NAG Sohrab Hura chia sẻ về cảm hứng từ bóng hình của nước cho việc chụp ảnh

blueJune
19/11/2019 8:52Phản hồi: 30
NAG Sohrab Hura chia sẻ về cảm hứng từ bóng hình của nước cho việc chụp ảnh
Có rất nhiều cảm hứng cho việc chụp ảnh mà không xuất phát từ nhiếp ảnh. Hãy cùng Colin Pantall thảo luận về ảnh hưởng từ mối quan tâm về võ thuật tới cách tiếp cận công việc của Sohrab Hura, một nhiếp ảnh gia người Ấn Độ. Bài viết của Pantall sẽ đề cập tới tầm quan trọng của sự linh hoạt khi tiếp cận nhiếp ảnh, và những nguy cơ khi đi tìm một phong cách riêng.

"Đừng gò ép bản thân mình vào một khuôn hình, hãy tiếp nhận nó và xây dựng cái của riêng mình, và hãy để nó phát triển, giống như nước vậy. Hãy để tâm trí mình trống rỗng, không có tạo hình, tạo dáng - giống như nước. Bây giờ bạn rót nước vào chiếc cốc, nó trở thành cái cốc; Bạn rót nước vào chiếc bình, nó trở thành cái bình; Bạn rót nước vào ấm trà, nó trở thành ấm trà. Bây giờ nước có thể chảy đi, hoặc cũng có thể vỡ mất. Hãy là nước, bạn của tôi." - Bruce Lee​

sohrab-hura-cam-hung-nhiep-anh-camera-tinhte00001.jpg
Ân Độ. 2015. © Sohrab Hura | Magnum Photos
"Tôi yêu võ thuật." Sorah Hura chia sẻ qua cuộc phỏng vấn trên WhatsApp, anh ấy đang ở nhà mình tại ngoại ô Delhi. "Có một niềm vui và nhịp điệu trong chuyển động. Võ thuật là cách bạn làm bạn với chính mình, giống như việc bạn đi bộ để tìm sự cân bằng bên trong bản thân và để nhận thức về việc bạn đang tồn tại nơi đâu trong bối cảnh của thế giới."

Trong thuật ngữ nhiếp ảnh, sự trôi chảy mà Bruce Lee nhắc đến là về những gì không được nhận thức rõ, nó đối nghịch với việc bạn phải tìm thấy một giọng nói, một phong cách và định dạng để chụp ảnh. Đó là khi bạn phải thoát ra khỏi những thói quen về thị giác đã định nghĩa nên bạn và hoà làm một cùng với môi trường mà bạn tìm thấy bản thân mình trong đó.

"Trong trường hợp của tôi, đó không phải là về tính vật lý, nó là việc tồn tại mà không theo một cấu trúc nào hết." Hura chia sẻ. "Bruce Lee đã cố gắng đề xuất một điều gì đó mới lạ bên trong những cấu trúc vật lý - anh ấy cố gắng tạo ra một loại võ thuật kết hợp tất cả những phần tốt nhất của các loại võ thuật khác và tạo ra Jeet Kune Do, cái mà Lee gọi là "nghệ thuật đánh nhau mà không cần đánh."

sohrab-hura-cam-hung-nhiep-anh-camera-tinhte00002.jpg sohrab-hura-cam-hung-nhiep-anh-camera-tinhte00003.jpg

"Bruce Lee và ý tưởng "lấy hình bóng của nước" là một trong những điểm đã ảnh hưởng tới cách tôi tiếp nhận nhiếp ảnh. Tôi tự dạy bản thân mình, tôi được truyền cảm hứng, tôi học, rồi tôi lại cố quên đi những gì mình đã học. Mỗi công việc cần theo đuổi tình huống, không gian và mục đích. Con tàu cần phải được lấp đầy. Tôi làm việc một cách tự nhiên và đi vào không gian đó."

Đây là một quan điểm đi ngược lại với những gì thường được dạy trong nhiếp ảnh. Có một ý kiến cho rằng để trở thành một nhiếp ảnh gia thành công, bạn phải tìm thấy tiếng nói của mình, phong cách riêng, chủ đề riêng, định dạng riêng và luôn gắn liền, tuân thủ nó. Để định nghĩa mình và được định nghĩa bởi nó.

Vấn đề của cách tiếp cận này là nó sẽ trở nên dễ đoán, đối với người xem và cho cả nhiếp ảnh gia. Có một đoạn trong cuốn sách về chủ nghĩa hiện sinh của Jean-Paul Sartre, Tồn tại và Hư vô (Being and Nothingness), tác giả đã mô tả một người phục vụ chỉ mang theo chiếc khăn của mình, một người chu đáo, làm tất cả những việc mà một người phục vụ nên làm. Anh ta là một người phục vụ hoàn hảo. Ngoại trừ việc, tất nhiên là, anh ta không hề. Anh ta là người đàn ông có quyền tự do làm đổ rượu vào những vị khách hàng đáng ghét, nhổ nước bọt vào súp và không làm việc nữa. Sự giả tạo để làm một người phục vụ hoàn hảo là một màn trình diễn trong Bad Faith, một sự mất tự do không đúng với ý thức tỉnh táo của anh ấy.

sohrab-hura-cam-hung-nhiep-anh-camera-tinhte00006.jpg Kashmir. Mùa xuân. 2018. © Sohrab Hura | Magnum Photos

sohrab-hura-cam-hung-nhiep-anh-camera-tinhte00008.jpg Kashmir. 2017. © Sohrab Hura | Magnum Photos
Ý tưởng ấy cũng có thể áp dụng đối với nhiếp ảnh gia. Đeo một chiếc Leica quá nặng, và bắt đầu tin vào huyền thoại của riêng mình, tôn sùng phong cách ấy và bạn trở thành nhiếp ảnh gia giống như người phục vụ của Sartre, một bức biếm hoạ về nhiếp ảnh gia làm những việc mà mọi nhiếp ảnh gia đều làm bởi vì đó là những việc mà các nhiếp ảnh gia thường làm.

sohrab-hura-cam-hung-nhiep-anh-camera-tinhte00007.jpg
Lào. 2011. Đêm bão. © Sohrab Hura | Magnum Photos

Quảng cáo


Ở một mức độ cá nhân, Hura ý thức được niềm tin không tốt về nhiếp ảnh này và ông tìm cách thoát khỏi những thói quen đã khắc sâu. "Đó là khi bạn gặp chiếc rào chắn trên đường và bạn cần sự thay đổi." Ông ấy nói. "Có gì đó sai, cái gì sẽ hiệu quả? Sẽ luôn có sự phản kháng với việc thay đổi, từ cả bên ngoài lẫn bên trong bạn, và đó là những gì xảy ra khi tôi cố tìm kiếm một điều gì đó mới mẻ. Tôi đấu tranh với nó. Câu hỏi mà tôi hỏi bản thân mình là: làm thế nào để tôi trở thành nước?"

Cách đó không phải luôn xảy ra. "Đối với tôi, nhiếp ảnh bắt đầu từ khi mẹ tôi không được khoẻ và bố tôi đưa tôi một chiếc máy ảnh, tôi đi lên núi. Khi đó tôi 17 tuổi, vì mẹ và những thứ đang xảy ra quanh mình, tôi đã gặp khó khăn với việc học và tôi cảm giác như mình đã mất đi tất cả. Tôi đã chụp 10-15 cuộn film và mang đến lab tráng và họ hỏi "Em chụp tất cả chỗ ảnh này?", tôi trả lời vâng. Họ nói rằng "Ảnh đẹp lắm" và điều đó làm tôi cảm thấy rằng mình có tồn tại.

Áp lực chụp ảnh theo một cách bắt đầu từ năm 2005 khi Hura chụp ảnh mọi người làm việc trong các ngôi làng nghèo khó, theo phần mở rộng từ nghiên cứu đại học của ông. Cùng thời điểm khi làm công việc này theo thiên hướng tư liệu, ông cũng đã chụp những hình ảnh thơ mộng của một dòng sông để trị liệu.

"Tôi có hai công việc phải làm và tôi đã không biết mình đang làm gì. Những giọng nói từ bên ngoài nói rằng hãy chọn một việc thôi và nó phải là công việc củng cố cho quyền tác giả. Nhưng cả hai việc đó đều là một phần của tôi. Tôi bỏ lại công việc ở các ngôi làng nhiều hơn vì đặc quyền - Tôi đã đến nơi những người có cuộc sống khó khăn, những đứa trẻ đang chết dần, tôi chụp ảnh họ và rồi quay trở lại thành phố, về nơi an toàn của mình, nơi mà tôi có thể ra ngoài buổi tối và uống với bạn bè mình. Vì thế tôi đã từ bỏ phần công việc này."

sohrab-hura-cam-hung-nhiep-anh-camera-tinhte00013.jpg
Ấn Độ. 2007. © Sohrab Hura | Magnum Photos

Hiện tại, Hura lấy việc ông đã chụp ở các ngôi làng là ví dụ về tuyên truyền ảnh hưởng chính trị - một câu chuyện phù hợp với chương trình nghị sự đã được xác đinh trước và đáp ứng các nhu cầu thị giác cụ thể. Sự bực bội khi phải ép mình làm theo ý tưởng từ trước về một câu chuyện, tiếp diễn khi Hura tiếp xúc với truyền thông quốc tế. "Tôi đã viết cho biên tập viên một lần, tôi cho cô ấy xem các bức ảnh của mình và cô ấy nói chúng rất tuyệt, nhưng anh đã chụp sai vấn đề rồi. Tôi cần gì đó mới mẻ. Anh có thể thực hiện một câu chuyện về India Shining hay Bollywood. Một ai đó khác xem ảnh của tôi (từ cuốn sách Life is Elsewhere) và bảo tôi hãy làm cho chúng trông "giống Ấn Độ hơn". Hura kể.

Quảng cáo


Điều này đã làm Hura thất vọng khi tư duy thị giác của ông vượt qua khỏi những hình ảnh thông thường. Ông nói: "Tôi không nghĩ về khía cạnh nhiếp ảnh. Tôi nghĩ về khía cạnh hình ảnh, hình ảnh vẫn có thể chuyển động, chúng có thể đi kèm chữ, chúng có thể được điêu khắc, chúng có thể trôi chảy. Hình ảnh rộng lớn hơn nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh có thể có giới hạn. Đó là điều tôi ghét. Vì thế, khi phát hiện ra Bruce Lee, nó khiến tôi thoải mái với sự đa dạng của các hình thức nhiếp ảnh. Nó đột nhiên trở nên có ý nghĩa khi tôi tồn tại khác đi trong các bối cảnh khác nhau."

sohrab-hura-cam-hung-nhiep-anh-camera-tinhte00011.jpg
Ấn Độ. 2017. Chiết xuất âm thanh D*, 11 phút 17 giây, Âm thanh raw. Một phần của tổng thể lớn hơn: Một đề xuất khởi hành . © Sohrab Hura | Magnum Photos

"Có ý tưởng về khả năng nhiếp ảnh là một ngôn ngữ chống đối, nhưng đây cũng chỉ là một loại ngôn ngữ khác mà thôi. Câu hỏi ở đây là làm thế nào để trốn thoát khỏi tất cả các loại ngôn ngữ. Tôi nghĩ cách tốt nhất để có thể làm điều đó là nắm bắt tất cả chúng và rồi phá vỡ thứ bậc." Hura nói.

Việc này đồng nghĩa với tính trôi chảy của nhiếp ảnh, khi Hura biến mình thành dòng nước của Bruce Lee để có thể phù hợp với bất cứ nơi đâu ông tới chụp ảnh, để hình ảnh có thể tác động tới người xem bằng cách nào đó; tác động về cảm xúc là điều thúc đẩy cách kể chuyện bằng hình ảnh của ông. Hura đã xây dựng một cách kể chuyện cảm xúc đầy phức tạp trong cuốn sách mới nhất của mình, The Coast, và trong một dự án ông đang làm tại Kashmir.

"Cách tôi làm việc là khi có điều gì đó kích hoạt, tôi sẽ đào sâu hơn một chút. Khi tới Kashmir, tôi đã trải nghiệm một thứ gì đó mạnh mẽ và tôi cảm nhận được cảm giác yêu thương này. Đó là một sự kích hoạt. Sau đó, là một người Ấn Độ, tôi cảm thấy không thoải mái vì có gì đó không đúng ở đây, bởi vì tôi cảm giác như mình là người đứng ngoài, và vì trong khu vực quân sự hoá này, có sự hiện diện của nhà nước hiển hiện trong cảnh vật. Vì thế, cảm giác này trở thành một sự kích hoạt khác. Tôi quay trở lại và tìm một nhịp đập của những nơi chốn mà có ý nghĩa đối với tôi, với tư cách là người ngoài cuộc, và điều đó có thể trở thành sự kích hoạt cho những người khác nữa. Tôi chỉ đơn giản là đã tồn tại ở đó và chụp ảnh thuyết phục bản thân mình rằng tôi chỉ đang đi giám sát cho đến khi hoàn thành công việc. Cách làm việc đó giải toả áp lực và mở ra một cái gì đó hợp lý hơn. Nếu bạn chỉ đơn thuần thực hiện một dự án và kết thúc nó bằng việc tìm kiếm điều gì đó nhưng lại không thực sự nhìn vào chúng. Sự tách rời khỏi nhiếp ảnh là những gì tôi đang tìm kiếm, và cũng chỉ có cách này mới khiến tôi có thể đi sâu vào không gian đó hơn nữa."

"Tôi cần phải phá vỡ những giới hạn của mình và sau đó xây dựng lại từ đầu." Hura nói. "Càng thoải mái, tôi càng cảm thấy tự do hơn. Nó cho tôi nhiều điểm khởi đầu hơn. Nếu tôi luôn luôn làm những công việc giống nhau thì thật sự quá máy móc. Quy trình của tôi là tách rời bản thân khỏi quá khứ. Tôi thấy tận hưởng khi cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi. Nó cho tôi một cơ chế để phá vỡ giới hạn và đầu tư bản thân vào công việc."

sohrab-hura-cam-hung-nhiep-anh-camera-tinhte00010.jpg
Ấn Độ. 2015. © Sohrab Hura | Magnum Photos
Theo MagnumPhotos
30 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chịu, cao siêu quá ko hiểu nó có giá trị gì 😆 vứt trên đường người ta đi qua tưởng ảnh rác vứt đi là cái chắc 😃)
@AZwarrior Đôi khi ảnh nó có giá vì... người chụp 😃). Ở VN hay có kiểu chụp vu vơ đại cái ảnh streetlife nào đó rồi quăng cái cap như văn tế thế là mấy con zời ở dưới cũng xuýt xoa như thật 😃). Mà bài này như kiểu google dịch, lủng củng và có phần tối nghĩa
@AZwarrior Ảnh có thể không đẹp nhưng có khi nó là ảnh hay. Nó đứng một mình thì không nói lên điều gì nhưng khi nó đứng trong một chuỗi ảnh, tạo nên một câu chuyện ảnh có chủ đề, có nội dung thì nó đã làm tròn nhiệm vụ của mình rồi.

Thêm nữa, không nhất thiết ảnh là phải ĐẸP. Nhìn vào ảnh, tuỳ mục đích của tác giả, người xem sẽ thấy nó đẹp, nó ghê rợn hay nó xúc động. Đó là khi tác giả thành công.
@blueJune À đó là tác giả thấy đẹp, bạn thấy hay, còn tôi thì nhìn chả thấy cái jh chỉ như ảnh rác mất công vào đọc vì nó hiện trên trang chủ.
NatvPa
TÍCH CỰC
4 năm
Trông cứ như chụp lỗi hay bẩn ống kính ấy nhỉ.
Thấy dị dị chứ chẳng hiểu nag định nói cái gì
anhtkl
TÍCH CỰC
4 năm
Nhìn mấy bức trên mình chả thấy nó đẹp gì cả, dù gu thẩm mỹ ko tới nỗi nào. Như ảnh của trẻ con chụp vội vậy. Trừu tượng cũng chả trừu tượng nổi luôn
@anhtkl Ảnh có thể không đẹp nhưng có khi nó là ảnh hay. Nó đứng một mình thì không nói lên điều gì nhưng khi nó đứng trong một chuỗi ảnh, tạo nên một câu chuyện ảnh có chủ đề, có nội dung thì nó đã làm tròn nhiệm vụ của mình rồi.

Thêm nữa, không nhất thiết ảnh là phải ĐẸP. Nhìn vào ảnh, tuỳ mục đích của tác giả, người xem sẽ thấy nó đẹp, nó ghê rợn hay nó xúc động. Đó là khi tác giả thành công.
Nhiếp ảnh là vô cùng 😁

Người ta chụp người ta bảo là đẹp còn mình bảo là xấu :p

Mình chụp xấu thì người ta lại bảo là đẹp!? :D

Thời buổi bây giờ cầm Smartphone chụp ảnh rồi chỉnh sửa qua các app sau đó tung lên mạng thì chúng nó bảo mình chụp bằng DSLR :D

Còn chụp bằng máy ảnh xịn thì chúng nó bảo ảnh chụp từ Smartphone mà đẹp như DSLR nhỉ?! :p

Chụp ảnh chân dung thì lại trở thành ảnh phong cảnh giống như nhiều người đi du lịch rồi chọn bối cảnh rừng núi,biển hồ,v.v chụp có mặt mình bé tý lọt thỏm vào đấy rồi upload lên mạng?! :D

Còn chụp ảnh nghệ thuật thì cứ nu de,cởi hết ra rồi bảo:"vì môi trường" :D

Và rất nhiều vấn đề nhiếp ảnh nổi cộm khác nữa!? :D

Có lẽ Nhiếp Ảnh chỉ đơn giản là Chụp Lại Thời Gian Diễn Ra Sự Vật,Sự Việc?! :D :p

Bố cục kinh điển là đây còn lại mọi người chụp cái gì theo cách riêng của mình thì tùy!? :D
nhìn ảo quá.
ảnh ghê ghê thế nào
DungVA1505
ĐẠI BÀNG
4 năm
Đẹp vl.
gauanh08
ĐẠI BÀNG
4 năm
chụp điên khùng gì đó rồi tự bảo là đạo lý =))
Xem ảnh và đọc bài này cảm giác như ngày xưa cảm thụ văn học, cô giáo cứ bắt nhét chữ nhét ý vào để phân tích bài thơ mà ông tác giả viết.
@Tên Hiển Thị Cảm nhận cá nhân: Người viết bài cũng chẳng hiểu gì về ảnh mấy, giống kiểu google dịch nên nhiều đoạn cực kỳ tối nghĩa. "Bruce Lee đã cố gắng đề xuất một điều gì đó mới lạ bên trong những cấu trúc vật lý - anh ấy cố gắng tạo ra một loại võ thuật kết hợp tất cả những phần tốt nhất của các loại võ thuật khác và tạo ra Jeet Kune Do, cái mà Lee gọi là "nghệ thuật đánh nhau mà không cần đánh."- Cái này là TRIỆT QUYỀN ĐẠO. Ông nào mà tham khảo gì đc từ cái bài này IQ cỡ trên 200 😆
@mrpresident55 Mình cũng cảm thấy thế, bài này rất khó hiểu, một số đoạn như vô nghĩa, hoặc ý nghĩa cao siêu quá mà vắt óc ra để đọc cũng k cảm được gì 😁 Cả tinhte chỉ thấy người viết bài và bạn mod @vitaminSea khen qua lại
@Tên Hiển Thị Camera tinh tế mình nghĩ chỉ nên để cụ tuanlionsg viết bài hoặc để cụ ý biên tập lại. Vì chỉ có cụ ý mới thực sự là "dân ngành ảnh". Có rất nhiều kiến thức về thiết bị và kỹ thuật. Chứ còn các mod còn lại hầu như chỉ dừng lại ở mức có cái máy ảnh
@mrpresident55 Tiếc là lâu rồi cụ Tuấn lui về hậu trường
bxv77
ĐẠI BÀNG
4 năm
Ảnh hơi ma mị
Khew
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cô mod này toàn up mấy bài deep deep tưởng xịn, nhưng thực ra chả ai nuốt nổi :/
@Khew Không phải ai cũng nuốt nổi nhưng sẽ có những người nuốt được, chỉ là nó không nằm trong mối quan tâm của bạn thôi. Cũng như có những cuốn sách hàng triệu người đọc nhưng đối với một số người, nó không nuốt nổi. Hay lấy cụ thể, ví dụ điển hình như nhạc Sơn Tùng, rất rất nhiều người nghe hay, catchy nhưng với một số người, nó cũng không lọt nổi vào lỗ tai. Tuỳ gu bạn ạ.
@Khew Viết cơ bản thì cũng bị nói, viết tổng quan cũng bị nói, viết chi tiết cũng bị nói, viết deep deep thì càng bị nói 😆 Nghĩ mà thấy buồn, cười.
Admin đăng bài dịch chất lượng quá, rất mong tương lai có những bài dịch thế này với người làm ảnh như mình.
@Việt phố cổ Rớt nước mắt. Cám ơn ạ T_T
Kiên Ơi
ĐẠI BÀNG
4 năm
Sohrab vẫn cứ là ẩn số =))

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019