ngay và luôn :rolleyes:
@Tú art Nhưng vi khuẩn lại có ích cho trái đất mà o_O
@Tú art lý luận giống phim Kingsman 😁
@Tú art Viên thuốc là 1 sao chổi đủ to 😃
vistahome
TÍCH CỰC
7 năm
Ti
tinhte của mình, mình thích thì đuổi luôn..
Nhật cần năng lượng lớn để pt kinh tế, dầu mỏ Nhật nhập khẩu đứng đầu đấy nhưng ko đủ
nhà máy điện hạt nhân ở Nhật đầy
mikamehi
ĐẠI BÀNG
7 năm
Nhìn con heo rừng gặm cũi gãy răng, toé máu thấy thương ghê!😔
con khủng long huyền thoại đâu
Nguy hiểm quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019