Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


NAG của The New York Times đã dành 4 năm để chụp và quay tư liệu về biến đổi khí hậu như thế nào

blueJune
22/5/2019 13:0Phản hồi: 22
NAG của The New York Times đã dành 4 năm để chụp và quay tư liệu về biến đổi khí hậu như thế nào
Bị ấn tượng mạnh bởi những gì mà nhiếp ảnh gia Josh Haner của báo The New York Times đã làm để thực hiện bộ ảnh cũng như video ghi lại quá trình biến đổi khí hậu trong suốt 4 năm nên mình muốn chia sẻ lại với anh em. Những gì anh ấy làm quả thực rất ấn tượng và không phải ai cũng làm được. Chắc chắn những hình ảnh và thông tin mà anh cung cấp sẽ khiến chúng ta phải suy ngẫm nhiều hơn về vấn đề nóng trên toàn cầu hiện nay. Sau đây là bài phỏng vấn của biên tập viên James Estrie với nhiếp ảnh gia Josh Haner.

biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-1.jpg
Felix Condori, 31 tuổi, thị trưởng của Llapallapani và một cựu ngư dân, bên cạnh một chiếc thuyền, nơi từng là hồ nước lớn thứ hai của Bolivia. Giờ đây anh ấy phải di chuyển để tìm công việc xây dựng như một phương tiện để kiếm sống. Hồ nước, nơi nói lên văn hoá và từng là sinh kế của họ nay đã biến mất. (Tháng 5-2016/ Josh Haner/ The New York Times)
Hỏi (H): Những thử thách lớn nhất mà anh phải đối mặt khi chụp những tấm ảnh biến đổi khí hậu này là gì?

Trả lời (TL): Những tác động của biến đổi khí hậu xảy ra chậm đến mức khó có thể ghi lại bằng mắt thường. Kết quả là, tôi tin rằng rất nhiều hình ảnh biến đổi khí hậu mà chúng ta đã quen thuộc chủ yếu tập trung vào những con gấu Bắc cực trên những mảng băng biển . Kiểu hình ảnh lặp đi lặp lại đó đã khiến mọi người có cái nhìn chưa đầy đủ về việc khí hậu biến đổi đã ảnh hưởng tới con người và khắp nơi trên thế giới như thế nào.

Có rất nhiều nghiên cứu về biến đổi khí hậu và chúng ta có xu hướng thực hiện những câu chuyện của mình dựa trên những bằng chứng khoa học từ các bài báo cáo đó. Nhưng thật khó để có thể tạo ra những hình ảnh ấn tượng về nhà khoa học trong tự nhiên. Vì vậy, chúng tôi tìm kiếm các dự án quan trọng và có hấp dẫn về mặt thị giác.


Tôi đã ghi hình lại bằng drone sự biến đổi khí hậu trên khắp thế giới trong 4 năm qua. Trong thời gian đó, càng lúc càng có nhiều các điều luật về sử dụng drone trên toàn cầu khiến cho việc xem hình ảnh trên không của chúng tôi trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Hiện tại, phần lớn thời gian của tôi dùng để điền vào các yêu cầu cấp phép và đơn xin giấy phép để được sử dụng drone ở một số khu vực “mong manh” nhất trên thế giới như đảo Easter và quần đẩo Galápagos. Đầu tiên, tôi phải nghiên cứu luật lệ sử dụng drone ở từng quốc gia. Sau đó tôi sẽ làm việc với luật sư, chính phủ, cơ quan quản lý không phận, đôi khi là lực lượng không quân của nước đó để có thể sử dụng drone thực hiện những bức ảnh và cảnh quay.

biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-2.jpg
Ở Betio, phía Nam Tarawa, Toobeen Ỉaeko, 6 tuổi, đang chơi trên thanh cốt thép từng được sử dụng để xây dựng một bức tường chắn biển trước một bức tường khác được xây nhưng thất bại trước đó đã làm nước dâng cao tới đỉnh khi cơn triều King Tide lên. (Tháng 2-2015/ Josh Haner/The New York Times)

biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-3.jpg
Hậu quả của vụ cháy tại công viên nhà di động Journey’s End ở Santa Rosa, Calif. (Tháng 10-2017/ Josh Haner/The New York Times)
biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-4.jpg

Những con đường sa mạc bên ngoài Agadez, Nigeria, dọc theo đó, hàng tuần, xe tải chở những người di cư khởi hành từ Libya. Vào thứ Hai, ngày phổ biến nhất trong tuần để di chuyển, nhiều xe tải đã bắt đầu chuyến đi. (Tháng 8-2016/ Josh Haner/The New York Times).
biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-5.jpg
Một góc nhìn từ nhà của gia đình Du Jinping, 45 tuổi, sống trên hồ Swan ở sa mạc Tengger. Tại đây, cô con gái Liu Jiali chạy qua những đụn cát phía sau nhà của họ. (Tháng 6-2016/ Josh Haner/The New York Times).

H: Anh đã ở Galápagos vào cuối năm ngoái?

TL: Chúng tôi nhận ra quần đảo Galápagos rất quan trọng đối với se-ri của chúng tôi về việc biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng thế nào tới các di sản văn hoá và tự nhiên trên khắp thế giới. Khi chúng tôi bắt đầu xem các nghiên cứu đã thực hiện ở đó, rõ ràng phần lớn các tác động xảy ra dưới nước. Vì thế, tôi nhanh chóng nhận ra rằng tôi cần phải thực hiện nhiều cảnh quay và ảnh chụp dưới nước.

Quảng cáo



H: Vậy sử dụng drone dưới nước là giải pháp của anh?

TL: Chúng tôi đã cân nhắc sử dụng các loại phương tiện tàu ngầm không có dây buộc gắn camera, nhưng vì có dây buộc nên không được phép tới gần động vật ở Galápagos. Điều đó có nghĩa là tôi phải học lặn. Điều này luôn luôn đáng sợ đối với tôi.

Trong vài tháng, tôi đã dành những ngày cuối tuần để học lặn ở bờ biển California trong vịnh Monterey. Thật may mắn khi người hướng dẫn tôi cũng là một nhiếp ảnh gia dưới nước, vì có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc bảo trì thiết bị của bạn, ngăn nước lọt vào, và cả việc xử lý ánh sáng mặt trời lẫn phơi sáng.

Sau nhiều tháng thảo luận, chúng tôi cũng đã được phép dùng drone ở Galápagos. Một trong những quy định là tôi phải đi cùng với một nhân viên kiểm lâm trong suốt thời gian ở trên mặt đất và dưới nước, để đảm bảo rằng việc chúng tôi làm sẽ không tác động tiêu cực tới động vật trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Các kiểm lâm viên đã xem xét bất kì ảnh hưởng nào tới hành vi của động vật và cũng đảm bảo rằng chúng tôi hạn chế tác động lên những vùng đất rất mong manh này.

Tất cả thiết bị và quần áo phải được kiểm dịch trước khi chúng tôi tới những hòn đảo này. Chúng tôi phải mang những bộ quần áo khác nhau, bao gồm giày và mũ mới cho từng hòn đảo. Phóng viên Nicholas Casey và tôi phải bỏ tất cả đồ đạc vào túi nylon để mang chúng đi kiểm dịch khi chúng tôi được đưa trở lại đảo chính.

biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-6.jpg

Quảng cáo


Chim cánh cụt Galápagos đang đi bắt cá ở đảo Isabela tại quần đảo Galápagos. (Tháng 11-2018/ Josh Haner/The New York Times)
biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-7.jpg
Một đàn cá mòi mà chim cánh cụt Galápagos đang kiếm ăn trên đảo Isabela của quần đảo Galápagos. (Tháng 11-2018/ Josh Haner/The New York Times)

H: Anh cảm thấy như thế nào khi ở trên những hòn đảo lịch sử này, một số nơi hầu như không có ai đến?


TL: Ở trên những hòn đảo này thật là một trải nghiệm khó tin.

Chúng tôi đã phải cam kết hành trình của chúng tôi trước và chỉ hi vọng rằng thời tiết sẽ hợp tác. Vì có quá nhiều hạn chế khi ghé thăm những địa điểm này nên chúng tôi phải bám sát hành trình. Việc này rất khó khăn khi bạn chưa bao giờ đặt chân tới những nơi này trước đây.

Rất ít người từng ghé thăm những địa điểm này và có nhiều vịnh không có tên thật trên bản đồ, do đó rất khó khăn để có thể tìm kiếm trên Google. Cố gắng thực hiện nghiên cứu sơ bộ gần như là không thể và chúng tôi chỉ có thể tin tưởng các mối liên hệ của chúng tôi ở đó.

Điều thực sự độc đáo ở Galápagos là có rất ít kẻ săn mồi đỉnh cao. Vì vậy, động vật ở đây thường không ngạc nhiên trước sự hiện diện của bạn. Miễn là bạn duy trì một thái độ bình tĩnh, chúng sẽ không thay đổi hành vi.

Đó cũng là lý do tại sao họ giới hạn không cho nhiều người tới những nơi như thế này - họ không muốn động vật trở nên quá quen thuộc với du khách.

H: Anh có thể cho biết tác động của biến đổi khí hậu tới Galápagos?

TL:
Có rất nhiều thứ đang diễn ra. Có ba đối tượng đang ở trong tầm ngắm. Những tác động từ El Niño (hiện tượng nước biển nóng lan) và La Niña (hiện tượng nước biển lạnh đi) là rõ ràng và mạnh mẽ nhất. Chúng tôi đã xem các hiệu ứng từ việc nhiệt độ nóng lên làm ảnh hưởng tới san hô, sự việc tác động tới các loài cá nhỏ hơn như cá mòi, sau đó lại ảnh hưởng tiếp tới sư tử biển và các loài chim phụ thuộc vào chúng.

biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-8.jpg
Sư tử biển trên vịnh ở đảo Isabela thuộc quần đảo Galápagos. (Tháng 11-2018/ Josh Haner/The New York Times)
biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-9.jpg
Loài cự đà biển đang kiếm tảo ăn dưới nước gần Cabo Douglas ngoài khơi đảo Fernandina thuộc quần đảo Galápagos. (Tháng 11-2018/ Josh Haner/The New York Times)

H: Chụp ảnh dưới nước khác như thế nào và thách thức anh gặp phải là gì?


TL: Khéo léo là rất cần thiết vì khi ở dưới nước bạn đeo găng tay và phải thao tác với các nút nhỏ nằm dưới bộ vỏ nhựa khổng lồ bảo vệ chiếc máy ảnh quý giá của bạn. Và khi tới Galápagos, bạn không thể mang theo hàng tá thiết bị dự phòng vì bạn phải nhanh nhẹn khi di chuyển giữa đất liền, biển và đảo.

Bạn phải lên kế hoạch trước bạn sẽ cần lặn sâu xuống mức nào và chọn thiết bị phù hợp. Một số việc chỉ cần lặn sâu vài feet nhưng một số việc khác yêu cầu bạn xuống sâu hơn.

Vì vậy, bạn thực sự cần cam kết về độ dài tiêu cự mình sẽ dùng vì không có cách nào dễ dàng để đổi lens khi ở dưới nước. Đây luôn luôn là một thách thức lớn đặc biệt khi bạn không chắc chắn mình sẽ nhìn thấy gì ở mỗi địa điểm bạn lặn xuống.

Nếu lên kế hoạch sai, bạn sẽ phải trồi lên bề mặt, xả sạch thiết bị của bạn bằng nước sạch, đợi chúng khô, đổi lens, bôi trơn lại các gioăng cao su của thiết bị, sau đó lắp lại, làm sạch cát. Tất cả chỉ để đổi chiếc lens khác, kể cả pin hoặc thẻ nhớ.

Phải lên rất nhiều bản kế hoạch và thực hiện để quyết định bạn sẽ tiếp cận các tình huống khác nhau như nào. Tôi thực sự đã học được rất nhiều.

H: Vậy nó có hoàn toàn yên tĩnh khi anh lặn không? Có vẻ như anh phải cẩn thận với tất cả mọi thứ? Ý tôi là có ít điều làm anh xao nhãng hơn khi ở dưới nước đúng không?


TL: Tôi không chắc là có ít xao nhãng hơn. Thử thách lớn nhất khi lặn là tầm nhìn của tôi bị hạn chế vì việc đeo mặt nạ khiến tôi không thể nhìn sang hai bên trái, phải quá xa.

Nick và tôi luôn đồng hành cùng nhau - cùng với nhân viên giám sát - để khi có ai đó nhìn thấy thứ gì đó nằm ngoài tầm nhìn của một người khác, chúng tôi sẽ báo bằng cách chạm vào chân nhau. Chúng tôi cũng sử dụng thiết bị bút cùng bảng viết dưới nước để không phải trồi lên mặt nước khi cần trao đổi và mất thời gian để làm quen lại khi quay xuống lặn tiếp.

Rất nhiều nơi chúng tôi lặn gần bờ, vì thế đôi khi bạn sẽ bị sóng đánh xô vào bờ. Nhưng vì có rất ít các phương tiện cơ giới xung quanh nên nó sẽ rất yên lặng ở dưới nước. Tiếng ồn lớn nhất là tiếng bọt khí từ bộ điều chỉnh của chúng tôi khi bạn thở ra.

biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-10.jpg
Chim cánh cụt Galápagos đang đi bắt cá ở đảo Isabela tại quần đảo Galápagos. (Tháng 11-2018/ Josh Haner/The New York Times)

H: Nó khác với các môi trường khác mà anh đã từng chụp ảnh như thế nào?


TL: Tầm nhìn dưới nước bị hạn chế và động vật thường nguỵ trang, do đó, bạn phải tìm kiếm rất nhiều những loài động và thực vật bạn cần tư liệu hoá. Nó có một chút giống như cuộc đi săn nhưng dưới một áp lực thời gian vì bạn có lượng không khí hạn chế khi ở dưới nước.

H: Bình oxy của anh kéo dài được bao lâu ở dưới nước?

TL:
Chúng tôi có khoảng 30 tới 40 phút không khí và trong một lần lặn, chúng tôi đã sử dụng rất nhiều thời gian chỉ để tìm một con kỳ nhông biển trong khoảng thời gian ngắn ngủi chúng ăn tảo. Chúng đã nguỵ trang và rất khó để nhìn thấy!

H: Anh có sử dụng đèn nhấp nháy không?


TL: Tôi không vì tôi quay video, nhưng tôi có sử dụng đèn LED dưới nước. Và thêm một việc nữa cần phải làm. Vì thế, ngoài việc lấy nét, phơi sáng, chuyển đổi giữa ảnh tĩnh và video, bạn sau đó phải điều chỉnh cường độ và hướng đèn ở các khớp nối phía trên máy ảnh.

biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-11.jpg
Một con rùa biển ở La Loberia trên đảo San Cristóbal thuộc quần đảo Galápagos. (Tháng 11-2018/ Josh Haner/The New York Times).

H: Thử thách tiếp theo của anh là gì?

TL:
Một số kết hợp hình ảnh giữa drone với mô hình 3D và đồ hoạ tương tác để bạn có thể sử dụng chuyển động của drone và kể được nhiều hơn trong sản phẩm của mình, Đó là những gì tôi muốn thử nghiệm nhiều hơn trong tương lai.

Tôi cũng đã thử làm time-lapse ở Yellowstone vì drone bị giới hạn ở các công viên quốc gia Hoa Kỳ. Tôi thực sự bị mê hoặc bởi hình ảnh thời gian trôi đi và hi vọng rằng mình sẽ sử dụng nó nhiều hơn nữa trong những năm tới.

H: Anh luôn là một người thích ở ngoài trời?


TL: Bố tôi rất thích việc ở ngoài trời và bố mẹ tôi đã làm việc bán thời gian khi tôi tới lên. Hồi đó, tôi và bố thường hoà mình vào thiên nhiên bằng cách đi bộ rất lâu, và điều đó đã in sâu vào tâm trí từ khi tôi còn nhỏ - tầm quan trọng của việc ra ngoài trời. Và tôi đã tiếp tục làm điều đó. Tôi đã chụp những bức ảnh đầu tiên ở những khu rừng quanh San Francisco và cả các dãy núi ở Yosemite.

Tôi thường đi những chuyến du lịch dài mỗi khi hè về. Tôi thực sự cảm thấy thoải mái nhất khi được tránh xa mọi thiết bị công nghệ và ngồi bên hồ nước ở Sierra.

Một trong những lý do chính mà vợ chồng tôi quyết định chuyển đến phía Bắc California là để được gần gũi hơn với thiên nhiên và gần hơn với những nơi tôi có thể đeo ba lô lên và đi cắm trại như một đứa trẻ. Chúng tôi thực sự muốn chia sẻ điều đó với con gái của chúng tôi khi nó lớn lên.

biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-12.jpg
Grand Prismatic Spring, Công viên Quốc gia Yellowstone. (Tháng 10-2018/ Josh Haner/The New York Times)
biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-13.jpg
Bò rừng húc nhau, Công viên Quốc gia Yellowstone. (Tháng 10-2018/Josh Haner/The New York Times)
biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-14.jpg
Amiya Brunet ngồi chơi trên cầu dẫn về nhà em ở Isle de Jean Charles, La. (Josh Haner/The New York Times)
biến-đổi-khí-hậu-Josh-Haner-15.jpg
Loài cự đà biển đang kiếm tảo ăn dưới nước gần Cabo Douglas ngoài khơi đảo Fernandina thuộc quần đảo Galápagos. (Tháng 11-2018/ Josh Haner/The New York Times)

Nguồn: NyTimes

22 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vũ!
CAO CẤP
5 năm
[​IMG]
ảnh đẹp thật
nguyenvu163
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Cô Hàng Xóm này ở nước nào nhỉ
Vũ!
CAO CẤP
5 năm
@nguyenvu163 hình như bên US
tadjmen
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nguyenvu163 Isle de Jean Charles, Louisiana, US. Đảo này bị ngập 98%, đường vào đảo cũng bị chìm khi nước dâng.
Đây là nơi đầu tiên do biến đổi khí hậu được chính phủ hỗ trợ di dời - nhưng dân không đi... 😆)
mt9011
TÍCH CỰC
5 năm
Có ghi rỏ...
Amiya Brunet ngồi chơi trên cầu dẫn về nhà em ở Isle de Jean Charles, La. (Josh Haner/The New York Times)
ảnh cô bé dễ thương quá,hồn nhiên ngây thơ và an bình nó làm mình nhớ đến cháu mình cũng đang ở Mỹ
Quang Rollie
ĐẠI BÀNG
5 năm
bài này google dịch nhiều quá @.@
@Quang Rollie Chị này theo mình biết là du học sinh Anh về nước, mình nghĩ chị ấy không cần Google Dịch. Có chăng chị vẫn chưa quen với cách viết lách như thế này và còn gặp khó khăn tròn cách hành văn theo tiếng Việt thôi bạn à.
wolfee
TÍCH CỰC
5 năm
@Quang Rollie Mình nghĩ cũng ko hẳn google dịch đâu, học tiếng anh xong mới thấy là có nhiều từ dịch ra tiếng việt rất khó hay ko bao hàm ý chính xác nên có thể nội dung trong bài hơi lủng củng cũng có lý.
siriusg
ĐẠI BÀNG
5 năm
Các bạn hãy cố gắng dành thời gian xem loạt phim tài liệu mới của Netflix có tựa là Our Planet... để thấy con người tàn nhẫn với mọi thứ chung quanh và cả với chính nó như thế nào 😔. Con người đang phá nát chính nơi dung dưỡng nó!
Ps: Nếu được google thêm tên này Al Gore các bác nhé, có phim tài liệu do ông ta thuyết trình...
@siriusg Mình cũng đang xem series này 😁
siriusg
ĐẠI BÀNG
5 năm
@blueJune Thấy đau lòng quá ha bạn!
Eti
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ảnh nào thế hiện sự biến đổi khí hậu nhì? nhìn ảnh đẹp thế này thì mình nghĩ phải đặt lại tiêu đề cho bài viết.
bộ ảnh quá xuất sắc
😔 Rồi sớm thôi, đất mẹ sẽ ko còn mỉm cười
[​IMG]
anhlong.at
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ảnh của anh này PS nhiều quá, không thích lắm.
@anhlong.at mình nghĩ pts ko can thiệp quá sâu đâu bạn.
anhlong.at
ĐẠI BÀNG
5 năm
@minhjim Đúng là ko sâu quá, chỉ chỉnh lại màu với kéo tối góc này nọ, nhưng mình lại theo kiểu nó phải hoàn toàn ko có tí nào PS cơ. Hơi khó tính.
Tấm ảnh di cư ở vùng sa mạc mới thấy đẹp làm sao. nhìn thì đẹp chứ di chuyển thế nóng chết mợ, bên nó chịu nóng tài thật
zangy
TÍCH CỰC
5 năm
Xem mà nổi hết da gà ạ 😔, quả thực rất nể phục về thành quả và ý chí của anh này!
Vừa đẹp vừa chứa đựng một thứ gì đó u uất của cuộc sống.
Cảm ơn dịch giả

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019