Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Một vài trải nghiệm với kiểu gõ tốc ký Tubinhtran do nhóm Chữ Việt Nhanh phát triển

ND Minh Đức
1/1/2015 7:15Phản hồi: 27
Một vài trải nghiệm với kiểu gõ tốc ký Tubinhtran do nhóm Chữ Việt Nhanh phát triển
Tinhte-giao-dien-WinVNKey.PNG

Có thể nói VNI và Telex là 2 kiểu gõ tiếng Việt phổ biến nhất hiện nay. Từ trước đến nay bản thân mình vẫn đang gõ kiểu Telex trên hầu hết các thiết bị mà mình dùng. Cá nhân mình nghĩ Telex là chuẩn gõ nhanh và tiện dụng nhất. Gần đây, tình cờ mình được biết tới một kiểu gõ mới mang tên Tubinhtran, kiểu gõ "Vần lười" với ý tưởng là chỉ cần gõ tắt, ứng dụng sẽ tự bung ra thành từ ngữ hoàn chỉnh. Theo nhóm phát triển "Chữ Việt Nhanh", nếu được vận dụng thành thạo, kiểu gõ này giúp gõ nhanh hơn tới 40% so với cách truyền thống. Mình đã thử dùng cách gõ này trong thời gian ngắn và hôm nay xin chia sẻ cùng với các bạn một số trải nghiệm khá thú vị.

Đôi nét về kiểu gõ tốc ký "Vần lười"


Kiểu gõ Tubinhtran là sự kết hợp giữa phương pháp gõ tắt chữ Việt do Thầy Trần Tư Bình (hiệu trưởng Trường Văn hóa Việt Nam Marrickville, Úc) và phần mềm WinVNKey do Tiến sĩ Ngô Đình Học phát triển. Trên thực tế, WinVNKey là một ứng dụng gõ chữ Việt không quá mới lạ. Nó được giới thiệu lần đầu vào năm 2001 và từ đó đến nay, đã được nhiều lần cập nhật và bổ sung thêm khá nhiều tính năng. Để bắt đầu làm quen với kiểu gõ này, mình đã đọc qua một số bài viết do nhóm trình bày ngay trên diễn đàn.

Dĩ nhiên, điều đầu tiên mình làm để trải nghiệm kiểu gõ này là cài đặt phần mềm WinVnKey. Mình đã tham khảo cách tải về, cài đặt và tinh chỉnh ban đầu phần mềm để có thể gõ kiểu tắt. Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn chi tiết tại 2 đường dẫn sau: Cách cài WinVNKey để gõ tiếng Việt trong nền Windows 8 và chi tiết hơn tại Hướng dẫn chi tiết cách cài WinVNKey để gõ tiếng Việt.

Nếu muốn sử dụng phần mềm tốt nhất, các bạn nên đọc kỹ 2 hướng dẫn trên đây. Đặc biệt là chú ý là WinVNKey được phát hành 2 phiên bản 32 bits và 64 bits. 2 phiên bản này phải được dùng cho phù hợp với phiên bản Windows và phần mềm bạn cần gõ tiếng Việt cho phù hợp. Phải chọn cho tương ứng thì bạn mới có thể gõ được.

Nhìn chung cũng khá là rối đối với những người dùng phổ thông, ít chú ý. Cá nhân mình nghĩ đây cũng là một trở ngại mà nhóm phát triển cần phải khắc phục để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận với ứng dụng hơn vì đa số người dùng, đặc biệt là người dùng văn phòng, giáo viên,… đều khó có thể phân biệt được 2 phiên bản 32 và 64 bits một cách dễ dàng.

Học cách mới: "Pain"

Tinhte-quy-tac-go-tubinhtran.jpg

Sau khi cài đặt xong phần mềm, tùy chỉnh theo hướng dẫn, mình bắt đầu đọc cách gõ tắt kiểu Tubinhtran. Nếu thích bạn có thể đọc bài viết Giới thiệu về kiểu gõ chữ Việt dạng vần lườiHướng dẫn gõ chữ Việt phương pháp mới.


Một điều mà mình nghĩ là chắc chắn bạn nào mới đọc 2 bài hướng dẫn trên sẽ thốt lên: Phức tạp quá! Mình cũng vậy, khi đọc 2 cách gõ này, mình tưởng chừng như không thể nuốt nổi, đặc biệt là mình lại khá lười 😁. Tuy nhiên, cái tuyên bố gõ nhanh hơn tới 40% so với Telex như có cái ma lực kỳ lạ thôi thúc mình. Mình quyết định tiếp tục thử để xem nó có đúng như vậy không , Và xin thưa với các bạn, cho tới giờ phút này mình nghĩ rằng Cũng rất đáng để thử đấy!

Nói sơ qua về cách gõ Tubinhtran. Đây là một cách gõ tốc ký chữ Việt được tác giả Ngô Đình Học tích hợp vào phần mềm WinVNKey thông qua các thuật toán phức tạp. Nhóm tác giả chia sẻ ý tưởng kiểu gõ mới được nhen nhóm từ quyển sách "Cải tiến chữ quốc ngữ" do nhóm tìm đọc được từ rất lâu. Và từ đó, nhóm tìm cách tốc ký hệ thống 52 vần, vốn có 3 hoặc 4 mẫu tự, xuống còn chỉ cần gõ 2 mẫu tự cho mỗi vần là tự hiện ra toàn bộ từ hoàn chỉnh. Rồi ý tưởng ấy đã thành hiện thực khi phong trào sử dụng ngôn ngữ mạng ra đời, cần phải có một cách mới để gõ nhanh hơn. Tuy nhiên, lưu ý là các gõ của nhóm không phải là kiểu viết "tiếng lóng" của teen mà là một giải pháp Khoa học được nghiên cứu sâu rộng, hy vọng sẽ trở thành một chuẩn gõ tối ưu cho tiếng Việt. Rất đáng trân trọng.

Để có thể vận dụng phương pháp này, bạn phải nhớ kiểu gõ dấu Tubinhtran và học thuộc 31 quy ước gõ tắt. Cái này là phần gian nan nhất, nhưng "No Pain No Gain", thôi mình đã lỡ tìm hiểu rồi, cố học hết vậy! Mình từng nghĩ rằng riêng kiểu gõ Tubinhtran cũng khá phức tạp do nó bắt mình phải nhớ nhiều và thay đổi thói quen. Tuy nhiên, sau khi mình học nó và học thêm 31 cách gõ tắt, mình mới cảm nhận được sự lợi hại của nó. Toàn bộ giai đoạn học kiểu mới này mất của mình gần 1 giờ. Cũng đáng để bỏ ra lắm chứ!

Cảm nhận thành quả: "Gain"

Quảng cáo



Sau khi hoàn tất quá trình học, bây giờ đã đến lúc mình thực hành. Giờ mình sẽ gõ thử một đoạn bằng Telex và kiểu Tubinhtran cho các bạn xem. Kết quả hoàn toàn có thể so sánh lượng hóa một cách dễ dàng. Mình sẽ gõ lại bài hát mà mình thích "Mùa xuân đầu tiên".
Nếu như gõ telex, mình sẽ gõ là:
Còn với cách gõ Tubinhtran, mình sẽ gõ là:
Kết quả cuối cùng, đoạn văn trên, nếu mình gõ bằng telex, mình phải mất 240 lần gõ phím (bao gồm cả space) trong khi đó, với cách gõ mới, mình chỉ mất 196 lần gõ. Nếu xét theo tỷ lệ thì cách gõ mới đã tiết kiệm được hơn 22% thời gian. Một thí dụ khác do nhóm phát triển demo thử cho chúng ta xem. Đoạn văn như sau:
Đoạn văn này được gõ bằng Telex:
Và với kiểu gõ Tubinhtran:
So sánh 2 cách gõ trên, Telex mất tới 405 phím (kể cả space) trong khi kiểu Tubinhtran mất chi 315 phím gõ. Và so về tỷ lệ, kiểu mới nhanh hơn kiểu gõ Telex cũ 22% tương đương 90 ký tự. Khá ngạc nhiên là 2 thí dụ của mình và của nhóm đều cho kết quả tương đương nhau về tỷ lệ gõ nhanh. Khá thú vị.

Tạm kết


Sau một thời gian ngắn sử dụng cách gõ mới này, mình thật sự cảm thấy thích thú với những trải nghiệm mà nó mang lại. Sau khi vượt qua được khó khăn ban đầu, tốc độ gõ đã được thể hiện rõ qua các con số lượng hóa nói trên. Do thời gian dùng của mình còn quá ngắn nên cũng chưa được nhuần nhuyễn cho lắm. Mình đã bị kiểu gõ này thu hút bởi tính khoa học của nó, từ thao tác di chuyển tay cho đến các quy ước, tuy có hơi rối rắm lúc ban đầu, nhưng mình cảm nhận được sự tính toán khoa học trong đó.

Quảng cáo



Tuy nhiên, dưới góc độ một người dùng phổ thông, mình vẫn còn một số điểm chưa được thỏa mãn ở lần trải nghiệm này. Nếu như cách gõ tốc ký Tubinhtran cho mình trải nghiệm khá tốt thì phần mềm chưa được hoàn thiện tốt. Có lẽ do nền tảng đã cũ nên WinVNKey chưa hoạt động thật sự hoàn hảo trên Windows 8 và tính tương thích cũng chưa cao. Quá trình cài đặt, tùy chỉnh ban đầu cũng làm mình mất khá nhiều thời gian. Đồng thời, hơi đòi hỏi hơn một tý là giao diện của người dùng vẫn còn khá phức tạp, rối mắt và chưa hiện đại.

Cuối cùng, mình cho rằng đây là một kiểu gõ rất tiềm năng, đặc biệt là khi được mang lên các nền tảng di động để dùng trên smartphone hay tablet thì hiệu quả của nó sẽ càng rõ rệt. Những từ dài sẽ được gõ khoảng 2,3 ký tự là phần mềm sẽ tự bung ra từ hoàn chỉnh. Phần mêm cũng còn nhiều chức năng khác mà mình chưa có thời gian khám phá thử nhưng thiết nghĩ là cũng khá thú vị. Hy vọng rằng nhóm phát triển sẽ cho ra đời những phiên bản WinVNKey được cập nhật mới hơn, thao tác cài đặt thuận tiện và dễ sử dụng hơn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể tiếp cận với cách gõ này. Còn nhiều bài viết khác được nhóm tác giả đầu tư khá tỉ mỉ và tâm huyết đăng tại đường dẫn bên dưới, các bạn có thể theo dõi thêm nếu thích cách gõ mới này. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và Chúc năm mới vui vẻ. :D
27 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Góp ý: thay pain bằng mài sắt, thay gain bằng nên kim (hoặc cái quỷ gì đó mà bằng tiếng Việt, không phai ai cũng biết câu no pain no gain

Với bài dài quá đê, đọc xong hết muốn thử, em tìm cách nói cái hay dở trong vài gạch đầu dòng thì có vẻ dễ dụ hơn😃
baodng
TÍCH CỰC
9 năm
Thro cái bản trên thì chứ đ gõ từ chữ d, vậy còn chữ d thì gõ như thế nào?
@baodng d = đ
z = d
baodng
TÍCH CỰC
9 năm
@Black Mamba Vậy muốn gõ zd thì sao?
@baodngd --> đ
z --> d (hoặc dd --> d)
zz --> z
zzd --> zd
baodng
TÍCH CỰC
9 năm
@Chữ Việt Nhanh Như vậy thì lâu quá, chỉ để gõ 2 ký tự mà phải tốn 3 ký tự.
@baodng Chữ zd rõ ràng là không phổ biến. Không ai đi lấy cái không phổ biến ra để hy sinh những cái phổ biến cả. Ngoài ra, từ zd cho dù viết với ngôn ngữ địa phương nào đi chăng nữa cũng đều sai chính tả, nó không hề có trong tiếng Việt hiện đại!
Kira_hnk
ĐẠI BÀNG
9 năm
Thực sự đọc đến chỗ pain và gain không hiểu sao lại đặt vậy 😆 Bác Airblade nói em mới biết. ..
net2sonic
ĐẠI BÀNG
9 năm
Bác mod "chém gió 14" có vẻ ghen nhỉ. Bài cảm nhận dài, phong cách viết cũng tốt, mang lại cảm nhận của một người "cố gắng" học phương pháp này! Chứ theo tôi thấy, ai không đủ kiên nhẫn đọc thì cũng chẳng đủ kiên nhẫn để học (kiểu gõ này) đâu.
Mình có vài thứ không thích ở kiểu gõ này và hi vọng nó sẽ không bao giờ phổ biến:
-Tên của kiểu gõ "Tubinhtran"
-Kiễu gõ: Hồi lúc mới làm quen máy tính mình sử dụng VNI nhưng sau đó sử dụng điện thoại QWERTY và đã chuyễn qua telex và thấy nó nhanh hơn VNI khá nhiều.
-Bàn phím ảo của điện thoại cảm ứng và bàn phím cứng của điện thoại QWERTY sẽ có thêm 1 hàng số. Phalet sau này thành thật mà nói muốn gõ đc chữ T và Y là cũng phải hơi với rồi huống chi thêm 1 hàng số nhích tay lên tý thì gõ phím cách khá mõi, còn điện thoại QWERTY thì phải dài thêm xíu.
gaixixon
ĐẠI BÀNG
9 năm
@huu.trandac Haha.. mình người bắc và đương nhiên là được dạy và học kiểu telex, nhưng sau đó do tiếp xúc với Vni mình lại thấy Vni gõ thích hơn (vì ghét cái cảm giác phari goox thees nafy, cứ lập đi lặp lại).
Lúc nào có trên sp thì thử xem sao. Theo mình nghĩ thì gõ ít hơn chưa chắc đã nhanh hơn vì với những người có bàn tay nhỏ thì việc với tay đến phím số để gõ chưa chắc đã nhanh. Vd: 6m1= ấm có nhanh hơn aams = ấm không?
Nếu tác giả bài viết so sánh kiểu gõ telex với kiểu gõ tubinhtran dựa theo số ký tự phải gõ thì mình cho rằng không chuẩn xác. Số ký tự cần gõ không phải là yếu tố duy nhất nói lên tốc độ gõ. Kiểu gõ tubinhtran tuy giảm bớt số ký tự cần gõ, nhưng khoảng cách giữa các phím cần gõ lại tăng lên, từ đó khiến tay phải thực thiện thao tác với thời gian lâu hơn.
@Black Mamba Đây đúng là cái tôi định cmt.
Thứ nữa là cách gõ "ươ" của Telex thành "uwow" là cổ lỗ sỹ rồi, chỉ cần gõ 1 chữ W là đủ: "uow"
Ngoài ra còn một điều nữa mà chỉ có những người đánh máy thường xuyên 10 ngón mới hiểu, đó là cách gõ Telex làm người gõ rất mỏi tay do phải gõ quá nhiều nguyên âm (trên PC). Trong khi cách gõ VNI làm giảm cách gõ lặp => đỡ mỏi tay hơn.
Còn muốn gõ tốc ký, mỗi người tự định nghĩa sẵn 1 bảng gõ tắt là xong!
@doublev @doublev : Cảm ơn bạn đã góp ý. Nếu bạn là người thường xuyên đánh máy và thích cách gõ dấu VNI hơn cách gõ Telex thì có lẽ bạn sẽ thích hợp với cách gõ theo bài "Phương pháp gõ tắt chữ Việt với WinVNKey" . Mời bạn thử tìm hiểu.
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/PhuongPhapMoiGoTatChuViet.htm .

Vì theo phương pháp này thì:
- Dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, thì gõ phím như VNI là: 1, 2, 3, 4, 5 sau nguyên âm hoặc cuối từ.
- Chữ: â, ê, ô, ă, ư, ơ, đ, d thì gõ 1 phím là: 6, 7, 8, 9, [, ], d, z.
- Các phụ âm kép đầu chữ: ph, kh, gi, gh, qu, ng, ch, nh, th, tr được gõ chỉ bằng 1 lần phím là: f, k, j, g, q, w, 2, 3, 4, 5.
- Nếu bạn muốn tự định nghĩa sẵn 1 bảng gõ tắt thì bạn vẫn có thể cài vào WinVNKey trang gõ tắt của riêng ta, có tên như “Thường dùng”, trong khung “Chọn Lựa Macro”.
- Sau cùng, bạn có thể gõ 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran đã tích hợp sẵn trong WinVNKey

· Bỏ bớt dấu sắc ở vần ngược …… Vd: boc = bóc, nup = núp.

Phụ âm đầu chữ:

· F thay PH …… Vd: fa = pha.
· C thay K …… Vd: ci = ki, ce = ke.
· K thay KH …… Vd: ki = khi.
· Z thay D …… Vd: zi = di, zo = do.
· D thay Đ …… Vd: di = đi.
· J thay GI …… Vd: ja = gia.
· G thay GH …… Vd: ge = ghe, gi = ghi.
· NG thay NGH …… Vd: nge = nghe, ngi = nghi.
· Q thay QU …… Vd: qay = quay, qan = quan.

Phụ âm cuối chữ:

• G thay NG …… Vd: xoog = xoong, mog = mong.
• H thay NH …… Vd: toah = toanh, huêh = huênh, qah = quanh.
• K thay CH …… Vd: hoạk = hoạch, nguệk = nguệch, sak = sách.

52 vần “Nguyên âm ghép + chữ cái”:

· Gõ: ăd, ăs, ăl, ăv, ăz bung ra → oăt, oăc, oăn, oăm, oăng.
· âd, âl, âz, âj → uât, uân, uâng, uây.
· ed, el, ev, ew → oet, oen, oem, oeo.
· id, if, is, il, iv, iz, iw → iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu.
· id, il, iv, iz, iw → yêt, yên, yêm, yêng, yêu.
· od, of, os, ol, ov, oz, oj, aj, ow → oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao.
· ơd, ơl bung ra → uơt, uơn.
· ud, us, ul, uv, uz, uj → uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi.
· ưd, ưf, ưs, ưl, ưv, ưz, ưj, ưw → ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươi, ươu.
· yd, yl → uyêt, uyên.
@Chữ Việt Nhanh "Ciểu gõ dấy dúng là có nhah", nhưng cứ gõ thế này có ngày quên mất cách viết tiếng Việt mất... Tôi đang tưởng tượng một ngày nào đó tận thế, phải truyền thông điệp bằng cách viết chữ ra giấy.... oh man!
Xin rất cảm ơn bạn ndminhduc đã bỏ thời giờ thử nghiệm phương pháp gõ tắt Tubinhtran trong WinVNKey và viết bài “Một vài trải nghiệm với kiểu gõ tốc ký Tubinhtran do nhóm Chữ Việt Nhanh phát triển” với những lời nhiều khích lệ cho phương pháp gõ tắt này.

Dựa trên các ý kiến của bạn ndminhduc trong bài trên, thời gian qua chúng tôi đã chỉnh sửa lại bài viết “Phương Pháp Mới Gõ Tắt Chữ Việt” sao cho dễ hiểu và cung cấp đầy đủ thông tin hướng dẫn giúp độc giả có thể dễ dàng tải xuống WinVNKey trong mọi tình huống trong việc dùng phương pháp gõ tắt Tubinhtran trong WinVNKey.

Nay những ai thích thử nghiệm như bạn ndminhduc thì xin mời xem bài “Phương Pháp Mới Gõ Tắt Chữ Việt”, bạn sẽ dễ dàng hiểu rõ ràng và chính xác về phương pháp gõ tắt này hơn.

Trong vài tháng tới, dự kiến của nhóm Chữ Việt Nhanh là sẽ in và phát hành một quyển sách mỏng tựa đề là: “Phương pháp tốc ký Chữ Việt Nhanh”.

Chúng tôi rất mong được bạn ndminhduc đồng ý cho nhóm Chữ Việt Nhanh đăng bài viết này của bạn vào sách sau khi chỉnh sửa đôi điều. Nhóm Chữ Việt Nhanh xin sẽ liên lạc bạn sau về việc này khi việc in sách được quyết định tiến hành.

Dự kiến nội dung sách gồm các bài:
- Tốc Ký Chữ Việt – Trần Tư Bình
- Có nên thêm phụ âm đầu W trong « Tốc Ký Chữ Việt » chăng ? – Ts. Nguyễn Vĩnh-Tráng
- Phương Pháp Mới Gõ Tắt Chữ Việt - Trần Tư Bình & Ts. Ngô Đình Học
- Một vài trải nghiệm với kiểu gõ tốc ký Tubinhtran do nhóm Chữ Việt Nhanh phát triển – Nguyễn Đoàn Minh Đức.
- Tubinhtran-MS – Phương pháp gõ tiếng Việt hiệu quả - Huỳnh Trọng Nghĩa
- Cách viết tắt chữ Việt không dấu trong tin nhắn – Trần Tư Bình
- Cách gõ tắt chữ Việt không dấu bằng bộ gõ WinVNKey – Trần Tư Bình & Ts Ngô Đình Học
- Một số hình ảnh, đường dẫn liên quan đến các buổi giới thiệu về phương pháp tốc ký Chữ Việt Nhanh trong năm 2014 và đầu năm 2015 vừa qua tại NVH TN, tại Khoa Báo Chí &Truyền Thông trường Đại học KhXH&NV Tp.HCM, v.v.
- Ba cuộc thi về phương pháp tốc ký Chữ Việt Nhanh trong năm 2014cảm nghĩ của 9 người thắng giải trong ba cuộc thi này.
- V.v… (có thể có thêm một vài bài khác của bất kỳ ai đó viết thêm về phương pháp tốc ký Tubinhtran trong WinVNKey.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn bạn ndminhduc.
Qua năm 2016 vẫn tiếp tục 12 cuộc Đố Vui Có Thưởng cho 12 tháng, vào mỗi ngày đầu tháng.

Giải thưởng cho mỗi cuộc thi là 10 triệu vnđ.

Đợt 10 sẽ bắt đầu lúc 9 giờ sáng vn ngày đầu tiên của tháng 1 năm 2016.

Tham gia thi ở Fanpage Chữ Việt Nhanh http://facebook.com/fanpageCVN


Dựa vào bài "Phương Pháp Mới Gõ Tắt Chữ Việt Với WinVNKey" để thi.

https://tinhte.vn/threads/phuong-phap-moi-go-tat-chu-viet-voi-winvnkey.2384297/#post-43632096
Phương pháp mới gõ tắt chữ Việt Với WinVNKey
Nghiền ngẫm 40 phút, sẽ tiết kiệm gần 40% thời gian gõ. A. Giới thiệu B. Lý thuyết ..... I. Kiểu gõ dấu thanh Tubinhtran-MS. .....II. Gõ 31 qui...
TINHTE.VN


hoặc link: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/PhuongPhapMoiGoTatChuViet.htm


Người tham gia thi cho biết cách gõ các phím nào khi dùng bộ gõ WinVNKey (Kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS + 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran + gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím) để bung ra chữ Việt chuẩn.

Một khi đã quen với cách thi năm 2016 này thì khi tải xuống bộ gõ WinVNKey, bật vài tùy chọn thì gõ tiếng việt rất nhanh, tiết kiệm được gần 40% thời gian.

Mời các bạn cùng tham gia.
5 COMMENTS TÍCH CỰC 😃
Bài "Phương Pháp Mới Gõ Tắt Chữ Việt Với WinVNKey" trên diễn đàn Tinh Tế, nhận được 6 comments, trong đó 5 rất tích cực và 1 lừng khừng 😃.
Mời các bạn xem ở link:
https://tinhte.vn/threads/phuong-phap-moi-go-tat-chu-viet-voi-winvnkey.2384297/#post-46546719
Để giúp việc cài đặt WinVNKey được dễ dàng trong nền Windows 10 theo Phương Pháp Mới Gõ Tắt Chữ Việt, mời các bạn đọc tham khảo thêm bài
"Mẹo cài đặt WinVNKey trong Windows 10 để gõ theo phương pháp tốc ký Tubinhtran"
của tác giả Chu Cẩm Tú Linh, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM.

https://chucamtulinh.blogspot.com.au/2016/02/httpstinhtevnthreadsphuong-phap-moi-go.html?m=1
Đã từng gian nan khi bỏ vni về với telex, lười thay đổi nữa quá
N9m2 trog Bil3 D8g, q6l2 dao3 Tr[z2 Sa d[s5 bao qah b]i3 nh[g4 vug2 dah1 ca1 tru2 fu1 va2 jau2 co1 v72 tai2 ngyl z6u2 mo3 va2 ki1 d8t, hil5 vug2 m]3 r8g5 (zil5 tik) cua3 no1 v6n4 con2 ch[a d[s5 bid va2 dag trog vog2 trah cai4. Vid5 Nam, Dai2 Lol va2 Trug Qus, m8i4 n[s d7u2 tyl b81 chu3 qyl2 tr7n tol2 b85 q6l2 dao3.
viết vậy mà gọi là tốc ký à ? vãi thật ..viết thế thì có bác đọc"cờ lờ nờ" là phải đao
tốc ký (shorthand) là viết ngắn gọn chứ đâu phải sửa từng chữ...
Một vài thí dụ::
dấu ngã = Những
dấu mũ = Người (nhân)
dấu hỏi = hỏi = cái gì, chuyện gì?tại sao?
....
hay dùng tiếng Anh
CUL= hẹn gặp lai (see U later)
BRB = Trở lại ngay (be right back)
COS = Coz = Bởi vì.....
B/4 = Trước đây
@TsanHoang @TsanHoang : Cảm ơn bạn đã góp ý.
Cách tốc ký trong bài "Tốc ký chữ Việt" https://tinhte.vn/threads/cach-toc-ky-chu-viet.2384476/ là một cách tốc ký có toàn bộ hệ thống cho chữ Việt: phụ âm đầu, phụ âm cuối và 52 vần Việt, …

Cách tốc ký chữ Việt | Viết bởi Chữ Việt Nhanh

Chữ Việt Nhanh: kiểu chữ Việt cực ngắn (Tên cũ: Cách tốc ký chữ Việt) Trần Tư Bình A. Dẫn nhập B. Đề xuất ghi gọn C. Bảng tóm tắt D. Lời cuối A. DẪN NHẬP Chữ Quốc ngữ được các linh mục châu Âu sáng chế vào đầu thế kỉ 17 để việc truyền đạo của…
tinhte.vn

Nó không phải là cách tốc ký chỉ cho một số từ thường dùng.

Một khi bạn hiểu được một cách tốc ký chữ Việt để viết tay cho riêng mình; và nếu thích, bạn tải xuống bộ gõ WinVNKey, bật cài tùy chọn thì sẽ gõ theo cách tôc ký mà máy tính vẫn hiện ra chữ Việt trọn vẹn. Kết quả là chỉ cần gõ tối đa 3 lần phím cho hơn 99% từ Việt nếu là từ thanh ngang (và tối đa 4 lần phím cho từ có dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng).
Đoạn "Tạm kết" ở cuối bài "Một vài trải nghiệm với kiểu gõ tốc ký Tubinhtran do nhóm Chữ Việt Nhanh phát triển" này đã được dùng làm đề thi trong kỳ
ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG ĐỢT 29 Phương Pháp Tốc Ký Chữ Việt Nhanh

Mời các bạn tìm hiểu và tham gia đố vui có thưởng ở 1 trong 2 đường dẫn sau:

- https://tinhte.vn/threads/do-vui-co-thuong-dot-29-phuong-phap-toc-ky-chu-viet-nhanh.2714577/
- https://www.facebook.com/fanpageCVN/photos/a.718449858249354.1073741828.695284163899257/1424564870971179/?type=3&theater

Kiểu gõ tốc ký Tubinhtran hiện nay được nén sẵn vào WinVNKey nên bài hướng dẫn đã được viết gọn lại rất nhiều so với bài trước đây.

Người dùng chỉ cần tải xuống bản nén WinVNKey-TBTms, rồi dùng ngay chứ không cần cài đặt.
Và ta có thể cho bản nén vào USB để dùng ở bất kỳ máy nào.

Mời xem bài “Phương pháp mới gõ tắt chữ Việt với WinVNKey” ở link sau:
https://tinhte.vn/threads/phuong-phap-moi-go-tat-chu-viet-voi-winvnkey.2384297/


Hoặc ở:
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/PhuongPhapMoiGoTatChuViet.htm
Một khi bạn thông hiểu cách gõ ở bài này, mời bạn tham gia:

Cuộc thi có thưởng đợt 1 - Thực Hành & Quảng Bá Phương Pháp Tốc Ký Chữ Việt Nhanh.
- Hạn chót nộp bài: cuối ngày 1/11/2019.
- Tổng giải thưởng 12 triệu vnđ.

Xin xem chi tiết ở: https://tinhte.vn/threads/cuoc-thi-co-thuong-dot-1-thuc-hanh-quang-ba-phuong-phap-toc-ky-chu-viet-nhanh.3020932/
Đây là cuộc thi mở đầu trong 8 cuộc thi được tổ chức từ 1/10/2019 cho đến cuối năm 2020.
Mình tìm được cách gõ tắt nhanh với evkey + unikey rồi, ai muốn trải nghiệm thì xem thử clip mình hướng dẫn :v (NHỚ XEM PHẦN MÔ TẢ ĐỂ LẤY LINK CÀI NHÉ)
Cách dùng:

CÁCH CÀI:

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019