Một số lời khuyên hữu ích khi thiết lập hệ thống multi-room audio

AudioPsycho
24/10/2017 3:12Phản hồi: 0
Monospace-MultiRoom-Audio-Advice-1.jpg
Các hệ thống loa không dây hiện nay ngày càng được tích hợp thêm nhiều tính năng tiện dụng nổi bật cũng như có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nên sẽ dễ dàng bày trí ở các phòng riêng biệt trong ngôi nhà bạn. Một trong những loại hình đang được quan tâm nhất hiện nay là thiết lập loa multi-room với điều khiển giọng nói. Không cần phải tiêu tốn quá nhiều như người dùng thường nghĩ, các hệ thống loa wireless multi-room hiện nay đều có mức giá rất hợp túi tiền ngay cả với những ai mới lần đầu bước vào thế giới âm thanh


Các tùy chọn sản phẩm hiện nay cũng rất đa dạng bao gồm các thương hiệu chuyên dụng như Bluesound hay Sonos, các thương hiệu cao cấp Arcam, Audio Pro hay cả các dòng tầm trung đến từ Amazon, Google và Samsung. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích khi bạn đọc có ý định sắm cho mình một hệ thống multi-room phù hợp.

Thế nào là Multi-room audio?


So với 20 năm trước nếu muốn 1 hệ thống loa bao quát các phòng trong nhà sẽ cần đến hàng tấn cable thì giờ đây tất cả có thể được giải quyết bằng wireless. Các dòng sản phẩm cao cấp đắt tiền dĩ nhiên luôn được người chơi chuyên nghiệp nhắm đến, tuy nhiên không vì thế mà các hệ thống tầm trung trở nên kém cạnh. Multi-room chính là hình thức thiết lập và sử dụng nhiều loa wireless (từ 2 hoặc 3 trở lên) ở các phòng trong nhà và kết nối chúng với nhau thành 1 hệ thống chung. Từ đó chúng ta có thể sử dụng app trên smartphone hay máy tính để điều khiển chúng, thậm chí cả điều khiển giọng nói với các dòng loa thông minh mới hiện nay. Mỗi loa có thể được ra lệnh chơi nhạc cùng lúc, chơi nhạc ở 1 loa nhất định hay chơi các nguồn nhạc khác nhau ở mỗi loa theo tùy chọn người dùng.

Monospace-MultiRoom-Audio-Advice-2.jpg

Các dịch vụ stream được hỗ trợ gồm Apple Music, Spotify và Tidal, tuy nhiên người dùng cũng có thể chơi nhạc trực tiếp qua NAS hay máy tính hoặc từ smartphone. Các thương hiệu âm thanh đáng chú ý trong mảng này rất nhiều bao gồm Sonos, Pure, Raumfeld, Yamaha, Bose, LG, Panasonic, Samsung, Sony hay gần đây nhất là 3 ông trùm Amazon, Apple và Google.

Hệ thống multi-room làm việc ra sao?


Hệ thống multi-room có thể làm việc qua mạng kết nối riêng của chúng hoặc qua WiFi. Sonos, LG và Tibo sử dụng kiểu làm việc này để ít bị phụ thuộc vào mạng gia đình hơn, từ đó mang lại trải nghiệm nhạc dễ dàng, nhanh chóng và ít lỗi vặt. Kiểu làm việc qua WiFi bù lại sẽ dễ kết nối và có tính tiện dụng cao hơn, tuy nhiên bị phụ thuộc vào độ ổn định của đường truyền mạng, đồng thời cũng có ảnh hưởng đến vấn đề băng thông internet.

AirPlay, Bluetooth và ChromeCast thì sao?


Một vài hệ thống multi-room sở hữu sự khác biệt khi hỗ trợ thêm Apple AirPlay, Bluetooth hay ChromeCast. Tính năng này giúp người dùng stream nhạc trực tiếp từ thiết bị của mình đến hệ thống loa với các hình thức dễ dàng nhất như YouTube, trình duyệt web, video và các track nhạc đã tải về máy. Một số hệ thống cao cấp còn cho phép thiết lập mô hình multi-room AirPlay, Bluetooth và Google Cast với đầy đủ các tính năng. AirPlay 2 và ChromeCast cũng cho phép phối nhiều thiết bị với thương hiệu khác nhau để tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh, không bị phụ thuộc với chỉ 1 hãng sản phẩm như trước đây.

Ngoài ra còn có Spotify Connect giúp biến chiếc smartphone hay tablet của bạn thành remote control điều khiển dịch vụ Spotify nhanh chóng và tiện lợi. Spotify Connect cũng sử dụng server Cloud riêng của Spotify chứ không dùng bluetooth nên không bị phụ thuộc hay hạn chế tính năng chiếc smartphone / tablet của bạn.

Monospace-MultiRoom-Audio-Advice-3.jpg

Quảng cáo


Để bắt đầu cần những gì?

Hệ thống multi-room sẽ cần có loa, soundbar, amplifier và streamer. Amplifier và streamer cho phép người dùng kết nối dàn hi-fi có sẵn vào hệ thống multi-room khi sử dụng Sonos Connect hay Bluesound Node.

Chất lượng âm thanh của hệ thống multi-room như thế nào?


Về điểm này người dùng cần xác định rõ mình có nhắm đến nhu cầu nhạc hi-res hay không từ đó đưa ra tùy chọn thích hợp về cả thương hiệu và giá thành. Các hệ thống multi-room hi-res hiện nay có thể điểm qua gồm Bluesound, Yamaha MusicCast, Denon HEOS, LG Music Flow, Lenco PlayLink, Harman Kardon Omni và Monster SoundStage hay Google ChromeCast. Đa số các hệ thống multi-room, kể cả Sonos, đều có khả năng chơi nhạc chất lượng CD hay lossless.

Tính năng điều khiển giọng nói


Monospace-MultiRoom-Audio-Advice-4.jpg

Quảng cáo


Amazon AlexaGoogle Assistant hiện nay đã được tích hợp trong khá nhiều hệ thống loa multi-room với giá không quá cao, mang lại cho người dùng nhiều tùy chọn hơn cho hệ thống âm thanh gia đình của mình. Sonos One và Echo Dot là 2 sản phẩm đang rất ăn khách hiện nay, trong đó cũng nổi bật với 2 sản phẩm mới là Echo (đời mới) và Echo Plus.

Những hệ thống multi-room nào là tốt nhất?

Nếu bạn cần âm thanh hi-res thì Bluesound sẽ là tùy chọn phù hợp. Sonos cũng có chất âm rất tốt với mức giá rẻ hơn. Sắp tới đây, các sản phẩm mới của Amazon, Apple và Google được tích hợp AirPlay 2 và ChromeCast sẽ càng làm thị trường phần cứng âm thanh sôi động hơn nữa.

Nguồn whathifi
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019